Tòa tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo ngày 17/10
Hôm nay (17/10/2024), TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác. Sau thời gian nghị án kéo dài, các bị cáo bị đưa ra xét xử về các Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới do các sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan. Sau gần 1 tháng xét xử, ngày 17/10, TAND TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết đối với 34 các bị cáo trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát. Phiên xét xử do thẩm phán Nguyễn Thị Hà - Phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM làm chủ toạ. Xem chi tiết tuyên phạt của 34 bị cáo: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/17/34-bi-cao-vu-VTP.docx Ngày 17/10 là giai đoạn 2 của vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Giai đoạn 1 của vụ án đã được TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm hồi tháng 4.2024, tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan án tử hình vì chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỉ đồng. Vụ án giai đoạn 1 đang chờ xét xử phúc thẩm. Hôm nay, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.081 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng. Tòa tuyên Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh. Trong đó, chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “rửa tiền”, 8 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Theo HĐXX, có đủ căn cứ để xác định bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), là người chi phối, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, là người nắm giữ và chi phối Ngân hàng SCB. HĐXX nhận thấy hành vi của Trương Mỹ Lan và các đồng phạm gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, gây hoang mang trong cộng đồng và làm suy giảm niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, các hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn làm xáo trộn hệ thống tài chính. Với hành vi của Trương Mỹ Lan, HĐXX xét thấy cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn so với các bị cáo khác. Xem thêm: Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào? Trước đó, ngày 19/9/2024, Toà án TPHCM mở phiên toà xét xử sơ thẩm lần thứ 2 đối với bà Trương Mỹ Lan. Đến ngày 04/10/2024, tại phần luận tội, đại diện VKSND TP.HCM đã đề nghị HĐXX tuyên phạt: - Bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12-13 năm tù về tội rửa tiền; 8-9 năm tù về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới; tổng hợp hình phạt là tù chung thân. - 33 bị cáo còn lại, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 2 năm tù đến 27 năm tù về các tội, hoặc một trong các tội nêu trên. Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hậu quả hơn 30.869 tỉ đồng của 35.824 bị hại; giữ nguyên sự tự nguyện của các bị cáo, cá nhân, tổ chức khắc phục hậu quả trong vụ án. Trước đó, ngày 06/5/2024, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã đăng tải công khai Bản án 157/2024/HS-ST trên Cổng TTĐT đối với vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Xem và tải: Bản án 157/2024/HS-ST https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf và Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/PL-TruongMyLan.pdf Xem thêm: Công bố bản án 157/2024/HS-ST vụ bà Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, 85 bị cáo lãnh án - vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt thế nào?
Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt thế nào?
Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình tại giai đoạn 1 và bị đề nghị tù chung thân tại giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt sẽ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Trường hợp của bà Trương Mỹ Lan, tại giai đoạn 1 TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Đến giai đoạn 2 bị cáo bị đề nghị mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12 đến 13 năm về tội rửa tiền và 8 đến 9 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt đề nghị là chung thân. Theo đó, trường hợp TAND TP.HCM đồng ý với đề nghị về mức án này thì tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Trương Mỹ Lan sẽ là chung thân hay tử hình? (1) Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt thế nào? Căn cứ Điều 55 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định như sau: - Đối với hình phạt chính: + Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. + Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định nêu trên. + Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân. + Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình. + Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. + Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác. - Đối với hình phạt bổ sung: + Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ Luật Hình sự 2015 quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. + Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. Như vậy, đối với trường hợp bị cáo đã bị kết tội trong vụ án trước với hình phạt là tử hình và vụ án sau là tù chung thân thì tổng hợp hình phạt đối với bị cáo sẽ là tử hình. (2) Sau khi tử hình gia đình có được mang xác về không? Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 83 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình như sau: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đơn xin nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình phải được gửi cho Chánh án Tòa án đã ra thông báo. Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch sang tiếng Việt. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng thì nêu rõ lý do. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, thân nhân của tử tù được quyền làm đơn để xin nhận tử thi về mai táng. Theo đó, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình sẽ thông báo về việc chấp nhận cho gia đình nhận thi hài về mai táng hay không. Trường hợp không sẽ nêu rõ lý do vì sao không chấp nhận.
Phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục)
Sáng hôm nay ngày 19/9/2024, Toà án TPHCM mở phiên toà xét xử sơ thẩm lần thứ 2 đối với bà Trương Mỹ Lan, tức vụ án Vạn Thịnh Phát. Bài viết sau đây sẽ cập nhật liên tục diễn biến phiên toà. [cập nhật mới ngày 02/10/2024] Phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục) Danh sách 34 bị cáo ở giai đoạn 2 Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 1. Trương Mỹ Lan: cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 2. Nguyễn Phương Anh: cựu Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula 3. Trịnh Quang Công: Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn quản lý Acumen 4. Trương Khánh Hoàng: cựu quyền Tổng giám đốc ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 1. Nguyễn Vũ Anh Thi: Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam 2. Nguyễn Hữu Hiệu: Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Square Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty Cổ phần Quản lý Bất động sản Windsor 3. Võ Tấn Hoàng Văn: cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB 4. Bùi Anh Dũng: cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền 1. Trần Thị Mỹ Dung: cựu Phó tổng giám đốc ngân hàng SCB Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Trương Huệ Vân: cựu Tổng giám đốc công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor 2. Hồ Bửu Phương: cựu Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán TVSI, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 3. Bùi Đức Khoa: cựu Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Natural Land 4. Thái Thị Thanh Thảo: cựu Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale, ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn 5. Ngô Thanh Nhã: Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông (2015-2019). 6. Trương Thị Kim Lài: Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông 7. Kwok Hakman Oliver (Trung Quốc): Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông 8. Trương Wincent Kinh (Lâm Khắc Vinh, Mỹ): Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, nguyên chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World 9. Trần Thị Thúy Ái: kiểm sát viên ngân quỹ kiêm thủ kho ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn 10. Phạm Thị Thúy Hằng: kế toán trưởng Công ty Tập đoàn Sài Gòn Peninsula 11. Đặng Phương Hoài Tâm: cựu phó Văn phòng Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 12. Phan Chí Luân: nhân viên văn phòng HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát 13. Trần Văn Tuấn: Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP HCM (Setra) 14. Trần Thị Lan Chi: kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TP HCM (Setra) 15. Trần Đình Hưng: cựu Phó giám đốc tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World và Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận 16. Huỳnh Phong Phú: cựu kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận 17. Vũ Quốc Tuấn: cựu Giám đốc tài chính công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World 18. Đinh Thị Ngọc Thanh: cựu kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển Sunny World 19. Lý Quốc Trung: Phó tổng giám đốc, kiểm toán viên Công ty Kiểm toán và tư vấn A&C 20. Phạm Hoa Đăng: kiểm toán viên công ty Kiểm toán và tư vấn A&C Tội Rửa tiền 1. Chu Lập Cơ: cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường thời đại (Việt Nam) - Times Square 2. Bùi Văn Dũng: lái xe riêng của bà Trương Mỹ Lan 3. Trần Thị Hoàng Uyên: thư ký bà Trương Mỹ Lan 4. Trần Xuân Phượng: thư ký của Ngô Thanh Nhã, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát Tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 1. Tô Thị Anh Đào: Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Thái độ trái ngược của các bị cáo (NLĐO) - Phiên xét xử lần này tiếp tục làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. Ngày 19-9, TAND TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 2. Phiên xét xử lần này tiếp tục làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. Bị cáo Trương Mỹ Lan Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, các bị cáo phạm tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Mở đầu phiên xử, HĐXX thẩm tra lý lịch của bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan bị cáo buộc phạm cả 3 tội danh trên. Bị cáo này giữ thái độ điềm tĩnh, trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi về nhân thân. Bị cáo Chu Lập Cơ HĐXX hỏi về nhân thân, bà Lan khai rằng trong phiên xét xử sơ thẩm trước đó (kéo dài từ ngày 5-3 đến 11-4 tại TAND TP HCM), bà "bị quy buộc" 3 tội danh Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và Đưa hối lộ. Tương tự như phiên xét xử trước đó, bị cáo Chu Lập Cơ (bị cáo buộc tội "Rửa tiền"), chồng bà Trương Mỹ Lan, tiếp tục được hỗ trợ bởi phiên dịch viên tiếng Anh để đảm bảo ông có thể hiểu và tham gia vào quá trình xét hỏi. Trong phiên xét xử, cả ông Chu Lập Cơ và Trương Huệ Vân (bị cáo buộc tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản), cháu gái của bà Trương Mỹ Lan, đều giữ thái độ bình tĩnh, không bộc lộ nhiều cảm xúc trước những câu hỏi của HĐXX. Bị cáo Trương Huệ Vân Trái ngược với sự bình tĩnh của bà Lan, một số đồng phạm trong vụ án đã không giữ được bình tĩnh. Điển hình là bị cáo Thái Thị Thanh Thảo (cựu giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale thuộc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn; bị cáo buộc tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"), bị cáo Tô Thị Anh Đào (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát; bị cáo buộc tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới") đã bật khóc nức nở khi được thẩm vấn. Chủ toạ phiên toà nhiều lần nhắc nhở các bị cáo cần phải giữ bình tĩnh trong suốt quá trình xét xử. An ninh phiên toà được siết chặt Theo đó, cáo trạng xác định bị cáo Thái Thị Thanh Thảo đã chỉ đạo Trần Thị Thuý Ái (cựu kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn) và các giao dịch viễn Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn đi lệnh nộp/chuyển/rút tiền trong dòng tiền không để tạo lập trái phiếu do các Công ty An Đông và Sunny World giúp Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu của Công ty An Đông và Sunny World chiếm đoạt số tiền hơn 26.500 tỉ đồng của 30.744 bị hại. Bị cáo Tô Thị Anh Đào bị cáo buộc là người quản lý Công ty Helios để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam và chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hợp đồng vay nợ "khống" giữa Công ty Helios với Công ty ở nước ngoài. Theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Tô Thị Anh Đào thực hiện các thủ tục khống để Công ty Helios nhận từ nước ngoài về 40 triệu USD, đồng thời chuyển đi nước ngoài 40 triệu USD. Ngoài ra, khi kế toán trưởng Công ty VIPD đã ký 2 ủy nhiệm chi chuyển số tiền 445.133 tỉ đồng từ Công ty VIPD đến Công ty Blue Pearl để Công ty Blue Pearl chuyển thành 19,6 triệu USD chuyển ra nước ngoài cho Công ty Leader Vission. VKSND Tối cao cáo buộc hành vi của Tô Thị Anh Đào đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép hơn 99 triệu USD qua biên giới. Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Một người bị đình chỉ điều tra liên tục bị nhắc tới (NLĐO) – Trả lời HĐXX, nhiều bị cáo liên tục nhắc đến vai trò chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc SCB, trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; đã chết) dù cơ quan chức năng đã đình chỉ điều tra đối với người này. Chiều 20-9, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) với phần xét hỏi các bị cáo tham gia phát hành trái phiếu bất hợp pháp, hỗ trợ tích cực cho quá trình huy động vốn trái phép và che giấu dòng tiền không minh bạch, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Những lời khai hướng đến Nguyễn Phương Hồng Trả lời HĐXX, nhiều bị cáo liên tục nhắc đến vai trò chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc SCB, trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; đã mất) dù cơ quan chức năng đã đình chỉ điều tra đối với người này. Quang cảnh bên ngoài phiên xét xử Bị cáo Thái Thị Thanh Thảo, cựu giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn, bị cáo buộc là người tham gia tạo lập trái phiếu thông qua việc tiếp nhận các file Excel có thông tin các giao dịch nộp/ rút/ chuyển tiền giữa các cá nhân, công ty thuộc Tập đoàn VTP. Bị cáo Thảo còn tham gia đi lệnh nộp/chuyển/rút tiền trong dòng tiền khống. Từ đó, Thảo đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt hơn 27.000 tỉ đồng. Thảo khai nhận chỉ đạo trực tiếp từ Phương Hồng. Với những chỉ đạo từ người này, Thảo không được hỏi lại, không được chia sẻ thông tin ra ngoài. Bị cáo khai không được nhận lợi ích gì ngoài tiền lương hằng tháng. Bị cáo Trương Mỹ Lan Bị cáo Trần Thị Thúy Ái, cựu kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, khai rằng Hồng đã chỉ đạo bị cáo tiếp nhận và xử lý một nhóm khách hàng ưu tiên, được phục vụ riêng và ngoài giờ làm việc khi đến nộp tiền tại SCB. Một số khách hàng đến nộp tiền mặt nhưng lại không có tiền mặt. Khi bị cáo thắc mắc về việc này, Hồng chỉ trả lời rằng "nhiệm vụ của Ái là làm theo chỉ đạo". Bị cáo nói, vì hoàn cảnh bản thân khó khăn, không dám nghỉ việc tại SCB nên Hồng nhất mực làm theo chỉ đạo. Bị cáo Ái thừa nhận đã ký 191 chứng từ nộp tiền và 238 chứng từ rút tiền liên quan đến dòng tiền khống của Công ty An Đông, cùng với 24 chứng từ nộp và 28 chứng từ rút tiền của Công ty Sunny World. Bị cáo khai tất cả theo chỉ đạo của Hồng và bị cáo Thanh Thảo, giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ đồng từ 30.744 bị hại. Bị cáo Trần Mỹ Dung, cựu phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng và xử lý nợ SCB, cũng thừa nhận nội dung như cáo trạng truy tố. Bị cáo khai tiếp nhận chỉ đạo của Trương Khánh Hoàng, cựu tổng giám đốc SCB, và nhận phương án dòng tiền khống, sau đó chỉ đạo Bùi Anh Dũng (cựu Giám đốc SCB Chi nhánh Bến Thành) hợp thức chứng từ, đi lệnh dòng tiền khống, hạch toán trên hệ thống Ngân hàng SCB, giúp cho Công ty Setra phát hành trái phiếu theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, giúp sức Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền 2.000 tỉ đồng của 2.431 bị hại. Chủ tọa hỏi, bị cáo có biết Trương Khánh Hoàng nhận chỉ đạo từ ai không? Bị cáo Dung trả lời rằng người chỉ đạo Hoàng là Trương Mỹ Lan và Nguyễn Phương Hồng. Nhiều người thân rơi "bẫy trái phiếu" Bị cáo Trương Khánh Hoàng khai cáo trạng miêu tả hành vi khách quan đúng. Bị cáo còn chia sẻ rất buồn về hành vi đã gây ra, thể hiện sự ăn năn hối lỗi. Trong số những người bị hại, có cả những người thân trong gia đình của bị cáo, điều này càng làm gia tăng cảm giác đau lòng và trách nhiệm của bị cáo. Cụ thể, mẹ và dì của bị cáo cũng đã mua trái phiếu khống. Các bị cáo tại phiên xét xử Bị cáo Bùi Anh Dũng khai khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết mình dính vào trái phiếu khống. Bị cáo thừa nhận đã thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, tạo điều kiện cho nhóm khách hàng ưu tiên (khách hàng VIP liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) thực hiện các giao dịch, chỉ đạo nhân viên của ngân hàng hạch toán chứng từ trên hệ thống và thực hiện các lệnh nộp, chuyển, nộp, rút tiền khống để hỗ trợ Công ty Setra phát hành trái phiếu theo chủ trương của Trương Mỹ Lan. Hành động này đã giúp Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền lên tới 2.000 tỉ đồng của 2.431 bị hại Bị cáo nói, thời điểm bấy giờ, bị cáo nghĩ việc phát hành trái phiếu là đúng. Cũng vì vậy mà mẹ, vợ, anh em của bị cáo đều tham gia mua trái phiếu. Em dâu nói về Trương Mỹ Lan Trước tòa, bị cáo Ngô Thanh Nhã, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông, khai rằng bị cáo Trương Mỹ Lan là chị chồng của Nhã. Bị cáo Nhã cho biết bản thân không có trình độ chuyên môn hay nghiệp vụ về trái phiếu và chỉ làm theo chỉ đạo của bị cáo Lan. Sau khi tiếp nhận chủ trương từ Trương Mỹ Lan, chị Lan đã chọn Công ty An Đông để phát hành trái phiếu, giao cho Bửu Phương phụ trách công việc chính. Với tư cách là người quản trị Công ty An Đông, bị cáo Nhã khẳng định không có bàn bạc hay lựa chọn nào với Trương Mỹ Lan. Bị cáo chỉ biết rằng bà Lan đã chọn Công ty An Đông để phát hành trái phiếu, và hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của chị chồng mà không có nghiệp vụ liên quan. Bị cáo Chu Lập Cơ, chồng bị cáo Trương Mỹ Lan Bị cáo cũng nhấn mạnh rằng không quản lý hoạt động của Công ty An Đông mà chỉ đứng tên, trong khi chỉ phụ trách công ty Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, với nhiệm vụ chủ yếu là lo hậu cần, lương thưởng Tết và các hoạt động từ thiện. Bị cáo không tham gia