Bài tập xác định phạm vi trách nhiệm pháp lý?
Xác định phạm vi trách nhiệm pháp lý của A và B trong những trường hợp sau: TH1. A và B cùng góp vốn kinh doanh trà sữa. A và B thỏa thuận mỗi người góp 5 triệu và khi kinh doanh sẽ chia đều lợi nhuận. A phụ trách việc pha chế trà sữa. B phụ trách giao hàng và tìm kiếm thị trường. B kí 1 đơn hàng cung cấp 100 ly trà sữa cho D với thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 20 triệu. Đến ngày giao hàng, A và B bị ốm nên không sản xuất đủ và giao hàng đúng hạn. TH2. A và B cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn C để kinh doanh trà sữa. B là người đại diện theo pháp luật của công ty C. A và B thỏa thuận mỗi người góp 5 triệu và khi kinh doanh sẽ chia đều lợi nhuận. A phụ trách việc pha chế trà sữa. B phụ trách giao hàng và tìm kiếm thị trường. B kí 1 đơn hàng cung cấp 100 ly trà sữa cho D với thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 20 triệu. Đến ngày giao hàng, A và B bị ốm nên không sản xuất đủ và giao hàng đúng hạn. Mọi người có thể giúp mình được không ạ? Gợi ý cho mình là mình nên tham khảo tài liệu nào để giải quyết vấn đề trên thôi cũng được ạ. Mình xin cảm ơn .
Xin hỏi về Hợp tác xã có trách nhiệm pháp lý không?
cho mình hỏi hợp tác xã có trách nhiệm pháp lý không ạ
Phân biệt trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật
Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thì mọi công dân là cá nhân hay tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý trước những hành vi vi phạm do mình gây ra, trách nhiệm pháp đó có thể là: Trách nhiệm kỷ luật; Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm dân sự và nặng nhất là Trách nhiệm hình sự. Vậy những những trách nhiệm pháp lý này khác nhau ở những điểm nào? thì mời các bạn cùng tham khảo bảng tổng hợp dưới đây: Tiêu chí Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm kỷ luật Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 Bộ luật dân sự 2015 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Luật Cán bộ, công chức 2008 Khái niệm Trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải chịu để trả giá cho hành vi vi phạm do mình gây ra ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể, hành vi vi phạm đó phải đủ cơ sở cấu thành tội được quy định tại Bộ luật hình sự. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối tượng Cá nhân, pháp nhân thương mại Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức - Cá nhân là cán bộ, công chức, được tuyển chọn vào ngạch nhà nước theo quy định. Hình thức xử lý - Phạt chính - Phạt bổ sung - Các biện pháp khắc phục - Mức bồi thường thiệt hại. - Các biện pháp khắc phục - Cảnh cáo - Phạt tiền - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Hạ ngạch - Cắt chức - Buộc thôi việc Căn cứ phát sinh Qua thời gian điều tra, truy tố, xét xử, có kết luận của tòa án thì người vi phạm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi mình gây ra. -> sau khi thỏa thuận thành công thì người có có lỗi phải bồi thường thiệt hại. - > nếu không thỏa thuận được, thì được giải quyết tại tòa án dân sự, sau khi có quyết định của tòa án thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại và có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) - Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình Khi phát hiện Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷ luật đối với cá nhân đó Mục đích Để răn đe, trừng phạt các cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Bên cạnh đó, cũng giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, để khuyên họ hoàn lương và bắt đầu lại cuộc sống mới, không phạm tội mới, hay tái phạm,... Nhằm răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị hại do hành vi vi phạm gây ra nhằm khắc phục những tổn thất do họ gây ra Nhằm bảo vệ, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước và loại trừ những vi phạm pháp luật hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra do hành vi vi phạm đó gây ra. Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức Trên đây là các tiêu chí được mình tổng hợp, nếu bạn nào có đóng góp ý kiến bổ sung cùng để lại bình luận để Dân luật mình cùng tham khảo nhé! Xem thêm: >>> Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự >>> Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý? >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS >>> Tổng hợp phân biệt các cặp thuật ngữ thường bị nhầm lẫn
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 quy định “Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”. Vậy có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không? Từ vấn đề này mình đưa ra nhận định của mình như sau: 1. Trước tiên cần hiểu hành vi vi phạm pháp luật là gì? Trách nhiệm pháp lý là gì? Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, thì hành vi vi phạm và trách nhiệm pháp lý của người vi phạm được mình hiểu như sau: - Hành vi vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi vi phạm trái pháp luật, trái với quy tắc xử sự chung gây ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể. Hành vi của người vi phạm có thể tồn tại ở trạng thái hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy theo mức độ thực hiện hành vi hay ý thức của người thực hiện mà xử lý trước pháp luật theo chế tài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. - Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, theo quy định pháp luật. 2. Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý? Về nguyên tắc đúng là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ thực hiện hành vi mà người vi phạm có thể phải trách nhiêm pháp lý về hành chính, dân sự, hình sự nêu trên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội nhưng vẫn không phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể các trường hợp sau: Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự. Căn cứ: Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự". Trường hợp 2: Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. Là những người dưới 14 tuổi, căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015. Trường hợp 3: Miễn trách nhiệm pháp lý Căn cứ: điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự như sau: "c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự" Trường hợp 4: Hết thời hiệu truy cứu TNHS (Căn cứ: quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự 2015) Trường hợp 5: Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ Căn cứ: Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự" Trường hợp 6: Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng (Căn cứ Điều 22 Bộ luật hình sự 2015) - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. - Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp 7: Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết (Căn cứ Điều 23 Bộ luật hình sự 2015) - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. - Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 8: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Căn cứ Điều 24 Bộ luật hình sự 2015) - Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. - Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 9: Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Căn cứ Điều 25 Bộ luật hình sự 2015) - Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. - Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 10: Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Căn cứ Điều 26 Bộ luật hình sự 2015) - Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. - Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Lưu ý: Trường hợp này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây: - Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 421 vềTội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược) - Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 422 về Tội chống loài người) - Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 423 về tội phạm chiến tranh) Theo đó, những người vi phạm bị cơ quan điều tra phát hiện có những hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý nêu trên. Trừ 10 trường hợp nêu trên. Do đó, theo quan điểm của mình không hẳn mọi trường hợp vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật. Trên đây là theo quan điểm của mình về việc mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý? Nếu bạn nào có ý kiến khác cùng để lại bình luận để mình cùng thảo luận nhé. Xem thêm: >>> 5 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam >>> Cẩm nang cho những ai học và nghiên cứu về hình sự, dân sự, hành chính >>> TANDTC giải đáp vướng mắc về Hình sự, Dân sự, Tố tụng hành chính
Làm bản Remix các bản nhạc có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Việc làm bản Remix và đăng lên các trang mạng xã hội được xem là hành vi sử dụng tác phẩm, khi sử dụng thì phải xin phép và trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Khi không xin phép hay không trả thù lao theo quy đinh thì hành vi làm bản Remix là hành vi sửa chữa, cắt xén tác phẩm – là hành vi xâm phạm quyền tác giả, sẽ bị xử lý vi phạm như sau: *Trách nhiệm hành chinh: Căn cứ Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định hình thức xử lý hành chính đối với việc xâm phạm sự toàn vẹn tác phẩm như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Ngoài ra, thêm biên pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là: - Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; - Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. *Trách nhiệm dân sự: Khi việc xâm phạm quyền gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chính thì sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
Quảng cáo sai sự thật có bị chịu trách nhiệm pháp lý không?
