Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở
Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (sau đây gọi tắt là xét công nhận tốt nghiệp) bao gồm: điều kiện công nhận tốt nghiệp và hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp; tổ chức xét công nhận tốt nghiệp; trách nhiệm của cơ quan quản lí và cơ sở giáo dục. 1. Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở nếu có đủ các điều kiện sau: - Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy chế, bao gồm: + Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh. + Đối với học sinh không học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: ++ Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp; ++ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; ++ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. 2. Quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Căn cứ Điều 8 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở như sau: - Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế để bàn giao cho Hội đồng. - Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục. - Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ kí của các thành viên Hội đồng. - Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm: + Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp; + Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Như vậy, học sinh được công nhận tốt nghiệp thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Việc quản lí, cấp phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở được thực hiện theo quy định về quản lí văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo viên trung học hạng III cũ chuyển sang tiểu học hạng III mới thì xếp lương thế nào?
Tình huống: Tôi là giáo viên THCS hạng III Mã V.07.04.12.sau đó huyện chuyển sang dạy ở tiểu học, bổ nhiệm làm Giáo viên tiểu học hạng III. mã số V.07.03.29, như vậy lương tôi xếp như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về tình huống trên. Quy định xếp lương Giáo viên trung học hạng III cũ và Giáo viên tiểu học hạng III mới Giáo viên trung học hạng III cũ là chức danh nghề nghiệp giáo viên theo văn bản cũ Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nôi vụ ban hành đã hết hiệu lực thi hành, bị thay thế bởi Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số Giáo viên trung học hạng III là Mã số: V.07.04.12. Quy định xếp lương Giáo viên trung học tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau: Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau: - Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38); - Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98). - Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89). Như vậy, giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89). Giáo viên tiểu học hạng III mới tức chức danh giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29 theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT đang có hiệu lực thi hành. Quy định xếp lương Giáo viên tiểu học theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau: Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau: a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Giáo viên trung học hạng III cũ chuyển sang tiểu học hạng III mới thì xếp lương thế nào? Khi Giáo viên trung học cơ sở chuyển sang dạy tiểu học thì được bổ nhiệm vào ngạch mới là Giáo viên tiểu học theo khoản 3 Điều 32 Luật viên chức 2010: Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này. Trường hợp chuyển ngạch trong cùng loại viên chức thì xếp lương theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức do Bộ Nội Vụ ban hành. - Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức: + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới. + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này. + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này." ==>> Qua kiểm tra quy định về xếp lương Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã V.07.04.12 (Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) và Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29 (Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ) thì trường hợp chuyển từ Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã V.07.04.12 qua Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29 thuộc trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ nên thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này, cụ thể: - Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức : + Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. ==>> Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT ngày 29/12/2023 ban hành Quy chế xét tốt nghiệp trung học cơ sở. Theo đó, điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024 được quy định như sau: (1) Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Học sinh được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: - Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT. (2) Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh. - Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: + Đơn đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp; + Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; + Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. (3) Số lần xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trong một năm - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 (hai) lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới. - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học. (4) Quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này để bàn giao cho Hội đồng. - Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục. - Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng. - Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm: + Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp; + Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Xem thêm Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/2/2024.
Dự kiến lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh vào các cấp tiểu học, trung học cơ sở
