Từ 11/2024, tăng 15% trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
Ngày 17/9/2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BQP quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. (1) Chi tiết đối tượng được điều chỉnh tăng trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 Căn cứ Điều 3 Thông tư 53/2024/TT-BQP có nêu rõ sẽ thực hiện điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 53/2024/TT-BQP, cụ thể: - Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010. - Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011. (2) Mức tăng trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024 Theo đó, mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 sẽ được tính theo công thức như sau: Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 7/2024 = Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2024 x 1,150 Theo đó, mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng trên sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau: - Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.628.000 đồng/tháng. - Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.746.000 đồng/tháng. - Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.868.000 đồng/tháng. - Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.988.000 đồng/tháng. - Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 3.105.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, Thông tư 53/2024/TT-BQP cũng có nêu rõ, kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp hằng tháng nêu trên sẽ do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí theo đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH để uỷ quyền cho Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố chi trả cho đối tượng. Ngoài ra, tại điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 53/2024/TT-BQP cũng có nêu rõ, tiếp tục thực hiện cách tính và mức điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo quy định tại các Thông tư liên tịch hoặc Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg kể từ ngày Thông tư 53/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành, bảo đảm thống nhất về đối tượng thụ hưởng, mức trợ cấp hằng tháng đối với đối tượng tương ứng với thời gian có hiệu lực của từng văn bản. Xem chi tiết tại Thông tư 53/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2024. (3) Tiêu chuẩn của người làm công tác cơ yếu hiện nay thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 có quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác cơ yếu như sau: - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng; - Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; - Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu. Trong trường hợp người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn trên thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện nay, người làm công tác cơ yếu cần đáp ứng được những tiêu chuẩn như đã nêu trên.
TP.HCM có thông báo điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
Sau khi Nghị định 42/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực. Thì ngày 03/7/2023 cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM có thông báo thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Do đó, theo thông báo của BHXH TP.HCM các đối tượng được tăng trợ cấp BHXH hàng tháng, lương hưu tại địa bàn thành phố được quy định như sau: 09 diện được điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng, người nhận trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng. - Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng. - Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. - Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng. - Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. - Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995. Mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH tăng lương hưu từ 12,5 - 20,8% Theo cơ quan BHXH TP.HCM, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng theo hai mức: Thứ nhất: Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2023, đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP. Thứ hai: Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2023 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP. Theo cơ quan BHXH TP.HCM thì từ ngày 01/7/2023 người thuộc nhóm từ một đến bảy nếu nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng trước tháng 01/1995 mà sau khi điều chỉnh lại có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: - Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2,7 triệu đồng/người/tháng. - Tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng. Cơ quan BHXH TP.HCM lưu ý, do Nghị định 42/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2023 nên kỳ chi trả tháng 7/2023, BHXH TP.HCM chưa điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng nêu trên. Khi BHXH Việt Nam điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng thì BHXH TP.HCM sẽ thực hiện truy trả phần chênh lệch từ tháng 7/2023 cho đến tháng được điều chỉnh.
