Trộm chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chó là vật nuôi nhưng về mặt pháp luật được xem là tài sản của chủ nuôi, nên hành vi trộm chó cũng bị coi là hành vi trộm cắp tài sản và được xử phạt theo luật định. Xử phạt hành chính: Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản; ... Theo đó giá trị của chú chó dưới 2 triệu đồng thì sẽ bị xử hành chính từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Xử phạt hình sự: Trường hợp giá trị của chú chó từ 2 triệu đồng đến 50 triệu đồng thì người có hành vi trộm chó có thể bị khởi tố về Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cụ thể như sau: Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; ... Theo đó thì tùy theo giá trị tài sản là chú chó, tính chất và mức độ phạm tội thì khung hình phạt cao nhất có thể là 3 năm tù. Đối với hành vi trộm chó mà nói không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi gây bứt xúc cho người yêu động vật, đối với người nuôi chó mà nói, giá trị của chú chó không thể đong đếm bằng giá trị vật chất, vì bị trộm chó mà mất đi chú chó thân thiết vĩnh viễn gây ra sự mất mát và tổn thương nhất định cho tinh thần của họ. Khi phát hiện và bắt được người trộm chó, một số người dân địa phương vì bứt xúc đã không ngần ngại trừng trị kẻ trộm chó bằng bạo lực, cũng nên chú ý rằng đó là hành vi cố ý gây thương tích tùy thuộc vào tỷ lệ thương tổn cho cơ thể trên 11% có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 khung hình phạt có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với chủ nhà bắt được kẻ trộm chó thì nên trói lại và giao cho cơ quan chức năng xử lý, tuyệt đối không gây thương tích cho cơ thể người dù với bất cứ lý do gì.
Đề xuất tăng cường chế tài xử phạt đối với đối tượng trộm chó
Đề xuất tăng cường chế tài xử phạt đối với đối tượng trộm chó Cử tri tỉnh Long An: Cử tri rất bức xúc trước nạn “trộm chó” xảy ra thường xuyên ở khu vực nông thôn, các đối tượng trộm chó ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện. Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Công an cần nghiên cứu, đề xuất tăng cường chế tài đủ sức răn đe đối với tội phạm này. Bộ Công an trả lời như sau: Đối tượng trộm chó hay đối tượng trộm cắp tài sản khác đều phải chịu trách nhiệm về hành vi gây ra, mức xử phạt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào hành vi, tính chất, mức độ vi phạm được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Theo đó, nếu đối tượng trộm chó hành vi manh động, sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện được coi là tình tiết tăng nặng trong quá trình xem xét trách nhiệm hình sự, bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vừa trừng trị, vừa răn đe, giáo dục, cải tạo, phòng ngừa. Tuy nhiên, tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Long An, trong thực tế triển khai thi hành pháp luật, Bộ Công an sẽ phối hợp cơ quan tư pháp rà soát, đánh giá mức độ, hiệu quả của việc áp dụng chế tài xử phạt đối với các hành vi trộm cắp tài sản (trộm chó), nếu chế tài xử phạt theo quy định hiện hành chưa đủ sức răn đe, giáo dục người vi phạm sẽ báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Để ngăn chặn tình trạng trộm chó, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, kế hoạch ngăn ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi trộm chó. Đề nghị cử tri và nhân dân khi phát hiện đối tượng trộm chó không được có hành vi xâm hại thân thể và báo ngay cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Trộm chó thì bị xử phạt như thế nào?
Con chó là vật nuôi và đồng thời cũng là một tài sản của người nuôi. Hành vi trộm chó là hành vi "trộm cắp tài sản". Bởi vậy, nếu giá trị của những con chó bị trộm từ 2 triệu đồng trở lên thì kẻ trộm chó sẽ bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015. Pháp luật Việt Nam có một hệ thống các quy phạm để bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín của công dân... Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tới tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Hiện nay, hành vi trộm chó xảy ra tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Con chó không những là vật giữ nhà, được gia chủ yêu mến mà nó còn là tài sản có giá trị (có thể là một vài triệu, có thể đến vài chục triệu đồng...). Vì thế, khi bị trộm chó thì chủ nhà và những người hàng xóm đều bức xúc. Nhiều trường hợp người dân bắt được trộm chó nhưng khi giao cho cơ quan có thẩm quyền thì xử lý chưa nghiêm. Thêm vào đó là những kẻ trộm chó ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và hung hãn, chúng có thể tấn công, sát hại những ai đuổi bắt. Nếu những kẻ trộm chó bị phát hiện, truy hô, đuổi bắt mà chống trả người dân thì sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là "hành hung để tẩu thoát" để tăng trách nhiệm hình sự. Nếu bắt chó là nguồn sống chính, có công cụ, phương tiện đầy đủ thì có thể áp dụng tình tiết tăng nặng là "có tính chất chuyên nghiệp" để tăng hình phạt.
