Mua bán trẻ sơ sinh có thể bị phạt tù chung thân!
Mới đây, hàng loạt các diễn đàn đều đăng tin về vụ việc triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh. Cụ thể, hành vi buôn bán trẻ em dưới 16 tuổi với quy mô lớn. Nhận được phản hồi từ dư luận đối với hành vi phạm tội này là rất bức xúc, bởi lẽ đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến mặt đạo đức. Nhận thấy đây là hành vi phạm tội nguy hiểm, pháp luật quy định như thế nào về tội này? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, đường dây mua bán trẻ sơ sinh này thực chất là những người môi giới kết nối những người không muốn nuôi con và những người mua hiếm muộn hoặc có lý do khác để mua bán sang tay kiếm lời. Những người môi giới mua mỗi bé với giá từ 20-30 triệu đồng rồi bán lại với giá từ 40-50 triệu đồng, đồng thời nhận làm giấy chứng sinh và các giấy tờ khác để hợp thức hóa hành vi mua bán. Vậy mua bán trẻ sơ sinh là gì? Mua bán trẻ em là (Hành vi) dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây: - Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; - Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; - Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; - Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản 2. Pháp luật quy định về tội mua bán trẻ sơ sinh như thế nào? Theo Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm: - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; - Đối với từ 02 người đến 05 người; - Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; - Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Vì động cơ đê hèn; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151. Mức phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vứt bỏ con mới sinh, người mẹ có thể bị truy cứu TNHS
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, cách nhìn nhận cũng như lối sống của giới trẻ cũng càng trở nên dễ dàng, phóng khoáng và được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, đi ngược lại với mặt tích cực đó, có những trường hợp khiến dư luận lên án mà điển hình là vụ nữ sinh bỏ con sơ sinh trước cổng nhà dân với tờ giấy nhắn lí do là không đủ điện kiện nuôi con. Liệu hành vi bỏ rơi con sơ sinh có vi phạm pháp luật? Bỏ rơi trẻ trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi của người mẹ sinh con ra nhưng không nuôi dưỡng mà bỏ rơi con ở những nơi nguy hiểm như hố ga, bãi rác hay thậm chí là nghĩa địa,... là hành vi vi phạm pháp luật. Tại khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định “bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Một trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 là “bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”. Đồng thời cả cha và mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, theo khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Xử lý hành vi vi phạm vứt bỏ trẻ sơ sinh Cụ thể, thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng khi xuất hiện nhiều vụ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi,những đứa trẻ này vừa mới sinh ra và bị bỏ lại trước những nhà dân, lề đường, hố ga, nghĩa địa hay thậm chí là bãi rác, một số trường hợp trẻ sơ sinh còn cả dây rốn. Theo đó, Tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: - Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. - Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự Không dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đối với trường hợp trẻ đã qua 7 ngày tuổi; người mẹ không bị ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt, những đứa trẻ chết do có hành vi vứt bỏ con của người mẹ, thì tùy vào tính chất, mức độ người mẹ có thể bị truy tố về Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015 có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Người mẹ có hành vi vứt con là trẻ sơ sinh thì có bị đi tù?
Gần đây có nhiều trường hợp người mẹ vừa sinh con ra thì vứt con của mình đã xảy ra khá phổ biến tính tới thời điểm hiện tại. Có rất nhiều trường hợp để người mẹ đem con mình đi vứt chẳng hạn như không đủ điều kiện nuôi con, mang thai ngoài ý muốn, bị ảnh hưởng tâm lý,… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền được sống của những đứa trẻ vô tội ấy. Có nhiều trường hợp may mắn như những đứa trẻ đó được tìm thấy và cứu sống sau đó được gửi vào viện mồ côi, bên cạnh đó cũng có nhiều đứa trẻ đã chết vì nhiều lí do khác. Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều có quyền được sống và phát triển một cách toàn diện về vật chất cũng như tinh thần. Việc vứt bỏ trẻ sơ sinh dù là lí do gì thì đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật và người mẹ đó phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã vi phạm quy định về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Điều này được thể hiện cụ thể tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP: Điều 22. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; b) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật; c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này. Như vậy, với hành vi vứt bỏ con sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với các trường hợp được nêu trên tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Hình sự 2015 cũng đã quy định về tội vứt con mới đẻ như sau: Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Như vậy, với hành vi vứt con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi bất kể trong hoàn cảnh nào làm ảnh hưởng đến quyền được sống của trẻ em thì người mẹ đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ?