Điều kiện để xin trợ cấp xã hội mới nhất
Các đối tượng trong xã hội khi gặp hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, rơi vào tình huống éo le, bất hạnh sẽ được Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp một khoản tiền hoặc tài sản khác nhằm giúp họ khắc phục khó khăn trước mắt và ổn định cuộc sống về sau. Vậy muốn xin trợ cấp phải cần những điều kiện nào? 1. Điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội (hàng tháng) - Là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại địa phương cấp trợ cấp xã hội; - Có hoàn cảnh khó khăn, cần được hỗ trợ; - Không thuộc diện được hưởng các chế độ hỗ trợ xã hội khác. - Trợ cấp xã hội hàng tháng được trả trực tiếp cho người được hưởng hoặc qua người giám hộ, đại diện pháp luật của người được hưởng. - Số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định theo quy định. Và là Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP: + Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; - Mồ côi cả cha và mẹ; - Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; - Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; - Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; - Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; - Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; - Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi. + Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. + Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con). + Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. + Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật. + Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. + Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. 2. Các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH, việc tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc; nuôi dưỡng hàng tháng trong các trường hợp sau đây: - Đối tượng không nhận chế độ; chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên; - Đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật; xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng; - Đối tượng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Vậy sẽ có 3 trường hợp bị tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định mới nhất.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục theo dõi tình hình người lao động bị mất việc làm và giảm giờ làm, đặc biệt tại các khu công nghiệp để có phương án hỗ trợ khi cần thiết. Chính phủ yêu cầu Bảo hiểm Xã hội (BHXH) triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và giải quyết, chi trả kịp thời các quyền lợi về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Đồng thời, cần rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và mở rộng hình thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy nhanh chuyển đổi số và hoàn thiện hệ thống dữ liệu chuyên ngành về BHXH, bảo hiểm y tế, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội. Chính phủ cũng đồng ý với báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng kết thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và cho rằng việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản hoàn thành theo Nghị quyết số 68 và Nghị quyết số 126 của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội, bảo đảm toàn diện, đồng bộ và bền vững. Đồng thời, UBND cấp tỉnh cần rà soát để hoàn thành việc chi trả các chế độ cho các đối tượng theo quy định và hoàn thành trong tháng 3-2023.
Người già 95 tuổi được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?
Câu hỏi: Ngoại tôi 95 tuổi. Hàng tháng được trợ cấp 380.000 đồng là đúng qui định hay không? Câu trả lời: Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội như sau: "1. Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng." Theo Khoản 5b Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau: "5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;" Theo Khoản 1k Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau: "1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây: k) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;" Trong trường hợp này, ngoại của bạn nay đã 95 tuổi sẽ được hưởng mức trợ cấp chuẩn là 270.000 đồng với hệ số 2,0 do pháp luật quy định. Do vậy, tổng mức trợ cấp ngoại bạn được nhận hàng tháng như sau: 270.000 x 2,0 = 540.000 đồng Việc ngoại bạn nhận trợ cấp hàng tháng 380.000 đồng là không đúng với quy định của pháp luật. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ khiếu nại và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để được giải quyết.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng tăng 7,19% cho 4 đối tượng từ 1/7
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng Theo đó, các đối tượng được áp dụng gồm: - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ) quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yêu đang hưởng lương hưu hàng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật, người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019. - Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019. Theo đó, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được quy định như sau: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng nêu trên được tăng thêm 7,19% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019. Cụ thể: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2019 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2019 x 1,0719 Mời bạn xem dự thảo thông tư tại file đính kèm
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BHXH VÀ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG
Thông tư 05/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2015 và các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ 01/01/2015. 1/ Đối tượng áp dụng: - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước 01/01/2015. - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước 01/01/2015 - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg và công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước 01/01/2015 2/ Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau: Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng từ 01/2015 Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 12/2014 = x 1,08
Nghị định 09/2015/NĐ-CP về tăng 8% lương hưu
Nghị định 09/2015/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ 10/03/2015. Theo đó, các đối tượng sau đây được tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/01/2015: - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/CP năm 1975 và Quyết định 111-HĐBT . - Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg , Quyết định 38/2010/QĐ-TTg . - Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg. - Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng
Ngày 21/10/2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 3928/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn về thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng. Theo đó, thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người lao động đủ điều kiện được quy định tại Điều 2 Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 và Điều 3 Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/6/2010. Quyết định 613/QĐ-TTg Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quyết định này quy định trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian công tác thực tế từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm. Điều 2. Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này khi hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Những người thuộc diện trên mà đã hết tuổi lao động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được hưởng trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH Điều 3. Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng 1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 5/1948, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Ông A hết tuổi lao động từ tháng 6/2008 nên ông A được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. 2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người lao động hết tuổi lao động. Trường hợp trong hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động chỉ ghi năm sinh mà không ghi ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng. Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B sinh tháng 7/1956, có thời gian công tác thực tế 15 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 15 năm 6 tháng), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 9/1992 đến tháng 6/2000 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Bà B được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/8/2011 (tháng 7/2011 là tháng bà B hết tuổi lao động). Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị C sinh năm 1957, có thời gian công tác thực tế là 17 năm (thời gian công tác quy đổi là 18 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1992 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Do hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động của Bà C chỉ ghi sinh năm 1957 (không ghi ngày, tháng sinh) nên bà C được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/01/2012. 3. Đối tượng quy định tại tiết a, b, c khoản 3 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc người bị toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D sinh tháng 5/1947, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Năm 2008, do vi phạm pháp luật ông D bị tuyên phạt 6 năm tù giam. Giả sử đến tháng 6/2013, ông D chấp hành xong hình phạt tù thì ông D được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01/ 7/2013. Đối với các trường hợp cá biệt được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vận dụng giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 613 mà không quy định cụ thể thời điểm hưởng thì được tính từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội ra quyết định.
