"Thấy chết không cứu" cũng có thể ở tù?
“Thấy chết không cứu” không đơn giản chỉ là một phạm trù ảnh hưởng về đạo đức. Người “thấy chết không cứu” cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề trên. Người ta thường hay nói "thấy chết không cứu" để chỉ những người nhìn thấy, biết được người khác đang gặp hoạn nạn, khó khăn ngay trước mắt mình mà không đưa tay ra cứu giúp. Trong khi đó, đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Đoàn kết, yêu nước nồng nàn, cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động và sống thích ứng là những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước từ xưa cho đến nay đã hình thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam gắn bó keo sơn. Như vậy, khi một người "thấy chết không cứu" dù mình có đủ điều kiện để giúp đỡ cũng có thể gọi là vi phạm về đạo đức, phẩm chất con người. Thêm vào đó, pháp luật nước ta cũng có quy định sẽ xử lý với những người "thấy chết không cứu" này. "Thấy chết không cứu" cũng có thể ở tù? Hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm mặc dù có đủ điều kiện được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: - Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; + Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. - Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nếu một người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, tuỳ tính chất, mức độ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Còn các trường hợp nào “Thấy chết không cứu” cũng bị phạt không? Đối với người tham gia giao thông đường bộ Theo Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người đua xe trái phép Theo Khoản 2 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đua xe trái phép như sau: Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Tham gia cá cược; + Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; + Tại nơi tập trung đông dân cư; + Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Đối với người tham gia giao thông đường sắt Theo Khoản 2 Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 79 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt như sau: - Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ Theo Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 84 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy như sau: - Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, trong tham gia giao thông nếu người gây tai nạn bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ bị phạt: - 03 năm đến 10 năm tù đối với người tham gia giao thông đường bộ. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt từ 03 năm đến 10 năm tù đối với người đua xe trái phép. - 03 năm đến 10 năm tù đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. - 03 năm đến 10 năm tù đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
Gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn khỏi hiện trường thì bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau: Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. 1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền. ... Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người gây tai nạn rời bỏ hiện trường để trốn tránh trách nhiệm. Đối với trường hợp này, căn cứ theo điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ ... 8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; ... Ngoài ra, tại điểm c khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định nếu gây tai nạn mà trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Như vậy, nếu sau khi gây tai nạn giao thông mà tài xế rời khỏi hiện trường không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền ngay sau đó thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù lên đến 10 năm.
Trốn tránh trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông?
Chào luật sư : em có 1 vấn đề muốn hỏi ạ Trưa ngày 5/2/2021 em có điều khiển xe máy chở theo vợ chạy tuyến đường quốc lộ từ Tân Lập xuống Tân Biên, khi đến bệnh viện huyện Tân Biên thì bé gái sn 2001 chạy 1 mình bất ngờ quẹo tạc đầu xe của em, do xử lí ko kịp nên đã xảy ra tai nạn, bé gái chỉ bị xưng chân, còn vợ em thì phải nhập viện để theo dõi do chấn thương đầu và đang mang thai Khi cơ quan CSGT điều tra thì lỗi là hoàn toàn do bé gái đó, và em đã chọn cách thỏa thuận, em chỉ yêu cầu sửa xe và đóng viện phí thuốc men cho vợ thôi và gia đình bên đó cũng đồng ý, nhưng do em chưa có kinh nghiệm nên không có biên bản bồi thường Khi CSGT về hết thì bên đó đưa cho em 500 ngàn nói cầm đỡ rồi xíu có người lại lấy xe đi sửa, trong khi em lo loay hoay giấy tờ thì gia đình đó đã trốn tránh trách nhiệm. Vậy luật sư cho em hỏi có cách nào để đòi lại công bằng không ạ, em mong luật sư giúp đỡ ạ
"Thấy chết không cứu" cũng có thể ở tù?