Trộm chó, đánh người xử phạt như thế nào ạ?
Xin chào các luật sư. Nhà em có nuôi một bầy chó con, một bọn gồm 3 người đến nhà em trộm chó nhưng bị ba em phát hiện. Khi bị phát hiện bọn chúng không bỏ chạy lại còn thách thức. Ba em vì thấy bọn trộm xông lên và có ý định tấn công nên đã ra tay trước. Ba em dùng cây gỗ đánh vào chân bọn chúng, sau đó hai bên ẩu đả. Một lúc sau ba em cố thủ trong nhà, bọn chúng gọi thêm 3 đến 4 người đến. Chúng phá cửa xông vô đánh ba em, đập phá một vài vật dụng khác. Sau đó ba em kịp gọi công an xuống giải quyết. Ba em bị rách tai và bị thương nhẹ. Bên trộm chó thì có một người bị rạn xương( hoặc gãy chân). Em muốn hỏi liệu nhà em kiện thì mức án phạt nặng nhất dành cho bọn trộm chó là gì ạ? Nếu bọn trộm chó muốn trả thù thì nhà em phải xử lý như thế nào ạ? Em cám ơn.
Xét xử vụ dân làng đánh chết trộm chó - Khó "xử"
Dù tất cả người dân trong thôn đều đứng ra đưa đơn là mình có tham gia trong vụ đánh chết hai tên trộm chó, nhưng trong hôm 14/11 đứng trước vành móng ngựa chỉ có 6 bị cáo bị khởi tố về tội “cố ý gây thương tích”. Bao gồm: Nguyễn Đăng Trường (27 tuổi), Trần Văn Tiến (23 tuổi), Trần Văn Trung (25 tuổi), Nguyễn Trung Hà (18 tuổi), Nguyễn Đăng Quý (40 tuổi), Nguyễn Đăng Lợi (40 tuổi, cùng trú thôn Nhĩ Trung). Tiếp cận lý lịch của 6 người ở làng Nhĩ Trung bị Viện KSND Quảng Trị truy tố về tội “cố ý gây thương tích” người viết không khỏi xót xa. Họ còn rất trẻ, chưa hề có “tì vết” với pháp luật trong đời. Người làm ruộng, người lái xe, người tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, người làm công an viên, thậm chí có người là phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã... Theo cáo trạng, vào tối 28.8.2012, Tiến, Trường, Trung và Nguyễn Thanh Kháng (không bị khởi tố trong vụ án này) hẹn nhau rình bắt trộm. Khoảng 1 giờ 30 ngày 29.8.2012, cả nhóm phát hiện Nguyễn Đăng Cường (32 tuổi) và Nguyễn Xuân Triều (42 tuổi, cùng trú H.Lệ Thủy, Quảng Bình) đi trên 1 chiếc xe gắn máy chạy vào cổng làng liền hô hoán và đuổi đánh làm 2 người này ngã xuống đất. Nghe động, rất đông người dân làng Nhĩ Trung cùng truy tìm 2 nghi phạm trộm chó. Hậu quả, Cường và Triều bị đánh chết. Theo kết luận của Viện KSND tỉnh Quảng Trị, Trường và Tiến, Trung, Hà đã trực tiếp đánh anh Cường, còn Lợi và Quý đánh anh Triều dẫn đến hậu quả như trên. Được biết vào khoản đầu tháng 09/2013, Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố 7 người dân trong xã Danh Thắng về hành vi cố ý gây thương tích, nhưng cho tại ngoại. Ngay sau đó, hàng trăm người ở xã Danh Thắng đã ký đơn… xin nhận tội. Có thông tin cho rằng khoảng 800 hộ dân ký vào đơn. Có lẽ đây là vấn đề gây xôn xao xã hội trong thời gian qua, khi chỉ vì một con chó bị trộm mà 2 mạng người phải mất đi và kéo theo là nhiều cảnh tù tội. Tuy nhiên cuối phiên xử , Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung với lý do về mặt tội danh chưa đảm bảo rõ ràng, “giết người” hay “cố ý gây thương tích” chưa thể khẳng định; hồ sơ cho thấy có một số người tham gia đánh người, mức độ đánh không thua kém những người bị truy tố nhưng chưa bị truy tố; hồ sơ có những điểm chưa thống nhất, các bị can khai với cơ quan điều tra và khai trước tòa là không khớp nhau. Theo thanhnien.com.vn
Trộm chó thì bị phạt có nặng không?