Công nghiệp quảng cáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 hiện nay nó ngày càng phát triển. Nó mang đến những thuận tiện cho các thương nhân giới thiệu sản phẩm của mình đến với công chúng, nhưng trong đó có một số bộ phận lợi dụng lòng tin của người dân để thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật dẫn đến lợi ích của người dân bị xâm phạm. Vậy quảng cáo sai sự thật có vi phạm pháp luật không? Theo Khoản 7 Điều 109 Luật thương mại 2005 quy định “Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.” và đây là một hình vi mà pháp luật nghiêm cấm trong việc quảng cáo thương mai. Tại Điều 11 Luật quảng cáo 2012 quy định việc xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo tùy thuộc vào mức độ thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường. 1.Trách nhiệm hành chính. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ. Ngoại lệ của việc xử lý như sau: - Điểm d Khoản 3 Điều 68 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm về quảng cáo thuốc. - Điểm c Khoản 3 Điều 69 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm. - Điểm a Khoản 2 Điều 72 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế. - Điểm b Khoản 1 Điều 75 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về quảng cáo giống cây trồng, giống vật nuôi. - Khoản 1 Điều 78 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi: Ngoài áp dụng biên pháp phạt tiền thì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, như là: - Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo; - Buộc cải chính thông tin. 2. Trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo có đầy đủ cấu thành tội phạm của tội quảng cáo gian dối (Điều 197 Bộ luật hình sự 2015), quy định như sau: “1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” 3. Trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi việc quảng cáo sai sự thật khi gây thiệt hại cá nhân, tổ chức. Việc bồi thường thiệt hại do quảng cáo sai sự thật gây ra được giải quyết theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại, quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là phạm vi trách nhiệm mà việc quảng cáo sai sự thật phải chịu trách nhiệm.
Trách nhiệm pháp lý khi ứng dụng mạng xã hội gây ra thiệt hại cho người dùng
>>> Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại >>> Xử lý hành vi công khai thông tin cá nhân của người nổi tiếng >>> Chuyện gì xảy ra khi bạn bị lộ thông tin cá nhân? Khi đăng ký tài khoản để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, tiktok, FaceApp,… mọi người thường phải cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, email, số điện thoại… và phải đồng ý với các điều khoản của ứng dụng này trước khi sử dụng như ứng dụng được quyền sử dụng những nội dung mà người dùng tạo và chia sẻ trên ứng dụng, được quyền sử dụng thông tin về hành động của người dùng … Như vậy, trong quá trình sử dụng các thông tin này, ứng dụng mạng xã hội gây ra thiệt hại cho người dùng thì bị xử lý như thế? Những điều khoản mà người dùng xác nhận đồng ý khi tạo tài khoản sử dụng ứng dụng được xem như là một hợp đồng sử dụng dịch vụ giữa các bên. Các ứng dụng này là các sản phẩm đến từ pháp nhân của các quốc gia khác như: Mỹ, Trung Quốc, Nga… Do đó, hợp đồng được giao kết này là hợp đồng có yếu tố nước ngoài (Điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015). Về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài: Căn cứ Khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” Như vậy, nếu các điều khoản do ứng dụng cung cấp có thỏa thuận áp dụng pháp luật Việt Nam, ví dụ như Facebook, hoặc tranh chấp thuộc các trường hợp được áp dụng pháp luật Việt Nam như: pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng… Như vậy, trong trường hợp pháp luật Việt Nam được áp dụng, khi ứng dụng mạng xã hội gây ra thiệt hại cho người dùng Việt Nam thì có thể bị xử lý như sau: 1. Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại - Căn cứ Điều 608 Bộ luật Dân sự về Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng "Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường." Bên cạnh đó, căn cứ Điều 360, 419 Bộ luật Dân sự thì khi các ứng dụng sử dụng thông tin của người dùng có vi phạm nghĩa vụ gây ra thiệt hại thì về nguyên tắc họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại: "Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác." Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự thì theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc. Như vậy, người dùng có thể yêu cầu bên cung cấp ứng dụng bồi thường thiệt hại: vật chất và tinh thần, nếu cung cấp đủ chứng cứ chứng minh về thiệt hại của mình do bên kia gây ra. 2. Thực hiện biện pháp khắc phục: Trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thì: - Căn cứ Điểm b, c Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong một thời gian nhất định. - Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: + Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; + Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; + Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. 3. Xử lý vi phạm hành chính: - Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, Điểm b, Mục 10 Chương II Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì bên cung cấp dịch vụ sẽ bị: + Phạt tiền: với một số hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do pháp luật quy định, như: vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, cụ thể: Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định; ... + Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng, cải chính thông tin sai sự thật… Bài viết là sự tìm hiểu của mình về vấn đề này, nếu các bạn có ý kiến nào hay thì cùng chia sẻ nhé.
Khai thác rừng như thế nào mới phạm pháp?
Hiện nay, việc khai thác rừng diễn ra phổ biến không chỉ hợp pháp mà còn bất hợp pháp. Người dân cũng khai thác rất nhiều, và thường là khai thác không xin phép. Vậy khi nào thì hành vi khai thác rừng sẽ bị phạt, và phạt hành chính hay phạt hình sự? Định nghĩa về hành vi khai thác trái phép: Theo Mục 1 Phần IV Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA -VKSNDTC-TANDTC thì “Khai thác trái phép cây rừng” là một trong các hành vi sau đây: a) Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn; b) Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép; c) Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt); d) Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép (phần vượt quá khối lượng). Những hành vi khai thác trái phép sẽ bị xử lý như sau: 1. Về hành chính: Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì chỉ cần có hành vi khai thác trái phép gỗ rừng là sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bất kể loại gỗ là gỗ thường hay gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, IIA. Đồng thời, trong trường hợp khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt; đối với hành vi khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng. Hành vi khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, cây trồng phân tán, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm, trục, vớt trái phép gỗ dưới sông, suối, ao, hồ cũng sẽ bị xử phạt như các hành vi khai thác trái phép khác. 2. Về hình sự: Đối với những hành vi khai thác trái phép đạt các mức độ sau thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 232 Bộ luật hình sự như sau: Loại rừng bị khai thác Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Rừng sản xuất Rừng trồng - Gỗ thông thường: 20 m3 đến dưới 40 m3 - Nhóm IIA: 15 m3 đến dưới 30 m3 Rừng tự nhiên - Gỗ thông thường: 10 m3 đến dưới 20 m3 - Nhóm IIA: 07 m3 đến dưới 15 m3 Rừng phòng hộ Rừng trồng - Gỗ thông thường: 15 m3 đến dưới 30 m3 - Nhóm IIA: 10 m3 đến dưới 20 m3 Rừng tự nhiên - Gỗ thông thường: 07 m3 đến dưới 15 m3 - Nhóm IIA: 05 m3 đến dưới 10 m3 Rừng đặc dụng Rừng trồng - Gỗ thông thường: 10 m3 đến dưới 20 m3 - Nhóm IIA: 05 m3 đến dưới 10 m3 Rừng tự nhiên - Gỗ thông thường: 03 m3 đến dưới 08 m3 - Nhóm IIA: 01 m3 đến dưới 03 m3 Thực vật rừng ngoài gỗ Thông thường Trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng Nhóm IIA Trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng Thực vật Nhóm IA hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Rừng sản xuất 01 m3 đến dưới 02 m3 Rừng phòng hộ 0,5 m3 đến dưới 1,5 m3 Rừng đặc dụng 0,5 m3 đến dưới 01 m3 Thực vật rừng ngoài gỗ Trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng Như vậy, bất kỳ hành vi khai thác rừng nào không được cơ quan nhà nước cho phép đều sẽ bị quy là phá rừng. Kể cả gỗ còn sót lại ở nương rẫy hay dưới sông, suối, ao, hồ... Vậy tại sao vẫn nhiều trường hợp người dân khai thác rừng nhưng lại không bị xử lý?
