Trẻ em dưới 14 tuổi mất Giấy khai sinh bản gốc có xin cấp hộ chiếu được không?
Trẻ em dưới 14 tuổi không làm mất giấy khai sinh bản gốc liệu có thể xin cấp hộ chiếu không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Trẻ em dưới 14 tuổi mất Giấy khai sinh bản gốc có xin cấp hộ chiếu được không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan và xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Theo đó, tại khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 (sửa đổi, bổ sung 2023) quy định, giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: - Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 - Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu; - Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Như vậy, theo quy định trên, khi làm thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thì cần phải xuất trình Giấy khai sinh của trẻ. Tuy nhiên, pháp luật chỉ yêu cầu nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh nếu trẻ chưa được cấp mã số định danh cá nhân, trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì mới phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Như vậy, trường hợp trẻ vẫn còn Giấy khai sinh bản sao hoặc trích lục khai sinh hoặc đã được cấp mã số định danh thì dù mất Giấy khai sinh bản gốc vẫn có thể được cấp hộ chiếu. (2) Trường hợp không có Giấy khai sinh bản sao, trích lục khai sinh, mã số định danh và mất Giấy khai sinh gốc thì có xin cấp hộ chiếu được không? Liên quan đến vấn đề này, có hai cách giải quyết như sau: Cách 1: Xin trích lục khai sinh Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: - Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất. - Người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ. Như vậy, việc cấp lại giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi cả sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đều bị mất. Nếu chỉ mất bản chính giấy khai sinh nhưng vẫn còn sổ hộ tịch, thì không được cấp lại. Trong trường hợp không may bị mất giấy khai sinh bản chính và không đủ điều kiện để đăng ký lại thì có thể xin cấp trích lục khai sinh để sử dụng thay thế. Do đó, trường hợp không còn Giấy khai sinh bản sao hoặc trích lục và trẻ cũng chưa có mã số định danh và cũng mất Giấy khai sinh bản gốc thì cần liên hệ nơi cấp Giấy khai sinh bản gốc để xin trích lục khai sinh. Sau khi có trích lục khai sinh, trẻ em dưới 14 tuổi có thể tiến hành làm thủ tục cấp hộ chiếu như bình thường. Cách 2: Đề nghị cung cấp mã số định danh cá nhân Căn cứ Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP, trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ xác lập số định danh cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, có thể thử liên hệ với Công an khu vực nơi đăng ký thường trú trước để được cung cấp hoặc tra cứu mã số định danh trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Sau khi có mã số định danh, có thể sử dụng mã số định danh này để thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
Dùng trích lục khai sinh để cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước được không?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước được quy định như sau: 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. 2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất; d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. 3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. 4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an: a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh; b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết; c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định. 5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. 6. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả. 7. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do. 8. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Vì vậy, có thể dùng trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi để cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước.
Trường hợp Cần trích lục khai sinh cho người sinh năm 1962 tại Thái Nguyên, Người này hiện đang sinh sống ở Sài Gòn, và gia đình đã vào Nam từ rất lâu, không còn ai ở Thái Nguyên nữa. Hiện trạng: Không có giấy tờ bản gốc chỉ có 1 bản sao giấy khai sinh chụp từ bản sao y bản chính. Vậy cần làm lại giấy tờ cá nhân như thế nào? Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật hộ tịch 2014 thì cá nhân có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký. Nếu trong sổ hộ tịch của UBND xã/ phường nơi trước đây người này làm thủ tục đăng ký khai sinh còn lưu giữ sự kiện khai sinh này thì người này có thể xin trích lục giấy khai sinh. Hồ sơ: - Tờ khai theo mẫu quy định; (Tờ khai trích lục khai sinh được quy định tại Công văn 1288/HTQTCT-HT năm 2016 điều chỉnh biểu mẫu hộ tịch kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành) - Văn bản ủy quyền (nếu có); - Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân dân (trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính). - Xuất trình: Bản chính giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân (đối với cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp). Trường hợp này là bản sao giấy khai sinh chụp từ bản sao y bản chính của người này. Thủ tục: Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục dùm thì phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Nếu ủy quyền cho ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì văn bản ủy quyền không cần công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ và chuyển cho người có thẩm quyền. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ yêu cầu bổ sung hoàn thiện theo quy định.
Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh và Trích lục khai sinh
Giấy khai sinh là kết quả của việc đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh được ban hành theo mẫu thống nhất (có thể thay đổi theo từng thời kỳ). Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu và đương nhiên phải bao gồm đầy đủ nội dung của giấy tờ gốc. Trích lục khai sinh được cấp cho trẻ trong các trường hợp có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh của trẻ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, giấy tờ này cũng chứa đựng đầy đủ các nội dung đăng ký khai sinh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch về các nội dung đăng ký khai sinh thì Giấy khai sinh thể hiện những thông tin sau liên quan đến người được khai sinh: “a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.” Cũng theo quy định tại điều luật này thì nội dung đăng ký khai sinh nêu trên là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. Xuất phát từ các nội dung đăng ký khai sinh này, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh sẽ có giá trị dùng để xác định: - Hộ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con của một con người (anh chị, em ruột); - Xác định người thừa kế (theo luật; xác định người hưởng thừa kế không phải theo di chúc); - Người đại diện; người giám hộ (đương nhiên); - Năng lực hành vi dân sự (yếu tố độ tuổi). Trong thực tế, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh thường được sử dụng trong các giao dịch về lĩnh vực thừa kế (Văn bản khai nhận di sản thừa kế, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế…), trong giao dịch tặng cho đối với những trường hợp giữa bên tặng cho và bên nhận tặng cho có quan hệ huyết thống và trong các giao dịch mà có chủ thể tham gia là người chưa thành niên, người bị mất, hạn chế năng lực hành vi… cần có người đại diện, giám hộ. Được sử dụng trong hồ sơ yêu cầu công chứng các loại việc này, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh có giá trị xác định các thông tin về cá nhân người được đăng ký khai sinh và chứng minh quan hệ cha – mẹ - con hoặc quan hệ anh – chị - em. Có nhiều trường hợp xảy ra nhầm lẫn về giá trị của các thông tin thể hiện trong Giấy khai sinh. Giấy khai sinh cho biết cha, mẹ của một người là ai chứ không thể hiện quan hệ hôn nhân giữa hai người được ghi nhận là cha, mẹ của người đó. Cần lưu ý, Giấy khai sinh không thể thay thế Giấy chứng nhận kết hôn, nó không thể hiện quan hệ hôn nhân giữa những người được khai là cha và người được khai là mẹ. Ngoài ra, sự kết hợp của nhiều Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh sẽ có giá trị chứng minh quan hệ giữa anh, chị và em. Khi giao kết các hợp đồng, giao dịch có sự chuyển dịch về tài sản, đặc biệt là giao dịch tặng cho mà các bên chủ thể có quan hệ là anh, chị, em trong một gia đình thì việc chứng minh được quan hệ này sẽ giúp cho các bên được hưởng quyền miễn trừ thuế thu nhập cá nhân. Một vấn đề đáng lưu tâm thêm là giá trị của Giấy khai sinh. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sin; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Trẻ em dưới 14 tuổi mất Giấy khai sinh bản gốc có xin cấp hộ chiếu được không?
Trẻ em dưới 14 tuổi không làm mất giấy khai sinh bản gốc liệu có thể xin cấp hộ chiếu không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Trẻ em dưới 14 tuổi mất Giấy khai sinh bản gốc có xin cấp hộ chiếu được không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan và xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. Theo đó, tại khoản 2 Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 (sửa đổi, bổ sung 2023) quy định, giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: - Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 - Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu; - Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Như vậy, theo quy định trên, khi làm thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi thì cần phải xuất trình Giấy khai sinh của trẻ. Tuy nhiên, pháp luật chỉ yêu cầu nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh nếu trẻ chưa được cấp mã số định danh cá nhân, trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì mới phải nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Như vậy, trường hợp trẻ vẫn còn Giấy khai sinh bản sao hoặc trích lục khai sinh hoặc đã được cấp mã số định danh thì dù mất Giấy khai sinh bản gốc vẫn có thể được cấp hộ chiếu. (2) Trường hợp không có Giấy khai sinh bản sao, trích lục khai sinh, mã số định danh và mất Giấy khai sinh gốc thì có xin cấp hộ chiếu được không? Liên quan đến vấn đề này, có hai cách giải quyết như sau: Cách 1: Xin trích lục khai sinh Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: - Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất. - Người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ. Như vậy, việc cấp lại giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi cả sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đều bị mất. Nếu chỉ mất bản chính giấy khai sinh nhưng vẫn còn sổ hộ tịch, thì không được cấp lại. Trong trường hợp không may bị mất giấy khai sinh bản chính và không đủ điều kiện để đăng ký lại thì có thể xin cấp trích lục khai sinh để sử dụng thay thế. Do đó, trường hợp không còn Giấy khai sinh bản sao hoặc trích lục và trẻ cũng chưa có mã số định danh và cũng mất Giấy khai sinh bản gốc thì cần liên hệ nơi cấp Giấy khai sinh bản gốc để xin trích lục khai sinh. Sau khi có trích lục khai sinh, trẻ em dưới 14 tuổi có thể tiến hành làm thủ tục cấp hộ chiếu như bình thường. Cách 2: Đề nghị cung cấp mã số định danh cá nhân Căn cứ Điều 15 Nghị định 137/2015/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 37/2021/NĐ-CP, trường hợp công dân đã đăng ký khai sinh nhưng chưa được cấp số định danh thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ xác lập số định danh cho công dân theo thông tin hiện có trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Do đó, có thể thử liên hệ với Công an khu vực nơi đăng ký thường trú trước để được cung cấp hoặc tra cứu mã số định danh trên Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Sau khi có mã số định danh, có thể sử dụng mã số định danh này để thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu cho trẻ em dưới 14 tuổi.