“Thấy chết không cứu” không đơn giản chỉ là một phạm trù ảnh hưởng về đạo đức. Người “thấy chết không cứu” cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề trên. Người ta thường hay nói "thấy chết không cứu" để chỉ những người nhìn thấy, biết được người khác đang gặp hoạn nạn, khó khăn ngay trước mắt mình mà không đưa tay ra cứu giúp. Trong khi đó, đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Đoàn kết, yêu nước nồng nàn, cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động và sống thích ứng là những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước từ xưa cho đến nay đã hình thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam gắn bó keo sơn. Như vậy, khi một người "thấy chết không cứu" dù mình có đủ điều kiện để giúp đỡ cũng có thể gọi là vi phạm về đạo đức, phẩm chất con người. Thêm vào đó, pháp luật nước ta cũng có quy định sẽ xử lý với những người "thấy chết không cứu" này. "Thấy chết không cứu" cũng có thể ở tù? Hành vi không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm mặc dù có đủ điều kiện được quy định tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: - Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: + Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; + Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. - Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nếu một người thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, tuỳ tính chất, mức độ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Còn các trường hợp nào “Thấy chết không cứu” cũng bị phạt không? Đối với người tham gia giao thông đường bộ Theo Khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau: - Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép lái xe theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người đua xe trái phép Theo Khoản 2 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đua xe trái phép như sau: Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Tham gia cá cược; + Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép; + Tại nơi tập trung đông dân cư; + Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng Đối với người tham gia giao thông đường sắt Theo Khoản 2 Điều 267 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 79 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt như sau: - Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có giấy phép, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ Theo Điều 272 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 84 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy như sau: - Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường thủy mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định; + Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; + Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; + Không chấp hành hiệu lệnh của người chỉ huy hoặc người có thẩm quyền điều khiển, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường thủy; + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. - Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, trong tham gia giao thông nếu người gây tai nạn bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ bị phạt: - 03 năm đến 10 năm tù đối với người tham gia giao thông đường bộ. - Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt từ 03 năm đến 10 năm tù đối với người đua xe trái phép. - 03 năm đến 10 năm tù đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt. - 03 năm đến 10 năm tù đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy
Gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn khỏi hiện trường thì bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau: Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. 1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền. ... Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người gây tai nạn rời bỏ hiện trường để trốn tránh trách nhiệm. Đối với trường hợp này, căn cứ theo điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau: Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ ... 8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; ... Ngoài ra, tại điểm c khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định nếu gây tai nạn mà trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Như vậy, nếu sau khi gây tai nạn giao thông mà tài xế rời khỏi hiện trường không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền ngay sau đó thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù lên đến 10 năm.
Trốn tránh trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông?
Chào luật sư : em có 1 vấn đề muốn hỏi ạ Trưa ngày 5/2/2021 em có điều khiển xe máy chở theo vợ chạy tuyến đường quốc lộ từ Tân Lập xuống Tân Biên, khi đến bệnh viện huyện Tân Biên thì bé gái sn 2001 chạy 1 mình bất ngờ quẹo tạc đầu xe của em, do xử lí ko kịp nên đã xảy ra tai nạn, bé gái chỉ bị xưng chân, còn vợ em thì phải nhập viện để theo dõi do chấn thương đầu và đang mang thai Khi cơ quan CSGT điều tra thì lỗi là hoàn toàn do bé gái đó, và em đã chọn cách thỏa thuận, em chỉ yêu cầu sửa xe và đóng viện phí thuốc men cho vợ thôi và gia đình bên đó cũng đồng ý, nhưng do em chưa có kinh nghiệm nên không có biên bản bồi thường Khi CSGT về hết thì bên đó đưa cho em 500 ngàn nói cầm đỡ rồi xíu có người lại lấy xe đi sửa, trong khi em lo loay hoay giấy tờ thì gia đình đó đã trốn tránh trách nhiệm. Vậy luật sư cho em hỏi có cách nào để đòi lại công bằng không ạ, em mong luật sư giúp đỡ ạ