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư tải hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở. (1) Dạy giáo dục quốc phòng và an ninh đối với cấp tiểu học Thực hiện lồng ghép trong hoạt động giáo dục theo từng khối lớp, theo bộ sách giáo khoa mà nhà trường lựa chọn và theo khả năng nhận thức phù hợp với từng vùng miền, trong đó tập trung vào các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lí, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật ( m nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và nội dung giáo dục địa phương theo các chủ đề sau: - Chủ đề chung lồng ghép trong cả cấp học (từ lớp 1 đến lớp 5): Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình và yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giáo dục tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức tổ chức kỷ luật; giáo dục niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự. - Chủ đề lồng ghép theo từng khối lớp + Khối lớp 1: Giáo dục truyền thống và ý nghĩa chống giặc ngoại xâm; giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân; ý nghĩa một số dấu mốc lịch sử (Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú...). + Khối lớp 2: Giáo dục cho học sinh ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; biết giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau, đặc biệt là khi gặp hoạn nạn; nêu ý nghĩa của sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em trong chiến thắng các cuộc chiến tranh xâm lược. + Khối lớp 3: Ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc Việt Nam; giới thiệu chủ quyền biển, đảo, quyền khai thác tài nguyên trong vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam (chú trọng khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam). + Khối lớp 4: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam; phân tích và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; ý nghĩa của việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường; giới thiệu ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật Trẻ em. + Khối lớp 5: Giới thiệu những tấm gương dũng cảm và sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự hy sinh của những Mẹ Việt Nam anh hùng; tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh; giới thiệu những tấm gương thanh niên, thiếu niên tiêu biểu trong tham gia phong trào bảo vệ môi trường ở địa phương và nhà trường. (2) Dạy giáo dục quốc phòng và an ninh đối với cấp trung học cơ sở Thực hiện lồng ghép thông qua các bài học trong các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học Tự nhiên, Nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương theo các chủ đề sau: - Chủ đề chung lồng ghép trong cả cấp học (từ lớp 6 đến lớp 9): Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ lịch sử; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Chủ đề lồng ghép theo từng khối lớp + Khối lớp 6: Giới thiệu truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ; các địa danh gắn liền với các cuộc kháng chiến chống xâm lược; bản đồ hành chính và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam; các chủ đề về an toàn khi tham gia giao thông. + Khối lớp 7: Khẳng định về độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam đối với các thế lực xâm lược; giáo dục về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo khuôn khổ của pháp luật; trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. + Khối lớp 8: Lòng tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm; giới thiệu các mốc chủ quyền trên đất liền và trên biển; tác hại của tệ nạn xã hội tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên; lồng ghép một số nội dung của hiến pháp (chú ý lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh). + Khối lớp 9: Phổ biến mức độ tàn phá của chiến tranh qua các thời kỳ; các hình ảnh khó khăn, vất vả trong chiến tranh và sự đóng góp của nhân dân về mọi mặt góp phần thành công trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược; các dẫn chứng về thời điểm sau hòa bình để phát triển kinh tế đất nước thì cần gắn liền với quốc phòng an ninh. Xem thêm dự thảo Thông tư tải
Hà Nội đã có phương án tuyển sinh vào lớp 10 với tổ hợp ba môn
UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn 455/UBND-KGVX ngày 22/02/2023 về việc công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024. Theo đó, phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 được thực hiện như sau: UBND Thành phố nhận được Tờ trình 167/TTr-SGDĐT ngày 19/01/2023 và Tờ trình 410/TTr-SGDĐT ngày 21/02/2023 của Sở GD&ĐT về công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024. Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương theo đề xuất của Sở GD&ĐT về công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 tại các Tờ trình nêu trên, giao Sở Giáo dục và Đào tạo: (1) Ban hành Kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị về công tác tuyển sinh Vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 đảm bảo đúng quy định pháp luật và Thành phố. (2) Thực hiện phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2023 - 2024 gồm 03 bài thi: Theo đó, thành phố thực hiện phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2023-2024 gồm 3 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Với môn ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Kỳ thi năm nay, các bài thi môn Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút. Môn Ngoại ngữ sẽ tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 60 phút, nhiều mã đề thi. (3) Thông báo phương thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024. - Triển khai thực hiện bảo đảm công khai, công bằng, phản ánh đúng chất lượng dạy và học, chống tiêu cực, tránh áp lực cho học sinh, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. - Xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi. - Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy định; thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện, đề xuất giải pháp giải quyết các vướng mắc, phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND Thành phố. Xem chi tiết Công văn 455/UBND-KGVX ngày 22/02/2023.
Học sinh trung học cơ sở nghỉ học bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp như sau: 1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông: a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên. b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên. c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục). 2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này. 3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông. 4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật. Như vậy, học sinh trung học cơ sở nghỉ học học quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục) thì sẽ không được lên lớp theo quy định pháp luật.