Từ 11/2024, tăng 15% trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc
Ngày 17/9/2024, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BQP quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. (1) Chi tiết đối tượng được điều chỉnh tăng trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 Căn cứ Điều 3 Thông tư 53/2024/TT-BQP có nêu rõ sẽ thực hiện điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 53/2024/TT-BQP, cụ thể: - Quân nhân đã phục viên, xuất ngũ đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010. - Quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011. (2) Mức tăng trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024 Theo đó, mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 sẽ được tính theo công thức như sau: Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 7/2024 = Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2024 x 1,150 Theo đó, mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng trên sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau: - Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.628.000 đồng/tháng. - Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.746.000 đồng/tháng. - Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.868.000 đồng/tháng. - Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.988.000 đồng/tháng. - Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 3.105.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, Thông tư 53/2024/TT-BQP cũng có nêu rõ, kinh phí thực hiện điều chỉnh trợ cấp hằng tháng nêu trên sẽ do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Bộ Tài chính bảo đảm kinh phí theo đề nghị của Bộ LĐ-TB&XH để uỷ quyền cho Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố chi trả cho đối tượng. Ngoài ra, tại điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 53/2024/TT-BQP cũng có nêu rõ, tiếp tục thực hiện cách tính và mức điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo quy định tại các Thông tư liên tịch hoặc Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đối với các trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg kể từ ngày Thông tư 53/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành, bảo đảm thống nhất về đối tượng thụ hưởng, mức trợ cấp hằng tháng đối với đối tượng tương ứng với thời gian có hiệu lực của từng văn bản. Xem chi tiết tại Thông tư 53/2024/TT-BQP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2024. (3) Tiêu chuẩn của người làm công tác cơ yếu hiện nay thế nào? Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật Cơ yếu 2011 có quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác cơ yếu như sau: - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng; - Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; - Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu. Trong trường hợp người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn trên thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện nay, người làm công tác cơ yếu cần đáp ứng được những tiêu chuẩn như đã nêu trên.
TP.HCM có thông báo điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng
Sau khi Nghị định 42/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực. Thì ngày 03/7/2023 cơ quan Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM có thông báo thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng. Do đó, theo thông báo của BHXH TP.HCM các đối tượng được tăng trợ cấp BHXH hàng tháng, lương hưu tại địa bàn thành phố được quy định như sau: 09 diện được điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng, người nhận trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng. - Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng. - Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. - Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng. - Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. - Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995. Mức điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH tăng lương hưu từ 12,5 - 20,8% Theo cơ quan BHXH TP.HCM, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng theo hai mức: Thứ nhất: Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2023, đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP. Thứ hai: Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng của tháng 6-2023 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP. Theo cơ quan BHXH TP.HCM thì từ ngày 01/7/2023 người thuộc nhóm từ một đến bảy nếu nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng trước tháng 01/1995 mà sau khi điều chỉnh lại có mức hưởng thấp hơn 3 triệu đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: - Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2,7 triệu đồng/người/tháng. - Tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2,7 triệu đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng. Cơ quan BHXH TP.HCM lưu ý, do Nghị định 42/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8/2023 nên kỳ chi trả tháng 7/2023, BHXH TP.HCM chưa điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng nêu trên. Khi BHXH Việt Nam điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng thì BHXH TP.HCM sẽ thực hiện truy trả phần chênh lệch từ tháng 7/2023 cho đến tháng được điều chỉnh.
