Nhân viên công ty bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh có phải nộp thuế TNCN không?
Ai cũng thích cảm giác trúng thưởng những phần quà có giá trị, tuy nhiên, nhiều người thắc mắc khi trúng thưởng phần quà có giá trị cao thì có phải đóng thuế TNCN không? (1) Nhân viên bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh có phải nộp thuế TNCN không? Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây: - Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả thưởng. - Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại. - Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép. - Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động. - Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức. Như vậy, thu nhập từ việc bốc thăm trúng thưởng được xem là thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng do trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng do công ty tổ chức. Do đó, nhân viên công ty bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh phải chịu thuế TNCN. (2) Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất. Theo đó, thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng. Đối với trúng thưởng từ các trò chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh thưởng. Giá trị tiền thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào (điểm d khoản 1 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng. Đối với thuế suất, theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%. Theo đó, thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng. (3) Khấu trừ thuế thu nhập từ trúng thưởng thực hiện ra sao? Theo điểm g khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, tổ chức trả tiền thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Theo đó, việc kê khai thuế TNCN đối với tổ chức chi trả thu nhập từ trúng thưởng cho cá nhân được thực hiện theo Mẫu 06/TNCN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. >>> Tải Mẫu 06/TNCN tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/TK06TNCN.doc Tổng kết lại, nhân viên công ty tham gia bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh (hiện vật) có giá trị trên 10 triệu đồng (không phụ thuộc vào số lần nhận thưởng) thì phải thực hiện việc khấu trừ thuế TNCN theo diện thu nhập từ trúng thưởng. Công ty phát thưởng sẽ thực hiện việc khấu trừ thuế TNCN cho nhân viên trước khi trả thưởng. Việc khai thuế thực hiện theo Mẫu 06/TNCN tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Đã bắt được băng nhóm lừa đảo thông qua dịch vụ giao hàng tại TPHCM
Ngày 19/4, Công an TP.HCM thông tin, vừa triệt phá một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước thông qua dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền (COD) quy mô lớn. Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải đối mặt với những mức án nào? Thông tin thêm về vụ việc Ngày 19/4, Lê Đức Kông và vợ Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bá Võ Tuấn cùng 3 người khác bị Công an Quận 11 bắt về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan đến vụ án, gần 50 người khác đang bị điều tra về vai trò, hành vi, dấu hiệu phạm tội. Công an Quận 11 xác định 3 kẻ chủ chốt, cầm đầu đường dây là: Lê Đức Kông (SN 1989, nơi ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân), Nguyễn Thị Hồng Nhung (vợ của Kông, SN 1989) và Bá Võ Tuấn (SN 1981, ngụ chung cư Richstar 1, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú). 3 người giúp sức tích cực gồm: Tăng Huệ Phụng (SN 1993, ngụ Phường 2, Quận 11), Nguyễn Ngọc Liêm (SN 2003, ngụ phường Tân Thành, quận Tân Phú), Lê Xuân Cường (SN 1994, ngụ phường Tân Thành, quận Tân Phú). Đặc biệt, Cơ quan điều tra phát hiện còn có khoảng 50 người, chủ yếu là trẻ tuổi liên quan đến hoạt động lừa đảo trên. Cụ thể, vợ chồng Kông và Tuấn thuê nhiều căn hộ cùng hàng chục nhân viên, phân chia nhiệm vụ lừa đảo. Họ dùng điện thoại có kết nối các đầu số ảo để cho nhân viên gọi điện bằng tổng đài ảo. Các nhân viên sẽ gọi cho những người trong danh sách số điện thoại, xưng là người của doanh nghiệp, trung tâm thương mại, sàn giao dịch, nhãn hàng nổi tiếng... thông báo họ là "một trong những khách hàng may mắn" đã trúng thưởng xe máy, điện thoại hoặc sản phẩm có giá trị khác. Tuy nhiên, để có thể nhận phần quà này, khách phải "tích đủ điểm" bằng cách mua các mặt hàng tại trung tâm, hoặc đóng một số loại phí. Sau khi tạo đơn hàng, nhóm sẽ đóng gói những sản phẩm giá trị thấp; dùng dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền (COD) gửi cho khách, chiếm đoạt số tiền chênh lệch. Khi nạn nhân nhận hàng, trả tiền hoặc đóng "chi phí nhận quà", tùy trường hợp sẽ "đẻ" ra các yêu cầu khác, hoặc các loại phí khác, dụ họ chuyển thêm tiền. Đến khi người dân không còn khả năng đóng thêm, chúng sẽ cắt liên lạc. Do số điện thoại là ảo, nên các nạn nhân không thể liên lạc lại, đồng thời gây khó khăn cho cảnh sát trong quá trình xác minh. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải đối mặt với mức án nào? Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2027 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến chung thân. Quy định về xử lý người chủ mưu và đồng phạm trong vụ án hình sự Theo điểm c Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 quy định nguyên tắc xử lý vụ án hình sự là nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Đồng thời, theo Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về đồng phạm như sau: - Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. - Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. - Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. + Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. + Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. + Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. + Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. - Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Như vậy, nguyên tắc xử lý vụ án hình sự là phải nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy phạm tội. Đồng thời, người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm cũng được cho là đồng phạm trong vụ án.