Thay đổi cách đánh giá học học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông - Ảnh minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Theo đó, Thông tư 22 đã có những bổ sung mới về việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ cũng như quy định khen thưởng cuối năm, khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt. Dưới đây là 3 điểm mới đáng chú ý. Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT 1. Đánh giá thường xuyên Điều 6. Đánh giá thường xuyên 1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. 2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau: a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần. b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau: - Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx. - Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx. - Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx. 3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá 1. Các loại kiểm tra, đánh giá a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập; - Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này. b) Kiểm tra, đánh giá định kì: - Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. + Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. + Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện. 2. Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1; b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2; c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3." Điều 8. Số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm … 3. Những học sinh không đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có lí do chính đáng thì được kiểm tra, đánh giá bù bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu, với hình thức, mức độ kiến thức, kĩ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra, đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kì hoặc cuối năm học. 4. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lí do chính đáng hoặc có lí do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.". 2. Đánh giá định kỳ Điều 7. Đánh giá định kỳ 1. Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập - Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút. - Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện. 2. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì. 3. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck). 4. Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì. 5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. 3. Quy định khen thưởng cuối năm, khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt Điều 15 Thông tư 22 quy định về khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc”, “Học sinh Giỏi” được hướng dẫn chi tiết như sau: - Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với những học sinh có đồng thời: + Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt; + Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt; + Có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên. - Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Giỏi” với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt. Bên cạnh đó, khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học; học sinh có thành tích đặc biệt sẽ được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng. Ngoài ra, quy định về điều kiện được lên lớp của học sinh tại Thông tư 22 cũng có sự thay đổi. Theo đó, học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, THPT gồm: - Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; - Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; - Nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục). Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chỉ quy định về điều kiện học sinh được lên lớp như sau: - Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên; - Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại). 4. Hiệu lực thực hiện theo lộ trình qua các năm và các cấp bậc Thông tư này sau khi có hiệu lực sẽ được thực hiện theo lộ trình sau: - Từ năm 2021-2022 đối với lớp 6. - Từ năm 2022-2023 đối với lớp 7 và 10. - Từ năm 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11. - Từ năm 2024-2025 đối với lớp 9 và 12.
Danh sách tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học (tiếp theo)
PHẦN 3. TÀI LIỆU BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ (41 TÀI LIỆU) THCS1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS THCS2: Đặc điểm học tập của học sinh THCS THCS3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt THCS4: Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS THCS5: Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên THCS6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS THCS7: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS THCS8: Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS THCS9: Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp THCS10: Nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học snh trong quá trình giáo dục THCS11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS THCS12: Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cu học sinh THCS THCS13: Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học THCS14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tich hợp THCS15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học THCS16: Hồ sơ dạy học THCS17: Tiềm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng THCS18: Phương pháp dạy học tích cực THCS19: Dạy học với công nghệ thông tin THCS20: Tăng cường năng lực sử dụng thiêt bị dạy học với ứng dụng CNTT trong dạy học THCS21: Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học THCS22: Sử dụng một số phần mềm dạy học THCS23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS24: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học THCS25: Viết sáng kiến trong trường THCS THCS26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS THCS27: Hướng dãn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS THCS28: Tăng cường năng lực giáo dục của giáo viên THCS29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các họt động giáo dục THCS30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS THCS31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm THCS32: Hoạt động của giáo vên chủ nhiệm THCS33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm THCS34:Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS THCS35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS THCS36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS THCS37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS THCS38: Giáo dục hoà nhập trong giáo dục THCS THCS39: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS THCS40: Phối hợp các tổ chức xã hội trong công tac giáo dục THCS41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS (Tiếp tục cập nhật)
Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở
Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (sau đây gọi tắt là xét công nhận tốt nghiệp) bao gồm: điều kiện công nhận tốt nghiệp và hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp; tổ chức xét công nhận tốt nghiệp; trách nhiệm của cơ quan quản lí và cơ sở giáo dục. 1. Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở nếu có đủ các điều kiện sau: - Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy chế, bao gồm: + Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh. + Đối với học sinh không học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: ++ Đơn đăng kí dự xét công nhận tốt nghiệp; ++ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; ++ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. 2. Quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Căn cứ Điều 8 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở như sau: - Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế để bàn giao cho Hội đồng. - Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục. - Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ kí của các thành viên Hội đồng. - Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm: + Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp; + Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Như vậy, học sinh được công nhận tốt nghiệp thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Việc quản lí, cấp phát, chỉnh sửa, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở được thực hiện theo quy định về quản lí văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo viên trung học hạng III cũ chuyển sang tiểu học hạng III mới thì xếp lương thế nào?
