Đồng loạt triển khai thu phí không dừng ETC tại 5 sân bay từ 5/5
Mới đây, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (AVC) vừa thông tin sẽ triển khai đồng loạt thu phí không dừng ETC đối với xe ô tô vào ngày 5/5/2024 tại các sân bay. Cụ thể, 5 sân bay bao gồm sân bay Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Phú Bài và sân bay Tân Sơn Nhất sắp tới đây sẽ được lắp đặt trạm thu phí không dừng ETC. AVC thông tin sẽ lắp đặt các trạm thu phí không dừng sau 180 ngày sau khi chọn được nhà thầu. Hai trạm thu phí không dừng đang thực hiện thử nghiệm tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất từ 06/03/2024 đến 19/03/2024 được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc giúp giảm ùn tắc giao thông tại các lối ra, vào sân bay, tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, ngay cả trong dịp cao điểm Tết nguyên đán vừa qua. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam dự kiến đầu tư hơn 214 tỷ đồng bằng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa, đồng bộ các hệ thống thu hiện hữu tại các cảng. Với nền tảng là hàng triệu ô tô đã được dán thẻ ETC (của VETC hoặc VDTC), Bộ GTVT sẽ xây dựng hệ thống thu phí không dừng tại sân bay theo hướng tích hợp, có thể sử dụng luôn thẻ ETC đường bộ để qua làn thu phí của sân bay mà không cần dán thêm thẻ hay phát sinh thêm thủ tục. ACV thu phí dịch vụ đối với phương tiện đón, trả khách theo hai nhóm sân bay. Với Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, xe ra vào trong 10 phút mỗi lượt thu 10.000 đồng xe dưới 9 chỗ, 15.000 đồng xe 10-30 chỗ, 25.000 đồng xe từ 30 chỗ trở lên. Cùng thời gian này, các sân bay còn lại thu phí ô tô dưới 9 chỗ 5.000 đồng, 10-16 chỗ 10.000 đồng, 16-29 chỗ 15.000 đồng và từ 30 chỗ trở lên 25.000 đồng. Xe vào sân bay quá 10 phút sẽ tính thêm mức phí dịch vụ sân đậu ô tô. Cả nước hiện có gần 5 triệu ôtô, trong đó 96% đã dán thẻ và mở tài khoản thu phí không dừng. Sau khi triển khai thu phí tự động không dừng tại các sân bay, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến áp dụng thu phí ETC nhiều dịch vụ mới như phí cảng biển, bãi đỗ xe, bảo hiểm, đăng kiểm, điều này sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn lực, đồng thời góp phẩn chuyển đổi phương thức thanh toán số nhanh chóng, hiệu quả nhất trong lĩnh vực của ngành thời gian tới. Qua những kết quả tích cực trên, Bộ GTVT cũng là một trong những bộ ngành được đánh giá cao về tốc độ thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia. (Tổng hợp)
Bộ GTVT chấp thuận tăng giá vé tại 41 dự án/48 trạm thu phí BOT kể từ ngày 29/12/2023
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam và các doanh nghiệp dự án BOT về việc điều chỉnh giá vé tại các hợp đồng BOT do Bộ quản lý. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh giá vé của 44 dự án BOT trên tổng số 48 trạm. Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu doanh nghiệp dự án kiểm tra, rà soát danh sách các đối tượng thu, mức thu, đối tượng miễn, giảm giá vé và hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giá vé dự án và trạm thu phí theo đúng quy định; thực hiện thông báo công khai việc điều chỉnh giá vé trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan. Đối với Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ yêu cầu đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, giám sát, thống nhất với doanh nghiệp dự án về mức giá, thời điểm điều chỉnh giá vé của từng dự án, trạm thu phí, bảo đảm không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT. Theo Cục Đường bộ Việt Nam, sau khi có chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục đã tổ chức họp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và đã thống nhất kế hoạch triển khai công tác điều chỉnh giá vé tại các trạm thu phí thuộc danh sách. Tại cuộc họp có 3 nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án kiến nghị không điều chỉnh giá vé, gồm: Trạm Cù Mông thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; Trạm Km 1747 thuộc Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14), đoạn Km1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk; Trạm Km11+625 thuộc Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp QL38 đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương theo hình thức hợp đồng BOT). Căn cứ kiến nghị trên, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổng hợp số dự án điều chỉnh giá vé là 41 /48 trạm thu phí. Trên cơ sở này, Cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thông báo công khai và niêm yết mức giá, thời điểm áp dụng mức giá mới theo quy định... Sau khi hoàn thiện thủ tục điều chỉnh giá vé, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ đúng mức giá, đúng thời điểm, thực hiện công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đúng quy định. Thời gian điều chỉnh giá vé dự kiến từ 0 giờ ngày 29/12/2023, với mức tăng tùy theo từng dự án.