Góp tiền mua vé số: Chia như thế nào khi trúng thưởng?
Những trường hợp tranh chấp vé số khi trúng thưởng không phải hy hữu, đáng nói là những tranh chấp vô tình lại làm rạn nứt quan hệ tình cảm của những người trong cuộc. Điển hình như vụ tranh chấp tờ vé số trúng độc đắc gần 2 tỷ đồng khi Người đàn ông đang nhậu ở nhà người bạn thì mua nợ 1 tờ vé số, hôm sau trúng giải đặc biệt gần 2 tỷ đồng. Từ đây, giữa người đàn ông này và vợ chồng bạn nhậu xảy ra tranh chấp.Tòa tuyên chia đôi giá trị giải thưởng. Vậy trường hợp hai người góp tiền không ngang nhau (ví dụ tỷ lệ 3:2) để mua vé số, đến khi trúng thưởng thì sẽ chia như thế nào? Mình xin mạn phép đưa ra quan điểm như sau: Đầu tiên nhận định tranh chấp trong trường hợp này là quyền sở hữu tài sản Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp trong trường hợp nêu trên thì việc xác định ai là chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào việc ai chứng minh mình đã dùng tiền mua vé số đó. Tại thời điểm mua có sự chứng kiến của ai hay không? Tất nhiên đầu tiên sẽ thực hiện theo nguyên tắc “Việc dân sự cốt ở đôi bên”, chia như thế nào hai bên thỏa thuận trước không được thì mang ra Tòa. Trường hợp đưa nhau ra tòa, mình có tìm hiểu nhưng quy định pháp luật trong việc chia như thế nào lại không thấy đề cập tới. Vấn đề này theo mình cũng còn tùy thuộc vào thẩm phán xử lý vụ việc (xem xét tình tiết, nội dung, ý chí của đương sự để giải quyết cho phù hợp). Với quan điểm của mình thì nên chia đôi là hợp tình, hợp lý nhất, bởi lúc góp để mua vé số họ không biết trước kết quả và ý chí cũng mang tính đồng thuận trừ trường hợp có bằng chứng chứng minh thỏa thuận phân chia theo tỷ lệ thì lại là câu chuyện khác. Việc tranh chấp dân sự tưởng chừng đơn giản nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý rắc tối. Tốt nhất để tránh mất tình cảm những tranh chấp động chạm đến tiền bạc thì của ai nấy giữ, tiền ai nấy sài. Quan điểm của bạn như thế nào về vấn đề này chia sẻ dưới topic này nhé!