Điều kiện để xin trợ cấp xã hội mới nhất
Các đối tượng trong xã hội khi gặp hoàn cảnh khó khăn, bị bệnh hiểm nghèo, rơi vào tình huống éo le, bất hạnh sẽ được Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp một khoản tiền hoặc tài sản khác nhằm giúp họ khắc phục khó khăn trước mắt và ổn định cuộc sống về sau. Vậy muốn xin trợ cấp phải cần những điều kiện nào? 1. Điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội (hàng tháng) - Là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại địa phương cấp trợ cấp xã hội; - Có hoàn cảnh khó khăn, cần được hỗ trợ; - Không thuộc diện được hưởng các chế độ hỗ trợ xã hội khác. - Trợ cấp xã hội hàng tháng được trả trực tiếp cho người được hưởng hoặc qua người giám hộ, đại diện pháp luật của người được hưởng. - Số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng được xác định theo quy định. Và là Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP: + Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; - Mồ côi cả cha và mẹ; - Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; - Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; - Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; - Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; - Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; - Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; - Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. + Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi. + Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo. + Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con). + Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; - Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; - Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng. + Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật. + Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. + Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng. 2. Các trường hợp tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH, việc tạm dừng hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc; nuôi dưỡng hàng tháng trong các trường hợp sau đây: - Đối tượng không nhận chế độ; chính sách liên tục từ 03 tháng trở lên; - Đối tượng không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định lại mức độ khuyết tật; xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng; - Đối tượng bị tạm giam từ 01 tháng trở lên đối với trường hợp đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Vậy sẽ có 3 trường hợp bị tạm dừng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định mới nhất.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục theo dõi tình hình người lao động bị mất việc làm và giảm giờ làm, đặc biệt tại các khu công nghiệp để có phương án hỗ trợ khi cần thiết. Chính phủ yêu cầu Bảo hiểm Xã hội (BHXH) triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia BHXH, đôn đốc thu, giảm nợ bảo hiểm xã hội, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất và giải quyết, chi trả kịp thời các quyền lợi về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Đồng thời, cần rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và mở rộng hình thức cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đẩy nhanh chuyển đổi số và hoàn thiện hệ thống dữ liệu chuyên ngành về BHXH, bảo hiểm y tế, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội. Chính phủ cũng đồng ý với báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng kết thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và cho rằng việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản hoàn thành theo Nghị quyết số 68 và Nghị quyết số 126 của Chính phủ. Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách về an sinh xã hội, bảo đảm toàn diện, đồng bộ và bền vững. Đồng thời, UBND cấp tỉnh cần rà soát để hoàn thành việc chi trả các chế độ cho các đối tượng theo quy định và hoàn thành trong tháng 3-2023.
Người già 95 tuổi được hưởng mức trợ cấp là bao nhiêu?
