Đấu giá tài sản là một hình thức mua bán tài sản đã có từ rất lâu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết này sẽ trình bày sơ lược về trình tự một cuộc đấu giá. Cuộc đấu giá phải tuân theo đúng nguyên tắc: Công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Trong cuộc đấu giá, đấu giá viên là người có quyền cao nhất, là người giữ vị trí trung tâm, vai trò nòng cốt trong cuộc đấu giá, là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đấu giá trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Những cuộc đấu giá thành là những cuộc đấu giá có từ hai người mua trở lên và người trả giá cao nhất đồng ý mua tài sản hoặc hết thời hạn đăng ký mua tài sản hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá, nhưng tại thời điểm diễn ra cuộc đấu giá chỉ có một người tham gia và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm. Những cuộc đấu giá không thành là: Giá cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; Người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả mà không có người trả giá tiếp; Tại phiên bán đấu giá, người trả giá cao nhất từ chối mua tài sản mà giá của người mua liền kề cộng với tiền đặt trước nhỏ hơn/bằng giá đã trả của người từ chối. Cho dù cuộc bán đấu giá tài sản có thể thành hoặc không thành nhưng vẫn phải tuân theo một trình tự nhất định. Theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, cuộc bán đấu giá phải thực hiện trình tự như sau: Giới thiệu bản thân và người giúp việc; Giới thiệu người có tài sản; Thông báo nội quy của cuộc đấu giá tài sản; Công bố danh sách người đăng ký mua tài sản đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá tài sản; Giới thiệu từng tài sản, hình thức đấu giáộc Nhắc lại giá khởi điểm; Thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá; Trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá (nếu có); Đấu giá viên có quyền yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá tài sản trả giá, đấu giá viên phải thông báo công khai về giá đã trả. Nếu sau ba lần đấu giá viên nhắc lại giá cao nhất đã trả mà không có người trả cao hơn thì đấu giá viên công bố người mua được tài sản. Hiện nay, các tổ chức đấu giá thành lập ngày càng nhiều, một số doanh nghiệp đấu giá đã phát triển mạnh, trình độ của đấu giá viên ngày càng chuyên nghiệp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số doanh nghiệp đấu giá và đấu giá viên còn non kém về mặt nghiệp vụ, chưa bảo đảm đúng quy trình đấu giá dẫn đến những vi phạm trong hoạt động đấu giá. Để phiên đấu giá có kết quả tốt, những thành phần tham gia (đặc biệt là công chứng viên) có trách nhiệm phối hợp cùng chấp hành viên và đấu giá viên để bảo đảm cho dịch vụ đấu giá được hiệu quả và tuân thủ những quy định của pháp luật.
Đấu giá tài sản là một hình thức mua bán tài sản đã có từ rất lâu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Bài viết này sẽ trình bày sơ lược về trình tự một cuộc đấu giá. Cuộc đấu giá phải tuân theo đúng nguyên tắc: Công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Trong cuộc đấu giá, đấu giá viên là người có quyền cao nhất, là người giữ vị trí trung tâm, vai trò nòng cốt trong cuộc đấu giá, là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc đấu giá trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. Những cuộc đấu giá thành là những cuộc đấu giá có từ hai người mua trở lên và người trả giá cao nhất đồng ý mua tài sản hoặc hết thời hạn đăng ký mua tài sản hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá, nhưng tại thời điểm diễn ra cuộc đấu giá chỉ có một người tham gia và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm. Những cuộc đấu giá không thành là: Giá cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá; Người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả mà không có người trả giá tiếp; Tại phiên bán đấu giá, người trả giá cao nhất từ chối mua tài sản mà giá của người mua liền kề cộng với tiền đặt trước nhỏ hơn/bằng giá đã trả của người từ chối. Cho dù cuộc bán đấu giá tài sản có thể thành hoặc không thành nhưng vẫn phải tuân theo một trình tự nhất định. Theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản, cuộc bán đấu giá phải thực hiện trình tự như sau: Giới thiệu bản thân và người giúp việc; Giới thiệu người có tài sản; Thông báo nội quy của cuộc đấu giá tài sản; Công bố danh sách người đăng ký mua tài sản đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá tài sản; Giới thiệu từng tài sản, hình thức đấu giáộc Nhắc lại giá khởi điểm; Thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá; Trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá (nếu có); Đấu giá viên có quyền yêu cầu người tham gia đấu giá trả giá. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá tài sản trả giá, đấu giá viên phải thông báo công khai về giá đã trả. Nếu sau ba lần đấu giá viên nhắc lại giá cao nhất đã trả mà không có người trả cao hơn thì đấu giá viên công bố người mua được tài sản. Hiện nay, các tổ chức đấu giá thành lập ngày càng nhiều, một số doanh nghiệp đấu giá đã phát triển mạnh, trình độ của đấu giá viên ngày càng chuyên nghiệp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số doanh nghiệp đấu giá và đấu giá viên còn non kém về mặt nghiệp vụ, chưa bảo đảm đúng quy trình đấu giá dẫn đến những vi phạm trong hoạt động đấu giá. Để phiên đấu giá có kết quả tốt, những thành phần tham gia (đặc biệt là công chứng viên) có trách nhiệm phối hợp cùng chấp hành viên và đấu giá viên để bảo đảm cho dịch vụ đấu giá được hiệu quả và tuân thủ những quy định của pháp luật.