"Thượng đế" 80 tuổi quyết kiện đòi siêu giải thưởng
Phiên xử phúc thẩm vụ kiện tại TAND TP.HCM khá đặc biệt, chỉ nguyên đơn - một cụ ông 80 tuổi có mặt. HĐXX phải chuẩn bị máy chiếu hồ sơ để cụ tiện theo dõi, thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình bởi cụ lớn tuổi, tai bị điếc. Cụ ông nói thắng giải, công ty bảo không Trước đó, tháng 5-2016, cụ NĐT (ngụ phường Thắng Nhì, TP Vũng Tàu) nộp đơn khởi kiện yêu cầu TAND quận Tân Bình buộc Công ty TNHH CS (trụ sở tại phường 15, quận Tân Bình) phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo cụ T., năm 2015, cụ có đọc về chương trình khuyến mãi của Công ty CS đăng trên một tờ báo. Sau khi xem xét thể loại cuộc thi, cụ đã điền đầy đủ thông tin đăng ký tham gia cùng các biểu mẫu cũng như yêu cầu xác nhận của phía công ty. Sau đó, cụ mua hàng và trúng nhiều giải theo chương trình khuyến mãi của công ty. Cụ thể, giải thưởng chung cuộc là 1 tỉ đồng công bố cụ với mã khách hàng là người chiến thắng, bản tin này được thông báo rộng rãi trong nước. Một giải khác là siêu giải thưởng 150 triệu đồng theo như thông báo quan trọng được công ty phát hành tại TP.HCM và có gửi thư cho cụ. Ngoài ra, cụ còn cào trúng một chiếc xe Chervolet Spark Van hoàn toàn mới trị giá 300 triệu đồng. Tổng trị giá các giải thưởng trên là 1,45 tỉ đồng nhưng cụ T. chỉ yêu cầu Công ty CS thực hiện nghĩa vụ thanh toán siêu giải thưởng 150 triệu đồng một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Đại diện Công ty CS đến tòa xác nhận có chương trình khuyến mãi như cụ T. trình bày và cụ có tham gia. Quá trình tham gia, cụ T. có đặt mua các sản phẩm của công ty nhưng theo thể loại chương trình khuyến mãi mà công ty đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì cụ không đủ điều kiện trúng giải. Đại diện Công ty CS giải thích công ty gửi các bộ thông tin khuyến mãi chỉ nhằm thông tin đến khách hàng quá trình tổ chức chương trình khuyến mãi và kích thích khách mua hàng, đáp ứng các tiêu chí của chương trình để trở thành người thắng giải. Việc cụ T. khởi kiện là do cụ hiểu không đúng về chương trình khuyến mãi. Đại diện Công ty CS phân trần là đã rất kịp thời, nhiệt tình trả lời các thắc mắc của cụ T., giải thích thể lệ, tiêu chí giải thưởng ít nhất ba lần qua email. Sau mỗi lần được giải thích, cụ T. đều tiếp tục đặt hàng thì mặc nhiên rằng cụ đã hiểu thể lệ chương trình. Tuy nhiên, sau mỗi lần đặt hàng, cụ lại tiếp tục yêu cầu trả thưởng nên công ty rất khó xử... Phía công ty cho rằng mình thực hiện đúng quy định của pháp luật về khuyến mãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cụ T. nên đề nghị tòa bác yêu cầu của “thượng đế” 80 tuổi này. Công ty chỉ đồng ý hỗ trợ cụ 10 triệu đồng gồm tiền hàng cụ đã mua và chi phí đi lại, không yêu cầu cụ hoàn trả hàng. Hai cấp tòa đều bác yêu cầu Tại phiên xử sơ thẩm, cụ T. một mực giữ nguyên yêu cầu khởi kiện ban đầu, nói mình đã thực hiện đầy đủ hướng dẫn cào trúng, điền thông tin, gửi phiếu đặt hàng có giá trị 1 triệu đồng về công ty. Phía công ty cũng không thay đổi ý kiến. Theo TAND quận Tân Bình, nội dung của thông báo quan trọng, các tài liệu (tờ rơi), thẻ cào mà cụ T. làm căn cứ khởi kiện đều không thể hiện khách hàng khi cào thì sẽ trúng thưởng ngay mà chỉ thể hiện nội dung là sẽ có cơ hội trúng thưởng. Đồng thời, trên các tài liệu này có ghi dòng chữ “xem thể lệ chương trình ở mặt trong phong bì”. Thể lệ chương trình mặt trong phong bì không có nội dung xác nhận cụ T. đã trúng thưởng mà thông báo cách thức tham dự siêu giải thưởng cũng như kích thích cụ tham gia chương trình thì sẽ có cơ hội trúng giải. Mẫu tấm séc siêu giải thưởng 150 triệu đồng cho người nhận là cụ T. được hướng dẫn cắt ra và giữ kỹ cho đến khi tên người thắng giải được công bố cũng có dòng chữ “mẫu không có giá trị thanh toán”. Để đạt được giải thưởng 150 triệu đồng, người mua hàng phải có các đơn hàng trị giá tối thiểu 1 triệu đồng và tổng doanh số mua hàng phải xếp thứ hai. Đối chiếu danh sách khách đã mua hàng tại công ty trong thời gian khuyến mãi thì tổng trị giá đơn hàng của cụ T. là 8,7 triệu đồng. Với số tiền này, cụ T. không phải là người có doanh số mua hàng cao thứ hai trong danh sách. Cụ T. xác định không đọc, không biết dòng chữ “xem hướng dẫn thể lệ ở mặt trong phong bì” ở bên hông tờ thông báo. Cụ cho rằng dòng chữ đó không quan trọng, không có ý nghĩa, công ty ghi như vậy nhằm mục đích lừa đảo, trốn tránh nghĩa vụ trả thưởng. Theo HĐXX, điều này không có căn cứ bởi cụ đã không đọc hết thông tin nhận được, không tìm hiểu kỹ về thể lệ chương trình, dẫn đến việc nhầm lẫn là mình trúng thưởng. Từ đó HĐXX tuyên bác yêu cầu khởi kiện của cụ T. Cụ T. kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm mới đây, cụ T. tỏ ra khá minh mẫn khi nhắc tới nhắc lui yêu cầu phía công ty phải chứng minh các tài liệu, thông báo gửi cho mình là giả. HĐXX phải giải thích cho cụ rằng các tài liệu đó là thật nhưng vấn đề ở chỗ cụ chưa đủ điều kiện trúng thưởng. HĐXX đồng tình với nhận định của án sơ thẩm. Ngoài ra, HĐXX phân tích thêm: Tại hai phiên xử sơ, phúc thẩm, cụ T. thừa nhận địa chỉ email của mình và dùng nó để yêu cầu phía công ty thanh toán giải thưởng. Với nội dung email trao đổi giữa hai bên, HĐXX cho rằng việc cụ T. nói không biết về thể lệ chương trình khuyến mãi là không có cơ sở. Vì thế, HĐXX tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm nhưng miễn án phí gần 4 triệu đồng cho cụ T. do cụ là người cao tuổi theo luật định. Cả hai cấp tòa đều lưu ý bị đơn Đáng chú ý, bản án của hai cấp tòa đều có nhận xét, lưu ý về chương trình khuyến mãi của công ty bị đơn. Cụ thể, theo bản án sơ thẩm, công ty bị đơn đã gửi những thông báo có nội dung chưa rõ ràng, tài liệu có phần hướng dẫn về giải thưởng, thể lệ giải thưởng cỡ chữ nhỏ, đặt ở những vị trí khó nhìn thấy trên văn bản khiến nguyên đơn nhầm lẫn đã trúng giải. Tuy nhiên, do nguyên đơn không có yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc nhầm tưởng trúng giải gây ra nên HĐXX không xem xét. Bản án phúc thẩm cũng nhận xét tương tự là thông báo về chương trình khuyến mãi công ty gửi cho khách hàng có nội dung không rõ ràng, nội dung thể lệ chương trình gửi khách hàng ghi ở mặt trong phong bì, cỡ chữ cũng rất nhỏ, đối với một người lớn tuổi như cụ TĐT thì rất khó nhìn thấy, khó đọc, đã khiến cho cụ nhầm lẫn… Nguồn: Báo 24h
Nhân viên công ty bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh có phải nộp thuế TNCN không?