vào các hoạt động kinh doanh của Công ty An Đông. Khi thư ký trình giấy tờ, bị cáo chỉ ký theo lời của bà Lan mà không biết rõ nội dung. Bị cáo không chỉ đạo các hoạt động thực tế của An Đông và chỉ đứng tên chức vụ. Bị cáo tỏ ra sửng sốt và không biết việc phát hành trái phiếu đã gây thiệt hại lớn đến nhiều người. Bị cáo mong muốn cố gắng hết sức để khắc phục tối đa cho người dân trước những thiệt hại mà vụ việc đã gây ra. [MỚI] Những lời khai hướng về cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (NLĐO) - Sáng 23-9, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) với phần xét hỏi các bị cáo tham gia phát hành trái phiếu khống. Đây là ngày thứ 3 kể từ khi phiên toà được khai mạc. Trong 2 ngày trước đó, chủ toạ phiên xử đã xét hỏi 19 bị cáo liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra. Như vậy, liên quan hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu khống, còn 10 bị cáo sẽ được xét hỏi, trong đó có cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan. Hội đồng xét xử đã xét hỏi 19 bị cáo trong 2 ngày vừa qua Các bị cáo đã khai báo trước toà thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu và giữ nguyên các lời khai tại cơ quan điều tra. Các lời khai đều hướng về vai trò chủ chốt của bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) trong việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động trái pháp luật này. Theo lời khai, từ năm 2018 đến năm 2020, bị cáo Trương Mỹ Lan là người đề ra và chỉ đạo việc thực hiện các hành vi sai phạm. Bà Lan đã chỉ đạo các bị cáo Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc SCB), Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc SCB; trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI), và Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP), sử dụng các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành 25 mã trái phiếu "khống", tức không có giá trị thật. Họ đã bán các trái phiếu này cho nhà đầu tư và thu về tổng cộng hơn 30.000 tỉ đồng. Bị cáo Trương Mỹ Lan Số tiền này sau đó được Trương Mỹ Lan sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục tiêu ban đầu của việc phát hành trái phiếu, dẫn đến việc không thể trả nợ cho nhà đầu tư. Các bị cáo đều thừa nhận rằng việc truy tố của VKSND Tối cao là đúng người, đúng tội và không có oan sai. Họ khẳng định ngoài tiền lương, không được hưởng lợi gì từ việc phát hành trái phiếu. Các bị cáo cũng trình bày rằng họ chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan và không nhận thức hết được mức độ nghiêm trọng của hành vi. Họ bày tỏ sự hối hận, cam kết sẽ sắp xếp tài chính để khắc phục hậu quả và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trong phần xét hỏi, liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông, bị cáo Huệ Vân cho biết thời điểm đó bị cáo chỉ quản lý các tòa nhà thương mại và dịch vụ, còn về hoạt động tài chính thì không nắm rõ. Bị cáo Vân khẳng định rằng mình không tham gia vào bất kỳ quyết định hay cuộc họp nào liên quan đến việc phát hành trái phiếu và do áp lực công việc, bị cáo không nhớ đã ký bao nhiêu loại giấy tờ hoặc hợp đồng, mà chỉ ký theo những nơi đã được đánh dấu sẵn. Bị cáo Trương Huệ Vân, cháu gái Trương Mỹ Lan Bị cáo Vân cũng thừa nhận sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, bị cáo giải thích rằng mình chỉ là người làm thuê với mức lương 80 triệu đồng/tháng và không có khả năng khắc phục thiệt hại lớn do vụ án gây ra. Dù vậy, bị cáo cam kết sẽ cố gắng vận động gia đình để khắc phục phần nào hậu quả. Cuối cùng, bị cáo Vân bày tỏ sự hối hận và khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối hay chiếm đoạt tiền của bất kỳ ai. Bị cáo xin lỗi vì những hành động của mình đã gây ảnh hưởng đến các gia đình bị hại và mong nhận được sự tha thứ. Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 10 bị cáo phạm tội xuyên suốt cả 2 giai đoạn cùng với bà Trương Mỹ Lan gồm: Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB), giai đoạn 1 lãnh án 18 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án tù chung thân về các tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Tham ô tài sản"; Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB) giai đoạn 1 lãnh án chung thân về các tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Tham ô tài sản"; Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án 16 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Nguyễn Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Hồ Bửu Phương (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TVSI, cựu phó tổng giám đốc tài chính Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 20 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty Natural Land) giai đoạn 1 lãnh án 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng phòng Văn phòng hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 15 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) giai đoạn 1 lãnh án 9 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Tất cả các bị cáo trên đều đã kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Trong đó, bị cáo Trương Mỹ Lan (bị tuyên án tử hình về các tội danh: Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng; Đưa hối lộ) đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Siêu dự án tại đất vàng TPHCM bà Trương Mỹ Lan muốn dùng khắc phục cho trái chủ Siêu dự án Amigo của bà Trương Mỹ Lan tại khu "tứ giác vàng" trung tâm quận 1 (TPHCM) có giá đất cao nhất lên tới 810 triệu đồng/m2. Siêu dự án Amigo nằm tại khu "tứ giác vàng" Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng, đối diện tòa nhà Times Square trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) là tài sản được bà Trương Mỹ Lan trình bày trong phiên tòa ngày 29/9 về phương án khắc phục 30.000 tỷ đồng thiệt hại cho 35.824 cho trái chủ. Siêu dự án này có tổng diện tích 11.158 m2 (trong đó đất thuộc sở hữu cá nhân, tư nhân 8.342 m2, Nhà nước đang quản lý hơn 2.815 m2). Đến nay nhà đầu tư đã thỏa thuận, đền bù cho các hộ dân với diện tích 7.931 m2. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.019 m2; 5.912 m2 đất nhà đầu tư đã ký biên bản thỏa thuận với các hộ dân. Dự án nằm đối diện với tòa nhà phức hợp Times Square trên đường Nguyễn Huệ, xung quanh là tháp tài chính Bitexco, Sun Wah,... gần các địa điểm nổi tiếng tại TPHCM như Dinh Độc Lập, UBND TPHCM, Bến Bạch Đằng, hầm Thủ Thiêm... Theo lời bà Trương Mỹ Lan tại tòa, dự án Amigo có tổng giá trị gấp 3 lần so với tòa Times Square, và sẽ mang lại nhiều giá trị về lao động, kinh tế. Dự án này đã được nhà nước đồng ý chủ trương đầu tư từ năm 2007 và đã được triển khai đền bù gần 30 năm nay, giờ chỉ còn vướng mắc một chút về pháp lý. Nằm giữa vị trí vàng, khu tứ giác này được rất nhiều thương hiệu nhòm ngó, chủ yếu là trong ngành F&B (đồ ăn và đồ uống). Đây là khu vực luôn tấp nập người qua lại. Xung quanh các vỉa hè dọc đường Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng được xếp chật kín xe. Theo dự thảo giá đất của Sở Tài nguyên Môi trường công bố hồi tháng 7/2024, nơi có giá đất cao nhất là trên mặt đường Nguyễn Huệ với giá 810 triệu đồng/m2. Ngoài "siêu dự án" Amigo tại khu đất tứ giác Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) bà Trương Mỹ Lan còn muốn bán dự án 6A ở Bình Chánh với giá rẻ để lấy tiền trả cho các trái chủ. Nguồn tin Tổng hợp
Công bố bản án 157/2024/HS-ST vụ bà Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm
Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa đăng tải Niêm yết Bản án 157/2024/HS-ST ngày 15/4/2024 vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Ngày 05/3-11/4/2024 tại Trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 1053/2023/HSST ngày 22/12/2023 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 593/2024/QĐXXST-HS ngày 05/02/2024 đối với các bị cáo trong vụ Trương Mỹ Lan. Xem sơ lược vụ án tại: Tuyên án bà Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (cập nhật liên tục) Trend "Ra khơi tìm kho báu" là gì? Liên quan gì vụ án TĐ Vạn Thịnh Phát-Trương Mỹ Lan? Theo đó, ngày 06/5/2024, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã đăng tải công khai Bản án 157/2024/HS-ST trên Cổng TTĐT đối với vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Xem và tải: Bản án 157/2024/HS-ST https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf và Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/PL-TruongMyLan.pdf Đáng chú ý: Tòa án quyết định xử phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tử hình về tội “Tham ô tài sản” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung cho cả 03 tội là tử hình. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/10/2022, tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. Và cùng 85 bị cáo khác. Xem thêm tại Bản án 157/2024/HS-ST https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf Trong thời gian thử thách, nếu các bị cáo được cho hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc các bị cáo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trong trường hợp các bị cáo được cho hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án hình sự. Căn cứ Điều 47, Điều 48 của Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. + Buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17/10/2022 tương đương số tiền là 673.849.352.548.898 đồng. + Buộc bị cáo Dương Tấn Trước phải bồi hoàn tiếp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn số tiên là 692.763.268.256 đồng. + Buộc bị cáo Nguyễn Thanh Tùng và công ty cổ phần dầu khí Đông Phương phải liên đới bồi hoàn lại số tiền 443.600.000.000 đồng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. + Chuyển số tiền 300.000.000.000 đồng mà ông Nguyễn Văn Hảo đã nộp khắc phục cho bị cáo Trương Mỹ Lan cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. (đã khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án) (số tiền đang tạm giữ tại cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh theo biên lai thu số 0031607) + Buộc bị cáo Nguyễn Cao Trí nộp lại số tiền 1.000.000.000.000 đồng, số tiền này sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. + Buộc bị cáo Dương Tấn Trước phải nộp lại số tiền 2.204.565.000.000 đồng, số tiền này sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. + Buộc ông Trần Nhật Tiến phải nộp lại 20.000.000.000 đồng và bà Nguyễn Thị Thúy Hiền phải nộp lại 36.000.000.000 đồng để đảm bảo cho nghĩa vụ của bị cáo Dương Tấn Trước trong vụ án. + Tịch thu 4.800.000 USD của bị cáo Đỗ Thị Nhàn để sung vào ngân sách nhà nước. (Toàn bộ 4.800.000 USD đã được chuyển và tạm giữ tại cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh theo công văn số 1713/CV-CSKT-P2 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an kèm ủy nhiệm chi của kho bạc nhà nước quận Cầu Giấy) + Buộc bị cáo Đỗ Thị Nhàn nộp lại số tiền Việt Nam đồng tương đương 400.0 USD để tịch thu sung vào ngân sách nhà nước (Tỷ giá giữa USD và Việt Nam đồng được tính theo tỷ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thi hành án). + Buộc các bị cáo khác phải nộp lại tiền đã nhận từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, bị cáo Trương Mỹ Lan, số tiền này được chuyển cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn để khắc phục hậu quả của vụ án, số tiền này sẽ khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án. (Danh sách các bị cáo bị buộc nộp lại tiền theo phụ lục 07 kèm bản án). + Giao cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn tiếp tục quản lý, xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với 1121 mã tài sản đang được thế chấp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn để đảm bảo cho 1.243 khoản vay,'hợp đồng tín dụng còn nghĩa vụ nợ trong vụ án như đã xác định, theo các hợp đồng thế chấp đã ký (nghĩa vụ hoàn trả đối với 1.243 khoản vay, hợp đồng tín dụng đã. được HĐXX xác định là thuộc trách nhiệm của bị cáo Trương Mỹ Lan với tổng dư nợ còn lại tính đến ngày 17/10/2022 là 673.849.352.548.898 đồng). Đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn trong trường hợp nếu xử lý tài sản theo hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ thì sau khi xử lý xong các khoản nợ được đảm bảo bằng các tài sản tương ứng thì phần giá trị tài sản còn lại (nếu có) cần phối hợp với C03 để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của bị cáo Trương Mỹ Lan thì dùng toàn bộ phần còn lại đó để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án. (danh sách 1121 mã tài sản theo phụ lục 08 kèm bản án) + Tiếp tục kê biên, xử lý đối với tài sản là 658 bất động sản (được xác định là của Trương Mỹ Lan) do các Công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ để thi hành cho nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án (danh sách 658 bất động sản theo phụ lục 09 kèm bản án) + Buộc công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là 2.882.800.000.000 đồng để thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Tiếp tục kê biên đối với các tài sản là bất động sản liên quan đến Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai để đảm bảo nghĩa vụ của công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (các tài sản và các bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ của công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai bị kê biên theo các lệnh kê biên 272 /LKB-CSKT-P2, 273 /LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023, danh sách theo phụ lục 10 kèm bản án). + Buộc Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát phải nộp lại số tiền 2.355.104.862.0 đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. + Buộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn phải hoàn trả 13 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An của cổ phần địa ốc Hồng Phát cho công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát để công ty thực hiện thi hành phán quyết của trọng tài liên quan Công ty China Policy Limited theo quyết định THA số 01/QĐ-CTHA ngày 01/10/2014 của Cục THADS tỉnh Long An. (13 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát hiện do Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giữ theo hợp đồng thế chấp số 0217/HĐTC-SCB-CNSG. 19 ngày 30/10/2019 của ngân hàng TMCP Sài Gòn) + Tiếp tục kê biên đối với 76 quyền sử dụng đất tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, giao cho C03-BỘ công an để tiếp tục điều tra làm rõ xử lý liên quan đến hành vi sai phạm của một số đối tượng đứng tên hộ tài sản cho bị cáo Trương Mỹ Lan (các quyền sử dụng đất nêu trên bị kê biên theo các lệnh kê biên số 254/LKB-CSKT-P2,255/LKB-CSKT-P2,256/LKB-CSKT-P2,257/LKB-CSKT-P2,258/LKB-CSKT-P2,259/LKB-CSKT-P2,260/LKB-CSKT-P2,261/LK-CSKT-P2,262/LKB-CSKT-P2,263/LKB-CSKT-P2,264/LKB-CSKT-P2,265/LKB-CSKT-P2,266/LKB-CSKT-P2,267/LKB-CSKT-P2,268/LKB-CSKT-P2,269/LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát diều tra Bộ công an-danh sách các quyền sử dụng đất theo phụ lục 11 kèm bản án) + Tiếp tục kê biên đối với tài sản là 16 quyền sử dụng đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh (diện tích khoảng lha thuộc Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển), giao cục C03-BỘ công an tiếp tục điều tra làm rõ để giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án. (các quyền sử dụng đất nêu trên bị kê biên theo các lệnh kê biên SỐ243/LKB-CSKT-P2,242/LKB-CSKT-P2,241/LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an- danh sách các quyền sử dụng đất theo phụ lục 12 kèm bản án) + Buộc công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại số tiền 145.260.000.000 đồng và số tiền tương đương 1.000 lượng vàng SJC (theo giá vàng SJC của công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn công bố tại thời điểm thi hành án) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, tiếp tục kê biên 02 tài sản là nhà, đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 1429, tờ bản đồ số 4 và thửa đất số 1236, tờ bản đồ số 4 tại xã Thạch Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (theo các Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BĐ 373911 và số BĐ 373403 do sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An cấp) để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo. (các quyền sử dụng đất nêu trên bị kê biên theo lệnh kê biên so 253/LKB- CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) - Tiếp tục kê biên, xử lý đối với tài sản là nhà, đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 2,3,4,11, tờ bản đồ số 39 tại địa chỉ 78 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh (theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất so CL 460143 do sở tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh cấp ngày 07/3/2018) để thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Đối với quan hệ tranh chấp liên quan đến việc chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất này giữa Chu Duyệt Phấn và các bên liên quan (ông Lê Quốc Lập, bà Đỗ Thị Bích Thu) là một quan hệ pháp luật khác, sẽ được giải quyết bằng 01 vụ án khác khi các bên có yêu cầu. (tài sản bị kê biên theo lệnh kê biên số 170/LKB-CSKT-P10 ngày 04/07/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) + Buộc bà Mai Ngọc Ngà nộp lại số tiền 19.300.000.000 đồng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Tiếp tục kê biên tài sản là nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất tại thửa đất số 409, tờ bản đồ số 09, địa chỉ tại 75B Trần Tế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số BE861200 do UBND quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14/12/2011, để đảm bảo nghĩa vụ của thi hành án của bà Mai Ngọc Ngà. (tài sản bị kê biên theo lệnh kê biên số 169/LKB-CSKT-P10 ngày 04/07/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) + Tiếp tục kê biên tài sản là nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất tại thửa đất số 01, tờ bản đồ số 22 (là biệt thự cổ) tại địa chỉ 110 - 112 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số hồ sơ gốc số 2272/2009/GCN do UBND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16/10/2009, để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án (lưu ý ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng) (tài sản bị kê biên theo lệnh kê biên số 271/LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) ….. Xem tiếp tại Bản án 157/2024/HS-ST Xem và tải: Bản án https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/PL-TruongMyLan.pdf Xem sơ lược vụ án tại: Tuyên án bà Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (cập nhật liên tục) Trend "Ra khơi tìm kho báu" là gì? Liên quan gì vụ án TĐ Vạn Thịnh Phát-Trương Mỹ Lan?
Trend "Ra khơi tìm kho báu" là gì? Liên quan gì vụ án TĐ Vạn Thịnh Phát-Trương Mỹ Lan?