Sử dụng biển số xe ô tô giả để tránh phạt nguội bị xử lý thế nào?
Mới đây, ngày 17/5/2023, một người dân đã gửi câu hỏi đến Cổng TTĐT Bộ Công an nêu thắc mắc về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng biển số xe ô tô giả khi tham gia giao thông. Theo đó, dạo thời gian gần đây, ngày càng nhiều vụ giả biển số, che biển, thậm chí còn giả mạo màu sắc, thông tin đăng kiểm giả của xe ô tô nhằm tránh bị thu phí tại các trạm thu phí không dừng hay tránh “phạt nguội” gây khó khăn cho chủ xe thật. Vậy hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp lái xe sử dụng biển số giả vi phạm giao thông mà bị “phạt nguội” dẫn đến chủ xe thật bị phạt khi đi đăng kiểm thì chủ xe thật phải xử lý việc này như thế nào? Nhận được vướng mắc trên của người dân, Bộ Công an có câu trả lời như sau: (1) Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng biển số xe ô tô giả khi tham gia giao thông - Căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ) quy định: Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu biển số không đúng quy định và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 16. (2) Trường hợp lái xe sử dụng biển số giả vi phạm giao thông mà bị “phạt nguội” dẫn đến chủ xe thật bị phạt khi đi đăng kiểm thì chủ xe phải xử lý việc này như thế nào? Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý, lực lượng Cảnh sát giao thông xác định thông tin về phương tiện giao thông và chủ phương tiện thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an để giải quyết vụ việc. Khi chủ phương tiện đến cơ quan Công an để giải quyết vụ việc, người có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm xác minh tình tiết vụ việc để xử lý vi phạm hành chính khách quan, đúng đối tượng và đúng quy định của pháp luật. Về phía chủ phương tiện, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng biển số xe ô tô giả khi tham gia giao thông. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an
Trốn vé ở trạm BOT bị xử phạt thế nào?
Trả tiền vé tại các trạm BOT là một trong những thủ tục bắt buộc khi sử dụng dịch vụ đường xá do các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành đến khi hoàn vốn sẽ chuyển giao lại cho nhà nước. Hiện nay, việc trả tiền tại các điểm BOT không còn phải thu tiền mặt như trước nữa mà thông qua bằng hình thức trả tiền online. Theo ghi nhận nhiều ô tô con núp sau các xe tải rồi vượt qua trạm để trốn vé, dẫn đến nhiều tai nạn và mất kiểm soát trên những tuyến đường có trạm BOT. 1. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định Thông thường, trước khi vào trạm thu phí tài xế sẽ thấy biển giảm tốc độ, theo đó các phương tiện đi qua khu vực thu phí sẽ phải đi chậm lại vì các xe phía trước sẽ thực hiện thủ tục đóng phí tại các trạm BOT. Trường hợp các xe cố tình chạy nhanh hơn để cố tình vượt chạm thì sẽ bị xử lý như sau: Căn cứ Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng đối với xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. - Phạt từ 04 triệu đồng - 06 triệu đồng đối với xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Như vậy, khi đi vào khu vực trạm thu phí thì các tài xế cần phải chú ý các biển báo hiệu đi chậm tránh xảy ra va chạm trên cao tốc. Trường hợp vi phạm sẽ có camera an ninh ghi hình lại và phạt nguội. Ngoài ra, không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” cũng bị phạt từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng. 2. Đi vào làn thu phí tự động (ETC) không dán thẻ Trạm thu phí tự động hiện nay được triển khai ở rất nhiều điểm trên cả nước vì vậy bắt buộc các xe đi trên những đoạn đường này phải đăng ký thu phí tự động và dán thẻ. Ở làn phí tự động, tài xế không cần dừng xe để trả phí mà việc này sẽ được thực hiện tự động thông qua tài khoản đã đăng ký từ trước. Sau đó, làn thu phí tự động được báo hiệu bằng vạch trên đường, biển báo từ xa, song vẫn có trường hợp lái xe không dán thẻ thu phí tự động vẫn cố tình đi vào. Trường hợp này theo điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt như sau: Phạt từ 02 triệu đồng - 03 triệu đồng, ngoài ra tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Đối với người điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí. 3. Ô tô đi vào làn xe máy để né trạm thu phí Đây là một lỗi không thường gặp lắm tại các trạm thu phí, tuy nhiên không phải là không có trường hợp xảy ra. Vì một khi đã thực hiện hành vi này thì tài xế đã có ý định cố tình vi phạm và lỗi này thường bị xử phạt cao. Phạt từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 04 triệu đồng - 06 triệu đồng đối với người điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định. Căn cứ điểm đ khoản 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Lưu ý: Người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, đặc biệt, nếu gây tai nạn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng. Như vậy, trường hợp các xe ô tô vượt làn thu phí tự động với tốc độ cao có thể bị xử phạt với nhiều hành vi vi phạm cùng lúc như vượt quá tốc độ, không đăng ký thu phí tự động hoặc cố tình trốn thu phí bằng nhiều cách khác sẽ bị xử phạt hành chính ở mức cao. Ngoài ra, tài xế vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe.