Ai cũng thích cảm giác trúng thưởng những phần quà có giá trị, tuy nhiên, nhiều người thắc mắc khi trúng thưởng phần quà có giá trị cao thì có phải đóng thuế TNCN không? (1) Nhân viên bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh có phải nộp thuế TNCN không? Theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây: - Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả thưởng. - Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại. - Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép. - Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động. - Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức. Như vậy, thu nhập từ việc bốc thăm trúng thưởng được xem là thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng do trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng do công ty tổ chức. Do đó, nhân viên công ty bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh phải chịu thuế TNCN. (2) Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất. Theo đó, thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng. Đối với trúng thưởng từ các trò chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh thưởng. Giá trị tiền thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào (điểm d khoản 1 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng. Đối với thuế suất, theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%. Theo đó, thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng. (3) Khấu trừ thuế thu nhập từ trúng thưởng thực hiện ra sao? Theo điểm g khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định, tổ chức trả tiền thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Số thuế khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Điều 15 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Theo đó, việc kê khai thuế TNCN đối với tổ chức chi trả thu nhập từ trúng thưởng cho cá nhân được thực hiện theo Mẫu 06/TNCN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. >>> Tải Mẫu 06/TNCN tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/TK06TNCN.doc Tổng kết lại, nhân viên công ty tham gia bốc thăm trúng thưởng tivi, tủ lạnh (hiện vật) có giá trị trên 10 triệu đồng (không phụ thuộc vào số lần nhận thưởng) thì phải thực hiện việc khấu trừ thuế TNCN theo diện thu nhập từ trúng thưởng. Công ty phát thưởng sẽ thực hiện việc khấu trừ thuế TNCN cho nhân viên trước khi trả thưởng. Việc khai thuế thực hiện theo Mẫu 06/TNCN tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Đã bắt được băng nhóm lừa đảo thông qua dịch vụ giao hàng tại TPHCM
Ngày 19/4, Công an TP.HCM thông tin, vừa triệt phá một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước thông qua dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền (COD) quy mô lớn. Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải đối mặt với những mức án nào? Thông tin thêm về vụ việc Ngày 19/4, Lê Đức Kông và vợ Nguyễn Thị Hồng Nhung, Bá Võ Tuấn cùng 3 người khác bị Công an Quận 11 bắt về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan đến vụ án, gần 50 người khác đang bị điều tra về vai trò, hành vi, dấu hiệu phạm tội. Công an Quận 11 xác định 3 kẻ chủ chốt, cầm đầu đường dây là: Lê Đức Kông (SN 1989, nơi ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân), Nguyễn Thị Hồng Nhung (vợ của Kông, SN 1989) và Bá Võ Tuấn (SN 1981, ngụ chung cư Richstar 1, phường Hiệp Tân, quận Tân Phú). 3 người giúp sức tích cực gồm: Tăng Huệ Phụng (SN 1993, ngụ Phường 2, Quận 11), Nguyễn Ngọc Liêm (SN 2003, ngụ phường Tân Thành, quận Tân Phú), Lê Xuân Cường (SN 1994, ngụ phường Tân Thành, quận Tân Phú). Đặc biệt, Cơ quan điều tra phát hiện còn có khoảng 50 người, chủ yếu là trẻ tuổi liên quan đến hoạt động lừa đảo trên. Cụ thể, vợ chồng Kông và Tuấn thuê nhiều căn hộ cùng hàng chục nhân viên, phân chia nhiệm vụ lừa đảo. Họ dùng điện thoại có kết nối các đầu số ảo để cho nhân viên gọi điện bằng tổng đài ảo. Các nhân viên sẽ gọi cho những người trong danh sách số điện thoại, xưng là người của doanh nghiệp, trung tâm thương mại, sàn giao dịch, nhãn hàng nổi tiếng... thông báo họ là "một trong những khách hàng may mắn" đã trúng thưởng xe máy, điện thoại hoặc sản phẩm có giá trị khác. Tuy