Các loại trách nhiệm pháp lý quốc tế vật chất
Chế định trách nhiệm quốc tế bắt đầu hình thành vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thể kỷ XX gắn với các sự kiện quan trọng là sự thành lập và hoạt động của Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc. Chế định này đã chính thức được hệ thống hóa và pháp điển hóa với tên gọi là Công ước "Về trách nhiệm của quốc gia vì các hành vi trái Luật quốc tế" năm 2001. Trách nhiệm vật chất bao gồm các hình thức sau đây: Một là, đền bù (reparation) là việc bồi thường thiệt hại vật chất được thể hiện bằng tiền, hàng hoá hoặc các dịch vụ. Tổng số thiệt hại cần đền bù, theo nguyên tắc, thường ít hơn nhiều so với thiệt hại thực tế gây ra bởi chiến tranh. Ví dụ: Theo quyết định của Hội nghị Crưm (1945), Đức phải đền bù lên tới 20 tỷ USD, mặc dù trên thực tế thiệt hại đã gây ra cho Liên Xô khi đó rất khó có thể bù đắp; hoặc theo phán quyết của tòa án quốc tế (ICJ) LHQ (1996) chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường cho Iran 131 triệu USD vì vụ quân đội Mỹ bắn rơi máy bay dân sự Iran . Hai là, phục hồi (restitution) là việc xây dựng lại tình trạng đã tồn tại trước khi bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Một trong các hình thức phục hồi là trả lại hiện vật tài sản đã bị quốc gia tham chiến tịch thu trái phép từ lãnh thổ của quốc gia đối địch. Đối tượng phục hồi có thể là tài sản bị tịch thu bất hợp pháp trong thời bình hoặc việc huỷ bỏ một văn bản pháp luật bất kỳ nào đó. Trong thực tiễn tư pháp đã phổ biến thuật ngữ “phục hồi pháp luật”, tức là làm thay đổi tình huống pháp lý, ví dụ: rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi điều khoản của luật đã được thông qua vi phạm các quy phạm Luật quốc tế; xem xét lại các phán quyết tư pháp trái luật đã được thông qua đối với người hoặc tài sản. Ví dụ: Năm 1993, Viện thường trực của Tòa án trọng tài LHQ đã phán quyết rằng Tiệp Khắc có trách nhiệm phục hồi lại bất động sản như tình trạng ban đầu cho Trường Đại học Tổng hợp của Hungary theo yêu cầu của Trường này mà không cần một sự thương lượng nào khác. Ba là, sự thay thế (substitution) là một dạng biến thể của hinh thức phục hồi thiệt hại, là sự thay thế tài sản bị phá hủy hoặc bị làm hư hỏng trái Luật quốc tế. Bốn là, bù lại (compensation) là một dạng trách nhiệm vật chất quy định cho quốc gia gây ra thiệt hại mà không thể đền bù bằng sự phục hồi, thiệt hại này thường có liên quan đến các quan hệ tài chính, bao gồm cả việc bị mất lợi ích do bỏ lỡ cơ hội. Đây là loại hình thức trách nhiệm tương đối phổ biến. Bù lại, theo thông lệ, được dự định thanh toán bằng một khoản tiền. Ví dụ: Trong vụ việc về tàu "Saiga" Saint Vincent và Grenadines đòi Guinea bồi thường sau việc bắt và giữ trái phép tàu "Saiga" và thủy thủ đoàn. Tòa án quốc tế LHQ về luật biển đã ra phán quyết bồi thường thiệt hại với số tiền là 2.123.357 USD (đô la Mỹ).
Phân biệt trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính?
Trách nhiệm pháp lý hình sự: (còn gọi là Hình phạt) là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm hạn chế hoặc tước bỏ quyền, lợi ích của người phạm tội. Hệ thống hình phạt, gồm có: + Hình phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. + Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi hình phạt chính không chọn là phạt tiền); trục xuất (khi hình phạt chính không chọn là trục xuất Trách nhiệm pháp lý hành chính: (còn gọi là xử phạt) là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Hệ thống xử phạt, gồm có: + Xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền; o Xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề; tịch thu phương tiện, tang vật dùng để vi phạm. + Trục xuất: được áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính, có thể áp dụng dưới hình thức là xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung. o Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống hoặc lây lan bệnh dịch; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất; buộc tiêu hủy...