Ông bạn của Anh em mới bị bắt về tội trộm chó, khi bị bắt trên xe có 1 con chó, và 2 con dao Vậy các Luật sư cho em hỏi là trường hợp này thì bị phạt có nặng ko, và có khả năng bị ở tù không ạ Em Cảm ơn.
Thời buổi gì mạng người không bằng mạng chó!
Sáng 10/6; người dân một xã ở huyện Yên Thanh tỉnh Nghệ An đã vây đánh chết 01 người trộm chó. Điều đáng nói là khi phát hiện sự việc, công an xã, sau đó là huyện đã bất lực trước sự bức xúc của người dân. Một sự bức xúc khiến cho các đối tượng "trộm người" còn thấy ớn; điều mà đáng ra khi tóm được kẻ trộm phải giao cho cơ quan chức năng xử lý, thì người dân lại hùa đồng vào "tự xử tự phán kết quả" sống chết. Giết người không đền mạng, nhưng giết chó phải đền mạng. Chó là vật nuôi trong gia đình, sự cưng chiều của chủ cũng như tính hữu dụng ngoan ngoãn khiến cho tình cảm giữa người và chó thêm bền chặt. Nếu có một nguyên nhân cho sự chia ly không đến từ sự kiện bất khả kháng hoặc chính chủ chó, thì dòng suy nghĩ căm phẩn, uất ức có thể đẩy lên cao trào, nhất là trước những lời ra tiếng vào. Thậm chí nó còn đẩy lên cao tương đương với việc người thân bị sát hại! Thấy sự bất lực của công an, đủ để hiểu khá nhiều vấn đề... kể cả việc ai chịu trách nhiệm trong cái chết của con chó và cái chết của con người trộm chó? Không biết bao nhiêu con chó bị chết, bao nhiêu nước mắt đã rơi, bao nhiêu nổi đau đã trải; song đã khá nhiều mạng người đã bỏ rơi rớt đâu đó bên mạng của một vài con chó. Làm sao để thay đổi? Người dân có suy nghĩ lại hay chính những kẻ trộm chó phải lấy đó làm bài học thích đáng?
Rạng sáng 29-8, người dân thôn Nhĩ Trung (xã Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị) nghe tiếng chó sủa nên đã kéo nhau ra đường vây bắt kẻ trộm. Nhìn thấy Nguyễn Xuân Triều và Nguyễn Đăng Cường (cùng ngụ Lệ Thủy, Quảng Bình) đi xe máy đeo biển số giả mang theo dụng cụ và đồ nghề trộm chó, họ hô hoán nhau rượt đuổi. Triều và Cường chạy được chừng 2 km thì ngã xe và bị vây đánh. Triều chết tại chỗ, còn Cường bị thương nặng và được người dân đưa đi cấp cứu nhưng đã chết ngay sau đó. Tại hiện trường, công an xã thu giữ một xe máy, hai bộ kích diện, hai đèn pin cỡ lớn, một gói bột huỳnh quang và một gói ớt bột. Vậy người dân thôn Nhĩ Trung có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, nếu có thì chịu tội danh gì đây? Bởi về nguyên tắc, họ chỉ có quyền vây bắt trộm để giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, chứ họ không có quyền đánh người. Rất mong CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT cùng tham gia thảo luận vấn đề này. Trân trọng cảm ơn!
