Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không?
Việc giam giữ phạm nhân được phân chia theo giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,... Vậy, nếu phạm nhân là người đồng tính thì có được giam giữ ở buồng riêng không? Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không? Theo khoản 2, khoản 3 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định: - Trong các khu giam giữ, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: + Phạm nhân nữ; + Phạm nhân là người dưới 18 tuổi; + Phạm nhân là người nước ngoài; + Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; + Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; + Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam; + Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân. - Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng. Như vậy, phạm nhân là người đồng tính thì có thể được giam giữ ở buồng riêng. Trại giam tổ chức giam giữ thế nào? Theo khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án; - Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật. Như vậy, trại tạm giam sẽ được chia làm 3 khu bao gồm khu giam giữ đối với phạm nhân tù trên 15 năm, chung thân, tái phạm nguy hiểm, khu giam giữ đối với phạm nhân tù 15 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án còn dưới 15 năm, tái phạm nguy hiểm đã chấp hành 1/2 án phạt và buồng kỷ luật. Phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù thì được hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng thế nào? Theo Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tái hòa nhập cộng đồng như sau: - Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; + Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. - Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; + Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; + Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. - Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây: + Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; + Dạy nghề, giải quyết việc làm; + Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Các biện pháp hỗ trợ khác. Như vậy, trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân. Và sau khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị tạo điều kiện, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Từ vụ việc ông Quyết cùng tìm hiểu chế độ ăn uống và tư trang của người bị tạm giam như thế nào?
Gần đây có một số người giàu có bậc nhất Việt Nam bị công an bắt tạm giam, vậy khi bị tạm giam thì chế độ ăn mặc à tư trang của những người bị tạm giam sẽ như thế nào. Đầu tiên về chế độ ăn Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP có quy định về định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: 1. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam. Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ. 2. Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường. 3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường được quy định tại khoản 1 Điều này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 01 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ 4. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. 5. Định mức ăn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Về chế độ mặc, tư trang Căn cứ Điều 6 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP chế độ măc, tư trang của người bị tạm giam như sau: 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 01 chiếu; 01 màn cá nhân; 01 đôi dép; 02 bộ quần áo dài; 01 áo ấm mùa đông (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên) và 01 chăn (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên dùng chăn bông loại không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố còn lại dùng chăn sợi). Người bị tạm giữ được cấp: 01 bàn chải đánh răng; kem đánh răng không quá 20g; 01 khăn rửa mặt; 0,1 kg xà phòng, 20ml dầu gội đầu. Khi người bị tạm giữ chuyển sang tạm giam thì tiếp tục sử dụng bàn chải đánh răng, khăn mặt theo quy định đối với người bị tạm giam. Người bị tạm giam được cấp: 01 bàn chải đánh răng, 01 khăn rửa mặt dùng trong 03 tháng; kem đánh răng không quá 100g dùng trong 02 tháng; mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng, 70ml dầu gội đầu. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ nếu có nhu cầu được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ trị giá tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng 2. Cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bludong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam. Như vậy, mặc dù lắm tiền nhiều của nhưng khi bị tạm giam thì cũng sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về các chế độ ăn mặc và tư trang. Các chế độ này nhìn chung tương đối hạn chế, mặc dù có thể dùng tiền của bản thân để mua thêm nhưng định mức cũng hạn chế. Vậy nên hãy làm người lương thiện.
Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không?
Việc giam giữ phạm nhân được phân chia theo giới tính, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,... Vậy, nếu phạm nhân là người đồng tính thì có được giam giữ ở buồng riêng không? Phạm nhân là người đồng tính có được giam giữ ở buồng riêng không? Theo khoản 2, khoản 3 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định: - Trong các khu giam giữ, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: + Phạm nhân nữ; + Phạm nhân là người dưới 18 tuổi; + Phạm nhân là người nước ngoài; + Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; + Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; + Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam; + Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân. - Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng. Như vậy, phạm nhân là người đồng tính thì có thể được giam giữ ở buồng riêng. Trại giam tổ chức giam giữ thế nào? Theo khoản 1 Điều 30 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm; - Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án; - Buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật. Như vậy, trại tạm giam sẽ được chia làm 3 khu bao gồm khu giam giữ đối với phạm nhân tù trên 15 năm, chung thân, tái phạm nguy hiểm, khu giam giữ đối với phạm nhân tù 15 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án còn dưới 15 năm, tái phạm nguy hiểm đã chấp hành 1/2 án phạt và buồng kỷ luật. Phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù thì được hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng thế nào? Theo Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về tái hòa nhập cộng đồng như sau: - Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; + Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam. - Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: + Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; + Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; + Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác. - Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây: + Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng; + Dạy nghề, giải quyết việc làm; + Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; + Các biện pháp hỗ trợ khác. Như vậy, trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân. Và sau khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù thì nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân, đơn vị tạo điều kiện, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Từ vụ việc ông Quyết cùng tìm hiểu chế độ ăn uống và tư trang của người bị tạm giam như thế nào?
Gần đây có một số người giàu có bậc nhất Việt Nam bị công an bắt tạm giam, vậy khi bị tạm giam thì chế độ ăn mặc à tư trang của những người bị tạm giam sẽ như thế nào. Đầu tiên về chế độ ăn Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP có quy định về định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: 1. Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 01 kg thịt lợn; 01 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than. Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam. Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ. 2. Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường. 3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường được quy định tại khoản 1 Điều này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 01 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ 4. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. 5. Định mức ăn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định. Về chế độ mặc, tư trang Căn cứ Điều 6 Nghị định 120/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP chế độ măc, tư trang của người bị tạm giam như sau: 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 01 chiếu; 01 màn cá nhân; 01 đôi dép; 02 bộ quần áo dài; 01 áo ấm mùa đông (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên) và 01 chăn (các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra và 05 tỉnh Tây Nguyên dùng chăn bông loại không quá 02 kg, các tỉnh, thành phố còn lại dùng chăn sợi). Người bị tạm giữ được cấp: 01 bàn chải đánh răng; kem đánh răng không quá 20g; 01 khăn rửa mặt; 0,1 kg xà phòng, 20ml dầu gội đầu. Khi người bị tạm giữ chuyển sang tạm giam thì tiếp tục sử dụng bàn chải đánh răng, khăn mặt theo quy định đối với người bị tạm giam. Người bị tạm giam được cấp: 01 bàn chải đánh răng, 01 khăn rửa mặt dùng trong 03 tháng; kem đánh răng không quá 100g dùng trong 02 tháng; mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng, 70ml dầu gội đầu. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ nếu có nhu cầu được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ trị giá tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng 2. Cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bludong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam. Như vậy, mặc dù lắm tiền nhiều của nhưng khi bị tạm giam thì cũng sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về các chế độ ăn mặc và tư trang. Các chế độ này nhìn chung tương đối hạn chế, mặc dù có thể dùng tiền của bản thân để mua thêm nhưng định mức cũng hạn chế. Vậy nên hãy làm người lương thiện.