Chịu trách nhiệm pháp lý về tội không cứu người trong tình trạng nguy hiểm
Truy cứu tội không giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm tới tính mạng Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại quận Long Biên, HN sáng 29/2/2016, người điều khiển ô tô Camry BKS 29A – 866xx...Trước vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – VP Luật Newvision đưa ra quan điểm như sau:... CHỊU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ TỘI “KHÔNG CỨU GIÚP NGƯỜI ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM” XOAY QUAY VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG LIÊN HOÀN Ở LONG BIÊN (HÀ NỘI) Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại quận Long Biên, Hà Nội sáng 29/2/2016, thông tin ban đầu xác định, người điều khiển ô tô Camry BKS 29A – 866xx gây tai nạn là Nguyễn Quang Vinh (SN 1977, trú tại tổ 15, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Anh ta đã đến cơ quan công an để trình diện vào đầu giờ chiều cùng ngày. Qua tìm hiểu vụ việc trên, hậu quả của vụ tai nạn khiến cho ông Trần Viết Tiến (SN 1952, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên) điều khiển xe máy chở theo cháu ruột là Trần Gia Hân (2009) xe ô tô tiếp tục đâm vào bà Nguyễn Thị Trúc (SN 1969, trú tại phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên) khi bà Trúc đang đi bộ ngược chiều. Sau đó ô tô đâm vào gốc cây trước số nhà 25, phường Ái Mộ, đuôi xe văng ra đường va chạm với xe ô tô BKS 30A-687xx do anh Đ.M.H (SN 1978, quê Phú Thọ) điều khiển. Hậu quả vụ tai nạn khiến ông Tiến và bà Trúc tử vong tại chỗ, cháu Trần Gia Hân tử vong trên đường đi cấp cứu. Xoay quanh vấn đề này chúng ta thường xét xem anh Nguyễn Quang Vinh có bị xử lý hình sự hay không? Và mức phạt hình sự sẽ là như thế nào? Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ bao quát hơn, thì ngoài người lái chiếc xe gây tai nạn thì còn ai phải chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm của 3 nạn nhân này. Qua facebook cá nhân của cô giáo Dương Kim Liên - cô giáo dạy trong trường học của 1 em học sinh bị chết trong vụ việc nêu trên đã chia sẻ, trong lúc cháu Trần Gia Hân vẫn còn sống tại vụ tai nạn, cô đã kêu gọi mọi người gọi taxi đưa cháu đến bệnh viện trước khi cấp cứu 115 đến, tuy nhiên gọi đến hai chiếc taxi thì hai chiếc taxi đều quay đầu bỏ chạy để mặc cô Liên và mọi người kêu cứu. Qua tình tiết trên, có thế thấy, thái độ vô cảm của những người lái taxi bỏ chạy kia có đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trước vấn đề này, theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – VP Luật Newvision đưa ra quan điểm: Theo điều 102 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm như sau: 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội này có hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ, tính chất của hành vi. Không cứu giúp người khác bị nạn rõ ràng là hành vi cần phải lên án. Để xem xét trách nhiệm hình sự của người này thì cần rất thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết hành vi này phải là cố ý không cứu người. Theo quy định tại Điều 102 BLHS, cố ý không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó bị chết. Trong trường hợp của 2 taxi bỏ chạy không cứu người trong trường hợp này, đã đủ cấu thành tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm theo điều 102 BLHS hiện hành. Đồng thời, Luật sư Tuấn cũng nhấn mạnh, hành vi vô cảm của con người không chỉ bị lên án bởi lương tâm con người mà pháp luật cũng điều chỉnh phải trừng trị những người vô cảm khi thấy người khác mà không cứu. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan chức năng cũng chưa xác định được 2 taxi bỏ chạy này. Trong vụ việc này, qua lời chia sẻ của cô giáo Dương Kim Liên, cô giáo đã nhờ cả lực lượng an ninh. Nhưng họ cho rằng phải có nhiệm vụ “bảo vệ hiện trường” mà không đưa cháu bé đi cấp cứu. Theo Luật sư, nhiệm vụ nào sẽ được ưu tiên, thưa luật sư? - Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Trong trường hợp này thì việc đưa người đi cấp cứu phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, cần phải bảo vệ tính mạng con người cấp bách. Việc bảo vệ hiện trường lực lượng an ninh có thể thực hiện nhiều phương pháp để xử lý. Với vụ việc cụ thể này, muốn truy trách nhiệm cho những người đã từ chối đưa cháu bé đi cấp cứu, theo luật sư cần phải làm gì? Việc đó có khó khăn không thưa luật sư? - Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Pháp luật quy định như vậy, tuy nhiên để xử phạt hành chính và buộc tội cá nhân và tổ chức không hề đơn giản, cụ thể trong trường hợp bị xử phạt hành chính thì phải chứng minh được hành vi của người đã yêu cầu người nào đó có điều kiện mà không cứu giúp. Trường hợp để khởi tố được thì phải chứng minh được hành vi của người tuy có điều kiện mà không cứu giúp thì cũng không hề đơn giản. Việc thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh cá nhân tổ chức nào đó có điều kiện là tương đối khó. Tuy nhiên hoàn toàn có thể làm được nếu chúng ta thu thập đầy đủ như ghi âm, ghi hình và những người làm chứng khác, nếu các tài liện này phù hợp với nhau chúng ta có thể khởi tố hành vi của người nào đó, như vậy mới có tác dụng tuyên truyền và phòng ngừa của pháp luật ./.
Trách nhiệm pháp lý đối với người uống rượu say gây tai nạn
Anh A là lái xe của Công ty cổ phần Hoa Phượng.Trong một ngày làm việc, anh A đã uống rượu say, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định và gây tai nạn làm chị Hồng bị thương nhẹ, xe máy của chị bị hỏng, xe ô tô của công ty bị xây xước. Anh A đã có hành vi vi phạm pháp luật nào và phải gánh chịu các loai trách nhiệm pháp lý nào? Tại sao?
Những trường hợp vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Vi phạm pháp luật phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên trong một số trường hợp người vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mình gây ra. Cụ thể như sau: 1/ Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự Ví dụ: Trẻ em chưa đủ 6 tuổi hay người bị mất năng lực hành vi dân sự. 2/ Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý Ví dụ: Người chưa đủ 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà mình gây ra. 3/ Miễn trách nhiệm pháp lý Ví dụ: Điều 25 Bộ luật Hình sự 1999 - Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. - Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. - Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. 4/ Hết thời hiệu chịu trách nhiệm pháp lý Ví dụ: Theo điều 23 Bộ luật Hình sự 1999 Khi hết thời hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 5/ Pháp luật quy định cấm nhưng không có chế tài Ví dụ: Bộ luật Lao động 2012 quy định cấm quấy rối tình dục người lao động (điều 8, 37, 182, 183) nhưng tại Nghị định 95/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động không hề xử phạt hành vi quấy rối tình dục người lao động. Như vậy, nếu ai vi phạm thì vẫn không chịu trách nhiệm pháp lý.
Bài tập xác định phạm vi trách nhiệm pháp lý?
Xác định phạm vi trách nhiệm pháp lý của A và B trong những trường hợp sau: TH1. A và B cùng góp vốn kinh doanh trà sữa. A và B thỏa thuận mỗi người góp 5 triệu và khi kinh doanh sẽ chia đều lợi nhuận. A phụ trách việc pha chế trà sữa. B phụ trách giao hàng và tìm kiếm thị trường. B kí 1 đơn hàng cung cấp 100 ly trà sữa cho D với thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 20 triệu. Đến ngày giao hàng, A và B bị ốm nên không sản xuất đủ và giao hàng đúng hạn. TH2. A và B cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn C để kinh doanh trà sữa. B là người đại diện theo pháp luật của công ty C. A và B thỏa thuận mỗi người góp 5 triệu và khi kinh doanh sẽ chia đều lợi nhuận. A phụ trách việc pha chế trà sữa. B phụ trách giao hàng và tìm kiếm thị trường. B kí 1 đơn hàng cung cấp 100 ly trà sữa cho D với thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 20 triệu. Đến ngày giao hàng, A và B bị ốm nên không sản xuất đủ và giao hàng đúng hạn. Mọi người có thể giúp mình được không ạ? Gợi ý cho mình là mình nên tham khảo tài liệu nào để giải quyết vấn đề trên thôi cũng được ạ. Mình xin cảm ơn .