nhiên, để có thể nhận phần quà này, khách phải "tích đủ điểm" bằng cách mua các mặt hàng tại trung tâm, hoặc đóng một số loại phí. Sau khi tạo đơn hàng, nhóm sẽ đóng gói những sản phẩm giá trị thấp; dùng dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền (COD) gửi cho khách, chiếm đoạt số tiền chênh lệch. Khi nạn nhân nhận hàng, trả tiền hoặc đóng "chi phí nhận quà", tùy trường hợp sẽ "đẻ" ra các yêu cầu khác, hoặc các loại phí khác, dụ họ chuyển thêm tiền. Đến khi người dân không còn khả năng đóng thêm, chúng sẽ cắt liên lạc. Do số điện thoại là ảo, nên các nạn nhân không thể liên lạc lại, đồng thời gây khó khăn cho cảnh sát trong quá trình xác minh. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải đối mặt với mức án nào? Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2027 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: - Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức; + Có tính chất chuyên nghiệp; + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; + Tái phạm nguy hiểm; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; + Dùng thủ đoạn xảo quyệt; - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến chung thân. Quy định về xử lý người chủ mưu và đồng phạm trong vụ án hình sự Theo điểm c Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015 quy định nguyên tắc xử lý vụ án hình sự là nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Đồng thời, theo Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về đồng phạm như sau: - Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. - Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. - Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. + Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. + Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. + Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. + Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. - Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Như vậy, nguyên tắc xử lý vụ án hình sự là phải nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy phạm tội. Đồng thời, người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm cũng được cho là đồng phạm trong vụ án.
Góp tiền mua vé số: Chia như thế nào khi trúng thưởng?
Những trường hợp tranh chấp vé số khi trúng thưởng không phải hy hữu, đáng nói là những tranh chấp vô tình lại làm rạn nứt quan hệ tình cảm của những người trong cuộc. Điển hình như vụ tranh chấp tờ vé số trúng độc đắc gần 2 tỷ đồng khi Người đàn ông đang nhậu ở nhà người bạn thì mua nợ 1 tờ vé số, hôm sau trúng giải đặc biệt gần 2 tỷ đồng. Từ đây, giữa người đàn ông này và vợ chồng bạn nhậu xảy ra tranh chấp.Tòa tuyên chia đôi giá trị giải thưởng. Vậy trường hợp hai người góp tiền không ngang nhau (ví dụ tỷ lệ 3:2) để mua vé số, đến khi trúng thưởng thì sẽ chia như thế nào? Mình xin mạn phép đưa ra quan điểm như sau: Đầu tiên nhận định tranh chấp trong trường hợp này là quyền sở hữu tài sản Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp trong trường hợp nêu trên thì việc xác định ai là chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào việc ai chứng minh mình đã dùng tiền mua vé số đó. Tại thời điểm mua có sự chứng kiến của ai hay không? Tất nhiên đầu tiên sẽ thực hiện theo nguyên tắc “Việc dân sự cốt ở đôi bên”, chia như thế nào hai bên thỏa thuận trước không được thì mang ra Tòa. Trường hợp đưa nhau ra tòa, mình có tìm hiểu nhưng quy định pháp luật trong việc chia như thế nào lại không thấy đề cập tới. Vấn đề này theo mình cũng còn tùy thuộc vào thẩm phán xử lý vụ việc (xem xét tình tiết, nội dung, ý chí của đương sự để giải quyết cho phù hợp). Với quan điểm của mình thì nên chia đôi là hợp tình, hợp lý nhất, bởi lúc góp để mua vé số họ không biết trước kết quả và ý chí cũng mang tính đồng thuận trừ trường hợp có bằng chứng chứng minh thỏa thuận phân chia theo tỷ lệ thì lại là câu chuyện khác. Việc tranh chấp dân sự tưởng chừng đơn giản nhưng lại nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý rắc tối. Tốt nhất để tránh mất tình cảm những tranh chấp động chạm đến tiền bạc thì của ai nấy giữ, tiền ai nấy sài. Quan điểm của bạn như thế nào về vấn đề này chia sẻ dưới topic này nhé!