Trộm chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chó là vật nuôi nhưng về mặt pháp luật được xem là tài sản của chủ nuôi, nên hành vi trộm chó cũng bị coi là hành vi trộm cắp tài sản và được xử phạt theo luật định. Xử phạt hành chính: Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Trộm cắp tài sản; ... Theo đó giá trị của chú chó dưới 2 triệu đồng thì sẽ bị xử hành chính từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Xử phạt hình sự: Trường hợp giá trị của chú chó từ 2 triệu đồng đến 50 triệu đồng thì người có hành vi trộm chó có thể bị khởi tố về Tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cụ thể như sau: Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; ... Theo đó thì tùy theo giá trị tài sản là chú chó, tính chất và mức độ phạm tội thì khung hình phạt cao nhất có thể là 3 năm tù. Đối với hành vi trộm chó mà nói không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi gây bứt xúc cho người yêu động vật, đối với người nuôi chó mà nói, giá trị của chú chó không thể đong đếm bằng giá trị vật chất, vì bị trộm chó mà mất đi chú chó thân thiết vĩnh viễn gây ra sự mất mát và tổn thương nhất định cho tinh thần của họ. Khi phát hiện và bắt được người trộm chó, một số người dân địa phương vì bứt xúc đã không ngần ngại trừng trị kẻ trộm chó bằng bạo lực, cũng nên chú ý rằng đó là hành vi cố ý gây thương tích tùy thuộc vào tỷ lệ thương tổn cho cơ thể trên 11% có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 khung hình phạt có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với chủ nhà bắt được kẻ trộm chó thì nên trói lại và giao cho cơ quan chức năng xử lý, tuyệt đối không gây thương tích cho cơ thể người dù với bất cứ lý do gì.
Đề xuất tăng cường chế tài xử phạt đối với đối tượng trộm chó
Đề xuất tăng cường chế tài xử phạt đối với đối tượng trộm chó Cử tri tỉnh Long An: Cử tri rất bức xúc trước nạn “trộm chó” xảy ra thường xuyên ở khu vực nông thôn, các đối tượng trộm chó ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện. Cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Công an cần nghiên cứu, đề xuất tăng cường chế tài đủ sức răn đe đối với tội phạm này. Bộ Công an trả lời như sau: Đối tượng trộm chó hay đối tượng trộm cắp tài sản khác đều phải chịu trách nhiệm về hành vi gây ra, mức xử phạt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào hành vi, tính chất, mức độ vi phạm được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự. Theo đó, nếu đối tượng trộm chó hành vi manh động, sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện được coi là tình tiết tăng nặng trong quá trình xem xét trách nhiệm hình sự, bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, vừa trừng trị, vừa răn đe, giáo dục, cải tạo, phòng ngừa. Tuy nhiên, tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh Long An, trong thực tế triển khai thi hành pháp luật, Bộ Công an sẽ phối hợp cơ quan tư pháp rà soát, đánh giá mức độ, hiệu quả của việc áp dụng chế tài xử phạt đối với các hành vi trộm cắp tài sản (trộm chó), nếu chế tài xử phạt theo quy định hiện hành chưa đủ sức răn đe, giáo dục người vi phạm sẽ báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Để ngăn chặn tình trạng trộm chó, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, kế hoạch ngăn ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi trộm chó. Đề nghị cử tri và nhân dân khi phát hiện đối tượng trộm chó không được có hành vi xâm hại thân thể và báo ngay cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Trộm chó thì bị xử phạt như thế nào?
Con chó là vật nuôi và đồng thời cũng là một tài sản của người nuôi. Hành vi trộm chó là hành vi "trộm cắp tài sản". Bởi vậy, nếu giá trị của những con chó bị trộm từ 2 triệu đồng trở lên thì kẻ trộm chó sẽ bị xử lý hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015. Pháp luật Việt Nam có một hệ thống các quy phạm để bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín của công dân... Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tới tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Hiện nay, hành vi trộm chó xảy ra tại nhiều địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Con chó không những là vật giữ nhà, được gia chủ yêu mến mà nó còn là tài sản có giá trị (có thể là một vài triệu, có thể đến vài chục triệu đồng...). Vì thế, khi bị trộm chó thì chủ nhà và những người hàng xóm đều bức xúc. Nhiều trường hợp người dân bắt được trộm chó nhưng khi giao cho cơ quan có thẩm quyền thì xử lý chưa nghiêm. Thêm vào đó là những kẻ trộm chó ngày càng chuyên nghiệp, tinh vi và hung hãn, chúng có thể tấn công, sát hại những ai đuổi bắt. Nếu những kẻ trộm chó bị phát hiện, truy hô, đuổi bắt mà chống trả người dân thì sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là "hành hung để tẩu thoát" để tăng trách nhiệm hình sự. Nếu bắt chó là nguồn sống chính, có công cụ, phương tiện đầy đủ thì có thể áp dụng tình tiết tăng nặng là "có tính chất chuyên nghiệp" để tăng hình phạt.