Xin hỏi về Hợp tác xã có trách nhiệm pháp lý không?
cho mình hỏi hợp tác xã có trách nhiệm pháp lý không ạ
Phân biệt trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính và kỷ luật
Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thì mọi công dân là cá nhân hay tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật. Những cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý trước những hành vi vi phạm do mình gây ra, trách nhiệm pháp đó có thể là: Trách nhiệm kỷ luật; Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm dân sự và nặng nhất là Trách nhiệm hình sự. Vậy những những trách nhiệm pháp lý này khác nhau ở những điểm nào? thì mời các bạn cùng tham khảo bảng tổng hợp dưới đây: Tiêu chí Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chính Trách nhiệm kỷ luật Căn cứ Bộ luật hình sự 2015 Bộ luật dân sự 2015 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Luật Cán bộ, công chức 2008 Khái niệm Trách nhiệm hình sự được hiểu là hậu quả pháp lý mà người vi phạm phải chịu để trả giá cho hành vi vi phạm do mình gây ra ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể, hành vi vi phạm đó phải đủ cơ sở cấu thành tội được quy định tại Bộ luật hình sự. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Trách nhiệm hành chính được hiểu là hậu quả pháp lý đối với đối tượng có hành vi vi phạm hành chính, phải chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối tượng Cá nhân, pháp nhân thương mại Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức - Cá nhân là cán bộ, công chức, được tuyển chọn vào ngạch nhà nước theo quy định. Hình thức xử lý - Phạt chính - Phạt bổ sung - Các biện pháp khắc phục - Mức bồi thường thiệt hại. - Các biện pháp khắc phục - Cảnh cáo - Phạt tiền - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Hạ ngạch - Cắt chức - Buộc thôi việc Căn cứ phát sinh Qua thời gian điều tra, truy tố, xét xử, có kết luận của tòa án thì người vi phạm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi mình gây ra. -> sau khi thỏa thuận thành công thì người có có lỗi phải bồi thường thiệt hại. - > nếu không thỏa thuận được, thì được giải quyết tại tòa án dân sự, sau khi có quyết định của tòa án thì người có lỗi phải bồi thường thiệt hại và có biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) - Khi bị cơ quan nhà nước phát hiện có hành vi vi phạm thì lập tức ra quyết định xử phạt hành chính và người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm hành chính của mình Khi phát hiện Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định xử lý kỷ luật đối với cá nhân đó Mục đích Để răn đe, trừng phạt các cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội. Bên cạnh đó, cũng giáo dục họ có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, để khuyên họ hoàn lương và bắt đầu lại cuộc sống mới, không phạm tội mới, hay tái phạm,... Nhằm răn đe những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người bị hại do hành vi vi phạm gây ra nhằm khắc phục những tổn thất do họ gây ra Nhằm bảo vệ, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước và loại trừ những vi phạm pháp luật hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra do hành vi vi phạm đó gây ra. Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức Trên đây là các tiêu chí được mình tổng hợp, nếu bạn nào có đóng góp ý kiến bổ sung cùng để lại bình luận để Dân luật mình cùng tham khảo nhé! Xem thêm: >>> Phân biệt trách nhiệm dân sự và nghĩa vụ dân sự >>> Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý? >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS >>> Tổng hợp phân biệt các cặp thuật ngữ thường bị nhầm lẫn
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý?
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 quy định “Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”. Vậy có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không? Từ vấn đề này mình đưa ra nhận định của mình như sau: 1. Trước tiên cần hiểu hành vi vi phạm pháp luật là gì? Trách nhiệm pháp lý là gì? Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, thì hành vi vi phạm và trách nhiệm pháp lý của người vi phạm được mình hiểu như sau: - Hành vi vi phạm pháp luật được hiểu là hành vi vi phạm trái pháp luật, trái với quy tắc xử sự chung gây ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể. Hành vi của người vi phạm có thể tồn tại ở trạng thái hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy theo mức độ thực hiện hành vi hay ý thức của người thực hiện mà xử lý trước pháp luật theo chế tài được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. - Trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như: trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, theo quy định pháp luật. 2. Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý? Về nguyên tắc đúng là mọi hành vi phạm tội đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ thực hiện hành vi mà người vi phạm có thể phải trách nhiêm pháp lý về hành chính, dân sự, hình sự nêu trên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người phạm tội nhưng vẫn không phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể các trường hợp sau: Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự. Căn cứ: Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự". Trường hợp 2: Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý. Là những người dưới 14 tuổi, căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự 2015. Trường hợp 3: Miễn trách nhiệm pháp lý Căn cứ: điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự như sau: "c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự" Trường hợp 4: Hết thời hiệu truy cứu TNHS (Căn cứ: quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự 2015) Trường hợp 5: Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ Căn cứ: Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự" Trường hợp 6: Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng (Căn cứ Điều 22 Bộ luật hình sự 2015) - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. - Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp 7: Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết (Căn cứ Điều 23 Bộ luật hình sự 2015) - Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. - Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 8: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Căn cứ Điều 24 Bộ luật hình sự 2015) - Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. - Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 9: Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Căn cứ Điều 25 Bộ luật hình sự 2015) - Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm. - Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp 10: Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Căn cứ Điều 26 Bộ luật hình sự 2015) - Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. - Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự. Lưu ý: Trường hợp này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây: - Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 421 vềTội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược) - Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 422 về Tội chống loài người) - Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 423 về tội phạm chiến tranh) Theo đó, những người vi phạm bị cơ quan điều tra phát hiện có những hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý nêu trên. Trừ 10 trường hợp nêu trên. Do đó, theo quan điểm của mình không hẳn mọi trường hợp vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật. Trên đây là theo quan điểm của mình về việc mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý? Nếu bạn nào có ý kiến khác cùng để lại bình luận để mình cùng thảo luận nhé. Xem thêm: >>> 5 điều cần biết về hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam >>> Cẩm nang cho những ai học và nghiên cứu về hình sự, dân sự, hành chính >>> TANDTC giải đáp vướng mắc về Hình sự, Dân sự, Tố tụng hành chính
Làm bản Remix các bản nhạc có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?
Việc làm bản Remix và đăng lên các trang mạng xã hội được xem là hành vi sử dụng tác phẩm, khi sử dụng thì phải xin phép và trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Khi không xin phép hay không trả thù lao theo quy đinh thì hành vi làm bản Remix là hành vi sửa chữa, cắt xén tác phẩm – là hành vi xâm phạm quyền tác giả, sẽ bị xử lý vi phạm như sau: *Trách nhiệm hành chinh: Căn cứ Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định hình thức xử lý hành chính đối với việc xâm phạm sự toàn vẹn tác phẩm như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Ngoài ra, thêm biên pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là: - Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; - Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. *Trách nhiệm dân sự: Khi việc xâm phạm quyền gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chính thì sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015.