Tình huống: Tôi là giáo viên THCS hạng III Mã V.07.04.12.sau đó huyện chuyển sang dạy ở tiểu học, bổ nhiệm làm Giáo viên tiểu học hạng III. mã số V.07.03.29, như vậy lương tôi xếp như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp quy định về tình huống trên. Quy định xếp lương Giáo viên trung học hạng III cũ và Giáo viên tiểu học hạng III mới Giáo viên trung học hạng III cũ là chức danh nghề nghiệp giáo viên theo văn bản cũ Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nôi vụ ban hành đã hết hiệu lực thi hành, bị thay thế bởi Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT. Theo đó, Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số Giáo viên trung học hạng III là Mã số: V.07.04.12. Quy định xếp lương Giáo viên trung học tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV như sau: Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) như sau: - Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 (từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38); - Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98). - Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89). Như vậy, giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2,10 đến hệ số lương 4,89). Giáo viên tiểu học hạng III mới tức chức danh giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29 theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT đang có hiệu lực thi hành. Quy định xếp lương Giáo viên tiểu học theo Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau: Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau: a) Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; b) Giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38; c) Giáo viên tiểu học hạng I, mã số V.07.03.27, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. Giáo viên trung học hạng III cũ chuyển sang tiểu học hạng III mới thì xếp lương thế nào? Khi Giáo viên trung học cơ sở chuyển sang dạy tiểu học thì được bổ nhiệm vào ngạch mới là Giáo viên tiểu học theo khoản 3 Điều 32 Luật viên chức 2010: Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này. Trường hợp chuyển ngạch trong cùng loại viên chức thì xếp lương theo quy định tại Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức do Bộ Nội Vụ ban hành. - Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức: + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới. + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1), thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này. + Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ (ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2), thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này." ==>> Qua kiểm tra quy định về xếp lương Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã V.07.04.12 (Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) và Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29 (Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT ) thì trường hợp chuyển từ Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã V.07.04.12 qua Giáo viên tiểu học hạng III - Mã số V.07.03.29 thuộc trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ nên thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này, cụ thể: - Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức : + Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ. ==>> Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT ngày 29/12/2023 ban hành Quy chế xét tốt nghiệp trung học cơ sở. Theo đó, điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024 được quy định như sau: (1) Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Học sinh được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: - Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT. (2) Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh. - Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: + Đơn đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp; + Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; + Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. (3) Số lần xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trong một năm - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 (hai) lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới. - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học. (4) Quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này để bàn giao cho Hội đồng. - Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục. - Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng. - Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm: + Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp; + Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Xem thêm Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/2/2024.
Dự kiến lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh vào các cấp tiểu học, trung học cơ sở
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư tải hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở. (1) Dạy giáo dục quốc phòng và an ninh đối với cấp tiểu học Thực hiện lồng ghép trong hoạt động giáo dục theo từng khối lớp, theo bộ sách giáo khoa mà nhà trường lựa chọn và theo khả năng nhận thức phù hợp với từng vùng miền, trong đó tập trung vào các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lí, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật ( m nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm và nội dung giáo dục địa phương theo các chủ đề sau: - Chủ đề chung lồng ghép trong cả cấp học (từ lớp 1 đến lớp 5): Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình và yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giáo dục tinh thần đoàn kết, nêu cao tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức tổ chức kỷ luật; giáo dục niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự. - Chủ đề lồng ghép theo từng khối lớp + Khối lớp 1: Giáo dục truyền thống và ý nghĩa chống giặc ngoại xâm; giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân; ý nghĩa một số dấu mốc lịch sử (Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú...). + Khối lớp 2: Giáo dục cho học sinh ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; biết giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau, đặc biệt là khi gặp hoạn nạn; nêu ý nghĩa của sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em trong chiến thắng các cuộc chiến tranh xâm lược. + Khối lớp 3: Ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc Việt Nam; giới thiệu chủ quyền biển, đảo, quyền khai thác tài nguyên trong vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam (chú trọng khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam). + Khối lớp 4: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam; phân tích và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; ý nghĩa của việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường; giới thiệu ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật Trẻ em. + Khối lớp 5: Giới thiệu những tấm gương dũng cảm và sức mạnh đoàn kết của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự hy sinh của những Mẹ Việt Nam anh hùng; tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh; giới thiệu những tấm gương thanh niên, thiếu niên tiêu biểu trong tham gia phong trào bảo vệ môi trường ở địa phương và nhà trường. (2) Dạy giáo dục quốc phòng và an ninh đối với cấp trung học cơ sở Thực hiện lồng ghép thông qua các bài học trong các môn học Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học Tự nhiên, Nghệ thuật, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương theo các chủ đề sau: - Chủ đề chung lồng ghép trong cả cấp học (từ lớp 6 đến lớp 9): Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ lịch sử; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia; quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Chủ đề lồng ghép