Trộm chó, đánh người xử phạt như thế nào ạ?
Xin chào các luật sư. Nhà em có nuôi một bầy chó con, một bọn gồm 3 người đến nhà em trộm chó nhưng bị ba em phát hiện. Khi bị phát hiện bọn chúng không bỏ chạy lại còn thách thức. Ba em vì thấy bọn trộm xông lên và có ý định tấn công nên đã ra tay trước. Ba em dùng cây gỗ đánh vào chân bọn chúng, sau đó hai bên ẩu đả. Một lúc sau ba em cố thủ trong nhà, bọn chúng gọi thêm 3 đến 4 người đến. Chúng phá cửa xông vô đánh ba em, đập phá một vài vật dụng khác. Sau đó ba em kịp gọi công an xuống giải quyết. Ba em bị rách tai và bị thương nhẹ. Bên trộm chó thì có một người bị rạn xương( hoặc gãy chân). Em muốn hỏi liệu nhà em kiện thì mức án phạt nặng nhất dành cho bọn trộm chó là gì ạ? Nếu bọn trộm chó muốn trả thù thì nhà em phải xử lý như thế nào ạ? Em cám ơn.
Xét xử vụ dân làng đánh chết trộm chó - Khó "xử"
Dù tất cả người dân trong thôn đều đứng ra đưa đơn là mình có tham gia trong vụ đánh chết hai tên trộm chó, nhưng trong hôm 14/11 đứng trước vành móng ngựa chỉ có 6 bị cáo bị khởi tố về tội “cố ý gây thương tích”. Bao gồm: Nguyễn Đăng Trường (27 tuổi), Trần Văn Tiến (23 tuổi), Trần Văn Trung (25 tuổi), Nguyễn Trung Hà (18 tuổi), Nguyễn Đăng Quý (40 tuổi), Nguyễn Đăng Lợi (40 tuổi, cùng trú thôn Nhĩ Trung). Tiếp cận lý lịch của 6 người ở làng Nhĩ Trung bị Viện KSND Quảng Trị truy tố về tội “cố ý gây thương tích” người viết không khỏi xót xa. Họ còn rất trẻ, chưa hề có “tì vết” với pháp luật trong đời. Người làm ruộng, người lái xe, người tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, người làm công an viên, thậm chí có người là phó chủ tịch hội đồng nhân dân xã... Theo cáo trạng, vào tối 28.8.2012, Tiến, Trường, Trung và Nguyễn Thanh Kháng (không bị khởi tố trong vụ án này) hẹn nhau rình bắt trộm. Khoảng 1 giờ 30 ngày 29.8.2012, cả nhóm phát hiện Nguyễn Đăng Cường (32 tuổi) và Nguyễn Xuân Triều (42 tuổi, cùng trú H.Lệ Thủy, Quảng Bình) đi trên 1 chiếc xe gắn máy chạy vào cổng làng liền hô hoán và đuổi đánh làm 2 người này ngã xuống đất. Nghe động, rất đông người dân làng Nhĩ Trung cùng truy tìm 2 nghi phạm trộm chó. Hậu quả, Cường và Triều bị đánh chết. Theo kết luận của Viện KSND tỉnh Quảng Trị, Trường và Tiến, Trung, Hà đã trực tiếp đánh anh Cường, còn Lợi và Quý đánh anh Triều dẫn đến hậu quả như trên. Được biết vào khoản đầu tháng 09/2013, Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố 7 người dân trong xã Danh Thắng về hành vi cố ý gây thương tích, nhưng cho tại ngoại. Ngay sau đó, hàng trăm người ở xã Danh Thắng đã ký đơn… xin nhận tội. Có thông tin cho rằng khoảng 800 hộ dân ký vào đơn. Có lẽ đây là vấn đề gây xôn xao xã hội trong thời gian qua, khi chỉ vì một con chó bị trộm mà 2 mạng người phải mất đi và kéo theo là nhiều cảnh tù tội. Tuy nhiên cuối phiên xử , Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung với lý do về mặt tội danh chưa đảm bảo rõ ràng, “giết người” hay “cố ý gây thương tích” chưa thể khẳng định; hồ sơ cho thấy có một số người tham gia đánh người, mức độ đánh không thua kém những người bị truy tố nhưng chưa bị truy tố; hồ sơ có những điểm chưa thống nhất, các bị can khai với cơ quan điều tra và khai trước tòa là không khớp nhau. Theo thanhnien.com.vn
Trộm chó thì bị phạt có nặng không?