"Thượng đế" 80 tuổi quyết kiện đòi siêu giải thưởng
Phiên xử phúc thẩm vụ kiện tại TAND TP.HCM khá đặc biệt, chỉ nguyên đơn - một cụ ông 80 tuổi có mặt. HĐXX phải chuẩn bị máy chiếu hồ sơ để cụ tiện theo dõi, thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình bởi cụ lớn tuổi, tai bị điếc. Cụ ông nói thắng giải, công ty bảo không Trước đó, tháng 5-2016, cụ NĐT (ngụ phường Thắng Nhì, TP Vũng Tàu) nộp đơn khởi kiện yêu cầu TAND quận Tân Bình buộc Công ty TNHH CS (trụ sở tại phường 15, quận Tân Bình) phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Theo cụ T., năm 2015, cụ có đọc về chương trình khuyến mãi của Công ty CS đăng trên một tờ báo. Sau khi xem xét thể loại cuộc thi, cụ đã điền đầy đủ thông tin đăng ký tham gia cùng các biểu mẫu cũng như yêu cầu xác nhận của phía công ty. Sau đó, cụ mua hàng và trúng nhiều giải theo chương trình khuyến mãi của công ty. Cụ thể, giải thưởng chung cuộc là 1 tỉ đồng công bố cụ với mã khách hàng là người chiến thắng, bản tin này được thông báo rộng rãi trong nước. Một giải khác là siêu giải thưởng 150 triệu đồng theo như thông báo quan trọng được công ty phát hành tại TP.HCM và có gửi thư cho cụ. Ngoài ra, cụ còn cào trúng một chiếc xe Chervolet Spark Van hoàn toàn mới trị giá 300 triệu đồng. Tổng trị giá các giải thưởng trên là 1,45 tỉ đồng nhưng cụ T. chỉ yêu cầu Công ty CS thực hiện nghĩa vụ thanh toán siêu giải thưởng 150 triệu đồng một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Đại diện Công ty CS đến tòa xác nhận có chương trình khuyến mãi như cụ T. trình bày và cụ có tham gia. Quá trình tham gia, cụ T. có đặt mua các sản phẩm của công ty nhưng theo thể loại chương trình khuyến mãi mà công ty đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì cụ không đủ điều kiện trúng giải. Đại diện Công ty CS giải thích công ty gửi các bộ thông tin khuyến mãi chỉ nhằm thông tin đến khách hàng quá trình tổ chức chương trình khuyến mãi và kích thích khách mua hàng, đáp ứng các tiêu chí của chương trình để trở thành người thắng giải. Việc cụ T. khởi kiện là do cụ hiểu không đúng về chương trình khuyến mãi. Đại diện Công ty CS phân trần là đã rất kịp thời, nhiệt tình trả lời các thắc mắc của cụ T., giải thích thể lệ, tiêu chí giải thưởng ít nhất ba lần qua email. Sau mỗi lần được giải thích, cụ T. đều tiếp tục đặt hàng thì mặc nhiên rằng cụ đã hiểu thể lệ chương trình. Tuy nhiên, sau mỗi lần đặt hàng, cụ lại tiếp tục yêu cầu trả thưởng nên công ty rất khó xử... Phía công ty cho rằng mình thực hiện đúng quy định của pháp luật về khuyến mãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cụ T. nên đề nghị tòa bác yêu cầu của “thượng đế” 80 tuổi này. Công ty chỉ đồng ý hỗ trợ cụ 10 triệu đồng gồm tiền hàng cụ đã mua và chi phí đi lại, không yêu cầu cụ hoàn trả hàng. Hai cấp tòa đều bác yêu cầu Tại phiên xử sơ thẩm, cụ T. một mực giữ nguyên yêu cầu khởi kiện ban đầu, nói mình đã thực hiện đầy đủ hướng dẫn cào trúng, điền thông tin, gửi phiếu đặt hàng có giá trị 1 triệu đồng về công ty. Phía công ty cũng không thay đổi ý kiến. Theo TAND quận Tân Bình, nội dung của thông báo quan trọng, các tài liệu (tờ rơi), thẻ cào mà cụ T. làm căn cứ khởi