Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức?
Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Học ngành quản trị bán hành trình độ cao đẳng thì cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức theo quy định? Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có giải thích về ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng như sau: - Quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. - Đây là ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng. + Quản trị bán hàng liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm), tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm. + Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. + Ngoài ra, quản trị bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ. - Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. + Các nội dung công việc chính gồm nghiên cứu thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, quản lý kho vận, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng, giám sát bán hàng. + Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.340 giờ (tương đương 88 tín chỉ). Yêu cầu về kiến thức đối với ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng cần đáp ứng các yêu cầu sau về kiến thức: - Giải thích được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực quản trị, marketing, bán hàng và hành chính - nhân sự; - Xác định được kiến thức cần thiết của nghề bán hàng như: tâm lý khách hàng, chính sách liên quan đến bán hàng, quy định liên quan đến đấu thầu, hành vi khách hàng, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, kênh phân phối, văn hóa doanh nghiệp,..; - Xác định được các phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; - Liệt kê được nguồn cung ứng sản phẩm và các phát sinh trong quá trình bán hàng; - Xác định được các nguyên tắc cơ bản về quản lý kho vận và các loại rủi ro trong quản lý kho vận; - Xác định được các phương pháp, quy trình trưng bày sản phẩm; - Xác định được tầm quan trọng của quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong bán hàng; - Trình bày được quy trình tổ chức một sự kiện, nắm được trình tự và nội dung công việc trong tổ chức sự kiện; - Xác định được các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh bán hàng; - Mô tả được quy trình bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Xác định được quy trình kiểm kê sản phẩm và giám sát hoạt động bán hàng; - Cập nhật được các chính sách thuế và khai báo thuế đối với sản phẩm; - Xác định được nội dung cơ bản về đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; - Xác định được nội dung, quy định trong kế hoạch chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp; - Xác định được các phương pháp quản trị bán hàng, phương pháp xây dựng quan hệ nội bộ; - Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy; - Trình bày được nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các yêu cầu về kiến thức như quy định trên.
Quy định tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tiêu chuẩn, trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chính sách với nhà giáo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. 1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp - Tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp và trường cao đẳng. - Tại Điều 53 Luật này quy định nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp nêu trên bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Nếu nhà giáo giảng dạy tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp thì được gọi là giáo viên; nếu nhà giáo giảng dạy trong trường cao đẳng thì được gọi là giảng viên. - Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. - Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn khi hoạt động giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: + Có phẩm chất, đạo đức tốt; + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; + Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; + Có lý lịch rõ ràng. Như vậy, nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể gọi là giáo viên hoặc giảng viên tùy thuộc vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó là trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp hay là trường cao đẳng. Mặc dù tên gọi có thể khác nhau, tuy nhiên nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định nêu trên. 2. Quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp Tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định nêu trên. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, tùy thuộc vào trình độ đào tạo và hình thức giảng dạy là dạy lý thuyết chuyên môn hay dạy thực hành hay vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành mà trình độ yêu cầu đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ khác nhau. Việc tuyển dụng, đánh giá và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 56 Luật này. 3. Chính sách đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập - Tại Điều 58 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng các chính sách sau: + Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, nhà giáo dạy thực hành các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhà giáo cho người khuyết tật theo quy định. + Chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ. - Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. - Nhà nước có chính sách khuyến khích nhà giáo đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. - Nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. - Nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao công tác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu, có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn để làm việc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lao động. - Nhà nước có chính sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp sư phạm đối với nhà giáo đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật. Như vậy, có thể thấy nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hưởng nhiều chính sách theo quy định. Đồng thời, nhà nước còn có các chính sách khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu.
Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì?
