Nhặt được của rơi không trả có thể bị phạt tù đến 05 năm
Từ câu chuyện có thật tại Hà Nội đang gây xôn xao mạng xã hội của một thanh niên nhặt được chìa khóa nhưng hẹn trả lúc 00g30 khiến khổ chủ phải gọi Công an trợ giúp làm dấy lên câu hỏi: Trường hợp nhặt được tài sản nhưng không trả thì bị xử lý như thế nào? Dưới góc độ pháp luật, hành vi nhặt được tài sản của người khác nhưng cố ý không trả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ tài sản trái phép theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau: *Trách nhiệm hành chính Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp nhặt được tài sản của người khác nhưng cố ý không trả được xếp vào hành vi Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác; và có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. *Trách nhiệm hình sự Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d Khoản 1 Điều 2 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017 quy định: 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng là tài sản di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, khung hình phạt áp dụng trong trường hợp này căn cứ vào giá trị tài sản nhặt được, cụ thể: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Đối với hành vi nhặt được/tìm được/bắt được/giao nhầm tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng là tài sản di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nhưng không trả lại. - Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Khi cố ý chiếm giữ tài sản có trị giá 200.000.000 đồng trở lên trái phép. *Lưu ý: Căn cứ Điều 230 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp khi nhặt được tài sản do người khác để quên, đánh rơi; đã đến cơ quan có thẩm quyền khai báo để tìm chủ sở hữu tài sản sau khi nhặt được thì nếu sau 01 năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp gặp người nguy hiểm đến tính mạng nhưng không giúp
Chắc hẳn gần đây, các Dân Luật cũng đã biết về vụ việc Tài xế Vinasun va chạm với 2 thanh niên nam nữ đi xe máy. Và nhiều nguồn thông tin cho rằng, tài xế sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 132 BLHS. Điều 132 quy định người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Việc tài xế bỏ mặc 2 người bị nạn thì đã bị xã hội lên tiếng dữ dội, nhưng mà điều luật thì lại gây nên luồng thông tin 2 chiều. Liệu nó đã hợp lý chưa? Về mặt đạo đức, khi người khác gặp nạn, việc bỏ công sức giúp đỡ là chuyện thường tình, tôi không cần vu lợi gì từ những hành động ấy, nhưng mọi người nên nhớ, đấy là vấn đề đạo đức và con người có quyền không cần phải làm theo đạo đức. Còn về mặt pháp lý HÌNH SỰ, không có lí do gì mà tôi phải là người chịu trách nhiệm về tính mạng của người khác lúc đang nguy hiểm. Tôi không phải cảnh sát, cũng chả phải là bác sỹ, việc tôi hành động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, tính mạng của bản thân cũng như là tính mạng của người trong cuộc. "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết". Như thế nào là tình trạng nguy hiểm đến tính mang? Như thế nào mà CÓ ĐIỀU KIÊN? Các ông có ở trong tình huống đó không mà dám mạnh miệng nói như vậy. Nhưng Luật là Luật, khi dùng nó, chúng ta cần phải tuân thủ 100%. Đừng bao giờ nghĩ rằng, Luật là như vậy, nhưng trong thực tế, chúng ta sẽ có thể xử lý linh hoạt. Đừng để quyền công dân bị tước đoạt bởi sự linh động trong quyết định của người khác. Không biết ý kiến của các Dân Luật như thế nào? Mọi người hay cùng chia sẻ quan điểm cá nhân.
Có bị truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp này?
Luật Sư cho em hỏi, đứa e của e mới ra tù về tội cố ý gây thương tích, giờ chưa xóa án tích mà đánh lộn với ngta, giờ chưa giám định pháp y, nhưng nếu giám định dưới 11% thì có bị xem là tái phạm và có bị truy tố hình sự không?
Đăng bài trên facebook có bị truy tố trách nhiệm hình sự?