673 nghìn tỷ đồng là gì? Trend “Ra khơi tìm kho báu” có ý nghĩa gì mà Kình Ngư Ánh Viên cũng nhập cuộc hành trình đi tìm kho báu? Vậy trend này bắt nguồn từ đâu mà có quy mô lớn chưa từng có trên mạng xã hội như vậy? Bắt nguồn của trend “Ra khơi tìm kho báu” của bà Trương Mỹ Lan Những ngày qua, mạng xã hội rầm rộ trước trend "Ra khơi tìm kho báu", netizen rần rần rủ nhau đi tìm kho báu, tạo nên cuộc "đại hải trình" quy mô chưa từng có khắp các nền tảng. Vậy thực tế, có kho báu nào đang bị mất tích ngoài biển khơi không? - Câu trả lời là “Không!”. "Kho báu" được cộng đồng mạng nhắc tới ở đây là số tiền hơn 673 nghìn tỷ đồng phải bồi hoàn trong vụ Vạn Thịnh Phát, có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. Xem thêm: Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan là gì mà hot rần rần hiện nay? Cụ thể, câu chuyện “Ra khơi tìm kho báu” được bắt nguồn từ một tài khoản đăng trạng thái: Khi được tòa hỏi “Giấu 673 nghìn tỷ đồng ở đâu?”. Bà Trương Mỹ Lan trả lời rằng: “Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm” kèm hastag #j4f khoảnh khắc bà Trương Mỹ Lan bị tòa tuyên án tử hình. Xem bài viết: Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào? Cũng theo đó "Trend ra khơi tìm kho báu" của Trương Mỹ Lan trở thành một hiện tượng viral trên các nền tảng mạng xã hội, lấy cảm hứng của câu chuyện về vua hải tặc Gold D. Roger trong bộ anime và manga nổi tiếng One Piece. Trong One Piece, Gold D. Roger là người đã tìm ra kho báu vĩ đại nhất thế giới và từ đó, mọi hải tặc đều ra khơi tìm kiếm kho báu ấy để trở thành vua hải tặc mới. Từ đó, cồng động mạng đua nhau đu trend ra khơi để tìm kho báu khổng lồ từ những tấm ảnh chế đến các đoạn video clip chèo thuyền, chèo thúng phóng ra biển khơi thu lại hàng trăm nghìn lượt thích. Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Vì sao đu trend “Ra khơi tìm kho báu” lại có thể vi phạm pháp luật? Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? Sơ lược mức án tòa tuyên trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Sau hơn 01 tháng xét xử, chiều 11/4, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình Hội đồng xét xử xác định, Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỷ đồng, tuy nhiên bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả nên chỉ còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng. Tòa nhận định, thực chất bị cáo Lan là chủ SCB, có quyền điều hành cao nhất tại SCB. Bị cáo Lan không chỉ chi phối về tài chính mà còn chi phối cả nhân sự của SCB. Dù không quản lý điều hành trực tiếp nhưng bị cáo Lan có vai trò cao nhất, có quyền quyết định toàn bộ tại SCB. Từ đó, bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như công cụ tài chính, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để lập hồ sơ vay khống, nâng giá tài sản đảm bảo; đưa tài sản không đủ pháp lý, rút tài sản có giá trị lớn hóa đổi bằng tài sản có giá trị thấp hơn để rút tiền SCB. Xem thêm các mẫu đơn: Đơn tố cáo lừa đảo trên không gian mạng https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc Tờ khai quyết toán thuế TNCN mới nhất https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/14/02-QTT-TNCN-tt-80-2021-btc.doc Về thiệt hại của vụ án, từ 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (gần 484.000 tỷ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Về tội Tham ô tài sản, Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong suốt 10 năm được chia thành 2 giai đoạn. Với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018, xử lý theo điều khoản tương ứng là điều 179 "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Còn hành vi của bị cáo Lan xảy ra từ 0h ngày 1/1/2018 sẽ xử lý theo Bộ luật Hình sự mới, tương ứng với tội Tham ô tài sản. Hội đồng xét xử nhận định Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo Trượng Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản là đúng. Xem thêm Danh sách 86 bị cáo bị khởi tố trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/86-bi-cao-bi-truy-to.pdf Xem thêm chi tiết vụ án tại: Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, 85 bị cáo lãnh án - vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Tham khảo: Tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của Bà Trương Mỹ Lan Theo Báo điện tử Tiền phong, căn cứ vào kết quả điều tra, các cơ quan tố tụng đã xác định tội danh tương ứng với hành vi của từng bị can dựa trên vị trí, vai trò, mức độ vi phạm và lỗi của họ. Do bà Trương Mỹ Lan vi phạm trước thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2018), nên cơ quan tố tụng đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội, sử dụng luật cũ, Khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự 1999 để xử lý tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với khung hình phạt là từ 10 đến 20 năm tù. Xem chi tiết tại: Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì? Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?
Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan là gì mà hot rần rần hiện nay?
Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan nổi bật trên mạng xã hội mấy ngày qua lấy cảm hứng từ đâu mà mọi người đều căng buồm, đổ xô ra biển để truy tìm kho báu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan lấy cảm hứng từ đâu? Trend “Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan lấy cảm hứng từ nội dung bộ anime và manga nổi tiếng One Piece. Trong One Piece, Gold D. Roger là người đã tìm ra kho báu vĩ đại nhất thế giới, và từ đó mọi hải tặc đều ra khơi tìm kiếm kho báu ấy để trở thành vua hải tặc mới. Thực tế thì chẳng có kho báu nào đang bị mất tích ngoài biển khơi cả. Kho báu mà khắp cõi mạng đang rần rần nhắc đến chính là số tiền khổng lồ phải bồi hoàn trong vụ án Vạn Thịnh Phát, có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. Vừa qua bà Trương Mỹ Lan đã bị tuyên tử hình về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức, tín dụng. Tổng hợp hình phạt là tử hình. Về trách nhiệm dân sự thì bà Trương Mỹ Lan buộc bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền là 673.849 tỉ đồng. Số tiền bồi hoàn quá khổng lồ và khiến nhiều người "chóng mặt" vì quá lớn. Một người hài hước (chưa rõ danh tính) đã ngay lập tức khởi xướng trào lưu "đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan" ở ngoài biển khơi. Trend này nhanh chóng được nhiều cư dân mạng hưởng ứng. Người muốn "đu trend" này chỉ cần đăng tải hình ảnh, video có liên quan đến biển, cùng dòng trạng thái "đi tìm kho báu", là đã nhập cuộc đại hải trình online. Xem sơ lược vụ án Trương Mỹ Lan tại đây: Tòa tuyên các mức án trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan 2. Đăng kí trở thành thuyền viên trên tàu biển Việt Nam thế nào? Theo quy định tại Điều 53 Thông tư 23/2017/TT- BGTVT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 56/2023/TT-BGTVT thì thủ tục đăng ký và cấp Sổ thuyền viên từ ngày 01/4/2024 như sau: Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký và cấp Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến một trong các Cơ quan đăng ký thuyền viên. Hồ sơ bao gồm: - Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu; - Hai (02) ảnh màu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính), 01 tệp (file) ảnh (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến), cỡ 4cm x 6cm, theo kiểu chụp ảnh căn cước công dân, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Hộ chiếu hoặc Giấy CMND 09 số còn hiệu lực theo quy định (đối với trường hợp không có CCCD hoặc CMND 12 số); + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (đối với thuyền viên); + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính văn bản tiếp nhận thực tập của chủ tàu (đối với học viên thực tập). Bước 2: Cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau: + Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ; + Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian chậm nhất hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký thuyền viên hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ (gửi bằng văn bản hoặc thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân trên hệ thống dịch vụ công). Bước 3: Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, theo quy định, cơ quan đăng ký thuyền viên thực hiện việc vào Sổ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên theo mẫu. Trường hợp không cấp, cơ quan đăng ký thuyền viên phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định và nêu rõ lý do. Trên đây là cách để đăng kí trở thành thuyền viên trên tàu biển Việt Nam cho bạn nào muốn "ra khơi tìm kho báu". Xem sơ lược vụ án Trương Mỹ Lan tại đây: Tòa tuyên các mức án trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan
Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, 85 bị cáo lãnh án - vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Sáng nay 11/04, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu phiên xét xử tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác về các cáo buộc liên quan đến hoạt động ngân hàng SCB… MỚI: Phiên tòa bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục) Xem bài viết liên quan:Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì? Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? Hội đồng xét xử TAND TPHCM sáng ngày 11/04 Điểm lại tình tiết vụ án Các bị cáo trong vụ án bị truy tố về các tội: Tham ô tài sản; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, trong phần luận tội và đề nghị án, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TPHCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 19 - 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt đề nghị chung là tử hình. Theo VKSND, trong quá trình điều tra, cũng như lời khai tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan không tỏ ra ăn năn hối lỗi, khai báo quanh co, không thừa nhận hành vi phạm tội. Ngoài ra, bị cáo Lan còn đổ lỗi cho nhân viên, các bị cáo tại SCB; hậu quả vụ án đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi. Do đó, đại diện VKSND cho rằng cần loại bỏ bị cáo Trương Mỹ Lan ra khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn. Xác nhận phạm tội “Nhận hối lộ” với số tiền đặc biệt lớn, bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị đề nghị mức án chung thân. Bị cáo Chu Lập Cơ bị đề nghị 10-11 năm tù và Trương Huệ Vân 17-18 năm tù. 2 bị cáo này được nhận định là “rất hợp tác để làm rõ bản chất vụ án”. Bị cáo Nguyễn Cao Trí (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang; chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) bị đề mức án từ 9-10 năm tù. Đây là các mức án mà VKS đã đề nghị thay đối ở cuối phần tranh luận so với bản luận tội ngày 19-3. Theo đó, 22 bị cáo được đề nghị giảm án gồm: Trần Thị Kim Chi; Đỗ Phú Huy; Bùi Ngọc Sơn; Dương Tấn Trước; Cao Việt Dũng, Nguyễn Phi Long; Đặng Quang Nguyên; Võ Văn Tường; Trần Thị Mỹ Dung; Trương Huệ Vân, Đặng Phương Hoài Tâm; Hồ Bửu Phương; Lê Khánh Hiền; Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ); Từ Văn Tuấn; Nguyễn Phương Anh; Nguyễn Văn Hưng; Nguyễn Thị Phi Loan; Võ Văn Thuần; Phan Tấn Trung; Nguyễn Tín; Nguyễn Cao Trí. Viện Kiểm sát cáo buộc, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay, với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng (chiếm 93% số tiền cho vay của SCB). Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng, nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng. Danh sách 86 bị cáo bị khởi tố trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/86-bi-cao-bi-truy-to.pdf Tòa tuyên án đối với bà Lan và 85 bị cáo khác Khoảng 6h15 sáng 11/04, đoàn xe dẫn giải các bị cáo vào khuôn viên tòa án. Khi cánh cửa xe cảnh sát dẫn giải vừa mở ra, bà Trương Mỹ Lan đảo mắt nhìn xung quanh như tìm người thân. Tuy nhiên, lúc này xung quanh chỉ có lực lượng an ninh. Cảnh sát nhanh chóng dẫn giải bà Lan vào phòng xử án. Bà Trương Mỹ Lan đến tòa sáng nay với áo sơ mi trắng, chiếc áo mà bà đã mặc những ngày hầu tòa trước khi HĐXX nghị án. Sau khi cảnh sát đưa vào phòng xử án, ngồi trên hàng ghế bị cáo bà Lan tiếp tục đảo mắt nhìn quanh, thi thoảng nói nhỏ với những người ngồi xung quanh bà điều gì đó, pha lẫn nụ cười nhẹ. Bà Trương Mỹ Lan sáng ngày 11/04 Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát Hội đồng xét xử nhận định, quá trình điều tra, diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan là chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hội đồng xét xử cho rằng có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm. Việc nắm giữ 91,5% cổ phần SCB thì bà Lan thực tế là đại hội cổ đông của SCB, là người có quyền tuyển chọn, bố trí các vị trí chủ chốt tại ngân hàng này. Kết quả điều tra xác định các khoản vay của nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB phần lớn được thực hiện bởi các pháp nhân mới thành lập. Hội đồng xét xử khẳng định theo các quy định pháp luật, hoạt động đảo nợ không phải là hoạt động được cho phép như lời bào chữa của các luật sư. Việc các luật sư cho rằng bà Trương Mỹ Lan đưa tài sản vào SCB để trả nợ cũ, nhằm cơ cấu nợ cũ là không có cơ sở để chấp nhận. Lợi dụng vai trò là cổ đông lớn, quyền lực, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã truyền đạt ý chí cho các bị cáo khác thực hiện việc rút tiền từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân. Hành vi nêu trên của Trương Mỹ Lan và các bị cáo đủ cấu thành tội tham ô tài sản. Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 không quy định tội tham ô tài sản đối với các pháp nhân ngoài nhà nước. Nên những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/01/2018 bị xử lý theo Điều, khoản tương ứng Điều 179 Bộ luật Hình sự 1999; những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 01/01/2018 bị xử lý theo các Điều 353 và Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị cáo. Từ đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan tử hình về tội tham ô tài sản; 20 năm tù về tội đưa hối lộ và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp mức án là tử hình. Bà Đỗ Thị Nhàn - cựu Cục trưởng Cục thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc NHNN Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị tuyên án phạt tù chung thân tội Tham ô tài sản, buộc nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng để sung công quỹ nhà nước. Ông Nguyễn Văn Hưng - cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan TTGSNH Bị cáo Nguyễn Văn Hưng bị tòa tuyên án 11 năm tù tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang, Công ty Capella) Bị cáo Nguyễn Cao Trí bị tòa tuyên án 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Ông Chu Lập Cơ - Chủ tịch HĐQT Công ty Time Square, chồng bà Lan Bị cáo Chu Lập Cơ lãnh 9 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Bà Trương Huệ Vân - cựu Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý BĐS Windsor, cháu gái bà Lan Bị cáo Trương Huệ Vân bị tòa tuyên án 17 năm tù về tội Tham ô tài sản Mức án của các bị cáo còn lại * Nhóm tội Tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: - Bùi Anh Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, tổng hợp là chung thân. - Tạ Chiêu Trung (tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 14 năm tù về tội Tham ô tài sản, 6 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là 20 năm tù. - Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là chung thân. * Nhóm tội Tham ô: - Trương Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 18 năm tù; - Trần Thị Mỹ Dung (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 16 năm tù; - Hồ Bửu Phương (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn VTP): 20 năm tù; - Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula): 17 năm tù; - Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng văn phòng hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn VTP): 15 năm tù. - Dương Tấn Trước (tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt): 11 năm tù; * Nhóm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: - Uông Văn Ngọc Ẩn (nguyên tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; - Nguyễn Văn Thanh Hải (nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 13 năm tù; - Nguyễn Thị Phương Loan (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Võ Thành Hùng (nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Trần Thuận Hòa (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 4 năm tù; - Lê Khánh Hiền (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 5 năm tù; - Hoàng Minh Hoàn (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; - Bùi Nhân (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 9 năm tù; - Diệp Bảo Châu (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 10 năm tù; - Phạm Văn Phi (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 8 năm tù; - Nguyễn Anh Phước (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; - Nguyễn Cửu Tính (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 11 năm tù; - Đỗ Phú Huy (chủ tịch ủy ban kinh doanh và đầu tư Ngân hàng SCB): 14 năm tù; - Võ Văn Tường (nguyên giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 2 năm tù; - Khổng Minh Thế (nguyên phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB): 6 năm tù; - Trần Hoàng Giang (phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB): 3 năm tù; - Từ Văn Tuấn (phó giám đốc khối doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 8 năm tù; - Phạm Mạnh Cường (giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Nguyễn Huỳnh Lan Chi (nguyên trưởng phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa. - Mai Hồng Chín (nguyên giám đốc phòng tái thẩm định thuộc khối tái thẩm định Ngân hàng SCB): 10 năm tù; - Mai Văn Sáu Nhở (nguyên trưởng phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 12 năm tù; - Lương Thị Hồng Quế (giám đốc phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 3 năm tù; - Lê Anh Phương (nguyên giám đốc chi nhánh Sài Gòn SCB): 7 năm tù; - Phan Tấn Khôi (giám đốc chi nhánh Đông Sài Gòn SCB): 7 năm tù; - Lưu Chấn Nguyên (giám đốc PGD Bảy Hiền SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Hồ Bảo Ngọc (giám đốc vùng 2 Ngân hàng SCB): 6 năm tù; - Nguyễn Anh Thép (nguyên phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh; nguyên giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn): 6 năm tù; - Võ Triệu Lân (giám đốc chi nhánh Chợ Lớn SCB): 5 năm tù; - Nguyễn Ngọc Tú (phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh): 4 năm tù; - Phạm Thế Quảng (nguyên phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Bến Thành): 2 năm tù; - Huỳnh Thiên Văn (giám đốc kênh kinh doanh khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 4 năm tù; - Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty CP Natural Land): 11 năm tù; - Nguyễn Thị Khánh Vân (nguyên nhân viên Công ty CP Natural Land): 4 năm tù; - Trần Thị Kim Chi (nguyên nhân viên Công ty CP Natural Land): 4 năm tù; - Nguyễn Phi Long (Tài chính Tập đoàn VTP): 6 năm tù; - Đặng Quang Nguyên (nguyên phó tổng giám đốc Công ty CP Lavifood): 3 năm tù; - Cao Việt Dũng (chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt): 2 năm tù; - Nguyễn Thanh Tùng (chủ tịch HĐQT Công ty CP dầu khí Đông Phương): 5 năm tù; - Đào Chí Kiên (phó tổng giám đốc Công ty CP dầu khí Đông Phương): 3 năm tù; - Lê Văn Chánh (giám đốc khối hỗ trợ kinh doanh Ngân hàng SCB): 5 năm tù; - Bùi Ngọc Sơn (phó giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Trần Văn Nhị (phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, chi nhánh TP.HCM): 3 năm tù; - Lê Huy Khánh (giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới): 5 năm tù; - Hồ Bình Minh (phó giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá MHD): 6 năm tù; - Trần Thị Kim Ngân (tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Trần Tuấn Hải (nhân viên thẩm định giá Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú): 2 năm tù; - Đỗ Xuân Nam (phó tổng giám đốc, thẩm định viên Công ty cổ phần tư vấn - dịch vụ bất động sản DATC - Công ty DATC): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Lê Kiều Trang (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá EXIM): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. * Nhóm Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: - Phạm Thu Phong (nguyên trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Lưu Quốc Thắng (trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; * Nhóm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: - Nguyễn Thị Phụng (phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 4 năm tù; - Bùi Tuấn Khoa (phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù; - Vương Đỗ Anh Tuấn (trưởng phòng thanh tra, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Trần Văn Tuấn (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù; - Lê Thanh Hà (phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, nguyên trưởng phòng kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII): 3 năm tù; - Nguyễn Văn Thùy (nguyên phó trưởng ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia): 3 năm tù; - Nguyễn Tuấn Anh (nguyên công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (Vụ I), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù; - Vũ Khánh Linh (phó trưởng phòng thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Trương Việt Hưng (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù; - Nguyễn Duy Phương (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 2 năm tù; - Nguyễn Văn Dũng (phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 11 năm tù; - Nguyễn Thị Phi Loan (nguyên phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 4 năm tù; - Võ Văn Thuần (phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 7 năm tù; - Phan Tấn Trung (phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 7 năm tù; - Nguyễn Tín (nguyên thanh tra viên, phó trưởng phòng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM (Cục II cũ) thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù; * Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: - Nguyễn Văn Du (nguyên quyền chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. * Nhóm bị cáo bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã, bị xét xử vắng mặt: - Đinh Văn Thành (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là chung thân. - Chiêm Minh Dũng (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. - Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 16 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; - Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên phó giám đốc chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB): 13 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; - Nguyễn Thị Thu Sương (chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Xem bài viết liên quan:Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì? Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? (Nguồn tin tổng hợp)
Tại ngoại là gì? Khi nào các bị can, bị cáo được tại ngoại?