Cũng khá nhiều người học cao đẳng có quan tâm đến ngành nghề về Logistics như là hành chính Logistics. Quy định pháp luật hiện nay có nói gì về ngành nghề này hay không? Hành chính Logistics đào tạo theo trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? 1. Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? Theo Mục 1 Phần A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghành, nghề hành chính Logistics: "Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường. Công việc của người làm nghề Hành chính Logistics là đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức về kinh tế, kế toán, logistics, hải quan, ngoại thương, xuất nhập khẩu, bán hàng, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, chăm sóc khách hàng. Đồng thời người học cần phải được trang bị những kỹ năng mềm song song với trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. …" Theo đó, công việc của người làm nghề Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường; đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 2. Kỹ năng cần có đối với người học ghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng khi tốt nghiệp là gì? Theo Mục 3 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập về kỹ năng đối với người ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: - Sử dụng thành thạo thiết bị văn phòng: máy fax, máy scan, máy photocopy,...; - Giao tiếp, trao đổi, đàm phán, thuyết phục khách hàng; - Quản lý thời gian, lên kế hoạch; - Áp dụng quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, xử lý đơn hàng; - Nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng; - Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến ngành nghề; - Quản lý, cập nhật hồ sơ khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan; - Thực hiện điều phối, phối hợp với các bộ phận liên quan; - Theo dõi cập nhật và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch; - Giám sát và thực hiện các thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng; - Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp; - Quản lý, sử dụng và đào tạo nhân sự để tổ chức thực hiện công việc của nhóm, của bộ phận và tiến hành huấn luyện, đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc; - Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 3. Người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí nào? Theo Mục 5 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập đến vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Như vậy, người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm các công việc như khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến; chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức?
Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Học ngành quản trị bán hành trình độ cao đẳng thì cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức theo quy định? Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có giải thích về ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng như sau: - Quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. - Đây là ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng. + Quản trị bán hàng liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm), tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm. + Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. + Ngoài ra, quản trị bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ. - Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. + Các nội dung công việc chính gồm nghiên cứu thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, quản lý kho vận, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng, giám sát bán hàng. + Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.340 giờ (tương đương 88 tín chỉ). Yêu cầu về kiến thức đối với ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng cần đáp ứng các yêu cầu sau về kiến thức: - Giải thích được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực quản trị, marketing, bán hàng và hành chính - nhân sự; - Xác định được kiến thức cần thiết của nghề bán hàng như: tâm lý khách hàng, chính sách liên quan đến bán hàng, quy định liên quan đến đấu thầu, hành vi khách hàng, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, kênh phân phối, văn hóa doanh nghiệp,..; - Xác định được các phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; - Liệt kê được nguồn cung ứng sản phẩm và các phát sinh trong quá trình bán hàng; - Xác định được các nguyên tắc cơ bản về quản lý kho vận và các loại rủi ro trong quản lý kho vận; - Xác định được các phương pháp, quy trình trưng bày sản phẩm; - Xác định được tầm quan trọng của quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong bán hàng; - Trình bày được quy trình tổ chức một sự kiện, nắm được trình tự và nội dung công việc trong tổ chức sự kiện; - Xác định được các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh bán hàng; - Mô tả được quy trình bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Xác định được quy trình kiểm kê sản phẩm và giám sát hoạt động bán hàng; - Cập nhật được các chính sách thuế và khai báo thuế đối với sản phẩm; - Xác định được nội dung cơ bản về đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; - Xác định được nội dung, quy định trong kế hoạch chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp; - Xác định được các phương pháp quản trị bán hàng, phương pháp xây dựng quan hệ nội bộ; - Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy; - Trình bày được nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các yêu cầu về kiến thức như quy định trên.