Câu hỏi: Ngoại tôi 95 tuổi. Hàng tháng được trợ cấp 380.000 đồng là đúng qui định hay không? Câu trả lời: Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội như sau: "1. Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội (sau đây gọi chung là mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000 đồng." Theo Khoản 5b Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau: "5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây: b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;" Theo Khoản 1k Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau: "1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây: k) Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;" Trong trường hợp này, ngoại của bạn nay đã 95 tuổi sẽ được hưởng mức trợ cấp chuẩn là 270.000 đồng với hệ số 2,0 do pháp luật quy định. Do vậy, tổng mức trợ cấp ngoại bạn được nhận hàng tháng như sau: 270.000 x 2,0 = 540.000 đồng Việc ngoại bạn nhận trợ cấp hàng tháng 380.000 đồng là không đúng với quy định của pháp luật. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ khiếu nại và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để được giải quyết.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng tăng 7,19% cho 4 đối tượng từ 1/7
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng Theo đó, các đối tượng được áp dụng gồm: - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ) quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yêu đang hưởng lương hưu hàng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật, người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019. - Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 7 năm 2019. Theo đó, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng được quy định như sau: Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của các đối tượng nêu trên được tăng thêm 7,19% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2019. Cụ thể: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng từ tháng 7 năm 2019 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 6 năm 2019 x 1,0719 Mời bạn xem dự thảo thông tư tại file đính kèm
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BHXH VÀ TRỢ CẤP HÀNG THÁNG
Thông tư 05/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2015 và các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ 01/01/2015. 1/ Đối tượng áp dụng: - Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động, quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước 01/01/2015. - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước 01/01/2015 - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg và công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước 01/01/2015 2/ Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau: Mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng từ 01/2015 Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp tháng 12/2014 = x 1,08
Nghị định 09/2015/NĐ-CP về tăng 8% lương hưu
Nghị định 09/2015/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc vừa được ban hành và có hiệu lực kể từ 10/03/2015. Theo đó, các đối tượng sau đây được tăng 8% mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng từ ngày 01/01/2015: - Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ-TTg); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng. - Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng. - Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/CP năm 1975 và Quyết định 111-HĐBT . - Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg , Quyết định 38/2010/QĐ-TTg . - Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg. - Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng
Ngày 21/10/2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 3928/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn về thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng. Theo đó, thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người lao động đủ điều kiện được quy định tại Điều 2 Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 và Điều 3 Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/6/2010. Quyết định 613/QĐ-TTg Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Quyết định này quy định trợ cấp hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với người hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp, không thuộc diện được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 01 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ mà có thời gian công tác thực tế từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm. Điều 2. Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này khi hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Những người thuộc diện trên mà đã hết tuổi lao động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được hưởng trợ cấp kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Thông tư 16/2010/TT-BLĐTBXH Điều 3. Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng 1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A sinh tháng 5/1948, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Ông A hết tuổi lao động từ tháng 6/2008 nên ông A được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. 2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người lao động hết tuổi lao động. Trường hợp trong hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động chỉ ghi năm sinh mà không ghi ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng. Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B sinh tháng 7/1956, có thời gian công tác thực tế 15 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 15 năm 6 tháng), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 9/1992 đến tháng 6/2000 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Bà B được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/8/2011 (tháng 7/2011 là tháng bà B hết tuổi lao động). Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị C sinh năm 1957, có thời gian công tác thực tế là 17 năm (thời gian công tác quy đổi là 18 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1992 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Do hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động của Bà C chỉ ghi sinh năm 1957 (không ghi ngày, tháng sinh) nên bà C được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này từ ngày 01/01/2012. 3. Đối tượng quy định tại tiết a, b, c khoản 3 Điều 1 Thông tư này, được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc người bị toà án tuyên bố là mất tích trở về hoặc người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp. Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn D sinh tháng 5/1947, có thời gian công tác thực tế là 18 năm 6 tháng (thời gian công tác quy đổi là 22 năm), nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động từ tháng 8/1990 đến tháng 8/2001 hết thời hạn hưởng trợ cấp. Năm 2008, do vi phạm pháp luật ông D bị tuyên phạt 6 năm tù giam. Giả sử đến tháng 6/2013, ông D chấp hành xong hình phạt tù thì ông D được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại Điều 4 Thông tư này kể từ ngày 01/ 7/2013. Đối với các trường hợp cá biệt được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vận dụng giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 613 mà không quy định cụ thể thời điểm hưởng thì được tính từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội ra quyết định.