Xác định mức thu phí tại các trạm thu phí BOT
Dự án BOT là gì? Dự án BOT là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận; sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thì công trình đó được chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng. Là một hình thức hoàn vốn đầu tư các dự án xây dựng đường bộ cao tốc, hầm, cầu,…của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nên chúng ta thường thấy các trạm thu phí BOT được đặt tại một số điểm công trình đường bộ nhất định. Cơ sở ban hành mức phí thu tại trạm BOT Sau khi dự án được hoàn thành, nhà đầu tư sẽ có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dựa vào nội dung trong hợp đồng BOT, bao gồm mức thu phí, trạm thu phí, thời gian hoàn vốn,... Mức phí cụ thể cho từng dự án được xác định thống nhất tại hợp đồng dự án giữa Nhà đầu tư, doanh nghiệp với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính. Theo quy định trước đây của Thông tư 159/2013/TT-BTC, mức thu được đặt trong một khung nhất định đối với từng nhóm phương tiện, theo đó, mức khung sẽ xác định mức trần và mức sàn, tùy thuộc vào dự án mà nhà đầu tư và cơ quan nhà nước sẽ quyết định mức thu phù hợp, do đó, mức thu tại các trạm thu phí của các dự án khác nhau sẽ khác nhau. Đơn vị tính: đồng/vé/lượt Phương tiện chịu phí Khung mức phí Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng. 15.000 - 52.000 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn 20.000 - 70.000 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn 25.000 - 87.000 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng Container 20 fit 40.000 - 140.000 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng Container 40 fit 80.000 - 200.000 Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT, được sửa đổi tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT đã điều chỉnh cách xác định mức thu phí. Theo đó, pháp luật sẽ quy định mức giá tối đa cho từng nhóm phương tiện, bao gồm mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo lượt, mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo chặng, và mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng hầm đường bộ. Chi tiết mức giá tối đa được quy định tại các Phụ lục Thông tư 28/2021/TT-BGTVT. Từ đó, mức giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ đối với từng dự án áp dụng cho từng loại phương tiện được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án thống nhất tại hợp đồng dự án trên nguyên tắc khi thực hiện thu không vượt mức giá tối đa đối với nhóm phương tiện.
Đề xuất xây 34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn
Các cổng thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; kinh phí 250 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách xây 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc. Các trạm thu phí sẽ được xây tại quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Cách này sẽ tạo thành vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố, và một số trục giao thông chính bên ngoài đang thường xuyên kẹt xe. Dự kiến, việc thu phí chỉ áp dụng đối với ôtô đi vào trung tâm, không thu chiều ra; không thu phí xe máy. Dự án do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2021, bao gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí.Đề xuất xây 34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn Các cổng thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; kinh phí 250 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách xây 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc. Các trạm thu phí sẽ được xây tại quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Cách này sẽ tạo thành vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố, và một số trục giao thông chính bên ngoài đang thường xuyên kẹt xe. Dự kiến, việc thu phí chỉ áp dụng đối với ôtô đi vào trung tâm, không thu chiều ra; không thu phí xe máy. Dự án do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2021, bao gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí.Đề xuất xây 34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn Các cổng thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; kinh phí 250 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách xây 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc. Các trạm thu phí sẽ được xây tại quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Cách này sẽ tạo thành vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố, và một số trục giao thông chính bên ngoài đang thường xuyên kẹt xe. Dự kiến, việc thu phí chỉ áp dụng đối với ôtô đi vào trung tâm, không thu chiều ra; không thu phí xe máy. Dự án do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2021, bao gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí. Đề xuất lần này của Sở Giao thông Vận tải căn cứ vào quan điểm của Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD), sau nhiều lần được các cơ quan phản biện. Hồi giữa tháng 6, Hội đồng tư vấn về giao thông đô thị của thành phố đã họp lần thứ hai để lấy ý kiến đối với dự án, cơ bản là ủng hộ chủ trương thực hiện. Hội đồng cũng đề xuất triển khai dự án theo hình thức đầu tư công - giao một đơn vị của TP HCM làm chủ đầu tư, quản lý. Sau khi thực hiện xong dự án sẽ đấu thầu, thuê đơn vị vận hành, khai thác và nguồn thu sẽ nộp về ngân sách thành phố nhằm tránh dư luận phản đối tiêu cực. Dự án vận dụng phù hợp kinh nghiệm quốc tế đã triển khai ở một số nước như Singapore, Thụy Điển, Anh (việc thu phí do cơ quan nhà nước thực hiện và chỉ thuê doanh nghiệp vận hành hệ thống). Hiện, Văn phòng UBND TP HCM đã đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì xem xét nội dung và trình UBND TP HCM. Trước đó, năm 2010 UBND TP HCM chấp thuận đề xuất của ITD về dự án tổ chức thu phí ôtô vào khu trung tâm. Hai năm sau đề án chính thức được trình UBND TP HCM nhưng sau đó dự án bị ngưng vì gặp nhiều ý kiến phản đối của chuyên gia và dư luận. Theo đề án lúc đó, 36 cổng thu phí tự động sẽ được xây xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Các tuyến đường này bao gồm: đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với đường Cách Mạng Tháng 8) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cổng sẽ lắp các thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe. Tổng mức đầu tư của toàn dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó mua sắm thiết bị là hơn 1.000 tỷ. Theo tờ trình, ITD đề xuất mức thu phí ôtô vào nội ô là 30.000 đồng một lượt đối với xe du lịch, 50.000 đồng với các loại xe còn lại và sẽ điều chỉnh tùy vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Việc thu phí sẽ được thực hiện từ 6h đến 20h hàng ngày, trong vòng hai năm sẽ có thể hoàn vốn đầu tư. Hữu Công Vnexpress
Đổi tên trạm thu phí thành trạm thu tiền?
Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng Dự thảo Thông tư Quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Thông tư này quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường bộ ở Việt Nam. Thông tư giải thích Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm về các: - Quy định về việc xây dựng trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ - Quy định về tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ Thông tư thay thế Thông tư 49/2016/TT-BGTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ
Trạm thu phí có phải đăng ký thang lương, bảng lương?
Cho tôi hỏi Trạm thu phí có phải đăng ký thang lương, bảng lương và khai báo sử dụng lao động với Phòng lao động TBXH nơi đặt trạm không?
07 trường hợp phải tạm dừng thu phí đường bộ
Các trạm thu phí trên hệ thống đường cao tốc, trên các quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị sẽ phải tạm dừng thu phí trong 07 trường hợp sau theo dự thảo Thông tư quy định về xây dựng, tổ chức, hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ: - Các dự án đang khai thác có chất lượng kém, không đảm bảo an toàn giao thông. - Nhà đầu tư vi phạm chất lượng bảo trì công trình BOT. - Đơn vị thu phí có hành vi gian lận, giấu doanh thu thu phí và các hành vi tiêu cực khác trong giám sát tải trọng phương tiện, tự ý di chuyển trạm thu phí, mở rộng, sắp xếp, thay đổi, bổ sung không đúng thiết kế được duyệt hay đóng bớt các làn thu phí… - Đơn vị thu phí không chấp hành nâng cao hệ thống công nghệ thu phí theo quy định nhà nước. - Hệ thống công nghệ quản lý thu phí bị hỏng bóc, trục trặc không khắc phục kịp thời Thời hạn tạm dừng với các trường hợp trên là từ khi xảy ra đến khi khắc phục xong. Riêng hai trường hợp sau, thời hạn tạm dừng sẽ là 01 ngày - Đơn vị thu phí không thực hiện việc báo cáo theo quy định mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản nhắc nhở 02 lần. - Đơn vị thu phí không nộp phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản nhắc nhở 02 lần. Xem chi tiết nội dung tại đây, đồng thời Thông tư này sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Đồng loạt triển khai thu phí không dừng ETC tại 5 sân bay từ 5/5