kiện đều không thể hiện khách hàng khi cào thì sẽ trúng thưởng ngay mà chỉ thể hiện nội dung là sẽ có cơ hội trúng thưởng. Đồng thời, trên các tài liệu này có ghi dòng chữ “xem thể lệ chương trình ở mặt trong phong bì”. Thể lệ chương trình mặt trong phong bì không có nội dung xác nhận cụ T. đã trúng thưởng mà thông báo cách thức tham dự siêu giải thưởng cũng như kích thích cụ tham gia chương trình thì sẽ có cơ hội trúng giải. Mẫu tấm séc siêu giải thưởng 150 triệu đồng cho người nhận là cụ T. được hướng dẫn cắt ra và giữ kỹ cho đến khi tên người thắng giải được công bố cũng có dòng chữ “mẫu không có giá trị thanh toán”. Để đạt được giải thưởng 150 triệu đồng, người mua hàng phải có các đơn hàng trị giá tối thiểu 1 triệu đồng và tổng doanh số mua hàng phải xếp thứ hai. Đối chiếu danh sách khách đã mua hàng tại công ty trong thời gian khuyến mãi thì tổng trị giá đơn hàng của cụ T. là 8,7 triệu đồng. Với số tiền này, cụ T. không phải là người có doanh số mua hàng cao thứ hai trong danh sách. Cụ T. xác định không đọc, không biết dòng chữ “xem hướng dẫn thể lệ ở mặt trong phong bì” ở bên hông tờ thông báo. Cụ cho rằng dòng chữ đó không quan trọng, không có ý nghĩa, công ty ghi như vậy nhằm mục đích lừa đảo, trốn tránh nghĩa vụ trả thưởng. Theo HĐXX, điều này không có căn cứ bởi cụ đã không đọc hết thông tin nhận được, không tìm hiểu kỹ về thể lệ chương trình, dẫn đến việc nhầm lẫn là mình trúng thưởng. Từ đó HĐXX tuyên bác yêu cầu khởi kiện của cụ T. Cụ T. kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm mới đây, cụ T. tỏ ra khá minh mẫn khi nhắc tới nhắc lui yêu cầu phía công ty phải chứng minh các tài liệu, thông báo gửi cho mình là giả. HĐXX phải giải thích cho cụ rằng các tài liệu đó là thật nhưng vấn đề ở chỗ cụ chưa đủ điều kiện trúng thưởng. HĐXX đồng tình với nhận định của án sơ thẩm. Ngoài ra, HĐXX phân tích thêm: Tại hai phiên xử sơ, phúc thẩm, cụ T. thừa nhận địa chỉ email của mình và dùng nó để yêu cầu phía công ty thanh toán giải thưởng. Với nội dung email trao đổi giữa hai bên, HĐXX cho rằng việc cụ T. nói không biết về thể lệ chương trình khuyến mãi là không có cơ sở. Vì thế, HĐXX tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm nhưng miễn án phí gần 4 triệu đồng cho cụ T. do cụ là người cao tuổi theo luật định. Cả hai cấp tòa đều lưu ý bị đơn Đáng chú ý, bản án của hai cấp tòa đều có nhận xét, lưu ý về chương trình khuyến mãi của công ty bị đơn. Cụ thể, theo bản án sơ thẩm, công ty bị đơn đã gửi những thông báo có nội dung chưa rõ ràng, tài liệu có phần hướng dẫn về giải thưởng, thể lệ giải thưởng cỡ chữ nhỏ, đặt ở những vị trí khó nhìn thấy trên văn bản khiến nguyên đơn nhầm lẫn đã trúng giải. Tuy nhiên, do nguyên đơn không có yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc nhầm tưởng trúng giải gây ra nên HĐXX không xem xét. Bản án phúc thẩm cũng nhận xét tương tự là thông báo về chương trình khuyến mãi công ty gửi cho khách hàng có nội dung không rõ ràng, nội dung thể lệ chương trình gửi khách hàng ghi ở mặt trong phong bì, cỡ chữ cũng rất nhỏ, đối với một người lớn tuổi như cụ TĐT thì rất khó nhìn thấy, khó đọc, đã khiến cho cụ nhầm lẫn… Nguồn: Báo 24h