Tại phiên tòa sơ thẩm chiều ngày 20/3/2024, trong phần tự bào chữa cho mình, bà Trương Mỹ Lan nói bà nhiều lần xin tại ngoại để làm việc với nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài, tỷ phú nước ngoài để tái cấu trúc SCB và khắc phục hậu quả. Như vậy, tại ngoại là gì? Khi nào các bị can, bị cáo được tại ngoại? Tại ngoại là gì? Thông tin thêm về vụ việc: Theo báo Tiền Phong đưa tin, sau khi nghe bà Lan trình bày việc bà nhiều lần xin tại ngoại, chủ toạ phiên toà nói rằng nếu có nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài, tỷ phú nước ngoài nào đó như bị cáo nói muốn khắc phục hậu quả giúp bị cáo thì HĐXX tạo điều kiện tối đa để bị cáo được gặp ngay tại giai đoạn xét xử này. "Tuy nhiên, bị cáo phải nói là nhà đầu tư nước ngoài nào và có thể thông qua luật sư làm đơn gửi HĐXX xem xét chứ không thể nói chung chung" - chủ toạ giải thích. Vậy, tại ngoại là gì? Theo thủ tục tố tụng thông thường, một hoặc nhiều người sau khi bị Viện Kiểm sát khởi tố thì sẽ bị Cơ quan điều tra tạm giam để phục vụ công tác điều tra và tránh việc các bị can, bị cáo đi khỏi nơi cư trú nhằm trốn án. Tuy nhiên, tùy từng vụ án cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét không phải tạm giam các bị can, bị cáo. Điều này chính là cho phép bị can, bị cáo tại ngoại. Theo Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định biện pháp đặt tiền đảm bảo là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Theo Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Theo các quy định trên, có thể coi bão lĩnh và đặt tiền đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú là các hình thức để được tại ngoại. Tuy nhiên, bị can, bị cáo khi được triệu tập vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra và khi có bản án hay quyết định của Tòa vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Tóm lại, tại ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp bị can, bị cáo không bị giam giữ trong quá trình điều tra và xét xử. Khi nào các bị can, bị cáo được tại ngoại? Theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tạm giam như sau: - Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. - Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: + Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; + Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; + Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. - Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. - Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; + Tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; - Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Như vậy, ngoại trừ các trường hợp bắt buộc phải bị tạm giam nêu trên, các bị can, bị cáo tuỳ theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, điều kiện, hoàn cảnh mà sẽ được xem xét cho tại ngoại. Ai là người có thẩm quyền cho bị can, bị cáo tại ngoại? Khoản 1 Điều 133 Bộ luật TTHS 2015 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Như đã phân tích ở trên, các hình thức để được tại ngoại bao gồm bảo lĩnh, đặt tiền đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuỳ theo hình thức mà cơ quan có thẩm quyền cho phép bị can, bị cáo tại ngoại sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: 1) Đối với bị can, bị cáo tại ngoại theo hình thức bảo lĩnh Theo Khoản 4 Điều 121 Bộ luật TTHS 2015, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Riêng quyết định bảo lĩnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 2) Đối với bị can, bị cáo tại ngoại theo hình thức đặt tiền bảo đảm Theo Khoản 3 Điều 122 Bộ luật TTHS 2015, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Riêng quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 3) Đối với bị can, bị cáo tại ngoại theo hình thức cấm đi khỏi nơi cư trú Theo Khoản 3 Điều 123 Bộ luật TTHS 2015, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Như vậy, bị can, bị cáo sau khi bị truy tố có thể được tại ngoại chứ không bắt buộc bị tạm giam. Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Khi nào thì bị cáo được phép vắng mặt tại phiên tòa?
Vừa qua, HĐXX chấp nhận cho bị cáo Nguyễn Cao Trí (chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ của bà Trương Mỹ Lan) được vắng mặt, HĐXX sẽ thông báo để dẫn giải bị cáo tới khi đến phần xét hỏi hành vi phạm tội của bị cáo. Vậy khi nào thì bị cáo được xin phép vắng mặt tại phiên tòa? Tòa án xét xử vắng mặt khi vào và trường hợp nào thì cho hoãn phiên tòa? (1) Khi nào thì bị cáo được phép vắng mặt tại phiên toà? Bị cáo là cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân) được Tòa án quyết định đưa ra xét xử vì có hành vi vi phạm pháp luật. Theo Điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về sự có mặt tại phiên tòa của bị cáo như sau: Bị cáo có nghĩa vụ: - Có mặt tại phiên tòa: Bị cáo phải đến và tham gia phiên tòa theo thời gian và địa điểm ghi trên giấy triệu tập của Tòa án. - Có mặt trong suốt thời gian xét xử: Bị cáo phải tham gia đầy đủ tất cả các phiên tòa cho đến khi kết thúc vụ án. Bị cáo có thể vắng mặt tại phiên tòa nếu: - Có lý do bất khả kháng - Gặp trở ngại khách quan Theo quy định nêu trên, có thể thấy bị cáo chỉ được phép vắng mặt tại phiên toà trong trường hợp có lý do bất khả kháng hay gặp trở ngại khách quan. Ngoài những lý do trên thì bị cáo buộc phải có mặt tại toà án. Ngoài ra, theo quy định nêu trên, bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì HĐXX sẽ cho tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. trường hợp bị cáo bỏ trốn thì HĐXX sẽ tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. (2) Tòa án được xét xử vắng mặt bị cáo khi nào? Những trường hợp mà tòa án được xét xử vắng mặt bị cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự như sau: - Bị cáo trốn truy nã: Bị cáo cố tình lẩn trốn, không đến trình diện theo yêu cầu của cơ quan chức năng và việc truy tìm bị cáo không có kết quả. - Bị cáo ở nước ngoài và không thể triệu tập: - Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được chấp thuận: Bị cáo tự nguyện gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Hội đồng xét xử xem xét và chấp nhận yêu cầu của bị cáo. - Vắng mặt không lý do và không ảnh hưởng đến việc xét xử. Về việc giao, gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt được quy định tại Điều 262 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: - Trường hợp bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được chấp thuận: Trong vòng 10 ngày sau khi tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi bản án cho bị cáo. - Trường hợp bị cáo vắng mặt do: Trốn truy nã và việc truy nã không có kết quả hay đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa. Trong vòng 10 ngày sau khi tuyên án, bản án sẽ được niêm yết tại Trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng. Cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập cuối cùng. (3) Những trường hợp nào thì tòa án cho hoãn phiên tòa? Căn cứ theo Điều 297 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về những trường hợp hoãn phiên tòa như sau: - Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015. - Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa - Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại; - Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản. Tại quy định này cũng nêu rõ, trong trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và việc hoãn phiên tòa sơ thẩm không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định hoãn phiên toà sẽ được chủ toạ thay mặt HĐXX ký tên (chủ toạ vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án sẽ là người ra quyết định hoãn phiên tòa). Đồng thời, quyết định hoãn phiên toà phải được gửi cho VKS cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ khi ra quyết định. Một quyết định cho hoãn phiên tòa thường có những nội dung chính như sau: - Ngày, tháng, năm ra quyết định. - Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án. - Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. - Vụ án được đưa ra xét xử. - Lý do của việc hoãn phiên tòa. - Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. Tổng kết lại, ngoài trường hợp có lý do bất khả kháng hay gặp trở ngại khách quan thì bị cáo buộc phải có mặt tại phiên tòa khi có lệnh triệu tập. Tòa án được quyền xét xử vắng mặt khi bị cáo bỏ trốn và lệnh truy nã không có kết quả, bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa, bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận, vắng mặt không lý do và không ảnh hưởng đến việc xét xử.
Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì?
Tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của Bà Lan được VKS đề nghị truy tố theo BLHS năm 1999 với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù. Thay vì theo quy định của BLHS 2015 là từ 12 đến 20 năm tù. Vậy trường hợp nào thì áp dụng nguyên tắc có lợi? (1) Tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của Bà Trương Mỹ Lan Theo Báo điện tử Tiền phong, căn cứ vào kết quả điều tra, các cơ quan tố tụng đã xác định tội danh tương ứng với hành vi của từng bị can dựa trên vị trí, vai trò, mức độ vi phạm và lỗi của họ. Do bà Trương Mỹ Lan vi phạm trước thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2018), nên cơ quan tố tụng đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội, sử dụng luật cũ, Khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự 1999 để xử lý tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với khung hình phạt là từ 10 đến 20 năm tù. (2) Trường hợp nào áp dụng nguyên tắc có lợi? Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Bộ Luật Hình sự 2015 (BLHS) được hướng dẫn bởi Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP quy định hiệu lực của BLHS về thời gian như sau: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.” Đồng thời, tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 có quy định như sau: “Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích” Theo Công văn 04/TANDTC-PC ngày 09/01/2018 của TAND tối cao về việc áp dụng quy định của Bộ Luật hình sự 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 có nêu như sau: - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực): Toàn bộ các điều khoản của Bộ Luật hình sự 2015 được áp dụng cho các hành vi phạm tội từ 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018, bao gồm: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. - Áp dụng có lợi cho người phạm tội: Trong trường hợp Bộ Luật hình sự 2015 có những quy định sau đây: + Xóa bỏ một tội phạm hoặc một hình phạt. + Bỏ một tình tiết tăng nặng. + Quy định hình phạt nhẹ hơn. + Thêm một tình tiết giảm nhẹ mới. + Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích. Những quy định này sẽ được áp dụng cho cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018. - Điều kiện áp dụng: Các hành vi phạm tội được phát hiện sau thời điểm 01/01/2018. Các vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc xóa án tích. Như vậy, trường hợp người phạm tội có hành vi phạm tội mà xảy ra trước 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử,…thì người phạm tội được hưởng các quy định và điều khoản có lợi trong Bộ Luật hình sự 2015. Điều này bao gồm cả trường hợp hình phạt nhẹ hơn.
Từ việc di lý Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm vào TP.HCM: Di lý tội phạm là gì?
Trưa ngày 22/02/2024, hàng loạt trang báo đưa tin về việc Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 80 đồng phạm được di lý vào TP.HCM phục vụ công tác xét xử. Vậy di lý là gì? Di lý trong lĩnh vực pháp luật là gì? Tại sao các tội phạm nguy hiểm thường được di lý bằng máy bay? (1) Di lý là gì? "Di lý" là một từ Hán Việt được kết hợp từ hai chữ Hán là "di" (di chuyển) và "lý" (xử lý). Từ đó, có thể thấy di lý bao hàm hành động di chuyển, chuyển dịch một người hoặc một vật từ nơi này sang nơi khác để xử lý. Trong các trường hợp trang trọng, người ta thường sử dụng từ di lý để thay thế cho các từ như di dời, di chuyển. Từ những giải thích nêu trên, có thể thấy được lý do vì sao từ di lý ít được sử dụng trong cuộc sống thường nhật. (2) Di lý trong lĩnh vực pháp luật Như đã đề cập tại mục (1), di lý hiện không còn được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật, không quá khó để thấy được nó, đặc biệt là hình sự. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào chính thức định nghĩa thuật ngữ di lý. Để đơn giản, có thể hiểu di lý trong lĩnh vực pháp luật là việc chuyển vụ án hoặc tội phạm đến nơi có đúng thẩm quyền hoặc trách nhiệm để giải quyết. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, sẽ có những thuật ngữ chuyên biệt khác được sử dụng để thay thế cho "di lý". Ví dụ như khi nhắc về bị can, bị cáo người ta sẽ thường sử dụng "dẫn giải" hoặc "áp giải". Ngoài ra, trong các bản án, văn bản tố tụng thường sử dụng từ "tống đạt". Qua những giải thích nêu trên, có thể thấy thuật ngữ di lý mang tính pháp lý và chuyên môn khá cao. Cho nên, "di lý" cần được sử dụng thật cẩn trọng để tránh gây nhầm lẫn. Đồng thời, cũng lưu ý nên sử dụng các thuật ngữ thay thế khác cho phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. (3) Vì sao các tội phạm nguy hiểm thường được di lý bằng máy bay? Đối với những trường hợp tội phạm nguy hiểm hoặc có khả năng phải chịu mức án tù cao như Bà Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm, việc di lý bằng phương tiện thông thường như tàu hỏa hay ô tô tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những đối tượng này thường sẽ có tâm lý bất ổn, đồng thời, thời gian di chuyển bằng tàu lửa, ô tô lại dài, cùng khả năng chống đối cao của tội phạm có thể gây khó khăn, thậm chí nguy hiểm cho các cán bộ điều tra và những người xung quanh. Nhận thức được những hạn chế này, việc di lý tội phạm bằng máy bay đang dần trở thành giải pháp tối ưu cho những trường hợp đặc biệt. Phương án này giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển, hạn chế khả năng chống đối của tội phạm, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả cán bộ điều tra. Quy trình di lý bằng máy bay được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ và an toàn. Khi xe đặc chủng đưa tội phạm đến sân bay, nhân viên sẽ hỗ trợ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên máy bay trước. Trên máy bay, tội phạm bị di lý sẽ bị còng tay và che mặt, cán bộ điều tra sẽ ngồi cạnh lối đi để giám sát chặt chẽ, đảm bảo an ninh suốt hành trình. Khi máy bay hạ cánh, tội phạm được dẫn giải ra khỏi máy bay và đưa lên xe đặc chủng để tiếp tục di chuyển đến nơi giam giữ hoặc điều tra. Việc bố trí tội phạm ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm cũng góp phần đảm bảo an toàn cho toàn bộ chuyến bay. Với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, an toàn và hiệu quả, di lý bằng máy bay đang dần trở thành lựa chọn tối ưu cho những trường hợp đặc biệt, góp phần đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.
Vụ bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát): Cần điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án?
Vừa mới đây TAND TP.HCM cho biết vừa thụ lý xong hồ sơ vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với số lượng hồ sơ đồ sộ lên đến 6 tấn hồ sơ, gần 1 triệu bút lục đựng trong 104 rương. Vậy cần đáp ứng điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án? Hơn 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát Theo thông tin của nhiều cơ quan báo chí cho biết Tòa đã lường trước được số lượng hồ sơ cũng như người tham gia vụ án rất nhiều nên đã chuẩn bị một phòng riêng có lắp đặt camera giám sát nghiêm ngặt. Được biết, cho đến nay đã có đến 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Các Luật sư sẽ đến TAND TP.HCM để sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án phục vụ công việc bào chữa. Số lượng Luật sư chưa kể đến những đăng ký bào chữa cho các bị hại. Theo dự kiến sau dịp Tết Nguyên đán 2024 thì TAND TP.HCM sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, cụ thể là tháng 3/2024. Tài liệu, hồ sơ trong vụ án Vạn Thịnh Phát gồm những gì? Hồ sơ, tài liệu được TAND TP.HCM bảo mật là tổng hợp các văn bản, tài liệu được cơ quan điều tra, truy tố tổng hợp được để phục vụ công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, bao gồm các tài liệu như chứng cứ, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, các biên bản liên quan đến quá trình điều tra, biên bản hỏi cung, biên bản giám định, lời khai bị hại, bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và rất nhiều tài liệu liên quan khác. Để tham gia tố tụng bảo vệ thân chủ một cách tốt nhất với đầy đủ thông tin, chứng cứ có được thì mỗi Luật sư phải đọc qua và sao lưu nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ trong vụ Vạn Thịnh Phát. Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong việc nắm được những mấu chốt của vụ án của các Luật sư. Những ai được tham gia nghiên cứu, sao lưu hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát? Tại khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể tham gia tố tụng cho bị hại, bị cáo trong vụ án bao gồm các đối tượng sau: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Lưu ý: Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi bị can bị khởi tố. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều kiện đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát Luật sư, người bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát có quyền đọc hồ sơ, tài liệu được lưu trữ nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu, Luật sư được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tòa tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo ngày 17/10
Hôm nay (17/10/2024), TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác. Sau thời gian nghị án kéo dài, các bị cáo bị đưa ra xét xử về các Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới do các sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan. Sau gần 1 tháng xét xử, ngày 17/10, TAND TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết đối với 34 các bị cáo trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát. Phiên xét xử do thẩm phán Nguyễn Thị Hà - Phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM làm chủ toạ. Xem chi tiết tuyên phạt của 34 bị cáo: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/10/17/34-bi-cao-vu-VTP.docx Ngày 17/10 là giai đoạn 2 của vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Giai đoạn 1 của vụ án đã được TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm hồi tháng 4.2024, tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan án tử hình vì chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỉ đồng. Vụ án giai đoạn 1 đang chờ xét xử phúc thẩm. Hôm nay, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.081 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng. Tòa tuyên Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh. Trong đó, chung thân về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “rửa tiền”, 8 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Theo HĐXX, có đủ căn cứ để xác định bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), là người chi phối, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, là người nắm giữ và chi phối Ngân hàng SCB. HĐXX nhận thấy hành vi của Trương Mỹ Lan và các đồng phạm gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, gây hoang mang trong cộng đồng và làm suy giảm niềm tin của người dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng thời, các hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, mà còn làm xáo trộn hệ thống tài chính. Với hành vi của Trương Mỹ Lan, HĐXX xét thấy cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc hơn so với các bị cáo khác. Xem thêm: Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào? Trước đó, ngày 19/9/2024, Toà án TPHCM mở phiên toà xét xử sơ thẩm lần thứ 2 đối với bà Trương Mỹ Lan. Đến ngày 04/10/2024, tại phần luận tội, đại diện VKSND TP.HCM đã đề nghị HĐXX tuyên phạt: - Bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12-13 năm tù về tội rửa tiền; 8-9 năm tù về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới; tổng hợp hình phạt là tù chung thân. - 33 bị cáo còn lại, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt từ 2 năm tù đến 27 năm tù về các tội, hoặc một trong các tội nêu trên. Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hậu quả hơn 30.869 tỉ đồng của 35.824 bị hại; giữ nguyên sự tự nguyện của các bị cáo, cá nhân, tổ chức khắc phục hậu quả trong vụ án. Trước đó, ngày 06/5/2024, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã đăng tải công khai Bản án 157/2024/HS-ST trên Cổng TTĐT đối với vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Xem và tải: Bản án 157/2024/HS-ST https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf và Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/PL-TruongMyLan.pdf Xem thêm: Công bố bản án 157/2024/HS-ST vụ bà Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, 85 bị cáo lãnh án - vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt thế nào?
Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt thế nào?
Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình tại giai đoạn 1 và bị đề nghị tù chung thân tại giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt sẽ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Trường hợp của bà Trương Mỹ Lan, tại giai đoạn 1 TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Đến giai đoạn 2 bị cáo bị đề nghị mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12 đến 13 năm về tội rửa tiền và 8 đến 9 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt đề nghị là chung thân. Theo đó, trường hợp TAND TP.HCM đồng ý với đề nghị về mức án này thì tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Trương Mỹ Lan sẽ là chung thân hay tử hình? (1) Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị tù chung thân giai đoạn 2 thì tổng hợp hình phạt thế nào? Căn cứ Điều 55 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định như sau: - Đối với hình phạt chính: + Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. + Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định nêu trên. + Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân. + Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình. + Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. + Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác. - Đối với hình phạt bổ sung: + Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ Luật Hình sự 2015 quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. + Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên. Như vậy, đối với trường hợp bị cáo đã bị kết tội trong vụ án trước với hình phạt là tử hình và vụ án sau là tù chung thân thì tổng hợp hình phạt đối với bị cáo sẽ là tử hình. (2) Sau khi tử hình gia đình có được mang xác về không? Căn cứ khoản 1 và 2 Điều 83 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định về giải quyết việc xin nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị thi hành án tử hình như sau: - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải thông báo cho thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình biết để làm đơn xin nhận tử thi của người đã bị thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, đơn xin nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình phải được gửi cho Chánh án Tòa án đã ra thông báo. Đơn xin nhận tử thi về mai táng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tử thi; quan hệ với người bị thi hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí. Đơn phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú, trường hợp người bị thi hành án tử hình là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch và phải được dịch sang tiếng Việt. - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin nhận tử thi về mai táng của thân nhân hoặc người đại diện của người bị thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình phải thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hay không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng. Nếu không chấp nhận cho nhận tử thi về mai táng thì nêu rõ lý do. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, thân nhân của tử tù được quyền làm đơn để xin nhận tử thi về mai táng. Theo đó, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình sẽ thông báo về việc chấp nhận cho gia đình nhận thi hài về mai táng hay không. Trường hợp không sẽ nêu rõ lý do vì sao không chấp nhận.
Phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục)
Sáng hôm nay ngày 19/9/2024, Toà án TPHCM mở phiên toà xét xử sơ thẩm lần thứ 2 đối với bà Trương Mỹ Lan, tức vụ án Vạn Thịnh Phát. Bài viết sau đây sẽ cập nhật liên tục diễn biến phiên toà. [cập nhật mới ngày 02/10/2024] Phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục) Danh sách 34 bị cáo ở giai đoạn 2 Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 1. Trương Mỹ Lan: cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 2. Nguyễn Phương Anh: cựu Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula 3. Trịnh Quang Công: Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn quản lý Acumen 4. Trương Khánh Hoàng: cựu quyền Tổng giám đốc ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 1. Nguyễn Vũ Anh Thi: Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam 2. Nguyễn Hữu Hiệu: Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Square Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty Cổ phần Quản lý Bất động sản Windsor 3. Võ Tấn Hoàng Văn: cựu Tổng giám đốc ngân hàng SCB 4. Bùi Anh Dũng: cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền 1. Trần Thị Mỹ Dung: cựu Phó tổng giám đốc ngân hàng SCB Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1. Trương Huệ Vân: cựu Tổng giám đốc công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor 2. Hồ Bửu Phương: cựu Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán TVSI, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 3. Bùi Đức Khoa: cựu Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Natural Land 4. Thái Thị Thanh Thảo: cựu Giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale, ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn 5. Ngô Thanh Nhã: Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông (2015-2019). 6. Trương Thị Kim Lài: Kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông 7. Kwok Hakman Oliver (Trung Quốc): Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông 8. Trương Wincent Kinh (Lâm Khắc Vinh, Mỹ): Chủ tịch HĐQT Công ty Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, nguyên chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World 9. Trần Thị Thúy Ái: kiểm sát viên ngân quỹ kiêm thủ kho ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn 10. Phạm Thị Thúy Hằng: kế toán trưởng Công ty Tập đoàn Sài Gòn Peninsula 11. Đặng Phương Hoài Tâm: cựu phó Văn phòng Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát 12. Phan Chí Luân: nhân viên văn phòng HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát 13. Trần Văn Tuấn: Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP HCM (Setra) 14. Trần Thị Lan Chi: kế toán trưởng Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TP HCM (Setra) 15. Trần Đình Hưng: cựu Phó giám đốc tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World và Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận 16. Huỳnh Phong Phú: cựu kế toán Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận 17. Vũ Quốc Tuấn: cựu Giám đốc tài chính công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World 18. Đinh Thị Ngọc Thanh: cựu kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển Sunny World 19. Lý Quốc Trung: Phó tổng giám đốc, kiểm toán viên Công ty Kiểm toán và tư vấn A&C 20. Phạm Hoa Đăng: kiểm toán viên công ty Kiểm toán và tư vấn A&C Tội Rửa tiền 1. Chu Lập Cơ: cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường thời đại (Việt Nam) - Times Square 2. Bùi Văn Dũng: lái xe riêng của bà Trương Mỹ Lan 3. Trần Thị Hoàng Uyên: thư ký bà Trương Mỹ Lan 4. Trần Xuân Phượng: thư ký của Ngô Thanh Nhã, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát Tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 1. Tô Thị Anh Đào: Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Thái độ trái ngược của các bị cáo (NLĐO) - Phiên xét xử lần này tiếp tục làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. Ngày 19-9, TAND TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 2. Phiên xét xử lần này tiếp tục làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. Bị cáo Trương Mỹ Lan Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, các bị cáo phạm tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Mở đầu phiên xử, HĐXX thẩm tra lý lịch của bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan bị cáo buộc phạm cả 3 tội danh trên. Bị cáo này giữ thái độ điềm tĩnh, trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi về nhân thân. Bị cáo Chu Lập Cơ HĐXX hỏi về nhân thân, bà Lan khai rằng trong phiên xét xử sơ thẩm trước đó (kéo dài từ ngày 5-3 đến 11-4 tại TAND TP HCM), bà "bị quy buộc" 3 tội danh Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng và Đưa hối lộ. Tương tự như phiên xét xử trước đó, bị cáo Chu Lập Cơ (bị cáo buộc tội "Rửa tiền"), chồng bà Trương Mỹ Lan, tiếp tục được hỗ trợ bởi phiên dịch viên tiếng Anh để đảm bảo ông có thể hiểu và tham gia vào quá trình xét hỏi. Trong phiên xét xử, cả ông Chu Lập Cơ và Trương Huệ Vân (bị cáo buộc tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản), cháu gái của bà Trương Mỹ Lan, đều giữ thái độ bình tĩnh, không bộc lộ nhiều cảm xúc trước những câu hỏi của HĐXX. Bị cáo Trương Huệ Vân Trái ngược với sự bình tĩnh của bà Lan, một số đồng phạm trong vụ án đã không giữ được bình tĩnh. Điển hình là bị cáo Thái Thị Thanh Thảo (cựu giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale thuộc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn; bị cáo buộc tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"), bị cáo Tô Thị Anh Đào (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát; bị cáo buộc tội "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới") đã bật khóc nức nở khi được thẩm vấn. Chủ toạ phiên toà nhiều lần nhắc nhở các bị cáo cần phải giữ bình tĩnh trong suốt quá trình xét xử. An ninh phiên toà được siết chặt Theo đó, cáo trạng xác định bị cáo Thái Thị Thanh Thảo đã chỉ đạo Trần Thị Thuý Ái (cựu kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn) và các giao dịch viễn Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn đi lệnh nộp/chuyển/rút tiền trong dòng tiền không để tạo lập trái phiếu do các Công ty An Đông và Sunny World giúp Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu của Công ty An Đông và Sunny World chiếm đoạt số tiền hơn 26.500 tỉ đồng của 30.744 bị hại. Bị cáo Tô Thị Anh Đào bị cáo buộc là người quản lý Công ty Helios để nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam và chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hợp đồng vay nợ "khống" giữa Công ty Helios với Công ty ở nước ngoài. Theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, Tô Thị Anh Đào thực hiện các thủ tục khống để Công ty Helios nhận từ nước ngoài về 40 triệu USD, đồng thời chuyển đi nước ngoài 40 triệu USD. Ngoài ra, khi kế toán trưởng Công ty VIPD đã ký 2 ủy nhiệm chi chuyển số tiền 445.133 tỉ đồng từ Công ty VIPD đến Công ty Blue Pearl để Công ty Blue Pearl chuyển thành 19,6 triệu USD chuyển ra nước ngoài cho Công ty Leader Vission. VKSND Tối cao cáo buộc hành vi của Tô Thị Anh Đào đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép hơn 99 triệu USD qua biên giới. Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Một người bị đình chỉ điều tra liên tục bị nhắc tới (NLĐO) – Trả lời HĐXX, nhiều bị cáo liên tục nhắc đến vai trò chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc SCB, trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; đã chết) dù cơ quan chức năng đã đình chỉ điều tra đối với người này. Chiều 20-9, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) với phần xét hỏi các bị cáo tham gia phát hành trái phiếu bất hợp pháp, hỗ trợ tích cực cho quá trình huy động vốn trái phép và che giấu dòng tiền không minh bạch, gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Những lời khai hướng đến Nguyễn Phương Hồng Trả lời HĐXX, nhiều bị cáo liên tục nhắc đến vai trò chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó Tổng giám đốc SCB, trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; đã mất) dù cơ quan chức năng đã đình chỉ điều tra đối với người này. Quang cảnh bên ngoài phiên xét xử Bị cáo Thái Thị Thanh Thảo, cựu giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn, bị cáo buộc là người tham gia tạo lập trái phiếu thông qua việc tiếp nhận các file Excel có thông tin các giao dịch nộp/ rút/ chuyển tiền giữa các cá nhân, công ty thuộc Tập đoàn VTP. Bị cáo Thảo còn tham gia đi lệnh nộp/chuyển/rút tiền trong dòng tiền khống. Từ đó, Thảo đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt hơn 27.000 tỉ đồng. Thảo khai nhận chỉ đạo trực tiếp từ Phương Hồng. Với những chỉ đạo từ người này, Thảo không được hỏi lại, không được chia sẻ thông tin ra ngoài. Bị cáo khai không được nhận lợi ích gì ngoài tiền lương hằng tháng. Bị cáo Trương Mỹ Lan Bị cáo Trần Thị Thúy Ái, cựu kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, khai rằng Hồng đã chỉ đạo bị cáo tiếp nhận và xử lý một nhóm khách hàng ưu tiên, được phục vụ riêng và ngoài giờ làm việc khi đến nộp tiền tại SCB. Một số khách hàng đến nộp tiền mặt nhưng lại không có tiền mặt. Khi bị cáo thắc mắc về việc này, Hồng chỉ trả lời rằng "nhiệm vụ của Ái là làm theo chỉ đạo". Bị cáo nói, vì hoàn cảnh bản thân khó khăn, không dám nghỉ việc tại SCB nên Hồng nhất mực làm theo chỉ đạo. Bị cáo Ái thừa nhận đã ký 191 chứng từ nộp tiền và 238 chứng từ rút tiền liên quan đến dòng tiền khống của Công ty An Đông, cùng với 24 chứng từ nộp và 28 chứng từ rút tiền của Công ty Sunny World. Bị cáo khai tất cả theo chỉ đạo của Hồng và bị cáo Thanh Thảo, giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 26.000 tỉ đồng từ 30.744 bị hại. Bị cáo Trần Mỹ Dung, cựu phó Tổng giám đốc phụ trách tín dụng và xử lý nợ SCB, cũng thừa nhận nội dung như cáo trạng truy tố. Bị cáo khai tiếp nhận chỉ đạo của Trương Khánh Hoàng, cựu tổng giám đốc SCB, và nhận phương án dòng tiền khống, sau đó chỉ đạo Bùi Anh Dũng (cựu Giám đốc SCB Chi nhánh Bến Thành) hợp thức chứng từ, đi lệnh dòng tiền khống, hạch toán trên hệ thống Ngân hàng SCB, giúp cho Công ty Setra phát hành trái phiếu theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, giúp sức Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền 2.000 tỉ đồng của 2.431 bị hại. Chủ tọa hỏi, bị cáo có biết Trương Khánh Hoàng nhận chỉ đạo từ ai không? Bị cáo Dung trả lời rằng người chỉ đạo Hoàng là Trương Mỹ Lan và Nguyễn Phương Hồng. Nhiều người thân rơi "bẫy trái phiếu" Bị cáo Trương Khánh Hoàng khai cáo trạng miêu tả hành vi khách quan đúng. Bị cáo còn chia sẻ rất buồn về hành vi đã gây ra, thể hiện sự ăn năn hối lỗi. Trong số những người bị hại, có cả những người thân trong gia đình của bị cáo, điều này càng làm gia tăng cảm giác đau lòng và trách nhiệm của bị cáo. Cụ thể, mẹ và dì của bị cáo cũng đã mua trái phiếu khống. Các bị cáo tại phiên xét xử Bị cáo Bùi Anh Dũng khai khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết mình dính vào trái phiếu khống. Bị cáo thừa nhận đã thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, tạo điều kiện cho nhóm khách hàng ưu tiên (khách hàng VIP liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) thực hiện các giao dịch, chỉ đạo nhân viên của ngân hàng hạch toán chứng từ trên hệ thống và thực hiện các lệnh nộp, chuyển, nộp, rút tiền khống để hỗ trợ Công ty Setra phát hành trái phiếu theo chủ trương của Trương Mỹ Lan. Hành động này đã giúp Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền lên tới 2.000 tỉ đồng của 2.431 bị hại Bị cáo nói, thời điểm bấy giờ, bị cáo nghĩ việc phát hành trái phiếu là đúng. Cũng vì vậy mà mẹ, vợ, anh em của bị cáo đều tham gia mua trái phiếu. Em dâu nói về Trương Mỹ Lan Trước tòa, bị cáo Ngô Thanh Nhã, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông, khai rằng bị cáo Trương Mỹ Lan là chị chồng của Nhã. Bị cáo Nhã cho biết bản thân không có trình độ chuyên môn hay nghiệp vụ về trái phiếu và chỉ làm theo chỉ đạo của bị cáo Lan. Sau khi tiếp nhận chủ trương từ Trương Mỹ Lan, chị Lan đã chọn Công ty An Đông để phát hành trái phiếu, giao cho Bửu Phương phụ trách công việc chính. Với tư cách là người quản trị Công ty An Đông, bị cáo Nhã khẳng định không có bàn bạc hay lựa chọn nào với Trương Mỹ Lan. Bị cáo chỉ biết rằng bà Lan đã chọn Công ty An Đông để phát hành trái phiếu, và hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của chị chồng mà không có nghiệp vụ liên quan. Bị cáo Chu Lập Cơ, chồng bị cáo Trương Mỹ Lan Bị cáo cũng nhấn mạnh rằng không quản lý hoạt động của Công ty An Đông mà chỉ đứng tên, trong khi chỉ phụ trách công ty Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, với nhiệm vụ chủ yếu là lo hậu cần, lương thưởng Tết và các hoạt động từ thiện. Bị cáo không tham gia vào các hoạt động kinh doanh của Công ty An Đông. Khi thư ký trình giấy tờ, bị cáo chỉ ký theo lời của bà Lan mà không biết rõ nội dung. Bị cáo không chỉ đạo các hoạt động thực tế của An Đông và chỉ đứng tên chức vụ. Bị cáo tỏ ra sửng sốt và không biết việc phát hành trái phiếu đã gây thiệt hại lớn đến nhiều người. Bị cáo mong muốn cố gắng hết sức để khắc phục tối đa cho người dân trước những thiệt hại mà vụ việc đã gây ra. [MỚI] Những lời khai hướng về cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (NLĐO) - Sáng 23-9, TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) với phần xét hỏi các bị cáo tham gia phát hành trái phiếu khống. Đây là ngày thứ 3 kể từ khi phiên toà được khai mạc. Trong 2 ngày trước đó, chủ toạ phiên xử đã xét hỏi 19 bị cáo liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra. Như vậy, liên quan hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu khống, còn 10 bị cáo sẽ được xét hỏi, trong đó có cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan. Hội đồng xét xử đã xét hỏi 19 bị cáo trong 2 ngày vừa qua Các bị cáo đã khai báo trước toà thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã nêu và giữ nguyên các lời khai tại cơ quan điều tra. Các lời khai đều hướng về vai trò chủ chốt của bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) trong việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động trái pháp luật này. Theo lời khai, từ năm 2018 đến năm 2020, bị cáo Trương Mỹ Lan là người đề ra và chỉ đạo việc thực hiện các hành vi sai phạm. Bà Lan đã chỉ đạo các bị cáo Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB), Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc SCB), Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc SCB; trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI), và Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP), sử dụng các Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành 25 mã trái phiếu "khống", tức không có giá trị thật. Họ đã bán các trái phiếu này cho nhà đầu tư và thu về tổng cộng hơn 30.000 tỉ đồng. Bị cáo Trương Mỹ Lan Số tiền này sau đó được Trương Mỹ Lan sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục tiêu ban đầu của việc phát hành trái phiếu, dẫn đến việc không thể trả nợ cho nhà đầu tư. Các bị cáo đều thừa nhận rằng việc truy tố của VKSND Tối cao là đúng người, đúng tội và không có oan sai. Họ khẳng định ngoài tiền lương, không được hưởng lợi gì từ việc phát hành trái phiếu. Các bị cáo cũng trình bày rằng họ chỉ thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan và không nhận thức hết được mức độ nghiêm trọng của hành vi. Họ bày tỏ sự hối hận, cam kết sẽ sắp xếp tài chính để khắc phục hậu quả và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trong phần xét hỏi, liên quan đến việc phát hành trái phiếu của Công ty An Đông, bị cáo Huệ Vân cho biết thời điểm đó bị cáo chỉ quản lý các tòa nhà thương mại và dịch vụ, còn về hoạt động tài chính thì không nắm rõ. Bị cáo Vân khẳng định rằng mình không tham gia vào bất kỳ quyết định hay cuộc họp nào liên quan đến việc phát hành trái phiếu và do áp lực công việc, bị cáo không nhớ đã ký bao nhiêu loại giấy tờ hoặc hợp đồng, mà chỉ ký theo những nơi đã được đánh dấu sẵn. Bị cáo Trương Huệ Vân, cháu gái Trương Mỹ Lan Bị cáo Vân cũng thừa nhận sẽ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, bị cáo giải thích rằng mình chỉ là người làm thuê với mức lương 80 triệu đồng/tháng và không có khả năng khắc phục thiệt hại lớn do vụ án gây ra. Dù vậy, bị cáo cam kết sẽ cố gắng vận động gia đình để khắc phục phần nào hậu quả. Cuối cùng, bị cáo Vân bày tỏ sự hối hận và khẳng định rằng mình không có ý định lừa dối hay chiếm đoạt tiền của bất kỳ ai. Bị cáo xin lỗi vì những hành động của mình đã gây ảnh hưởng đến các gia đình bị hại và mong nhận được sự tha thứ. Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 10 bị cáo phạm tội xuyên suốt cả 2 giai đoạn cùng với bà Trương Mỹ Lan gồm: Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB), giai đoạn 1 lãnh án 18 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án tù chung thân về các tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Tham ô tài sản"; Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch hội đồng quản trị SCB) giai đoạn 1 lãnh án chung thân về các tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và "Tham ô tài sản"; Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB) giai đoạn 1 lãnh án 16 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Nguyễn Phương Anh (cựu phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) giai đoạn 1 lãnh án 17 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Hồ Bửu Phương (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TVSI, cựu phó tổng giám đốc tài chính Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 20 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty Natural Land) giai đoạn 1 lãnh án 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng"; Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng phòng Văn phòng hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát) giai đoạn 1 lãnh án 15 năm tù về tội "Tham ô tài sản"; Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) giai đoạn 1 lãnh án 9 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Tất cả các bị cáo trên đều đã kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Trong đó, bị cáo Trương Mỹ Lan (bị tuyên án tử hình về các tội danh: Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng; Đưa hối lộ) đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Siêu dự án tại đất vàng TPHCM bà Trương Mỹ Lan muốn dùng khắc phục cho trái chủ Siêu dự án Amigo của bà Trương Mỹ Lan tại khu "tứ giác vàng" trung tâm quận 1 (TPHCM) có giá đất cao nhất lên tới 810 triệu đồng/m2. Siêu dự án Amigo nằm tại khu "tứ giác vàng" Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng, đối diện tòa nhà Times Square trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) là tài sản được bà Trương Mỹ Lan trình bày trong phiên tòa ngày 29/9 về phương án khắc phục 30.000 tỷ đồng thiệt hại cho 35.824 cho trái chủ. Siêu dự án này có tổng diện tích 11.158 m2 (trong đó đất thuộc sở hữu cá nhân, tư nhân 8.342 m2, Nhà nước đang quản lý hơn 2.815 m2). Đến nay nhà đầu tư đã thỏa thuận, đền bù cho các hộ dân với diện tích 7.931 m2. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.019 m2; 5.912 m2 đất nhà đầu tư đã ký biên bản thỏa thuận với các hộ dân. Dự án nằm đối diện với tòa nhà phức hợp Times Square trên đường Nguyễn Huệ, xung quanh là tháp tài chính Bitexco, Sun Wah,... gần các địa điểm nổi tiếng tại TPHCM như Dinh Độc Lập, UBND TPHCM, Bến Bạch Đằng, hầm Thủ Thiêm... Theo lời bà Trương Mỹ Lan tại tòa, dự án Amigo có tổng giá trị gấp 3 lần so với tòa Times Square, và sẽ mang lại nhiều giá trị về lao động, kinh tế. Dự án này đã được nhà nước đồng ý chủ trương đầu tư từ năm 2007 và đã được triển khai đền bù gần 30 năm nay, giờ chỉ còn vướng mắc một chút về pháp lý. Nằm giữa vị trí vàng, khu tứ giác này được rất nhiều thương hiệu nhòm ngó, chủ yếu là trong ngành F&B (đồ ăn và đồ uống). Đây là khu vực luôn tấp nập người qua lại. Xung quanh các vỉa hè dọc đường Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng được xếp chật kín xe. Theo dự thảo giá đất của Sở Tài nguyên Môi trường công bố hồi tháng 7/2024, nơi có giá đất cao nhất là trên mặt đường Nguyễn Huệ với giá 810 triệu đồng/m2. Ngoài "siêu dự án" Amigo tại khu đất tứ giác Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế (phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) bà Trương Mỹ Lan còn muốn bán dự án 6A ở Bình Chánh với giá rẻ để lấy tiền trả cho các trái chủ. Nguồn tin Tổng hợp
Công bố bản án 157/2024/HS-ST vụ bà Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm
Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh vừa đăng tải Niêm yết Bản án 157/2024/HS-ST ngày 15/4/2024 vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Ngày 05/3-11/4/2024 tại Trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số 1053/2023/HSST ngày 22/12/2023 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 593/2024/QĐXXST-HS ngày 05/02/2024 đối với các bị cáo trong vụ Trương Mỹ Lan. Xem sơ lược vụ án tại: Tuyên án bà Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (cập nhật liên tục) Trend "Ra khơi tìm kho báu" là gì? Liên quan gì vụ án TĐ Vạn Thịnh Phát-Trương Mỹ Lan? Theo đó, ngày 06/5/2024, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã đăng tải công khai Bản án 157/2024/HS-ST trên Cổng TTĐT đối với vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Xem và tải: Bản án 157/2024/HS-ST https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf và Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/PL-TruongMyLan.pdf Đáng chú ý: Tòa án quyết định xử phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tử hình về tội “Tham ô tài sản” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt, buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung cho cả 03 tội là tử hình. Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 08/10/2022, tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án. Và cùng 85 bị cáo khác. Xem thêm tại Bản án 157/2024/HS-ST https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf Trong thời gian thử thách, nếu các bị cáo được cho hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc các bị cáo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trong trường hợp các bị cáo được cho hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án hình sự. Căn cứ Điều 47, Điều 48 của Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. + Buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17/10/2022 tương đương số tiền là 673.849.352.548.898 đồng. + Buộc bị cáo Dương Tấn Trước phải bồi hoàn tiếp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn số tiên là 692.763.268.256 đồng. + Buộc bị cáo Nguyễn Thanh Tùng và công ty cổ phần dầu khí Đông Phương phải liên đới bồi hoàn lại số tiền 443.600.000.000 đồng cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. + Chuyển số tiền 300.000.000.000 đồng mà ông Nguyễn Văn Hảo đã nộp khắc phục cho bị cáo Trương Mỹ Lan cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. (đã khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án) (số tiền đang tạm giữ tại cục Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh theo biên lai thu số 0031607) + Buộc bị cáo Nguyễn Cao Trí nộp lại số tiền 1.000.000.000.000 đồng, số tiền này sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. + Buộc bị cáo Dương Tấn Trước phải nộp lại số tiền 2.204.565.000.000 đồng, số tiền này sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. + Buộc ông Trần Nhật Tiến phải nộp lại 20.000.000.000 đồng và bà Nguyễn Thị Thúy Hiền phải nộp lại 36.000.000.000 đồng để đảm bảo cho nghĩa vụ của bị cáo Dương Tấn Trước trong vụ án. + Tịch thu 4.800.000 USD của bị cáo Đỗ Thị Nhàn để sung vào ngân sách nhà nước. (Toàn bộ 4.800.000 USD đã được chuyển và tạm giữ tại cục thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh theo công văn số 1713/CV-CSKT-P2 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an kèm ủy nhiệm chi của kho bạc nhà nước quận Cầu Giấy) + Buộc bị cáo Đỗ Thị Nhàn nộp lại số tiền Việt Nam đồng tương đương 400.0 USD để tịch thu sung vào ngân sách nhà nước (Tỷ giá giữa USD và Việt Nam đồng được tính theo tỷ giá của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thi hành án). + Buộc các bị cáo khác phải nộp lại tiền đã nhận từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, bị cáo Trương Mỹ Lan, số tiền này được chuyển cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn để khắc phục hậu quả của vụ án, số tiền này sẽ khấu trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án. (Danh sách các bị cáo bị buộc nộp lại tiền theo phụ lục 07 kèm bản án). + Giao cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn tiếp tục quản lý, xử lý theo đúng quy định pháp luật đối với 1121 mã tài sản đang được thế chấp cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn để đảm bảo cho 1.243 khoản vay,'hợp đồng tín dụng còn nghĩa vụ nợ trong vụ án như đã xác định, theo các hợp đồng thế chấp đã ký (nghĩa vụ hoàn trả đối với 1.243 khoản vay, hợp đồng tín dụng đã. được HĐXX xác định là thuộc trách nhiệm của bị cáo Trương Mỹ Lan với tổng dư nợ còn lại tính đến ngày 17/10/2022 là 673.849.352.548.898 đồng). Đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn trong trường hợp nếu xử lý tài sản theo hợp đồng thế chấp để thu hồi nợ thì sau khi xử lý xong các khoản nợ được đảm bảo bằng các tài sản tương ứng thì phần giá trị tài sản còn lại (nếu có) cần phối hợp với C03 để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của bị cáo Trương Mỹ Lan thì dùng toàn bộ phần còn lại đó để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan trong vụ án. (danh sách 1121 mã tài sản theo phụ lục 08 kèm bản án) + Tiếp tục kê biên, xử lý đối với tài sản là 658 bất động sản (được xác định là của Trương Mỹ Lan) do các Công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đứng tên sở hữu hoặc giao cho các cá nhân đứng tên hộ để thi hành cho nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án (danh sách 658 bất động sản theo phụ lục 09 kèm bản án) + Buộc công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là 2.882.800.000.000 đồng để thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Tiếp tục kê biên đối với các tài sản là bất động sản liên quan đến Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai để đảm bảo nghĩa vụ của công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (các tài sản và các bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ của công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai bị kê biên theo các lệnh kê biên 272 /LKB-CSKT-P2, 273 /LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023, danh sách theo phụ lục 10 kèm bản án). + Buộc Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát phải nộp lại số tiền 2.355.104.862.0 đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. + Buộc Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn phải hoàn trả 13 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An của cổ phần địa ốc Hồng Phát cho công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát để công ty thực hiện thi hành phán quyết của trọng tài liên quan Công ty China Policy Limited theo quyết định THA số 01/QĐ-CTHA ngày 01/10/2014 của Cục THADS tỉnh Long An. (13 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát hiện do Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giữ theo hợp đồng thế chấp số 0217/HĐTC-SCB-CNSG. 19 ngày 30/10/2019 của ngân hàng TMCP Sài Gòn) + Tiếp tục kê biên đối với 76 quyền sử dụng đất tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, giao cho C03-BỘ công an để tiếp tục điều tra làm rõ xử lý liên quan đến hành vi sai phạm của một số đối tượng đứng tên hộ tài sản cho bị cáo Trương Mỹ Lan (các quyền sử dụng đất nêu trên bị kê biên theo các lệnh kê biên số 254/LKB-CSKT-P2,255/LKB-CSKT-P2,256/LKB-CSKT-P2,257/LKB-CSKT-P2,258/LKB-CSKT-P2,259/LKB-CSKT-P2,260/LKB-CSKT-P2,261/LK-CSKT-P2,262/LKB-CSKT-P2,263/LKB-CSKT-P2,264/LKB-CSKT-P2,265/LKB-CSKT-P2,266/LKB-CSKT-P2,267/LKB-CSKT-P2,268/LKB-CSKT-P2,269/LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát diều tra Bộ công an-danh sách các quyền sử dụng đất theo phụ lục 11 kèm bản án) + Tiếp tục kê biên đối với tài sản là 16 quyền sử dụng đất tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh (diện tích khoảng lha thuộc Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển), giao cục C03-BỘ công an tiếp tục điều tra làm rõ để giải quyết trong giai đoạn 2 của vụ án. (các quyền sử dụng đất nêu trên bị kê biên theo các lệnh kê biên SỐ243/LKB-CSKT-P2,242/LKB-CSKT-P2,241/LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an- danh sách các quyền sử dụng đất theo phụ lục 12 kèm bản án) + Buộc công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại số tiền 145.260.000.000 đồng và số tiền tương đương 1.000 lượng vàng SJC (theo giá vàng SJC của công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn công bố tại thời điểm thi hành án) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, tiếp tục kê biên 02 tài sản là nhà, đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 1429, tờ bản đồ số 4 và thửa đất số 1236, tờ bản đồ số 4 tại xã Thạch Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An (theo các Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BĐ 373911 và số BĐ 373403 do sở tài nguyên và môi trường tỉnh Long An cấp) để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo. (các quyền sử dụng đất nêu trên bị kê biên theo lệnh kê biên so 253/LKB- CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) - Tiếp tục kê biên, xử lý đối với tài sản là nhà, đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 2,3,4,11, tờ bản đồ số 39 tại địa chỉ 78 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh (theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất so CL 460143 do sở tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh cấp ngày 07/3/2018) để thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Đối với quan hệ tranh chấp liên quan đến việc chuyển nhượng nhà, quyền sử dụng đất này giữa Chu Duyệt Phấn và các bên liên quan (ông Lê Quốc Lập, bà Đỗ Thị Bích Thu) là một quan hệ pháp luật khác, sẽ được giải quyết bằng 01 vụ án khác khi các bên có yêu cầu. (tài sản bị kê biên theo lệnh kê biên số 170/LKB-CSKT-P10 ngày 04/07/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) + Buộc bà Mai Ngọc Ngà nộp lại số tiền 19.300.000.000 đồng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án. Tiếp tục kê biên tài sản là nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất tại thửa đất số 409, tờ bản đồ số 09, địa chỉ tại 75B Trần Tế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số BE861200 do UBND quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 14/12/2011, để đảm bảo nghĩa vụ của thi hành án của bà Mai Ngọc Ngà. (tài sản bị kê biên theo lệnh kê biên số 169/LKB-CSKT-P10 ngày 04/07/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) + Tiếp tục kê biên tài sản là nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất tại thửa đất số 01, tờ bản đồ số 22 (là biệt thự cổ) tại địa chỉ 110 - 112 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số hồ sơ gốc số 2272/2009/GCN do UBND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 16/10/2009, để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án (lưu ý ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh chỉ cho trùng tu, không được thay đổi hiện trạng) (tài sản bị kê biên theo lệnh kê biên số 271/LKB-CSKT-P2 ngày 19/10/2023 của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an) ….. Xem tiếp tại Bản án 157/2024/HS-ST Xem và tải: Bản án https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/TruongMyLan.pdf Phụ lục https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/08/PL-TruongMyLan.pdf Xem sơ lược vụ án tại: Tuyên án bà Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (cập nhật liên tục) Trend "Ra khơi tìm kho báu" là gì? Liên quan gì vụ án TĐ Vạn Thịnh Phát-Trương Mỹ Lan?
Trend "Ra khơi tìm kho báu" là gì? Liên quan gì vụ án TĐ Vạn Thịnh Phát-Trương Mỹ Lan?
673 nghìn tỷ đồng là gì? Trend “Ra khơi tìm kho báu” có ý nghĩa gì mà Kình Ngư Ánh Viên cũng nhập cuộc hành trình đi tìm kho báu? Vậy trend này bắt nguồn từ đâu mà có quy mô lớn chưa từng có trên mạng xã hội như vậy? Bắt nguồn của trend “Ra khơi tìm kho báu” của bà Trương Mỹ Lan Những ngày qua, mạng xã hội rầm rộ trước trend "Ra khơi tìm kho báu", netizen rần rần rủ nhau đi tìm kho báu, tạo nên cuộc "đại hải trình" quy mô chưa từng có khắp các nền tảng. Vậy thực tế, có kho báu nào đang bị mất tích ngoài biển khơi không? - Câu trả lời là “Không!”. "Kho báu" được cộng đồng mạng nhắc tới ở đây là số tiền hơn 673 nghìn tỷ đồng phải bồi hoàn trong vụ Vạn Thịnh Phát, có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. Xem thêm: Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan là gì mà hot rần rần hiện nay? Cụ thể, câu chuyện “Ra khơi tìm kho báu” được bắt nguồn từ một tài khoản đăng trạng thái: Khi được tòa hỏi “Giấu 673 nghìn tỷ đồng ở đâu?”. Bà Trương Mỹ Lan trả lời rằng: “Các ngươi muốn của cải của ta ư? Ta giấu ngoài biển khơi ấy, ngươi muốn thì ra đó mà tìm” kèm hastag #j4f khoảnh khắc bà Trương Mỹ Lan bị tòa tuyên án tử hình. Xem bài viết: Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tử hình nào? Cũng theo đó "Trend ra khơi tìm kho báu" của Trương Mỹ Lan trở thành một hiện tượng viral trên các nền tảng mạng xã hội, lấy cảm hứng của câu chuyện về vua hải tặc Gold D. Roger trong bộ anime và manga nổi tiếng One Piece. Trong One Piece, Gold D. Roger là người đã tìm ra kho báu vĩ đại nhất thế giới và từ đó, mọi hải tặc đều ra khơi tìm kiếm kho báu ấy để trở thành vua hải tặc mới. Từ đó, cồng động mạng đua nhau đu trend ra khơi để tìm kho báu khổng lồ từ những tấm ảnh chế đến các đoạn video clip chèo thuyền, chèo thúng phóng ra biển khơi thu lại hàng trăm nghìn lượt thích. Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Vì sao đu trend “Ra khơi tìm kho báu” lại có thể vi phạm pháp luật? Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? Sơ lược mức án tòa tuyên trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Sau hơn 01 tháng xét xử, chiều 11/4, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt chung là tử hình Hội đồng xét xử xác định, Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỷ đồng, tuy nhiên bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả nên chỉ còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng. Tòa nhận định, thực chất bị cáo Lan là chủ SCB, có quyền điều hành cao nhất tại SCB. Bị cáo Lan không chỉ chi phối về tài chính mà còn chi phối cả nhân sự của SCB. Dù không quản lý điều hành trực tiếp nhưng bị cáo Lan có vai trò cao nhất, có quyền quyết định toàn bộ tại SCB. Từ đó, bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng SCB như công cụ tài chính, huy động vốn từ các tổ chức cá nhân, rồi sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để lập hồ sơ vay khống, nâng giá tài sản đảm bảo; đưa tài sản không đủ pháp lý, rút tài sản có giá trị lớn hóa đổi bằng tài sản có giá trị thấp hơn để rút tiền SCB. Xem thêm các mẫu đơn: Đơn tố cáo lừa đảo trên không gian mạng https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/02/mau-don-to-cao.doc Tờ khai quyết toán thuế TNCN mới nhất https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/14/02-QTT-TNCN-tt-80-2021-btc.doc Về thiệt hại của vụ án, từ 2012 - 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bị cáo Trương Mỹ Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (gần 484.000 tỷ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỷ tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Về tội Tham ô tài sản, Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm trong suốt 10 năm được chia thành 2 giai đoạn. Với hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1/1/2018, xử lý theo điều khoản tương ứng là điều 179 "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Còn hành vi của bị cáo Lan xảy ra từ 0h ngày 1/1/2018 sẽ xử lý theo Bộ luật Hình sự mới, tương ứng với tội Tham ô tài sản. Hội đồng xét xử nhận định Viện Kiểm sát cáo buộc bị cáo Trượng Mỹ Lan phạm tội tham ô tài sản là đúng. Xem thêm Danh sách 86 bị cáo bị khởi tố trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/86-bi-cao-bi-truy-to.pdf Xem thêm chi tiết vụ án tại: Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, 85 bị cáo lãnh án - vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Tham khảo: Tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của Bà Trương Mỹ Lan Theo Báo điện tử Tiền phong, căn cứ vào kết quả điều tra, các cơ quan tố tụng đã xác định tội danh tương ứng với hành vi của từng bị can dựa trên vị trí, vai trò, mức độ vi phạm và lỗi của họ. Do bà Trương Mỹ Lan vi phạm trước thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2018), nên cơ quan tố tụng đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội, sử dụng luật cũ, Khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự 1999 để xử lý tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với khung hình phạt là từ 10 đến 20 năm tù. Xem chi tiết tại: Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì? Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không?
Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan là gì mà hot rần rần hiện nay?
Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan nổi bật trên mạng xã hội mấy ngày qua lấy cảm hứng từ đâu mà mọi người đều căng buồm, đổ xô ra biển để truy tìm kho báu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Trend "Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan lấy cảm hứng từ đâu? Trend “Ra khơi tìm kho báu" của bà Trương Mỹ Lan lấy cảm hứng từ nội dung bộ anime và manga nổi tiếng One Piece. Trong One Piece, Gold D. Roger là người đã tìm ra kho báu vĩ đại nhất thế giới, và từ đó mọi hải tặc đều ra khơi tìm kiếm kho báu ấy để trở thành vua hải tặc mới. Thực tế thì chẳng có kho báu nào đang bị mất tích ngoài biển khơi cả. Kho báu mà khắp cõi mạng đang rần rần nhắc đến chính là số tiền khổng lồ phải bồi hoàn trong vụ án Vạn Thịnh Phát, có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. Vừa qua bà Trương Mỹ Lan đã bị tuyên tử hình về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức, tín dụng. Tổng hợp hình phạt là tử hình. Về trách nhiệm dân sự thì bà Trương Mỹ Lan buộc bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền là 673.849 tỉ đồng. Số tiền bồi hoàn quá khổng lồ và khiến nhiều người "chóng mặt" vì quá lớn. Một người hài hước (chưa rõ danh tính) đã ngay lập tức khởi xướng trào lưu "đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan" ở ngoài biển khơi. Trend này nhanh chóng được nhiều cư dân mạng hưởng ứng. Người muốn "đu trend" này chỉ cần đăng tải hình ảnh, video có liên quan đến biển, cùng dòng trạng thái "đi tìm kho báu", là đã nhập cuộc đại hải trình online. Xem sơ lược vụ án Trương Mỹ Lan tại đây: Tòa tuyên các mức án trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan 2. Đăng kí trở thành thuyền viên trên tàu biển Việt Nam thế nào? Theo quy định tại Điều 53 Thông tư 23/2017/TT- BGTVT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 56/2023/TT-BGTVT thì thủ tục đăng ký và cấp Sổ thuyền viên từ ngày 01/4/2024 như sau: Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp một (01) bộ hồ sơ đề nghị đăng ký và cấp Sổ thuyền viên trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến một trong các Cơ quan đăng ký thuyền viên. Hồ sơ bao gồm: - Tờ khai đề nghị cấp Sổ thuyền viên theo mẫu; - Hai (02) ảnh màu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính), 01 tệp (file) ảnh (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến), cỡ 4cm x 6cm, theo kiểu chụp ảnh căn cước công dân, chụp trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ; - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Hộ chiếu hoặc Giấy CMND 09 số còn hiệu lực theo quy định (đối với trường hợp không có CCCD hoặc CMND 12 số); + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản; + Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhận đối với các chức danh không yêu cầu Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (đối với thuyền viên); + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính văn bản tiếp nhận thực tập của chủ tàu (đối với học viên thực tập). Bước 2: Cơ quan đăng ký thuyền viên tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau: + Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ; + Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian chậm nhất hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký thuyền viên hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ (gửi bằng văn bản hoặc thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân trên hệ thống dịch vụ công). Bước 3: Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, theo quy định, cơ quan đăng ký thuyền viên thực hiện việc vào Sổ đăng ký thuyền viên và cấp Sổ thuyền viên theo mẫu. Trường hợp không cấp, cơ quan đăng ký thuyền viên phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định và nêu rõ lý do. Trên đây là cách để đăng kí trở thành thuyền viên trên tàu biển Việt Nam cho bạn nào muốn "ra khơi tìm kho báu". Xem sơ lược vụ án Trương Mỹ Lan tại đây: Tòa tuyên các mức án trong vụ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Trương Mỹ Lan
Tòa tuyên án tử hình bà Trương Mỹ Lan, 85 bị cáo lãnh án - vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Sáng nay 11/04, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu phiên xét xử tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác về các cáo buộc liên quan đến hoạt động ngân hàng SCB… MỚI: Phiên tòa bà Trương Mỹ Lan vụ án Vạn Thịnh Phát lần thứ 2 (cập nhật liên tục) Xem bài viết liên quan:Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì? Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? Hội đồng xét xử TAND TPHCM sáng ngày 11/04 Điểm lại tình tiết vụ án Các bị cáo trong vụ án bị truy tố về các tội: Tham ô tài sản; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, trong phần luận tội và đề nghị án, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TPHCM đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ, 19 - 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hình phạt đề nghị chung là tử hình. Theo VKSND, trong quá trình điều tra, cũng như lời khai tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan không tỏ ra ăn năn hối lỗi, khai báo quanh co, không thừa nhận hành vi phạm tội. Ngoài ra, bị cáo Lan còn đổ lỗi cho nhân viên, các bị cáo tại SCB; hậu quả vụ án đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi. Do đó, đại diện VKSND cho rằng cần loại bỏ bị cáo Trương Mỹ Lan ra khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn. Xác nhận phạm tội “Nhận hối lộ” với số tiền đặc biệt lớn, bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị đề nghị mức án chung thân. Bị cáo Chu Lập Cơ bị đề nghị 10-11 năm tù và Trương Huệ Vân 17-18 năm tù. 2 bị cáo này được nhận định là “rất hợp tác để làm rõ bản chất vụ án”. Bị cáo Nguyễn Cao Trí (cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang; chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) bị đề mức án từ 9-10 năm tù. Đây là các mức án mà VKS đã đề nghị thay đối ở cuối phần tranh luận so với bản luận tội ngày 19-3. Theo đó, 22 bị cáo được đề nghị giảm án gồm: Trần Thị Kim Chi; Đỗ Phú Huy; Bùi Ngọc Sơn; Dương Tấn Trước; Cao Việt Dũng, Nguyễn Phi Long; Đặng Quang Nguyên; Võ Văn Tường; Trần Thị Mỹ Dung; Trương Huệ Vân, Đặng Phương Hoài Tâm; Hồ Bửu Phương; Lê Khánh Hiền; Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ); Từ Văn Tuấn; Nguyễn Phương Anh; Nguyễn Văn Hưng; Nguyễn Thị Phi Loan; Võ Văn Thuần; Phan Tấn Trung; Nguyễn Tín; Nguyễn Cao Trí. Viện Kiểm sát cáo buộc, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2022, SCB đã giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay, với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng (chiếm 93% số tiền cho vay của SCB). Đến năm 2022, nhóm bà Lan còn gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng, nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng. Danh sách 86 bị cáo bị khởi tố trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/11/86-bi-cao-bi-truy-to.pdf Tòa tuyên án đối với bà Lan và 85 bị cáo khác Khoảng 6h15 sáng 11/04, đoàn xe dẫn giải các bị cáo vào khuôn viên tòa án. Khi cánh cửa xe cảnh sát dẫn giải vừa mở ra, bà Trương Mỹ Lan đảo mắt nhìn xung quanh như tìm người thân. Tuy nhiên, lúc này xung quanh chỉ có lực lượng an ninh. Cảnh sát nhanh chóng dẫn giải bà Lan vào phòng xử án. Bà Trương Mỹ Lan đến tòa sáng nay với áo sơ mi trắng, chiếc áo mà bà đã mặc những ngày hầu tòa trước khi HĐXX nghị án. Sau khi cảnh sát đưa vào phòng xử án, ngồi trên hàng ghế bị cáo bà Lan tiếp tục đảo mắt nhìn quanh, thi thoảng nói nhỏ với những người ngồi xung quanh bà điều gì đó, pha lẫn nụ cười nhẹ. Bà Trương Mỹ Lan sáng ngày 11/04 Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát Hội đồng xét xử nhận định, quá trình điều tra, diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ cơ sở xác định bà Trương Mỹ Lan là chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hội đồng xét xử cho rằng có đủ căn cứ xác định tính đến tháng 10-2022, bà Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ đến 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB thông qua các cá nhân, pháp nhân đứng tên giùm. Việc nắm giữ 91,5% cổ phần SCB thì bà Lan thực tế là đại hội cổ đông của SCB, là người có quyền tuyển chọn, bố trí các vị trí chủ chốt tại ngân hàng này. Kết quả điều tra xác định các khoản vay của nhóm Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB phần lớn được thực hiện bởi các pháp nhân mới thành lập. Hội đồng xét xử khẳng định theo các quy định pháp luật, hoạt động đảo nợ không phải là hoạt động được cho phép như lời bào chữa của các luật sư. Việc các luật sư cho rằng bà Trương Mỹ Lan đưa tài sản vào SCB để trả nợ cũ, nhằm cơ cấu nợ cũ là không có cơ sở để chấp nhận. Lợi dụng vai trò là cổ đông lớn, quyền lực, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan đã truyền đạt ý chí cho các bị cáo khác thực hiện việc rút tiền từ SCB nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân. Hành vi nêu trên của Trương Mỹ Lan và các bị cáo đủ cấu thành tội tham ô tài sản. Theo đó, Bộ luật Hình sự 1999 không quy định tội tham ô tài sản đối với các pháp nhân ngoài nhà nước. Nên những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/01/2018 bị xử lý theo Điều, khoản tương ứng Điều 179 Bộ luật Hình sự 1999; những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 01/01/2018 bị xử lý theo các Điều 353 và Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị cáo. Từ đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan tử hình về tội tham ô tài sản; 20 năm tù về tội đưa hối lộ và 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp mức án là tử hình. Bà Đỗ Thị Nhàn - cựu Cục trưởng Cục thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc NHNN Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị tuyên án phạt tù chung thân tội Tham ô tài sản, buộc nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng để sung công quỹ nhà nước. Ông Nguyễn Văn Hưng - cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan TTGSNH Bị cáo Nguyễn Văn Hưng bị tòa tuyên án 11 năm tù tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ Ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang, Công ty Capella) Bị cáo Nguyễn Cao Trí bị tòa tuyên án 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Ông Chu Lập Cơ - Chủ tịch HĐQT Công ty Time Square, chồng bà Lan Bị cáo Chu Lập Cơ lãnh 9 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Bà Trương Huệ Vân - cựu Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý BĐS Windsor, cháu gái bà Lan Bị cáo Trương Huệ Vân bị tòa tuyên án 17 năm tù về tội Tham ô tài sản Mức án của các bị cáo còn lại * Nhóm tội Tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: - Bùi Anh Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, tổng hợp là chung thân. - Tạ Chiêu Trung (tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú, nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 14 năm tù về tội Tham ô tài sản, 6 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là 20 năm tù. - Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là chung thân. * Nhóm tội Tham ô: - Trương Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 18 năm tù; - Trần Thị Mỹ Dung (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 16 năm tù; - Hồ Bửu Phương (nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn VTP): 20 năm tù; - Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula): 17 năm tù; - Đặng Phương Hoài Tâm (phó trưởng văn phòng hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn VTP): 15 năm tù. - Dương Tấn Trước (tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt): 11 năm tù; * Nhóm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng: - Uông Văn Ngọc Ẩn (nguyên tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; - Nguyễn Văn Thanh Hải (nguyên phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 13 năm tù; - Nguyễn Thị Phương Loan (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Võ Thành Hùng (nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Trần Thuận Hòa (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 4 năm tù; - Lê Khánh Hiền (nguyên tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 5 năm tù; - Hoàng Minh Hoàn (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; - Bùi Nhân (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 9 năm tù; - Diệp Bảo Châu (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 10 năm tù; - Phạm Văn Phi (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 8 năm tù; - Nguyễn Anh Phước (phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa; - Nguyễn Cửu Tính (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 11 năm tù; - Đỗ Phú Huy (chủ tịch ủy ban kinh doanh và đầu tư Ngân hàng SCB): 14 năm tù; - Võ Văn Tường (nguyên giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 2 năm tù; - Khổng Minh Thế (nguyên phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB): 6 năm tù; - Trần Hoàng Giang (phó giám đốc khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB): 3 năm tù; - Từ Văn Tuấn (phó giám đốc khối doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 8 năm tù; - Phạm Mạnh Cường (giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Nguyễn Huỳnh Lan Chi (nguyên trưởng phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa. - Mai Hồng Chín (nguyên giám đốc phòng tái thẩm định thuộc khối tái thẩm định Ngân hàng SCB): 10 năm tù; - Mai Văn Sáu Nhở (nguyên trưởng phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 12 năm tù; - Lương Thị Hồng Quế (giám đốc phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 3 năm tù; - Lê Anh Phương (nguyên giám đốc chi nhánh Sài Gòn SCB): 7 năm tù; - Phan Tấn Khôi (giám đốc chi nhánh Đông Sài Gòn SCB): 7 năm tù; - Lưu Chấn Nguyên (giám đốc PGD Bảy Hiền SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Hồ Bảo Ngọc (giám đốc vùng 2 Ngân hàng SCB): 6 năm tù; - Nguyễn Anh Thép (nguyên phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh; nguyên giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn): 6 năm tù; - Võ Triệu Lân (giám đốc chi nhánh Chợ Lớn SCB): 5 năm tù; - Nguyễn Ngọc Tú (phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Cống Quỳnh): 4 năm tù; - Phạm Thế Quảng (nguyên phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Bến Thành): 2 năm tù; - Huỳnh Thiên Văn (giám đốc kênh kinh doanh khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB): 4 năm tù; - Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty CP Natural Land): 11 năm tù; - Nguyễn Thị Khánh Vân (nguyên nhân viên Công ty CP Natural Land): 4 năm tù; - Trần Thị Kim Chi (nguyên nhân viên Công ty CP Natural Land): 4 năm tù; - Nguyễn Phi Long (Tài chính Tập đoàn VTP): 6 năm tù; - Đặng Quang Nguyên (nguyên phó tổng giám đốc Công ty CP Lavifood): 3 năm tù; - Cao Việt Dũng (chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt): 2 năm tù; - Nguyễn Thanh Tùng (chủ tịch HĐQT Công ty CP dầu khí Đông Phương): 5 năm tù; - Đào Chí Kiên (phó tổng giám đốc Công ty CP dầu khí Đông Phương): 3 năm tù; - Lê Văn Chánh (giám đốc khối hỗ trợ kinh doanh Ngân hàng SCB): 5 năm tù; - Bùi Ngọc Sơn (phó giám đốc phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Trần Văn Nhị (phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, chi nhánh TP.HCM): 3 năm tù; - Lê Huy Khánh (giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới): 5 năm tù; - Hồ Bình Minh (phó giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá MHD): 6 năm tù; - Trần Thị Kim Ngân (tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Trần Tuấn Hải (nhân viên thẩm định giá Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú): 2 năm tù; - Đỗ Xuân Nam (phó tổng giám đốc, thẩm định viên Công ty cổ phần tư vấn - dịch vụ bất động sản DATC - Công ty DATC): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Lê Kiều Trang (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá EXIM): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. * Nhóm Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: - Phạm Thu Phong (nguyên trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Lưu Quốc Thắng (trưởng ban kiểm soát Ngân hàng SCB): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; * Nhóm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: - Nguyễn Thị Phụng (phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 4 năm tù; - Bùi Tuấn Khoa (phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù; - Vương Đỗ Anh Tuấn (trưởng phòng thanh tra, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; - Trần Văn Tuấn (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù; - Lê Thanh Hà (phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, nguyên trưởng phòng kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII): 3 năm tù; - Nguyễn Văn Thùy (nguyên phó trưởng ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia): 3 năm tù; - Nguyễn Tuấn Anh (nguyên công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (Vụ I), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù; - Vũ Khánh Linh (phó trưởng phòng thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. - Trương Việt Hưng (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 3 năm tù; - Nguyễn Duy Phương (thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ): 2 năm tù; - Nguyễn Văn Dũng (phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 11 năm tù; - Nguyễn Thị Phi Loan (nguyên phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 4 năm tù; - Võ Văn Thuần (phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 7 năm tù; - Phan Tấn Trung (phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM): 7 năm tù; - Nguyễn Tín (nguyên thanh tra viên, phó trưởng phòng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP.HCM (Cục II cũ) thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù; * Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: - Nguyễn Văn Du (nguyên quyền chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; trả tự do tại phiên tòa. * Nhóm bị cáo bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định truy nã, bị xét xử vắng mặt: - Đinh Văn Thành (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): chung thân về tội Tham ô tài sản, 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp là chung thân. - Chiêm Minh Dũng (nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB): 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. - Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB): 16 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; - Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên phó giám đốc chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB): 13 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; - Nguyễn Thị Thu Sương (chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB): 17 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Xem bài viết liên quan:Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì? Xem thêm bài viết: Thao túng thị trường chứng khoán, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã bị truy tố Gặp đối tượng đang bị truy nã, người dân có được quyền vây bắt không? (Nguồn tin tổng hợp)
Tại ngoại là gì? Khi nào các bị can, bị cáo được tại ngoại?