Mới đây, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (AVC) vừa thông tin sẽ triển khai đồng loạt thu phí không dừng ETC đối với xe ô tô vào ngày 5/5/2024 tại các sân bay. Cụ thể, 5 sân bay bao gồm sân bay Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Phú Bài và sân bay Tân Sơn Nhất sắp tới đây sẽ được lắp đặt trạm thu phí không dừng ETC. AVC thông tin sẽ lắp đặt các trạm thu phí không dừng sau 180 ngày sau khi chọn được nhà thầu. Hai trạm thu phí không dừng đang thực hiện thử nghiệm tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất từ 06/03/2024 đến 19/03/2024 được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc giúp giảm ùn tắc giao thông tại các lối ra, vào sân bay, tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, ngay cả trong dịp cao điểm Tết nguyên đán vừa qua. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam dự kiến đầu tư hơn 214 tỷ đồng bằng nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển nhằm hiện đại hóa, đồng bộ các hệ thống thu hiện hữu tại các cảng. Với nền tảng là hàng triệu ô tô đã được dán thẻ ETC (của VETC hoặc VDTC), Bộ GTVT sẽ xây dựng hệ thống thu phí không dừng tại sân bay theo hướng tích hợp, có thể sử dụng luôn thẻ ETC đường bộ để qua làn thu phí của sân bay mà không cần dán thêm thẻ hay phát sinh thêm thủ tục. ACV thu phí dịch vụ đối với phương tiện đón, trả khách theo hai nhóm sân bay. Với Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, xe ra vào trong 10 phút mỗi lượt thu 10.000 đồng xe dưới 9 chỗ, 15.000 đồng xe 10-30 chỗ, 25.000 đồng xe từ 30 chỗ trở lên. Cùng thời gian này, các sân bay còn lại thu phí ô tô dưới 9 chỗ 5.000 đồng, 10-16 chỗ 10.000 đồng, 16-29 chỗ 15.000 đồng và từ 30 chỗ trở lên 25.000 đồng. Xe vào sân bay quá 10 phút sẽ tính thêm mức phí dịch vụ sân đậu ô tô. Cả nước hiện có gần 5 triệu ôtô, trong đó 96% đã dán thẻ và mở tài khoản thu phí không dừng. Sau khi triển khai thu phí tự động không dừng tại các sân bay, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến áp dụng thu phí ETC nhiều dịch vụ mới như phí cảng biển, bãi đỗ xe, bảo hiểm, đăng kiểm, điều này sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn lực, đồng thời góp phẩn chuyển đổi phương thức thanh toán số nhanh chóng, hiệu quả nhất trong lĩnh vực của ngành thời gian tới. Qua những kết quả tích cực trên, Bộ GTVT cũng là một trong những bộ ngành được đánh giá cao về tốc độ thực hiện chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia. (Tổng hợp)
Bộ GTVT chấp thuận tăng giá vé tại 41 dự án/48 trạm thu phí BOT kể từ ngày 29/12/2023
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam và các doanh nghiệp dự án BOT về việc điều chỉnh giá vé tại các hợp đồng BOT do Bộ quản lý. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT chấp thuận điều chỉnh giá vé của 44 dự án BOT trên tổng số 48 trạm. Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu doanh nghiệp dự án kiểm tra, rà soát danh sách các đối tượng thu, mức thu, đối tượng miễn, giảm giá vé và hoàn tất các thủ tục điều chỉnh giá vé dự án và trạm thu phí theo đúng quy định; thực hiện thông báo công khai việc điều chỉnh giá vé trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan. Đối với Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ yêu cầu đơn vị này có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, giám sát, thống nhất với doanh nghiệp dự án về mức giá, thời điểm điều chỉnh giá vé của từng dự án, trạm thu phí, bảo đảm không vượt quá mức giá tối đa quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT. Theo Cục Đường bộ Việt Nam, sau khi có chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục đã tổ chức họp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và đã thống nhất kế hoạch triển khai công tác điều chỉnh giá vé tại các trạm thu phí thuộc danh sách. Tại cuộc họp có 3 nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án kiến nghị không điều chỉnh giá vé, gồm: Trạm Cù Mông thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; Trạm Km 1747 thuộc Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh (QL14), đoạn Km1738+148-Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk; Trạm Km11+625 thuộc Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp QL38 đoạn nối QL1 với QL5 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương theo hình thức hợp đồng BOT). Căn cứ kiến nghị trên, Cục Đường bộ Việt Nam đã tổng hợp số dự án điều chỉnh giá vé là 41 /48 trạm thu phí. Trên cơ sở này, Cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thông báo công khai và niêm yết mức giá, thời điểm áp dụng mức giá mới theo quy định... Sau khi hoàn thiện thủ tục điều chỉnh giá vé, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ đúng mức giá, đúng thời điểm, thực hiện công tác thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đúng quy định. Thời gian điều chỉnh giá vé dự kiến từ 0 giờ ngày 29/12/2023, với mức tăng tùy theo từng dự án.
Sử dụng biển số xe ô tô giả để tránh phạt nguội bị xử lý thế nào?
