Hồ sơ, thủ tục trích lục bản đồ địa chính đất đai theo Luật 2024
Quy trình, hồ sơ cần để trích lục bản đồ địa chính theo Luật 2024 được quy định thế nào? Bản đồ địa chính đất đai là một trong những thông tin, dữ liệu đất đai Theo Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BTNMT quy định về nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về Nội dung dữ liệu không gian đất đai Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian đất đai chuyên đề. Nội dung dữ liệu không gian đất đai chuyên đề bao gồm: - Dữ liệu không gian địa chính gồm: lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng vùng; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng điểm; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu mốc giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu đường chỉ giới quy hoạch; lớp dữ liệu mốc giới quy hoạch; - Dữ liệu không gian điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất gồm: nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp vùng kinh tế - xã hội, cả nước; nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; - Dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; - Dữ liệu không gian giá đất gồm: lớp dữ liệu vùng giá trị; lớp dữ liệu thửa đất chuẩn; lớp dữ liệu thửa đất cụ thể; - Dữ liệu không gian thống kê, kiểm kê đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cả nước, vùng kinh tế - xã hội; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã; - Dữ liệu không gian của dữ liệu khác liên quan đến đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính; lớp dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất; nhóm lớp dữ liệu tổng hợp về giá đất. Như vậy, nhóm lớp dữ liệu kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính thuộc nội dung dữ liệu không gian đất đai chuyên đề. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo Luật 2024 Căn cứ Điều 60 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin, dữ liệu đất đai theo hình thức trực tiếp nộp phiếu yêu cầu theo Mẫu số 13/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này hoặc gửi văn bản yêu cầu cho cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai hoặc hợp đồng. Thông tin, dữ liệu đất đai chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc văn bản yêu cầu hoặc hợp đồng và không được cung cấp để sử dụng vào mục đích khác. + Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai tới cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo một trong các phương thức sau: - Nộp trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh; - Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường công văn, điện tín, qua dịch vụ bưu chính; - Nộp thông qua các phương tiện điện tử khác theo quy định của pháp luật. + Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo phí, giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai biết trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. + Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện nộp phí, giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo yêu cầu. +. Thời gian cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau: - Đối với thông tin, dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thì cung cấp ngay trong ngày làm việc. Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo; - Đối với thông tin, dữ liệu không có sẵn trong cơ sỡ dữ liệu quốc gia về đất đai thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai phải thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu hoặc gửi thông báo về việc gia hạn thời gian cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai cho tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai. Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, tổng hợp, phân tích hoặc lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày làm việc; - Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có thỏa thuận riêng về việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai thì thời gian cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận. + Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai - Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai ở trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai trực thuộc Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Cơ quan nào có thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính?
Thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính là của cơ quan nào? Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung nào? Được dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Cơ quan nào có thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính như sau: Về quản lý bản đồ địa chính: - Bộ TN&MT quản lý bản đồ địa chính số. - Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và UBND cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh giao Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, sử dụng tập trung, thống nhất và cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính phải đưa vào lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ. Về sử dụng, khai thác bản đồ địa chính: - Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được đưa vào sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thay thế cho bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó. Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó có giá trị sử dụng khi giải quyết các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin liên quan đến thửa đất thì cơ quan quản lý bản đồ địa chính quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thực hiện trích lục bản đồ địa chính, trích lục trích đo bản đồ địa chính. - Việc khai thác bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định về khai thác hồ sơ địa chính và khai thác hệ thống thông tin đất đai. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính thuộc về Bộ TN&MT và cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và UBND cấp xã. (2) Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung nào? Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về những nội dung chính của bản đồ địa chính bao gồm: - Thửa đất: Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất; - Các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính bao gồm: + Khung bản đồ. + Điểm khống chế tọa độ, độ cao. + Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp. + Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. + Nhà ở và công trình xây dựng khác. + Địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao. + Mốc giới quy hoạch. + Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật. + Ghi chú thuyết minh. + Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có). Theo đó, hiện nay, bản đồ địa chính bao gồm những nội dung chính như đã nêu trên. (3) Bản đồ địa chính được dùng để làm gì? Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định bản đồ địa chính được lập để sử dụng cho các mục đích như sau: - Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. - Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều tra, đánh giá đất đai. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất; xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai; - Các mục đích quản lý đất đai khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện nay việc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho những mục đích như đã nêu trên.
Trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản?