Chuyện là gia đình tôi có buôn bán cafe tươi cho nhà ngta.. nhưng vì tin tưởng nên cho nợ mà chỉ bắt họ ghi vào sổ của họ là đã nợ.. sau đó họ tự ghi thêm trả rồi và không chịu trả tiền.. nhà tôi bức xúc vì tới nhà đòi tiền không đc nên mới đăng facebook để cảnh giác mọi người khỏi bị lừa... vì có đưa tên và hình ảnh cụ thể nên giờ họ lại quay ngược lại kiện nhà t vu khống và xúc phạm danh dự họ... vì nhà tôi k có giấy tờ cụ thể mà chỉ ghi lại số cà đã bán vào sổ tay và họ ghi vào sổ họ mà k có chữ kí của nhau.. vậy giờ tôi có bị truy tố trc pháp luật k.. và bây giờ tôi phải làm thế nào.. tôi xin cảm ơn
Nhặt được của rơi không trả có thể bị phạt tù đến 05 năm
Từ câu chuyện có thật tại Hà Nội đang gây xôn xao mạng xã hội của một thanh niên nhặt được chìa khóa nhưng hẹn trả lúc 00g30 khiến khổ chủ phải gọi Công an trợ giúp làm dấy lên câu hỏi: Trường hợp nhặt được tài sản nhưng không trả thì bị xử lý như thế nào? Dưới góc độ pháp luật, hành vi nhặt được tài sản của người khác nhưng cố ý không trả có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ tài sản trái phép theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau: *Trách nhiệm hành chính Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp nhặt được tài sản của người khác nhưng cố ý không trả được xếp vào hành vi Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác; và có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. *Trách nhiệm hình sự Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d Khoản 1 Điều 2 Bộ luật hình sự sửa đổi 2017 quy định: 1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng là tài sản di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, khung hình phạt áp dụng trong trường hợp này căn cứ vào giá trị tài sản nhặt được, cụ thể: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Đối với hành vi nhặt được/tìm được/bắt được/giao nhầm tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng là tài sản di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nhưng không trả lại. - Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Khi cố ý chiếm giữ tài sản có trị giá 200.000.000 đồng trở lên trái phép. *Lưu ý: Căn cứ Điều 230 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp khi nhặt được tài sản do người khác để quên, đánh rơi; đã đến cơ quan có thẩm quyền khai báo để tìm chủ sở hữu tài sản sau khi nhặt được thì nếu sau 01 năm kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp gặp người nguy hiểm đến tính mạng nhưng không giúp
Chắc hẳn gần đây, các Dân Luật cũng đã biết về vụ việc Tài xế Vinasun va chạm với 2 thanh niên nam nữ đi xe máy. Và nhiều nguồn thông tin cho rằng, tài xế sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 132 BLHS. Điều 132 quy định người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Việc tài xế bỏ mặc 2 người bị nạn thì đã bị xã hội lên tiếng dữ dội, nhưng mà điều luật thì lại gây nên luồng thông tin 2 chiều. Liệu nó đã hợp lý chưa? Về mặt đạo đức, khi người khác gặp nạn, việc bỏ công sức giúp đỡ là chuyện thường tình, tôi không cần vu lợi gì từ những hành động ấy, nhưng mọi người nên nhớ, đấy là vấn đề đạo đức và con người có quyền không cần phải làm theo đạo đức. Còn về mặt pháp lý HÌNH SỰ, không có lí do gì mà tôi phải là người chịu trách nhiệm về tính mạng của người khác lúc đang nguy hiểm. Tôi không phải cảnh sát, cũng chả phải là bác sỹ, việc tôi hành động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi, tính mạng của bản thân cũng như là tính mạng của người trong cuộc. "Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết". Như thế nào là tình trạng nguy hiểm đến tính mang? Như thế nào mà CÓ ĐIỀU KIÊN? Các ông có ở trong tình huống đó không mà dám mạnh miệng nói như vậy. Nhưng Luật là Luật, khi dùng nó, chúng ta cần phải tuân thủ 100%. Đừng bao giờ nghĩ rằng, Luật là như vậy, nhưng trong thực tế, chúng ta sẽ có thể xử lý linh hoạt. Đừng để quyền công dân bị tước đoạt bởi sự linh động trong quyết định của người khác. Không biết ý kiến của các Dân Luật như thế nào? Mọi người hay cùng chia sẻ quan điểm cá nhân.
Có bị truy tố trách nhiệm hình sự trong trường hợp này?
Luật Sư cho em hỏi, đứa e của e mới ra tù về tội cố ý gây thương tích, giờ chưa xóa án tích mà đánh lộn với ngta, giờ chưa giám định pháp y, nhưng nếu giám định dưới 11% thì có bị xem là tái phạm và có bị truy tố hình sự không?
Đăng bài trên facebook có bị truy tố trách nhiệm hình sự?
Chuyện là gia đình tôi có buôn bán cafe tươi cho nhà ngta.. nhưng vì tin tưởng nên cho nợ mà chỉ bắt họ ghi vào sổ của họ là đã nợ.. sau đó họ tự ghi thêm trả rồi và không chịu trả tiền.. nhà tôi bức xúc vì tới nhà đòi tiền không đc nên mới đăng facebook để cảnh giác mọi người khỏi bị lừa... vì có đưa tên và hình ảnh cụ thể nên giờ họ lại quay ngược lại kiện nhà t vu khống và xúc phạm danh dự họ... vì nhà tôi k có giấy tờ cụ thể mà chỉ ghi lại số cà đã bán vào sổ tay và họ ghi vào sổ họ mà k có chữ kí của nhau.. vậy giờ tôi có bị truy tố trc pháp luật k.. và bây giờ tôi phải làm thế nào.. tôi xin cảm ơn