Mới đây, ngày 17/5/2023, một người dân đã gửi câu hỏi đến Cổng TTĐT Bộ Công an nêu thắc mắc về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng biển số xe ô tô giả khi tham gia giao thông. Theo đó, dạo thời gian gần đây, ngày càng nhiều vụ giả biển số, che biển, thậm chí còn giả mạo màu sắc, thông tin đăng kiểm giả của xe ô tô nhằm tránh bị thu phí tại các trạm thu phí không dừng hay tránh “phạt nguội” gây khó khăn cho chủ xe thật. Vậy hành vi vi phạm trên sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp lái xe sử dụng biển số giả vi phạm giao thông mà bị “phạt nguội” dẫn đến chủ xe thật bị phạt khi đi đăng kiểm thì chủ xe thật phải xử lý việc này như thế nào? Nhận được vướng mắc trên của người dân, Bộ Công an có câu trả lời như sau: (1) Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng biển số xe ô tô giả khi tham gia giao thông - Căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ) quy định: Phạt tiền từ 04-06 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu biển số không đúng quy định và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 16. (2) Trường hợp lái xe sử dụng biển số giả vi phạm giao thông mà bị “phạt nguội” dẫn đến chủ xe thật bị phạt khi đi đăng kiểm thì chủ xe phải xử lý việc này như thế nào? Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý, lực lượng Cảnh sát giao thông xác định thông tin về phương tiện giao thông và chủ phương tiện thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện đến trụ sở cơ quan Công an để giải quyết vụ việc. Khi chủ phương tiện đến cơ quan Công an để giải quyết vụ việc, người có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm xác minh tình tiết vụ việc để xử lý vi phạm hành chính khách quan, đúng đối tượng và đúng quy định của pháp luật. Về phía chủ phương tiện, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Trên đây là câu trả lời của Bộ Công an về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng biển số xe ô tô giả khi tham gia giao thông. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an
Trốn vé ở trạm BOT bị xử phạt thế nào?
Trả tiền vé tại các trạm BOT là một trong những thủ tục bắt buộc khi sử dụng dịch vụ đường xá do các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành đến khi hoàn vốn sẽ chuyển giao lại cho nhà nước. Hiện nay, việc trả tiền tại các điểm BOT không còn phải thu tiền mặt như trước nữa mà thông qua bằng hình thức trả tiền online. Theo ghi nhận nhiều ô tô con núp sau các xe tải rồi vượt qua trạm để trốn vé, dẫn đến nhiều tai nạn và mất kiểm soát trên những tuyến đường có trạm BOT. 1. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định Thông thường, trước khi vào trạm thu phí tài xế sẽ thấy biển giảm tốc độ, theo đó các phương tiện đi qua khu vực thu phí sẽ phải đi chậm lại vì các xe phía trước sẽ thực hiện thủ tục đóng phí tại các trạm BOT. Trường hợp các xe cố tình chạy nhanh hơn để cố tình vượt chạm thì sẽ bị xử lý như sau: Căn cứ Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). - Phạt từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng đối với xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h. - Phạt từ 04 triệu đồng - 06 triệu đồng đối với xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Như vậy, khi đi vào khu vực trạm thu phí thì các tài xế cần phải chú ý các biển báo hiệu đi chậm tránh xảy ra va chạm trên cao tốc. Trường hợp vi phạm sẽ có camera an ninh ghi hình lại và phạt nguội. Ngoài ra, không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” cũng bị phạt từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng. 2. Đi vào làn thu phí tự động (ETC) không dán thẻ Trạm thu phí tự động hiện nay được triển khai ở rất nhiều điểm trên cả nước vì vậy bắt buộc các xe đi trên những đoạn đường này phải đăng ký thu phí tự động và dán thẻ. Ở làn phí tự động, tài xế không cần dừng xe để trả phí mà việc này sẽ được thực hiện tự động thông qua tài khoản đã đăng ký từ trước. Sau đó, làn thu phí tự động được báo hiệu bằng vạch trên đường, biển báo từ xa, song vẫn có trường hợp lái xe không dán thẻ thu phí tự động vẫn cố tình đi vào. Trường hợp này theo điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định mức phạt như sau: Phạt từ 02 triệu đồng - 03 triệu đồng, ngoài ra tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Đối với người điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử tự động không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí. 3. Ô tô đi vào làn xe máy để né trạm thu phí Đây là một lỗi không thường gặp lắm tại các trạm thu phí, tuy nhiên không phải là không có trường hợp xảy ra. Vì một khi đã thực hiện hành vi này thì tài xế đã có ý định cố tình vi phạm và lỗi này thường bị xử phạt cao. Phạt từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Phạt tiền từ 04 triệu đồng - 06 triệu đồng đối với người điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định. Căn cứ điểm đ khoản 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Lưu ý: Người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng, đặc biệt, nếu gây tai nạn có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng. Như vậy, trường hợp các xe ô tô vượt làn thu phí tự động với tốc độ cao có thể bị xử phạt với nhiều hành vi vi phạm cùng lúc như vượt quá tốc độ, không đăng ký thu phí tự động hoặc cố tình trốn thu phí bằng nhiều cách khác sẽ bị xử phạt hành chính ở mức cao. Ngoài ra, tài xế vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe.