Khi khai nhận di sản thừa kế trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất không? Khai nhận di sản thừa kế là gì? Khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng văn bản khai nhận di sản như sau: - Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. - Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Công chứng 2014. - Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Theo đó pháp luật hiện hành hiện không quy định cụ thể là khái niệm khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên có thể hiểu khai nhận di sản thừa kế là quy trình để thiết lập quyền sở hữu tài sản đối với di sản thừa kế của người kế thừa trong trường hợp có di chúc hoặc theo quy định pháp luật tại thời điểm người để lại qua đời. Sau khi thừa kế được mở, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã qua đời sang người thừa kế được thực hiện thông qua hai quy trình: khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản. Đồng thời việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định là văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất. Bản trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản thừa kế không? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Công Chứng 2014 quy định công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau: - Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc. Đồng thời tại khoản 2 Điều 58 Luật Công Chứng 2014 quy định việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Công Chứng 2014 => Theo đó để khai nhận di sản phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Ngoài ra căn cứ tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm: - Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh); - Diện tích thửa đất; - Mục đích sử dụng đất; - Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú; - Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất; - Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa. Theo đó có thể hiểu trích lục bản đồ địa chính là sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất trên bản đồ địa chính nhằm xác thực thông tin thửa đất. Về bản chất trích lục đất đai chính không được coi là một văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất mà chỉ là cơ sở cung cấp các thông tin, đặc điểm về một thửa đất hoặc một khu vực đất nhất định. => Do đó khi làm thủ tục khai nhận di sản phải cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và bản trích lục bản đồ địa chính không được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản thừa kế.
Hồ sơ, thủ tục trích lục bản đồ địa chính đất đai theo Luật 2024
Quy trình, hồ sơ cần để trích lục bản đồ địa chính theo Luật 2024 được quy định thế nào? Bản đồ địa chính đất đai là một trong những thông tin, dữ liệu đất đai Theo Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BTNMT quy định về nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành về Nội dung dữ liệu không gian đất đai Dữ liệu không gian đất đai bao gồm dữ liệu không gian đất đai nền và dữ liệu không gian đất đai chuyên đề. Nội dung dữ liệu không gian đất đai chuyên đề bao gồm: - Dữ liệu không gian địa chính gồm: lớp dữ liệu thửa đất; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng vùng; lớp dữ liệu thửa đất định vị dạng điểm; lớp dữ liệu tài sản gắn liền với đất; lớp dữ liệu đường chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu mốc giới hành lang an toàn bảo vệ công trình; lớp dữ liệu đường chỉ giới quy hoạch; lớp dữ liệu mốc giới quy hoạch; - Dữ liệu không gian điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất gồm: nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp vùng kinh tế - xã hội, cả nước; nhóm lớp dữ liệu điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất cấp tỉnh; - Dữ liệu không gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; - Dữ liệu không gian giá đất gồm: lớp dữ liệu vùng giá trị; lớp dữ liệu thửa đất chuẩn; lớp dữ liệu thửa đất cụ thể; - Dữ liệu không gian thống kê, kiểm kê đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cả nước, vùng kinh tế - xã hội; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp huyện; nhóm lớp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp xã; - Dữ liệu không gian của dữ liệu khác liên quan đến đất đai gồm: nhóm lớp dữ liệu kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính; lớp dữ liệu địa chỉ số của thửa đất, tài sản gắn liền với đất; nhóm lớp dữ liệu tổng hợp về giá đất. Như vậy, nhóm lớp dữ liệu kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính thuộc nội dung dữ liệu không gian đất đai chuyên đề. Trình tự, thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo Luật 2024 Căn cứ Điều 60 Nghị định 101/2024/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác thông tin, dữ liệu đất đai theo hình thức trực tiếp nộp phiếu yêu cầu theo Mẫu số 13/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này hoặc gửi văn bản yêu cầu cho cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai hoặc hợp đồng. Thông tin, dữ liệu đất đai chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã ghi trong phiếu yêu cầu cung cấp thông tin hoặc văn bản yêu cầu hoặc hợp đồng và không được cung cấp để sử dụng vào mục đích khác. + Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai tới cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo một trong các phương thức sau: - Nộp trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh; - Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường công văn, điện tín, qua dịch vụ bưu chính; - Nộp thông qua các phương tiện điện tử khác theo quy định của pháp luật. + Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo phí, giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai biết trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. + Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện nộp phí, giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin đất đai, cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai theo yêu cầu. +. Thời gian cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau: - Đối với thông tin, dữ liệu có sẵn trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thì cung cấp ngay trong ngày làm việc. Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp vào ngày làm việc tiếp theo; - Đối với thông tin, dữ liệu không có sẵn trong cơ sỡ dữ liệu quốc gia về đất đai thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai phải thực hiện cung cấp thông tin, dữ liệu hoặc gửi thông báo về việc gia hạn thời gian cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai cho tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai. Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai cần thêm thời gian để xem xét, tìm kiếm, tập hợp, tổng hợp, phân tích hoặc lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan thì có thể gia hạn nhưng tối đa không quá 15 ngày làm việc; - Trường hợp cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có thỏa thuận riêng về việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai thì thời gian cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận. + Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai - Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai ở trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai trực thuộc Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Cơ quan cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.