Ông bạn của Anh em mới bị bắt về tội trộm chó, khi bị bắt trên xe có 1 con chó, và 2 con dao Vậy các Luật sư cho em hỏi là trường hợp này thì bị phạt có nặng ko, và có khả năng bị ở tù không ạ Em Cảm ơn.
Thời buổi gì mạng người không bằng mạng chó!
Sáng 10/6; người dân một xã ở huyện Yên Thanh tỉnh Nghệ An đã vây đánh chết 01 người trộm chó. Điều đáng nói là khi phát hiện sự việc, công an xã, sau đó là huyện đã bất lực trước sự bức xúc của người dân. Một sự bức xúc khiến cho các đối tượng "trộm người" còn thấy ớn; điều mà đáng ra khi tóm được kẻ trộm phải giao cho cơ quan chức năng xử lý, thì người dân lại hùa đồng vào "tự xử tự phán kết quả" sống chết. Giết người không đền mạng, nhưng giết chó phải đền mạng. Chó là vật nuôi trong gia đình, sự cưng chiều của chủ cũng như tính hữu dụng ngoan ngoãn khiến cho tình cảm giữa người và chó thêm bền chặt. Nếu có một nguyên nhân cho sự chia ly không đến từ sự kiện bất khả kháng hoặc chính chủ chó, thì dòng suy nghĩ căm phẩn, uất ức có thể đẩy lên cao trào, nhất là trước những lời ra tiếng vào. Thậm chí nó còn đẩy lên cao tương đương với việc người thân bị sát hại! Thấy sự bất lực của công an, đủ để hiểu khá nhiều vấn đề... kể cả việc ai chịu trách nhiệm trong cái chết của con chó và cái chết của con người trộm chó? Không biết bao nhiêu con chó bị chết, bao nhiêu nước mắt đã rơi, bao nhiêu nổi đau đã trải; song đã khá nhiều mạng người đã bỏ rơi rớt đâu đó bên mạng của một vài con chó. Làm sao để thay đổi? Người dân có suy nghĩ lại hay chính những kẻ trộm chó phải lấy đó làm bài học thích đáng?
Rạng sáng 29-8, người dân thôn Nhĩ Trung (xã Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị) nghe tiếng chó sủa nên đã kéo nhau ra đường vây bắt kẻ trộm. Nhìn thấy Nguyễn Xuân Triều và Nguyễn Đăng Cường (cùng ngụ Lệ Thủy, Quảng Bình) đi xe máy đeo biển số giả mang theo dụng cụ và đồ nghề trộm chó, họ hô hoán nhau rượt đuổi. Triều và Cường chạy được chừng 2 km thì ngã xe và bị vây đánh. Triều chết tại chỗ, còn Cường bị thương nặng và được người dân đưa đi cấp cứu nhưng đã chết ngay sau đó. Tại hiện trường, công an xã thu giữ một xe máy, hai bộ kích diện, hai đèn pin cỡ lớn, một gói bột huỳnh quang và một gói ớt bột. Vậy người dân thôn Nhĩ Trung có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, nếu có thì chịu tội danh gì đây? Bởi về nguyên tắc, họ chỉ có quyền vây bắt trộm để giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, chứ họ không có quyền đánh người. Rất mong CỘNG ĐỒNG DÂN LUẬT cùng tham gia thảo luận vấn đề này. Trân trọng cảm ơn!