Dùng trích lục khai sinh để cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước được không?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước được quy định như sau: 1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng. 2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm: a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi; b) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này; c) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất; d) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. 3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. 4. Người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể lựa chọn thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an: a) Có giấy giới thiệu hoặc đề nghị của bệnh viện về việc ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh; b) Có căn cứ xác định thân nhân ở nước ngoài bị tai nạn, bệnh tật, bị chết; c) Có văn bản đề nghị của cơ quan trực tiếp quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong lực lượng vũ trang, người làm việc trong tổ chức cơ yếu; d) Vì lý do nhân đạo, khẩn cấp khác do người đứng đầu Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an quyết định. 5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. 6. Người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai, ảnh chân dung, giấy tờ liên quan; kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chụp ảnh, thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu; cấp giấy hẹn trả kết quả. 7. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do. 8. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát. Vì vậy, có thể dùng trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi để cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước.
Trường hợp Cần trích lục khai sinh cho người sinh năm 1962 tại Thái Nguyên, Người này hiện đang sinh sống ở Sài Gòn, và gia đình đã vào Nam từ rất lâu, không còn ai ở Thái Nguyên nữa. Hiện trạng: Không có giấy tờ bản gốc chỉ có 1 bản sao giấy khai sinh chụp từ bản sao y bản chính. Vậy cần làm lại giấy tờ cá nhân như thế nào? Căn cứ quy định tại Điều 63 Luật hộ tịch 2014 thì cá nhân có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký. Nếu trong sổ hộ tịch của UBND xã/ phường nơi trước đây người này làm thủ tục đăng ký khai sinh còn lưu giữ sự kiện khai sinh này thì người này có thể xin trích lục giấy khai sinh. Hồ sơ: - Tờ khai theo mẫu quy định; (Tờ khai trích lục khai sinh được quy định tại Công văn 1288/HTQTCT-HT năm 2016 điều chỉnh biểu mẫu hộ tịch kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành) - Văn bản ủy quyền (nếu có); - Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh nhân dân (trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính). - Xuất trình: Bản chính giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân (đối với cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp). Trường hợp này là bản sao giấy khai sinh chụp từ bản sao y bản chính của người này. Thủ tục: Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục dùm thì phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Nếu ủy quyền cho ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột thì văn bản ủy quyền không cần công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ và chuyển cho người có thẩm quyền. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì sẽ yêu cầu bổ sung hoàn thiện theo quy định.
Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh và Trích lục khai sinh
Giấy khai sinh là kết quả của việc đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh được ban hành theo mẫu thống nhất (có thể thay đổi theo từng thời kỳ). Bản sao giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu và đương nhiên phải bao gồm đầy đủ nội dung của giấy tờ gốc. Trích lục khai sinh được cấp cho trẻ trong các trường hợp có yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh của trẻ đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, giấy tờ này cũng chứa đựng đầy đủ các nội dung đăng ký khai sinh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch về các nội dung đăng ký khai sinh thì Giấy khai sinh thể hiện những thông tin sau liên quan đến người được khai sinh: “a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch; b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.” Cũng theo quy định tại điều luật này thì nội dung đăng ký khai sinh nêu trên là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó. Xuất phát từ các nội dung đăng ký khai sinh này, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh sẽ có giá trị dùng để xác định: - Hộ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con của một con người (anh chị, em ruột); - Xác định người thừa kế (theo luật; xác định người hưởng thừa kế không phải theo di chúc); - Người đại diện; người giám hộ (đương nhiên); - Năng lực hành vi dân sự (yếu tố độ tuổi). Trong thực tế, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh thường được sử dụng trong các giao dịch về lĩnh vực thừa kế (Văn bản khai nhận di sản thừa kế, Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế…), trong giao dịch tặng cho đối với những trường hợp giữa bên tặng cho và bên nhận tặng cho có quan hệ huyết thống và trong các giao dịch mà có chủ thể tham gia là người chưa thành niên, người bị mất, hạn chế năng lực hành vi… cần có người đại diện, giám hộ. Được sử dụng trong hồ sơ yêu cầu công chứng các loại việc này, Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh có giá trị xác định các thông tin về cá nhân người được đăng ký khai sinh và chứng minh quan hệ cha – mẹ - con hoặc quan hệ anh – chị - em. Có nhiều trường hợp xảy ra nhầm lẫn về giá trị của các thông tin thể hiện trong Giấy khai sinh. Giấy khai sinh cho biết cha, mẹ của một người là ai chứ không thể hiện quan hệ hôn nhân giữa hai người được ghi nhận là cha, mẹ của người đó. Cần lưu ý, Giấy khai sinh không thể thay thế Giấy chứng nhận kết hôn, nó không thể hiện quan hệ hôn nhân giữa những người được khai là cha và người được khai là mẹ. Ngoài ra, sự kết hợp của nhiều Giấy khai sinh, Trích lục khai sinh sẽ có giá trị chứng minh quan hệ giữa anh, chị và em. Khi giao kết các hợp đồng, giao dịch có sự chuyển dịch về tài sản, đặc biệt là giao dịch tặng cho mà các bên chủ thể có quan hệ là anh, chị, em trong một gia đình thì việc chứng minh được quan hệ này sẽ giúp cho các bên được hưởng quyền miễn trừ thuế thu nhập cá nhân. Một vấn đề đáng lưu tâm thêm là giá trị của Giấy khai sinh. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sin; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.