Quảng cáo sai sự thật có bị chịu trách nhiệm pháp lý không?
Công nghiệp quảng cáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 hiện nay nó ngày càng phát triển. Nó mang đến những thuận tiện cho các thương nhân giới thiệu sản phẩm của mình đến với công chúng, nhưng trong đó có một số bộ phận lợi dụng lòng tin của người dân để thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật dẫn đến lợi ích của người dân bị xâm phạm. Vậy quảng cáo sai sự thật có vi phạm pháp luật không? Theo Khoản 7 Điều 109 Luật thương mại 2005 quy định “Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.” và đây là một hình vi mà pháp luật nghiêm cấm trong việc quảng cáo thương mai. Tại Điều 11 Luật quảng cáo 2012 quy định việc xử lý hành vi vi phạm về quảng cáo tùy thuộc vào mức độ thì cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại phải bồi thường. 1.Trách nhiệm hành chính. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ. Ngoại lệ của việc xử lý như sau: - Điểm d Khoản 3 Điều 68 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm về quảng cáo thuốc. - Điểm c Khoản 3 Điều 69 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm về quảng cáo mỹ phẩm. - Điểm a Khoản 2 Điều 72 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về quảng cáo trang thiết bị y tế. - Điểm b Khoản 1 Điều 75 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm các quy định về quảng cáo giống cây trồng, giống vật nuôi. - Khoản 1 Điều 78 Nghị định 158/2013/NĐ-CP: Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi: Ngoài áp dụng biên pháp phạt tiền thì cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, như là: - Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo; - Buộc cải chính thông tin. 2. Trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo có đầy đủ cấu thành tội phạm của tội quảng cáo gian dối (Điều 197 Bộ luật hình sự 2015), quy định như sau: “1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” 3. Trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi việc quảng cáo sai sự thật khi gây thiệt hại cá nhân, tổ chức. Việc bồi thường thiệt hại do quảng cáo sai sự thật gây ra được giải quyết theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại, quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015. Trên đây là phạm vi trách nhiệm mà việc quảng cáo sai sự thật phải chịu trách nhiệm.
Trách nhiệm pháp lý khi ứng dụng mạng xã hội gây ra thiệt hại cho người dùng
>>> Phân biệt phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại >>> Xử lý hành vi công khai thông tin cá nhân của người nổi tiếng >>> Chuyện gì xảy ra khi bạn bị lộ thông tin cá nhân? Khi đăng ký tài khoản để sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, tiktok, FaceApp,… mọi người thường phải cung cấp thông tin cá nhân như họ tên, email, số điện thoại… và phải đồng ý với các điều khoản của ứng dụng này trước khi sử dụng như ứng dụng được quyền sử dụng những nội dung mà người dùng tạo và chia sẻ trên ứng dụng, được quyền sử dụng thông tin về hành động của người dùng … Như vậy, trong quá trình sử dụng các thông tin này, ứng dụng mạng xã hội gây ra thiệt hại cho người dùng thì bị xử lý như thế? Những điều khoản mà người dùng xác nhận đồng ý khi tạo tài khoản sử dụng ứng dụng được xem như là một hợp đồng sử dụng dịch vụ giữa các bên. Các ứng dụng này là các sản phẩm đến từ pháp nhân của các quốc gia khác như: Mỹ, Trung Quốc, Nga… Do đó, hợp đồng được giao kết này là hợp đồng có yếu tố nước ngoài (Điều 663 Bộ Luật Dân sự 2015). Về pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài: Căn cứ Khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.” Như vậy, nếu các điều khoản do ứng dụng cung cấp có thỏa thuận áp dụng pháp luật Việt Nam, ví dụ như Facebook, hoặc tranh chấp thuộc các trường hợp được áp dụng pháp luật Việt Nam như: pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng… Như vậy, trong trường hợp pháp luật Việt Nam được áp dụng, khi ứng dụng mạng xã hội gây ra thiệt hại cho người dùng Việt Nam thì có thể bị xử lý như sau: 1. Trách nhiệm dân sự: Bồi thường thiệt hại - Căn cứ Điều 608 Bộ luật Dân sự về Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng "Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường." Bên cạnh đó, căn cứ Điều 360, 419 Bộ luật Dân sự thì khi các ứng dụng sử dụng thông tin của người dùng có vi phạm nghĩa vụ gây ra thiệt hại thì về nguyên tắc họ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại: "Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác." Đồng thời, căn cứ Khoản 3 Điều 419 Bộ luật Dân sự thì theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc. Như vậy, người dùng có thể yêu cầu bên cung cấp ứng dụng bồi thường thiệt hại: vật chất và tinh thần, nếu cung cấp đủ chứng cứ chứng minh về thiệt hại của mình do bên kia gây ra. 2. Thực hiện biện pháp khắc phục: Trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng thì: - Căn cứ Điểm b, c Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong một thời gian nhất định. - Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: + Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; + Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm; + Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. 3. Xử lý vi phạm hành chính: - Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010, Điểm b, Mục 10 Chương II Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì bên cung cấp dịch vụ sẽ bị: + Phạt tiền: với một số hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do pháp luật quy định, như: vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, cụ thể: Sử dụng thông tin của người tiêu dùng không phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng mà không được người tiêu dùng đồng ý theo quy định; ... + Ngoài ra, còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng, cải chính thông tin sai sự thật… Bài viết là sự tìm hiểu của mình về vấn đề này, nếu các bạn có ý kiến nào hay thì cùng chia sẻ nhé.
Khai thác rừng như thế nào mới phạm pháp?