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định điều kiện thành lập trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ, cụ thể như sau: - Có đề án thành lập Trung tâm, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; - Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương; - Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Hồ sơ thành lập Trung tâm gồm: Hồ sơ thẩm định - Đề án thành lập Trung tâm; - Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập Trung tâm, dự thảo Quyết định thành lập hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm; dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực); - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm; - Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan. *Hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm. - Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan; - Dự thảo Quyết định thành lập Trung tâm hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức. => Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ thành lập Trung tâm đến Sở Nội vụ để thẩm định; đối với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập. Trình tự, thủ tục thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ thành lập Trung tâm đến Sở Nội vụ để thẩm định; đối với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập. - Xử lý hồ sơ thành lập: Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ để thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm theo quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung để làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ. - Quyết định thành lập: Căn cứ văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm. * Thời hạn giải quyết việc thành lập 1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), Sở Nội vụ phải có văn bản thẩm định. 2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm; trường hợp không đồng ý việc thành lập Trung tâm, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trung tâm biết rõ lý do. Điều kiện hoạt động của Trung tâm Trung tâm được phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau: 1. Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; 2. Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật: a) Trụ sở, phòng làm việc của lãnh đạo, giáo viên, nhân viên; b) Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của Trung tâm; c) Khu nhà ở cho học sinh đối với Trung tâm có người khuyết tật nội trú; d) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng cho đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề; e) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của Trung tâm. 3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật a) Giám đốc Trung tâm phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có hiểu biết về đặc điểm phát triển của người khuyết tật, về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cho người khuyết tật; b) Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật; c) Nhân viên hỗ trợ giáo dục được tập huấn về giáo dục người khuyết tật. 4. Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật, gồm: a) Nội dung chương trình, tài liệu về giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật thuộc các dạng tật; b) Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng về giáo dục người khuyết tật thuộc các dạng tật; c) Tài liệu tư vấn về việc lựa chọn các phương thức giáo dục phù hợp với dạng và mức độ tật của người khuyết tật.
Người đại diện hợp pháp khi người mẹ sinh con lúc 16 tuổi
Cho em tham khảo ý kiên mọi người về một vấn đề liên quan người đại diện hợp pháp ạ. Trong trường hợp đứa trẻ được sinh ra bởi một người mẹ 16 tuổi thì làm thế nào ta có thể xác định được người đại diện hợp pháp cho đứa trẻ đó để nó có một cuộc sống dân sự bình thường ạ? Em cảm ơn mọi người nhiều ạ.
Tiến hành sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Đây là điểm nổi bật tại Thông tư 34/2017/TT-BYT Bộ Y tế đã ban hành ngày 18/8/2017 hướng dẫn tư vẫn, sàng lọc, chuẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Theo đó quá trình tiến hành sàng lọc trước sinh và sau sinh được quy định cụ thể như sau: - Nhân viên y tế tư vấn trước sàng lọc : + Khi tiến hành các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc có những mục đích, ý nghĩa, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra + Trình tự các bước thực hiện các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc đối với từng trường hợp cụ thể - Quá trình áp dụng các kỹ thuật sàng lọc theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Nhân viên y tế tư vấn sau sàng lọc trước sinh: + Thông báo và giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc + Hướng dẫn phụ nữ mang thai lựa chọn phương pháp theo dõi, chăm sóc thai nhi hoặc tiếp tục thực hiện các kỹ thuật đặc hiệu để chẩn đoán. + Hướng dẫn, chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để theo dõi, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nếu cần thiết. -Nhân viên y tế tư vấn sau sàng lọc sơ sinh + Thông báo và giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc + Hướng dẫn gia đình đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán xác định bệnh. Xem thêm tại thông tư 34/2017/TT-BYT có hiệu lực ngày 02/10/2017.
Mua bán trẻ sơ sinh có thể bị phạt tù chung thân!