Xác định mức thu phí tại các trạm thu phí BOT
Dự án BOT là gì? Dự án BOT là dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ chức quản lý và kinh doanh có thu phí các dịch vụ sử dụng công trình với thời hạn dự tính thu hồi đủ vốn và thu được lợi nhuận; sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thì công trình đó được chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước để tiếp tục quản lý và sử dụng. Là một hình thức hoàn vốn đầu tư các dự án xây dựng đường bộ cao tốc, hầm, cầu,…của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nên chúng ta thường thấy các trạm thu phí BOT được đặt tại một số điểm công trình đường bộ nhất định. Cơ sở ban hành mức phí thu tại trạm BOT Sau khi dự án được hoàn thành, nhà đầu tư sẽ có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dựa vào nội dung trong hợp đồng BOT, bao gồm mức thu phí, trạm thu phí, thời gian hoàn vốn,... Mức phí cụ thể cho từng dự án được xác định thống nhất tại hợp đồng dự án giữa Nhà đầu tư, doanh nghiệp với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính. Theo quy định trước đây của Thông tư 159/2013/TT-BTC, mức thu được đặt trong một khung nhất định đối với từng nhóm phương tiện, theo đó, mức khung sẽ xác định mức trần và mức sàn, tùy thuộc vào dự án mà nhà đầu tư và cơ quan nhà nước sẽ quyết định mức thu phù hợp, do đó, mức thu tại các trạm thu phí của các dự án khác nhau sẽ khác nhau. Đơn vị tính: đồng/vé/lượt Phương tiện chịu phí Khung mức phí Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng. 15.000 - 52.000 Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn 20.000 - 70.000 Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn 25.000 - 87.000 Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng Container 20 fit 40.000 - 140.000 Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng Container 40 fit 80.000 - 200.000 Tuy nhiên, theo quy định mới tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT, được sửa đổi tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT đã điều chỉnh cách xác định mức thu phí. Theo đó, pháp luật sẽ quy định mức giá tối đa cho từng nhóm phương tiện, bao gồm mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo lượt, mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng đường bộ theo chặng, và mức giá tối đa cho dịch vụ sử dụng hầm đường bộ. Chi tiết mức giá tối đa được quy định tại các Phụ lục Thông tư 28/2021/TT-BGTVT. Từ đó, mức giá cụ thể cho dịch vụ sử dụng đường bộ đối với từng dự án áp dụng cho từng loại phương tiện được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án thống nhất tại hợp đồng dự án trên nguyên tắc khi thực hiện thu không vượt mức giá tối đa đối với nhóm phương tiện.
Đề xuất xây 34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn
Các cổng thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; kinh phí 250 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách xây 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc. Các trạm thu phí sẽ được xây tại quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Cách này sẽ tạo thành vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố, và một số trục giao thông chính bên ngoài đang thường xuyên kẹt xe. Dự kiến, việc thu phí chỉ áp dụng đối với ôtô đi vào trung tâm, không thu chiều ra; không thu phí xe máy. Dự án do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2021, bao gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí.Đề xuất xây 34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn Các cổng thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; kinh phí 250 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách xây 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc. Các trạm thu phí sẽ được xây tại quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Cách này sẽ tạo thành vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố, và một số trục giao thông chính bên ngoài đang thường xuyên kẹt xe. Dự kiến, việc thu phí chỉ áp dụng đối với ôtô đi vào trung tâm, không thu chiều ra; không thu phí xe máy. Dự án do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2021, bao gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí.Đề xuất xây 34 trạm thu phí ôtô vào trung tâm Sài Gòn Các cổng thu phí được xây bao quanh khu vực quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; kinh phí 250 tỷ đồng. Sở Giao thông vận tải TP HCM vừa đề xuất UBND thành phố đầu tư 250 tỷ đồng ngân sách xây 34 cổng thu phí ôtô vào khu vực trung tâm để hạn chế ùn tắc. Các trạm thu phí sẽ được xây tại quận 1, 3 và giáp ranh quận 5, 10; vành đai thu phí bao gồm các tuyến đường: Hoàng Sa (dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè) - Nguyễn Phúc Nguyên giao với Cách Mạng Tháng Tám - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Cách này sẽ tạo thành vành đai khép kín khu vực trung tâm thành phố, và một số trục giao thông chính bên ngoài đang thường xuyên kẹt xe. Dự kiến, việc thu phí chỉ áp dụng đối với ôtô đi vào trung tâm, không thu chiều ra; không thu phí xe máy. Dự án do Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn làm chủ đầu tư, thực hiện từ nay đến năm 2021, bao gồm các cổng thu phí được thiết kế đa làn, không dừng, và một trung tâm điều hành kết nối các cổng, xử lý thông tin và điều hành việc thu phí. Đề xuất lần này của Sở Giao thông Vận tải căn cứ vào quan điểm của Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD), sau nhiều lần được các cơ quan phản biện. Hồi giữa tháng 6, Hội đồng tư vấn về giao thông đô thị của thành phố đã họp lần thứ hai để lấy ý kiến đối với dự án, cơ bản là ủng hộ chủ trương thực hiện. Hội đồng cũng đề xuất triển khai dự án theo hình thức đầu tư công - giao một đơn vị của TP HCM làm chủ đầu tư, quản lý. Sau khi thực hiện xong dự án sẽ đấu thầu, thuê đơn vị vận hành, khai thác và nguồn thu sẽ nộp về ngân sách thành phố nhằm tránh dư luận phản đối tiêu cực. Dự án vận dụng phù hợp kinh nghiệm quốc tế đã triển khai ở một số nước như Singapore, Thụy Điển, Anh (việc thu phí do cơ quan nhà nước thực hiện và chỉ thuê doanh nghiệp vận hành hệ thống). Hiện, Văn phòng UBND TP HCM đã đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì xem xét nội dung và trình UBND TP HCM. Trước đó, năm 2010 UBND TP HCM chấp thuận đề xuất của ITD về dự án tổ chức thu phí ôtô vào khu trung tâm. Hai năm sau đề án chính thức được trình UBND TP HCM nhưng sau đó dự án bị ngưng vì gặp nhiều ý kiến phản đối của chuyên gia và dư luận. Theo đề án lúc đó, 36 cổng thu phí tự động sẽ được xây xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Các tuyến đường này bao gồm: đường 3/2, Lê Hồng Phong, Lý Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Kiệt, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Phúc Nguyên (giao với đường Cách Mạng Tháng 8) và tuyến đường Hoàng Sa dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cổng sẽ lắp các thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe. Tổng mức đầu tư của toàn dự án khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó mua sắm thiết bị là hơn 1.000 tỷ. Theo tờ trình, ITD đề xuất mức thu phí ôtô vào nội ô là 30.000 đồng một lượt đối với xe du lịch, 50.000 đồng với các loại xe còn lại và sẽ điều chỉnh tùy vào giờ cao điểm hay thấp điểm. Việc thu phí sẽ được thực hiện từ 6h đến 20h hàng ngày, trong vòng hai năm sẽ có thể hoàn vốn đầu tư. Hữu Công Vnexpress
Đổi tên trạm thu phí thành trạm thu tiền?
Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng Dự thảo Thông tư Quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ. Thông tư này quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc cho phép thành lập, tổ chức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trên hệ thống đường bộ ở Việt Nam. Thông tư giải thích Trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm về các: - Quy định về việc xây dựng trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ - Quy định về tổ chức và hoạt động của trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ Thông tư thay thế Thông tư 49/2016/TT-BGTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ
Trạm thu phí có phải đăng ký thang lương, bảng lương?
Cho tôi hỏi Trạm thu phí có phải đăng ký thang lương, bảng lương và khai báo sử dụng lao động với Phòng lao động TBXH nơi đặt trạm không?
07 trường hợp phải tạm dừng thu phí đường bộ
Các trạm thu phí trên hệ thống đường cao tốc, trên các quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị sẽ phải tạm dừng thu phí trong 07 trường hợp sau theo dự thảo Thông tư quy định về xây dựng, tổ chức, hoạt động của trạm thu phí sử dụng đường bộ: - Các dự án đang khai thác có chất lượng kém, không đảm bảo an toàn giao thông. - Nhà đầu tư vi phạm chất lượng bảo trì công trình BOT. - Đơn vị thu phí có hành vi gian lận, giấu doanh thu thu phí và các hành vi tiêu cực khác trong giám sát tải trọng phương tiện, tự ý di chuyển trạm thu phí, mở rộng, sắp xếp, thay đổi, bổ sung không đúng thiết kế được duyệt hay đóng bớt các làn thu phí… - Đơn vị thu phí không chấp hành nâng cao hệ thống công nghệ thu phí theo quy định nhà nước. - Hệ thống công nghệ quản lý thu phí bị hỏng bóc, trục trặc không khắc phục kịp thời Thời hạn tạm dừng với các trường hợp trên là từ khi xảy ra đến khi khắc phục xong. Riêng hai trường hợp sau, thời hạn tạm dừng sẽ là 01 ngày - Đơn vị thu phí không thực hiện việc báo cáo theo quy định mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản nhắc nhở 02 lần. - Đơn vị thu phí không nộp phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản nhắc nhở 02 lần. Xem chi tiết nội dung tại đây, đồng thời Thông tư này sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.