Hiện nay, việc khai thác rừng diễn ra phổ biến không chỉ hợp pháp mà còn bất hợp pháp. Người dân cũng khai thác rất nhiều, và thường là khai thác không xin phép. Vậy khi nào thì hành vi khai thác rừng sẽ bị phạt, và phạt hành chính hay phạt hình sự? Định nghĩa về hành vi khai thác trái phép: Theo Mục 1 Phần IV Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA -VKSNDTC-TANDTC thì “Khai thác trái phép cây rừng” là một trong các hành vi sau đây: a) Khai thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn; b) Khai thác cây rừng ngoài khu vực cho phép; c) Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây (bài chặt) trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây (bài chặt); d) Khai thác cây rừng vượt quá khối lượng cho phép (phần vượt quá khối lượng). Những hành vi khai thác trái phép sẽ bị xử lý như sau: 1. Về hành chính: Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì chỉ cần có hành vi khai thác trái phép gỗ rừng là sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, bất kể loại gỗ là gỗ thường hay gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, IIA. Đồng thời, trong trường hợp khai thác rừng trái phép đối với cây còn non không xác định được khối lượng, thì đo diện tích bị chặt phá để xử phạt; đối với hành vi khai thác phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt người vi phạm cứ mỗi cây 50.000 đồng. Hành vi khai thác trái phép gỗ còn lại rải rác trên nương rẫy, cây trồng phân tán, khai thác tận thu trái phép gỗ trên đất nông nghiệp, tận thu trái phép gỗ nằm, trục, vớt trái phép gỗ dưới sông, suối, ao, hồ cũng sẽ bị xử phạt như các hành vi khai thác trái phép khác. 2. Về hình sự: Đối với những hành vi khai thác trái phép đạt các mức độ sau thì sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 232 Bộ luật hình sự như sau: Loại rừng bị khai thác Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Rừng sản xuất Rừng trồng - Gỗ thông thường: 20 m3 đến dưới 40 m3 - Nhóm IIA: 15 m3 đến dưới 30 m3 Rừng tự nhiên - Gỗ thông thường: 10 m3 đến dưới 20 m3 - Nhóm IIA: 07 m3 đến dưới 15 m3 Rừng phòng hộ Rừng trồng - Gỗ thông thường: 15 m3 đến dưới 30 m3 - Nhóm IIA: 10 m3 đến dưới 20 m3 Rừng tự nhiên - Gỗ thông thường: 07 m3 đến dưới 15 m3 - Nhóm IIA: 05 m3 đến dưới 10 m3 Rừng đặc dụng Rừng trồng - Gỗ thông thường: 10 m3 đến dưới 20 m3 - Nhóm IIA: 05 m3 đến dưới 10 m3 Rừng tự nhiên - Gỗ thông thường: 03 m3 đến dưới 08 m3 - Nhóm IIA: 01 m3 đến dưới 03 m3 Thực vật rừng ngoài gỗ Thông thường Trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng Nhóm IIA Trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng Thực vật Nhóm IA hoặc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Rừng sản xuất 01 m3 đến dưới 02 m3 Rừng phòng hộ 0,5 m3 đến dưới 1,5 m3 Rừng đặc dụng 0,5 m3 đến dưới 01 m3 Thực vật rừng ngoài gỗ Trị giá từ 30 triệu đồng đến dưới 60 triệu đồng Như vậy, bất kỳ hành vi khai thác rừng nào không được cơ quan nhà nước cho phép đều sẽ bị quy là phá rừng. Kể cả gỗ còn sót lại ở nương rẫy hay dưới sông, suối, ao, hồ... Vậy tại sao vẫn nhiều trường hợp người dân khai thác rừng nhưng lại không bị xử lý?
Các loại trách nhiệm pháp lý quốc tế vật chất
Chế định trách nhiệm quốc tế bắt đầu hình thành vào những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thể kỷ XX gắn với các sự kiện quan trọng là sự thành lập và hoạt động của Hội Quốc Liên và Liên Hợp Quốc. Chế định này đã chính thức được hệ thống hóa và pháp điển hóa với tên gọi là Công ước "Về trách nhiệm của quốc gia vì các hành vi trái Luật quốc tế" năm 2001. Trách nhiệm vật chất bao gồm các hình thức sau đây: Một là, đền bù (reparation) là việc bồi thường thiệt hại vật chất được thể hiện bằng tiền, hàng hoá hoặc các dịch vụ. Tổng số thiệt hại cần đền bù, theo nguyên tắc, thường ít hơn nhiều so với thiệt hại thực tế gây ra bởi chiến tranh. Ví dụ: Theo quyết định của Hội nghị Crưm (1945), Đức phải đền bù lên tới 20 tỷ USD, mặc dù trên thực tế thiệt hại đã gây ra cho Liên Xô khi đó rất khó có thể bù đắp; hoặc theo phán quyết của tòa án quốc tế (ICJ) LHQ (1996) chính phủ Hoa Kỳ đã bồi thường cho Iran 131 triệu USD vì vụ quân đội Mỹ bắn rơi máy bay dân sự Iran . Hai là, phục hồi (restitution) là việc xây dựng lại tình trạng đã tồn tại trước khi bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Một trong các hình thức phục hồi là trả lại hiện vật tài sản đã bị quốc gia tham chiến tịch thu trái phép từ lãnh thổ của quốc gia đối địch. Đối tượng phục hồi có thể là tài sản bị tịch thu bất hợp pháp trong thời bình hoặc việc huỷ bỏ một văn bản pháp luật bất kỳ nào đó. Trong thực tiễn tư pháp đã phổ biến thuật ngữ “phục hồi pháp luật”, tức là làm thay đổi tình huống pháp lý, ví dụ: rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi điều khoản của luật đã được thông qua vi phạm các quy phạm Luật quốc tế; xem xét lại các phán quyết tư pháp trái luật đã được thông qua đối với người hoặc tài sản. Ví dụ: Năm 1993, Viện thường trực của Tòa án trọng tài LHQ đã phán quyết rằng Tiệp Khắc có trách nhiệm phục hồi lại bất động sản như tình trạng ban đầu cho Trường Đại học Tổng hợp của Hungary theo yêu cầu của Trường này mà không cần một sự thương lượng nào khác. Ba là, sự thay thế (substitution) là một dạng biến thể của hinh thức phục hồi thiệt hại, là sự thay thế tài sản bị phá hủy hoặc bị làm hư hỏng trái Luật quốc tế. Bốn là, bù lại (compensation) là một dạng trách nhiệm vật chất quy định cho quốc gia gây ra thiệt hại mà không thể đền bù bằng sự phục hồi, thiệt hại này thường có liên quan đến các quan hệ tài chính, bao gồm cả việc bị mất lợi ích do bỏ lỡ cơ hội. Đây là loại hình thức trách nhiệm tương đối phổ biến. Bù lại, theo thông lệ, được dự định thanh toán bằng một khoản tiền. Ví dụ: Trong vụ việc về tàu "Saiga" Saint Vincent và Grenadines đòi Guinea bồi thường sau việc bắt và giữ trái phép tàu "Saiga" và thủy thủ đoàn. Tòa án quốc tế LHQ về luật biển đã ra phán quyết bồi thường thiệt hại với số tiền là 2.123.357 USD (đô la Mỹ).
Phân biệt trách nhiệm pháp lý hình sự và trách nhiệm pháp lý hành chính?
Trách nhiệm pháp lý hình sự: (còn gọi là Hình phạt) là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm hạn chế hoặc tước bỏ quyền, lợi ích của người phạm tội. Hệ thống hình phạt, gồm có: + Hình phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. + Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi hình phạt chính không chọn là phạt tiền); trục xuất (khi hình phạt chính không chọn là trục xuất Trách nhiệm pháp lý hành chính: (còn gọi là xử phạt) là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. Hệ thống xử phạt, gồm có: + Xử phạt chính: cảnh cáo hoặc phạt tiền; o Xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề; tịch thu phương tiện, tang vật dùng để vi phạm. + Trục xuất: được áp dụng đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính, có thể áp dụng dưới hình thức là xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung. o Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống hoặc lây lan bệnh dịch; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất; buộc tiêu hủy...