Mới đây, hàng loạt các diễn đàn đều đăng tin về vụ việc triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh. Cụ thể, hành vi buôn bán trẻ em dưới 16 tuổi với quy mô lớn. Nhận được phản hồi từ dư luận đối với hành vi phạm tội này là rất bức xúc, bởi lẽ đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến mặt đạo đức. Nhận thấy đây là hành vi phạm tội nguy hiểm, pháp luật quy định như thế nào về tội này? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, đường dây mua bán trẻ sơ sinh này thực chất là những người môi giới kết nối những người không muốn nuôi con và những người mua hiếm muộn hoặc có lý do khác để mua bán sang tay kiếm lời. Những người môi giới mua mỗi bé với giá từ 20-30 triệu đồng rồi bán lại với giá từ 40-50 triệu đồng, đồng thời nhận làm giấy chứng sinh và các giấy tờ khác để hợp thức hóa hành vi mua bán. Vậy mua bán trẻ sơ sinh là gì? Mua bán trẻ em là (Hành vi) dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa. Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP quy định Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây: - Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; - Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; - Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; - Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản 2. Pháp luật quy định về tội mua bán trẻ sơ sinh như thế nào? Theo Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; - Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; - Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm: - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; - Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; - Đối với từ 02 người đến 05 người; - Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; - Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Phạm tội 02 lần trở lên; - Vì động cơ đê hèn; - Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 151. Mức phạt cao nhất đối với tội này là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Vứt bỏ con mới sinh, người mẹ có thể bị truy cứu TNHS
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, cách nhìn nhận cũng như lối sống của giới trẻ cũng càng trở nên dễ dàng, phóng khoáng và được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, đi ngược lại với mặt tích cực đó, có những trường hợp khiến dư luận lên án mà điển hình là vụ nữ sinh bỏ con sơ sinh trước cổng nhà dân với tờ giấy nhắn lí do là không đủ điện kiện nuôi con. Liệu hành vi bỏ rơi con sơ sinh có vi phạm pháp luật? Bỏ rơi trẻ trẻ em là hành vi bị nghiêm cấm Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hành vi của người mẹ sinh con ra nhưng không nuôi dưỡng mà bỏ rơi con ở những nơi nguy hiểm như hố ga, bãi rác hay thậm chí là nghĩa địa,... là hành vi vi phạm pháp luật. Tại khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định “bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”. Một trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 là “bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em”. Đồng thời cả cha và mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, theo khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Xử lý hành vi vi phạm vứt bỏ trẻ sơ sinh Cụ thể, thời gian gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng khi xuất hiện nhiều vụ trẻ sơ sinh bị bỏ rơi,những đứa trẻ này vừa mới sinh ra và bị bỏ lại trước những nhà dân, lề đường, hố ga, nghĩa địa hay thậm chí là bãi rác, một số trường hợp trẻ sơ sinh còn cả dây rốn. Theo đó, Tại Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: - Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. - Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức phạt bổ sung là phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em. Truy cứu trách nhiệm hình sự Không dừng lại ở việc xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Đối với trường hợp trẻ đã qua 7 ngày tuổi; người mẹ không bị ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt, những đứa trẻ chết do có hành vi vứt bỏ con của người mẹ, thì tùy vào tính chất, mức độ người mẹ có thể bị truy tố về Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015 có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Người mẹ có hành vi vứt con là trẻ sơ sinh thì có bị đi tù?
Gần đây có nhiều trường hợp người mẹ vừa sinh con ra thì vứt con của mình đã xảy ra khá phổ biến tính tới thời điểm hiện tại. Có rất nhiều trường hợp để người mẹ đem con mình đi vứt chẳng hạn như không đủ điều kiện nuôi con, mang thai ngoài ý muốn, bị ảnh hưởng tâm lý,… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền được sống của những đứa trẻ vô tội ấy. Có nhiều trường hợp may mắn như những đứa trẻ đó được tìm thấy và cứu sống sau đó được gửi vào viện mồ côi, bên cạnh đó cũng có nhiều đứa trẻ đã chết vì nhiều lí do khác. Mỗi đứa trẻ được sinh ra đều có quyền được sống và phát triển một cách toàn diện về vật chất cũng như tinh thần. Việc vứt bỏ trẻ sơ sinh dù là lí do gì thì đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật và người mẹ đó phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã vi phạm quy định về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Điều này được thể hiện cụ thể tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP: Điều 22. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; b) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật; c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này. Như vậy, với hành vi vứt bỏ con sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với các trường hợp được nêu trên tại Nghị định 144/2013/NĐ-CP Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Hình sự 2015 cũng đã quy định về tội vứt con mới đẻ như sau: Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Như vậy, với hành vi vứt con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi bất kể trong hoàn cảnh nào làm ảnh hưởng đến quyền được sống của trẻ em thì người mẹ đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ?