Quy định tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Tiêu chuẩn, trình độ chuẩn của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chính sách với nhà giáo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014. 1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp - Tại khoản 1 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: trung tâm giáo dục nghề nghiệp; trường trung cấp và trường cao đẳng. - Tại Điều 53 Luật này quy định nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp nêu trên bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. Nếu nhà giáo giảng dạy tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp thì được gọi là giáo viên; nếu nhà giáo giảng dạy trong trường cao đẳng thì được gọi là giảng viên. - Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. - Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn khi hoạt động giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm: + Có phẩm chất, đạo đức tốt; + Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; + Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; + Có lý lịch rõ ràng. Như vậy, nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp có thể gọi là giáo viên hoặc giảng viên tùy thuộc vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó là trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp hay là trường cao đẳng. Mặc dù tên gọi có thể khác nhau, tuy nhiên nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định nêu trên. 2. Quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp Tại Điều 54 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau: - Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp: phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp. - Nhà giáo dạy trình độ trung cấp: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp. - Nhà giáo dạy trình độ cao đẳng: dạy lý thuyết chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; dạy thực hành phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng. - Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực hành theo quy định nêu trên. - Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. - Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề và chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành ở các trình độ; quy định nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, tùy thuộc vào trình độ đào tạo và hình thức giảng dạy là dạy lý thuyết chuyên môn hay dạy thực hành hay vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành mà trình độ yêu cầu đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ khác nhau. Việc tuyển dụng, đánh giá và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 56 Luật này. 3. Chính sách đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập - Tại Điều 58 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng các chính sách sau: + Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, phụ cấp đặc thù cho nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, nhà giáo dạy thực hành các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhà giáo cho người khuyết tật theo quy định. + Chính sách đối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ. - Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. - Nhà nước có chính sách khuyến khích nhà giáo đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. - Nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp có đủ tiêu chuẩn theo quy định thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. - Nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao công tác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu, có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn để làm việc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lao động. - Nhà nước có chính sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp sư phạm đối với nhà giáo đào tạo nghề nghiệp cho người khuyết tật. Như vậy, có thể thấy nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập sẽ được hưởng nhiều chính sách theo quy định. Đồng thời, nhà nước còn có các chính sách khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo được biệt phái đến làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với nhà giáo là tiến sĩ, nghệ nhân hoặc có trình độ kỹ năng nghề cao nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu.
Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì?
Cũng khá nhiều người học cao đẳng có quan tâm đến ngành nghề về Logistics như là hành chính Logistics. Quy định pháp luật hiện nay có nói gì về ngành nghề này hay không? Hành chính Logistics đào tạo theo trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? 1. Nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng là làm những công việc gì? Theo Mục 1 Phần A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghành, nghề hành chính Logistics: "Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường. Công việc của người làm nghề Hành chính Logistics là đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi người nhân viên phải được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, các kiến thức về kinh tế, kế toán, logistics, hải quan, ngoại thương, xuất nhập khẩu, bán hàng, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, chăm sóc khách hàng. Đồng thời người học cần phải được trang bị những kỹ năng mềm song song với trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. …" Theo đó, công việc của người làm nghề Hành chính Logistics trình độ cao đẳng là thực hiện các công việc thủ tục hành chính: xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, chứng từ khai báo hải quan, kinh doanh Logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường; đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa và các dịch vụ của đơn vị được thực hiện một cách tiết kiệm nhất, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong môi trường cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 2. Kỹ năng cần có đối với người học ghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng khi tốt nghiệp là gì? Theo Mục 3 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập về kỹ năng đối với người ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: - Sử dụng thành thạo thiết bị văn phòng: máy fax, máy scan, máy photocopy,...; - Giao tiếp, trao đổi, đàm phán, thuyết phục khách hàng; - Quản lý thời gian, lên kế hoạch; - Áp dụng quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, xử lý đơn hàng; - Nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách hàng; - Cập nhật các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến ngành nghề; - Quản lý, cập nhật hồ sơ khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ liên quan; - Thực hiện điều phối, phối hợp với các bộ phận liên quan; - Theo dõi cập nhật và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch; - Giám sát và thực hiện các thao tác nghiệp vụ thanh toán, các giao dịch với nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng; - Lập kế hoạch, quản lý và tổ chức các cuộc họp; - Quản lý, sử dụng và đào tạo nhân sự để tổ chức thực hiện công việc của nhóm, của bộ phận và tiến hành huấn luyện, đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc; - Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. 3. Người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí nào? Theo Mục 5 Phần A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập đến vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng như sau: Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Như vậy, người học nghề hành chính Logistics trình độ cao đẳng sau tốt nghiệp có thể làm các công việc như khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến; chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.