Chịu trách nhiệm pháp lý về tội không cứu người trong tình trạng nguy hiểm
Truy cứu tội không giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm tới tính mạng Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại quận Long Biên, HN sáng 29/2/2016, người điều khiển ô tô Camry BKS 29A – 866xx...Trước vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – VP Luật Newvision đưa ra quan điểm như sau:... CHỊU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ TỘI “KHÔNG CỨU GIÚP NGƯỜI ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM” XOAY QUAY VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG LIÊN HOÀN Ở LONG BIÊN (HÀ NỘI) Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại quận Long Biên, Hà Nội sáng 29/2/2016, thông tin ban đầu xác định, người điều khiển ô tô Camry BKS 29A – 866xx gây tai nạn là Nguyễn Quang Vinh (SN 1977, trú tại tổ 15, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Anh ta đã đến cơ quan công an để trình diện vào đầu giờ chiều cùng ngày. Qua tìm hiểu vụ việc trên, hậu quả của vụ tai nạn khiến cho ông Trần Viết Tiến (SN 1952, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên) điều khiển xe máy chở theo cháu ruột là Trần Gia Hân (2009) xe ô tô tiếp tục đâm vào bà Nguyễn Thị Trúc (SN 1969, trú tại phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên) khi bà Trúc đang đi bộ ngược chiều. Sau đó ô tô đâm vào gốc cây trước số nhà 25, phường Ái Mộ, đuôi xe văng ra đường va chạm với xe ô tô BKS 30A-687xx do anh Đ.M.H (SN 1978, quê Phú Thọ) điều khiển. Hậu quả vụ tai nạn khiến ông Tiến và bà Trúc tử vong tại chỗ, cháu Trần Gia Hân tử vong trên đường đi cấp cứu. Xoay quanh vấn đề này chúng ta thường xét xem anh Nguyễn Quang Vinh có bị xử lý hình sự hay không? Và mức phạt hình sự sẽ là như thế nào? Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ bao quát hơn, thì ngoài người lái chiếc xe gây tai nạn thì còn ai phải chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm của 3 nạn nhân này. Qua facebook cá nhân của cô giáo Dương Kim Liên - cô giáo dạy trong trường học của 1 em học sinh bị chết trong vụ việc nêu trên đã chia sẻ, trong lúc cháu Trần Gia Hân vẫn còn sống tại vụ tai nạn, cô đã kêu gọi mọi người gọi taxi đưa cháu đến bệnh viện trước khi cấp cứu 115 đến, tuy nhiên gọi đến hai chiếc taxi thì hai chiếc taxi đều quay đầu bỏ chạy để mặc cô Liên và mọi người kêu cứu. Qua tình tiết trên, có thế thấy, thái độ vô cảm của những người lái taxi bỏ chạy kia có đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Trước vấn đề này, theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – VP Luật Newvision đưa ra quan điểm: Theo điều 102 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm như sau: 1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Tội này có hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ, tính chất của hành vi. Không cứu giúp người khác bị nạn rõ ràng là hành vi cần phải lên án. Để xem xét trách nhiệm hình sự của người này thì cần rất thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết hành vi này phải là cố ý không cứu người. Theo quy định tại Điều 102 BLHS, cố ý không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó bị chết. Trong trường hợp của 2 taxi bỏ chạy không cứu người trong trường hợp này, đã đủ cấu thành tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm theo điều 102 BLHS hiện hành. Đồng thời, Luật sư Tuấn cũng nhấn mạnh, hành vi vô cảm của con người không chỉ bị lên án bởi lương tâm con người mà pháp luật cũng điều chỉnh phải trừng trị những người vô cảm khi thấy người khác mà không cứu. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan chức năng cũng chưa xác định được 2 taxi bỏ chạy này. Trong vụ việc này, qua lời chia sẻ của cô giáo Dương Kim Liên, cô giáo đã nhờ cả lực lượng an ninh. Nhưng họ cho rằng phải có nhiệm vụ “bảo vệ hiện trường” mà không đưa cháu bé đi cấp cứu. Theo Luật sư, nhiệm vụ nào sẽ được ưu tiên, thưa luật sư? - Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Trong trường hợp này thì việc đưa người đi cấp cứu phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, cần phải bảo vệ tính mạng con người cấp bách. Việc bảo vệ hiện trường lực lượng an ninh có thể thực hiện nhiều phương pháp để xử lý. Với vụ việc cụ thể này, muốn truy trách nhiệm cho những người đã từ chối đưa cháu bé đi cấp cứu, theo luật sư cần phải làm gì? Việc đó có khó khăn không thưa luật sư? - Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Pháp luật quy định như vậy, tuy nhiên để xử phạt hành chính và buộc tội cá nhân và tổ chức không hề đơn giản, cụ thể trong trường hợp bị xử phạt hành chính thì phải chứng minh được hành vi của người đã yêu cầu người nào đó có điều kiện mà không cứu giúp. Trường hợp để khởi tố được thì phải chứng minh được hành vi của người tuy có điều kiện mà không cứu giúp thì cũng không hề đơn giản. Việc thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh cá nhân tổ chức nào đó có điều kiện là tương đối khó. Tuy nhiên hoàn toàn có thể làm được nếu chúng ta thu thập đầy đủ như ghi âm, ghi hình và những người làm chứng khác, nếu các tài liện này phù hợp với nhau chúng ta có thể khởi tố hành vi của người nào đó, như vậy mới có tác dụng tuyên truyền và phòng ngừa của pháp luật ./.
Trách nhiệm pháp lý đối với người uống rượu say gây tai nạn
Anh A là lái xe của Công ty cổ phần Hoa Phượng.Trong một ngày làm việc, anh A đã uống rượu say, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định và gây tai nạn làm chị Hồng bị thương nhẹ, xe máy của chị bị hỏng, xe ô tô của công ty bị xây xước. Anh A đã có hành vi vi phạm pháp luật nào và phải gánh chịu các loai trách nhiệm pháp lý nào? Tại sao?
Những trường hợp vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Vi phạm pháp luật phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý, tuy nhiên trong một số trường hợp người vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi mình gây ra. Cụ thể như sau: 1/ Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự Ví dụ: Trẻ em chưa đủ 6 tuổi hay người bị mất năng lực hành vi dân sự. 2/ Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý Ví dụ: Người chưa đủ 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà mình gây ra. 3/ Miễn trách nhiệm pháp lý Ví dụ: Điều 25 Bộ luật Hình sự 1999 - Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. - Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự. - Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá. 4/ Hết thời hiệu chịu trách nhiệm pháp lý Ví dụ: Theo điều 23 Bộ luật Hình sự 1999 Khi hết thời hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 5/ Pháp luật quy định cấm nhưng không có chế tài Ví dụ: Bộ luật Lao động 2012 quy định cấm quấy rối tình dục người lao động (điều 8, 37, 182, 183) nhưng tại Nghị định 95/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động không hề xử phạt hành vi quấy rối tình dục người lao động. Như vậy, nếu ai vi phạm thì vẫn không chịu trách nhiệm pháp lý.