Theo Điều 7 Thông tư liên tịch 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định điều kiện thành lập trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ, cụ thể như sau: - Có đề án thành lập Trung tâm, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; - Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương; - Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. - Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Hồ sơ thành lập Trung tâm gồm: Hồ sơ thẩm định - Đề án thành lập Trung tâm; - Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập Trung tâm, dự thảo Quyết định thành lập hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm; dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực); - Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm; - Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan. *Hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm. - Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan; - Dự thảo Quyết định thành lập Trung tâm hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức. => Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ thành lập Trung tâm đến Sở Nội vụ để thẩm định; đối với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập. Trình tự, thủ tục thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ thành lập Trung tâm đến Sở Nội vụ để thẩm định; đối với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập. - Xử lý hồ sơ thành lập: Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ để thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm theo quy định của pháp luật. Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung để làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ. - Quyết định thành lập: Căn cứ văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm. * Thời hạn giải quyết việc thành lập 1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đúng thủ tục), Sở Nội vụ phải có văn bản thẩm định. 2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập Trung tâm; trường hợp không đồng ý việc thành lập Trung tâm, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Trung tâm biết rõ lý do. Điều kiện hoạt động của Trung tâm Trung tâm được phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau: 1. Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; 2. Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật: a) Trụ sở, phòng làm việc của lãnh đạo, giáo viên, nhân viên; b) Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của Trung tâm; c) Khu nhà ở cho học sinh đối với Trung tâm có người khuyết tật nội trú; d) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng cho đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề; e) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của Trung tâm. 3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật a) Giám đốc Trung tâm phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt hoặc tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, có hiểu biết về đặc điểm phát triển của người khuyết tật, về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cho người khuyết tật; b) Giáo viên có trình độ trung cấp trở lên, có chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục người khuyết tật; c) Nhân viên hỗ trợ giáo dục được tập huấn về giáo dục người khuyết tật. 4. Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật, gồm: a) Nội dung chương trình, tài liệu về giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật thuộc các dạng tật; b) Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng về giáo dục người khuyết tật thuộc các dạng tật; c) Tài liệu tư vấn về việc lựa chọn các phương thức giáo dục phù hợp với dạng và mức độ tật của người khuyết tật.
Người đại diện hợp pháp khi người mẹ sinh con lúc 16 tuổi
Cho em tham khảo ý kiên mọi người về một vấn đề liên quan người đại diện hợp pháp ạ. Trong trường hợp đứa trẻ được sinh ra bởi một người mẹ 16 tuổi thì làm thế nào ta có thể xác định được người đại diện hợp pháp cho đứa trẻ đó để nó có một cuộc sống dân sự bình thường ạ? Em cảm ơn mọi người nhiều ạ.
Tiến hành sàng lọc trước sinh và sơ sinh
Đây là điểm nổi bật tại Thông tư 34/2017/TT-BYT Bộ Y tế đã ban hành ngày 18/8/2017 hướng dẫn tư vẫn, sàng lọc, chuẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Theo đó quá trình tiến hành sàng lọc trước sinh và sau sinh được quy định cụ thể như sau: - Nhân viên y tế tư vấn trước sàng lọc : + Khi tiến hành các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc có những mục đích, ý nghĩa, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra + Trình tự các bước thực hiện các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc đối với từng trường hợp cụ thể - Quá trình áp dụng các kỹ thuật sàng lọc theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Nhân viên y tế tư vấn sau sàng lọc trước sinh: + Thông báo và giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc + Hướng dẫn phụ nữ mang thai lựa chọn phương pháp theo dõi, chăm sóc thai nhi hoặc tiếp tục thực hiện các kỹ thuật đặc hiệu để chẩn đoán. + Hướng dẫn, chuyển phụ nữ mang thai đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để theo dõi, thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nếu cần thiết. -Nhân viên y tế tư vấn sau sàng lọc sơ sinh + Thông báo và giải thích kết quả của các kỹ thuật sàng lọc + Hướng dẫn gia đình đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán xác định bệnh. Xem thêm tại thông tư 34/2017/TT-BYT có hiệu lực ngày 02/10/2017.