Cơ quan nào có thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính?
Thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính là của cơ quan nào? Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung nào? Được dùng để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Cơ quan nào có thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính như sau: Về quản lý bản đồ địa chính: - Bộ TN&MT quản lý bản đồ địa chính số. - Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và UBND cấp xã quản lý bản đồ địa chính số và giấy. Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh giao Văn phòng đăng ký đất đai quản lý, sử dụng tập trung, thống nhất và cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính phải đưa vào lưu trữ theo pháp luật về lưu trữ. Về sử dụng, khai thác bản đồ địa chính: - Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được đưa vào sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thay thế cho bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó. Bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính đã lập trước đó có giá trị sử dụng khi giải quyết các nội dung theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. - Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thông tin liên quan đến thửa đất thì cơ quan quản lý bản đồ địa chính quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 8 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thực hiện trích lục bản đồ địa chính, trích lục trích đo bản đồ địa chính. - Việc khai thác bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định về khai thác hồ sơ địa chính và khai thác hệ thống thông tin đất đai. Từ quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay thẩm quyền trích lục bản đồ địa chính thuộc về Bộ TN&MT và cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh, cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện và UBND cấp xã. (2) Bản đồ địa chính bao gồm những nội dung nào? Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 101/2024/NĐ-CP có quy định về những nội dung chính của bản đồ địa chính bao gồm: - Thửa đất: Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất; - Các yếu tố khác liên quan đến nội dung bản đồ địa chính bao gồm: + Khung bản đồ. + Điểm khống chế tọa độ, độ cao. + Mốc địa giới và đường địa giới đơn vị hành chính các cấp. + Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất. + Nhà ở và công trình xây dựng khác. + Địa vật, công trình có ý nghĩa định hướng cao. + Mốc giới quy hoạch. + Chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình theo quy định của pháp luật. + Ghi chú thuyết minh. + Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (nếu có). Theo đó, hiện nay, bản đồ địa chính bao gồm những nội dung chính như đã nêu trên. (3) Bản đồ địa chính được dùng để làm gì? Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định bản đồ địa chính được lập để sử dụng cho các mục đích như sau: - Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. - Thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất; trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; điều tra, đánh giá đất đai. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất; xử lý vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai; - Các mục đích quản lý đất đai khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, hiện nay việc lập bản đồ địa chính để phục vụ cho những mục đích như đã nêu trên.
Trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản?
Khi khai nhận di sản thừa kế trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất không? Khai nhận di sản thừa kế là gì? Khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng văn bản khai nhận di sản như sau: - Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản. - Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Công chứng 2014. - Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Theo đó pháp luật hiện hành hiện không quy định cụ thể là khái niệm khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên có thể hiểu khai nhận di sản thừa kế là quy trình để thiết lập quyền sở hữu tài sản đối với di sản thừa kế của người kế thừa trong trường hợp có di chúc hoặc theo quy định pháp luật tại thời điểm người để lại qua đời. Sau khi thừa kế được mở, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã qua đời sang người thừa kế được thực hiện thông qua hai quy trình: khai nhận di sản và thỏa thuận phân chia di sản. Đồng thời việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người có di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi người chết có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú có thời hạn của người đã chết. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì nơi khai nhận di sản thừa kế sẽ xác định là văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất. Bản trích lục bản đồ địa chính có được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản thừa kế không? Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Công Chứng 2014 quy định công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau: - Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc. Đồng thời tại khoản 2 Điều 58 Luật Công Chứng 2014 quy định việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật Công Chứng 2014 => Theo đó để khai nhận di sản phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó. Ngoài ra căn cứ tại Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính thì trích lục bản đồ địa chính chứa những thông tin về thửa đất, gồm: - Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh); - Diện tích thửa đất; - Mục đích sử dụng đất; - Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú; - Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất; - Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa. Theo đó có thể hiểu trích lục bản đồ địa chính là sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất trên bản đồ địa chính nhằm xác thực thông tin thửa đất. Về bản chất trích lục đất đai chính không được coi là một văn bản pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất mà chỉ là cơ sở cung cấp các thông tin, đặc điểm về một thửa đất hoặc một khu vực đất nhất định. => Do đó khi làm thủ tục khai nhận di sản phải cung cấp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và bản trích lục bản đồ địa chính không được xem là giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khi khai nhận di sản thừa kế.