Tại phiên tòa sơ thẩm chiều ngày 20/3/2024, trong phần tự bào chữa cho mình, bà Trương Mỹ Lan nói bà nhiều lần xin tại ngoại để làm việc với nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài, tỷ phú nước ngoài để tái cấu trúc SCB và khắc phục hậu quả. Như vậy, tại ngoại là gì? Khi nào các bị can, bị cáo được tại ngoại? Tại ngoại là gì? Thông tin thêm về vụ việc: Theo báo Tiền Phong đưa tin, sau khi nghe bà Lan trình bày việc bà nhiều lần xin tại ngoại, chủ toạ phiên toà nói rằng nếu có nhà đầu tư, tổ chức tài chính nước ngoài, tỷ phú nước ngoài nào đó như bị cáo nói muốn khắc phục hậu quả giúp bị cáo thì HĐXX tạo điều kiện tối đa để bị cáo được gặp ngay tại giai đoạn xét xử này. "Tuy nhiên, bị cáo phải nói là nhà đầu tư nước ngoài nào và có thể thông qua luật sư làm đơn gửi HĐXX xem xét chứ không thể nói chung chung" - chủ toạ giải thích. Vậy, tại ngoại là gì? Theo thủ tục tố tụng thông thường, một hoặc nhiều người sau khi bị Viện Kiểm sát khởi tố thì sẽ bị Cơ quan điều tra tạm giam để phục vụ công tác điều tra và tránh việc các bị can, bị cáo đi khỏi nơi cư trú nhằm trốn án. Tuy nhiên, tùy từng vụ án cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét không phải tạm giam các bị can, bị cáo. Điều này chính là cho phép bị can, bị cáo tại ngoại. Theo Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Theo Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định biện pháp đặt tiền đảm bảo là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm. Theo Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Theo các quy định trên, có thể coi bão lĩnh và đặt tiền đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú là các hình thức để được tại ngoại. Tuy nhiên, bị can, bị cáo khi được triệu tập vẫn phải đến Tòa án và Cơ quan điều tra và khi có bản án hay quyết định của Tòa vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật. Tóm lại, tại ngoại là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp bị can, bị cáo không bị giam giữ trong quá trình điều tra và xét xử. Khi nào các bị can, bị cáo được tại ngoại? Theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về tạm giam như sau: - Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. - Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp: + Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; + Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; + Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. - Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã. - Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp: + Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; + Tiếp tục phạm tội; + Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; - Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Như vậy, ngoại trừ các trường hợp bắt buộc phải bị tạm giam nêu trên, các bị can, bị cáo tuỳ theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, điều kiện, hoàn cảnh mà sẽ được xem xét cho tại ngoại. Ai là người có thẩm quyền cho bị can, bị cáo tại ngoại? Khoản 1 Điều 133 Bộ luật TTHS 2015 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam: - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử. Như đã phân tích ở trên, các hình thức để được tại ngoại bao gồm bảo lĩnh, đặt tiền đảm bảo, cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuỳ theo hình thức mà cơ quan có thẩm quyền cho phép bị can, bị cáo tại ngoại sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: 1) Đối với bị can, bị cáo tại ngoại theo hình thức bảo lĩnh Theo Khoản 4 Điều 121 Bộ luật TTHS 2015, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Riêng quyết định bảo lĩnh của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 2) Đối với bị can, bị cáo tại ngoại theo hình thức đặt tiền bảo đảm Theo Khoản 3 Điều 122 Bộ luật TTHS 2015, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Riêng quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 3) Đối với bị can, bị cáo tại ngoại theo hình thức cấm đi khỏi nơi cư trú Theo Khoản 3 Điều 123 Bộ luật TTHS 2015, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Như vậy, bị can, bị cáo sau khi bị truy tố có thể được tại ngoại chứ không bắt buộc bị tạm giam. Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
Khi nào thì bị cáo được phép vắng mặt tại phiên tòa?
Vừa qua, HĐXX chấp nhận cho bị cáo Nguyễn Cao Trí (chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ của bà Trương Mỹ Lan) được vắng mặt, HĐXX sẽ thông báo để dẫn giải bị cáo tới khi đến phần xét hỏi hành vi phạm tội của bị cáo. Vậy khi nào thì bị cáo được xin phép vắng mặt tại phiên tòa? Tòa án xét xử vắng mặt khi vào và trường hợp nào thì cho hoãn phiên tòa? (1) Khi nào thì bị cáo được phép vắng mặt tại phiên toà? Bị cáo là cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân) được Tòa án quyết định đưa ra xét xử vì có hành vi vi phạm pháp luật. Theo Điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về sự có mặt tại phiên tòa của bị cáo như sau: Bị cáo có nghĩa vụ: - Có mặt tại phiên tòa: Bị cáo phải đến và tham gia phiên tòa theo thời gian và địa điểm ghi trên giấy triệu tập của Tòa án. - Có mặt trong suốt thời gian xét xử: Bị cáo phải tham gia đầy đủ tất cả các phiên tòa cho đến khi kết thúc vụ án. Bị cáo có thể vắng mặt tại phiên tòa nếu: - Có lý do bất khả kháng - Gặp trở ngại khách quan Theo quy định nêu trên, có thể thấy bị cáo chỉ được phép vắng mặt tại phiên toà trong trường hợp có lý do bất khả kháng hay gặp trở ngại khách quan. Ngoài những lý do trên thì bị cáo buộc phải có mặt tại toà án. Ngoài ra, theo quy định nêu trên, bị cáo bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì HĐXX sẽ cho tạm đình chỉ vụ án cho đến khi bị cáo khỏi bệnh. trường hợp bị cáo bỏ trốn thì HĐXX sẽ tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. (2) Tòa án được xét xử vắng mặt bị cáo khi nào? Những trường hợp mà tòa án được xét xử vắng mặt bị cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 290 Bộ Luật Tố tụng hình sự như sau: - Bị cáo trốn truy nã: Bị cáo cố tình lẩn trốn, không đến trình diện theo yêu cầu của cơ quan chức năng và việc truy tìm bị cáo không có kết quả. - Bị cáo ở nước ngoài và không thể triệu tập: - Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được chấp thuận: Bị cáo tự nguyện gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Hội đồng xét xử xem xét và chấp nhận yêu cầu của bị cáo. - Vắng mặt không lý do và không ảnh hưởng đến việc xét xử. Về việc giao, gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt được quy định tại Điều 262 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: - Trường hợp bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được chấp thuận: Trong vòng 10 ngày sau khi tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi bản án cho bị cáo. - Trường hợp bị cáo vắng mặt do: Trốn truy nã và việc truy nã không có kết quả hay đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa. Trong vòng 10 ngày sau khi tuyên án, bản án sẽ được niêm yết tại Trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng. Cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập cuối cùng. (3) Những trường hợp nào thì tòa án cho hoãn phiên tòa? Căn cứ theo Điều 297 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về những trường hợp hoãn phiên tòa như sau: - Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015. - Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa - Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại; - Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản. Tại quy định này cũng nêu rõ, trong trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và việc hoãn phiên tòa sơ thẩm không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định hoãn phiên toà sẽ được chủ toạ thay mặt HĐXX ký tên (chủ toạ vắng mặt hoặc bị thay đổi thì Chánh án Tòa án sẽ là người ra quyết định hoãn phiên tòa). Đồng thời, quyết định hoãn phiên toà phải được gửi cho VKS cùng cấp và những người vắng mặt tại phiên tòa trong thời hạn 02 ngày kể từ khi ra quyết định. Một quyết định cho hoãn phiên tòa thường có những nội dung chính như sau: - Ngày, tháng, năm ra quyết định. - Tên Tòa án và họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án. - Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. - Vụ án được đưa ra xét xử. - Lý do của việc hoãn phiên tòa. - Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. Tổng kết lại, ngoài trường hợp có lý do bất khả kháng hay gặp trở ngại khách quan thì bị cáo buộc phải có mặt tại phiên tòa khi có lệnh triệu tập. Tòa án được quyền xét xử vắng mặt khi bị cáo bỏ trốn và lệnh truy nã không có kết quả, bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa, bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận, vắng mặt không lý do và không ảnh hưởng đến việc xét xử.
Nguyên tắc có lợi được áp dụng cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ Vạn Thịnh Phát là gì?
Tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của Bà Lan được VKS đề nghị truy tố theo BLHS năm 1999 với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù. Thay vì theo quy định của BLHS 2015 là từ 12 đến 20 năm tù. Vậy trường hợp nào thì áp dụng nguyên tắc có lợi? (1) Tội danh “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” của Bà Trương Mỹ Lan Theo Báo điện tử Tiền phong, căn cứ vào kết quả điều tra, các cơ quan tố tụng đã xác định tội danh tương ứng với hành vi của từng bị can dựa trên vị trí, vai trò, mức độ vi phạm và lỗi của họ. Do bà Trương Mỹ Lan vi phạm trước thời điểm Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2018), nên cơ quan tố tụng đã áp dụng nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội, sử dụng luật cũ, Khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự 1999 để xử lý tội danh "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với khung hình phạt là từ 10 đến 20 năm tù. (2) Trường hợp nào áp dụng nguyên tắc có lợi? Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Bộ Luật Hình sự 2015 (BLHS) được hướng dẫn bởi Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP quy định hiệu lực của BLHS về thời gian như sau: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.” Đồng thời, tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 41/2017/QH14 có quy định như sau: “Các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích” Theo Công văn 04/TANDTC-PC ngày 09/01/2018 của TAND tối cao về việc áp dụng quy định của Bộ Luật hình sự 2015 và Nghị quyết 41/2017/QH14 có nêu như sau: - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 (ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực): Toàn bộ các điều khoản của Bộ Luật hình sự 2015 được áp dụng cho các hành vi phạm tội từ 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018, bao gồm: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. - Áp dụng có lợi cho người phạm tội: Trong trường hợp Bộ Luật hình sự 2015 có những quy định sau đây: + Xóa bỏ một tội phạm hoặc một hình phạt. + Bỏ một tình tiết tăng nặng. + Quy định hình phạt nhẹ hơn. + Thêm một tình tiết giảm nhẹ mới. + Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích. Những quy định này sẽ được áp dụng cho cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018. - Điều kiện áp dụng: Các hành vi phạm tội được phát hiện sau thời điểm 01/01/2018. Các vụ án đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt hoặc xóa án tích. Như vậy, trường hợp người phạm tội có hành vi phạm tội mà xảy ra trước 00 giờ 00 phút ngày 01 tháng 01 năm 2018 mà sau đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử,…thì người phạm tội được hưởng các quy định và điều khoản có lợi trong Bộ Luật hình sự 2015. Điều này bao gồm cả trường hợp hình phạt nhẹ hơn.
Từ việc di lý Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm vào TP.HCM: Di lý tội phạm là gì?
Trưa ngày 22/02/2024, hàng loạt trang báo đưa tin về việc Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 80 đồng phạm được di lý vào TP.HCM phục vụ công tác xét xử. Vậy di lý là gì? Di lý trong lĩnh vực pháp luật là gì? Tại sao các tội phạm nguy hiểm thường được di lý bằng máy bay? (1) Di lý là gì? "Di lý" là một từ Hán Việt được kết hợp từ hai chữ Hán là "di" (di chuyển) và "lý" (xử lý). Từ đó, có thể thấy di lý bao hàm hành động di chuyển, chuyển dịch một người hoặc một vật từ nơi này sang nơi khác để xử lý. Trong các trường hợp trang trọng, người ta thường sử dụng từ di lý để thay thế cho các từ như di dời, di chuyển. Từ những giải thích nêu trên, có thể thấy được lý do vì sao từ di lý ít được sử dụng trong cuộc sống thường nhật. (2) Di lý trong lĩnh vực pháp luật Như đã đề cập tại mục (1), di lý hiện không còn được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp luật, không quá khó để thấy được nó, đặc biệt là hình sự. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn chưa có một văn bản nào chính thức định nghĩa thuật ngữ di lý. Để đơn giản, có thể hiểu di lý trong lĩnh vực pháp luật là việc chuyển vụ án hoặc tội phạm đến nơi có đúng thẩm quyền hoặc trách nhiệm để giải quyết. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, sẽ có những thuật ngữ chuyên biệt khác được sử dụng để thay thế cho "di lý". Ví dụ như khi nhắc về bị can, bị cáo người ta sẽ thường sử dụng "dẫn giải" hoặc "áp giải". Ngoài ra, trong các bản án, văn bản tố tụng thường sử dụng từ "tống đạt". Qua những giải thích nêu trên, có thể thấy thuật ngữ di lý mang tính pháp lý và chuyên môn khá cao. Cho nên, "di lý" cần được sử dụng thật cẩn trọng để tránh gây nhầm lẫn. Đồng thời, cũng lưu ý nên sử dụng các thuật ngữ thay thế khác cho phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. (3) Vì sao các tội phạm nguy hiểm thường được di lý bằng máy bay? Đối với những trường hợp tội phạm nguy hiểm hoặc có khả năng phải chịu mức án tù cao như Bà Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm, việc di lý bằng phương tiện thông thường như tàu hỏa hay ô tô tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những đối tượng này thường sẽ có tâm lý bất ổn, đồng thời, thời gian di chuyển bằng tàu lửa, ô tô lại dài, cùng khả năng chống đối cao của tội phạm có thể gây khó khăn, thậm chí nguy hiểm cho các cán bộ điều tra và những người xung quanh. Nhận thức được những hạn chế này, việc di lý tội phạm bằng máy bay đang dần trở thành giải pháp tối ưu cho những trường hợp đặc biệt. Phương án này giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển, hạn chế khả năng chống đối của tội phạm, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả cán bộ điều tra. Quy trình di lý bằng máy bay được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ và an toàn. Khi xe đặc chủng đưa tội phạm đến sân bay, nhân viên sẽ hỗ trợ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên máy bay trước. Trên máy bay, tội phạm bị di lý sẽ bị còng tay và che mặt, cán bộ điều tra sẽ ngồi cạnh lối đi để giám sát chặt chẽ, đảm bảo an ninh suốt hành trình. Khi máy bay hạ cánh, tội phạm được dẫn giải ra khỏi máy bay và đưa lên xe đặc chủng để tiếp tục di chuyển đến nơi giam giữ hoặc điều tra. Việc bố trí tội phạm ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm cũng góp phần đảm bảo an toàn cho toàn bộ chuyến bay. Với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, an toàn và hiệu quả, di lý bằng máy bay đang dần trở thành lựa chọn tối ưu cho những trường hợp đặc biệt, góp phần đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.
Vụ bà Trương Mỹ Lan (Vạn Thịnh Phát): Cần điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án?
Vừa mới đây TAND TP.HCM cho biết vừa thụ lý xong hồ sơ vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Với số lượng hồ sơ đồ sộ lên đến 6 tấn hồ sơ, gần 1 triệu bút lục đựng trong 104 rương. Vậy cần đáp ứng điều kiện gì để được đọc hồ sơ vụ án? Hơn 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo vụ Vạn Thịnh Phát Theo thông tin của nhiều cơ quan báo chí cho biết Tòa đã lường trước được số lượng hồ sơ cũng như người tham gia vụ án rất nhiều nên đã chuẩn bị một phòng riêng có lắp đặt camera giám sát nghiêm ngặt. Được biết, cho đến nay đã có đến 200 Luật sư đăng ký bào chữa cho 86 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Các Luật sư sẽ đến TAND TP.HCM để sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án phục vụ công việc bào chữa. Số lượng Luật sư chưa kể đến những đăng ký bào chữa cho các bị hại. Theo dự kiến sau dịp Tết Nguyên đán 2024 thì TAND TP.HCM sẽ tiến hành mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm, cụ thể là tháng 3/2024. Tài liệu, hồ sơ trong vụ án Vạn Thịnh Phát gồm những gì? Hồ sơ, tài liệu được TAND TP.HCM bảo mật là tổng hợp các văn bản, tài liệu được cơ quan điều tra, truy tố tổng hợp được để phục vụ công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Trong đó, bao gồm các tài liệu như chứng cứ, biên bản khám xét, biên bản thu giữ tài liệu, các biên bản liên quan đến quá trình điều tra, biên bản hỏi cung, biên bản giám định, lời khai bị hại, bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và rất nhiều tài liệu liên quan khác. Để tham gia tố tụng bảo vệ thân chủ một cách tốt nhất với đầy đủ thông tin, chứng cứ có được thì mỗi Luật sư phải đọc qua và sao lưu nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ trong vụ Vạn Thịnh Phát. Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong việc nắm được những mấu chốt của vụ án của các Luật sư. Những ai được tham gia nghiên cứu, sao lưu hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát? Tại khoản 2 Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người bào chữa có thể tham gia tố tụng cho bị hại, bị cáo trong vụ án bao gồm các đối tượng sau: - Luật sư; - Người đại diện của người bị buộc tội; - Bào chữa viên nhân dân; - Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý. Lưu ý: Người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi bị can bị khởi tố. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Điều kiện đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án Vạn Thịnh Phát Luật sư, người bào chữa cho các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát có quyền đọc hồ sơ, tài liệu được lưu trữ nếu đáp ứng quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau: Sau khi kết thúc điều tra, nếu có yêu cầu, Luật sư được đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm để người bào chữa đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án. Sau khi đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu, người bào chữa phải bàn giao nguyên trạng hồ sơ vụ án cho cơ quan đã cung cấp hồ sơ. Nếu để mất, thất lạc, hư hỏng tài liệu, hồ sơ vụ án thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.