theo từng khối lớp + Khối lớp 6: Giới thiệu truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ; các địa danh gắn liền với các cuộc kháng chiến chống xâm lược; bản đồ hành chính và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam; các chủ đề về an toàn khi tham gia giao thông. + Khối lớp 7: Khẳng định về độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam đối với các thế lực xâm lược; giáo dục về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo khuôn khổ của pháp luật; trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. + Khối lớp 8: Lòng tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc đánh đuổi giặc ngoại xâm; giới thiệu các mốc chủ quyền trên đất liền và trên biển; tác hại của tệ nạn xã hội tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên; lồng ghép một số nội dung của hiến pháp (chú ý lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi học sinh). + Khối lớp 9: Phổ biến mức độ tàn phá của chiến tranh qua các thời kỳ; các hình ảnh khó khăn, vất vả trong chiến tranh và sự đóng góp của nhân dân về mọi mặt góp phần thành công trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược; các dẫn chứng về thời điểm sau hòa bình để phát triển kinh tế đất nước thì cần gắn liền với quốc phòng an ninh. Xem thêm dự thảo Thông tư tải
Hà Nội đã có phương án tuyển sinh vào lớp 10 với tổ hợp ba môn
UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn 455/UBND-KGVX ngày 22/02/2023 về việc công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024. Theo đó, phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 được thực hiện như sau: UBND Thành phố nhận được Tờ trình 167/TTr-SGDĐT ngày 19/01/2023 và Tờ trình 410/TTr-SGDĐT ngày 21/02/2023 của Sở GD&ĐT về công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024. Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận chủ trương theo đề xuất của Sở GD&ĐT về công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 tại các Tờ trình nêu trên, giao Sở Giáo dục và Đào tạo: (1) Ban hành Kế hoạch, hướng dẫn các đơn vị về công tác tuyển sinh Vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 và lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 đảm bảo đúng quy định pháp luật và Thành phố. (2) Thực hiện phương thức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2023 - 2024 gồm 03 bài thi: Theo đó, thành phố thực hiện phương thức tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2023-2024 gồm 3 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Với môn ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Kỳ thi năm nay, các bài thi môn Toán và Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút. Môn Ngoại ngữ sẽ tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 60 phút, nhiều mã đề thi. (3) Thông báo phương thức tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024. - Triển khai thực hiện bảo đảm công khai, công bằng, phản ánh đúng chất lượng dạy và học, chống tiêu cực, tránh áp lực cho học sinh, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân. - Xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức kỳ thi. - Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy định; thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện, đề xuất giải pháp giải quyết các vướng mắc, phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện, báo cáo UBND Thành phố. Xem chi tiết Công văn 455/UBND-KGVX ngày 22/02/2023.
Học sinh trung học cơ sở nghỉ học bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp như sau: 1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông: a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên. b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên. c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục). 2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này. 3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông. 4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật. Như vậy, học sinh trung học cơ sở nghỉ học học quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục) thì sẽ không được lên lớp theo quy định pháp luật.
Thay đổi cách đánh giá học học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông - Ảnh minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Theo đó, Thông tư 22 đã có những bổ sung mới về việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ cũng như quy định khen thưởng cuối năm, khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt. Dưới đây là 3 điểm mới đáng chú ý. Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT 1. Đánh giá thường xuyên Điều 6. Đánh giá thường xuyên 1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. 2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau: a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần. b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau: - Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx. - Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx. - Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx. 3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá 1. Các loại kiểm tra, đánh giá a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập; - Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này. b) Kiểm tra, đánh giá định kì: - Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. + Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. + Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện. 2. Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1; b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2; c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3." Điều 8. Số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm … 3. Những học sinh không đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có lí do chính đáng thì được kiểm tra, đánh giá bù bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu, với hình thức, mức độ kiến thức, kĩ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra, đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kì hoặc cuối năm học. 4. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lí do chính đáng hoặc có lí do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.". 2. Đánh giá định kỳ Điều 7. Đánh giá định kỳ 1. Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập - Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút. - Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện. 2. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì. 3. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck). 4. Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì. 5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. 3. Quy định khen thưởng cuối năm, khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt Điều 15 Thông tư 22 quy định về khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc”, “Học sinh Giỏi” được hướng dẫn chi tiết như sau: - Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với những học sinh có đồng thời: + Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt; + Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt; + Có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên. - Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Giỏi” với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt. Bên cạnh đó, khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học; học sinh có thành tích đặc biệt sẽ được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng. Ngoài ra, quy định về điều kiện được lên lớp của học sinh tại Thông tư 22 cũng có sự thay đổi. Theo đó, học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, THPT gồm: - Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; - Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên; - Nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục). Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chỉ quy định về điều kiện học sinh được lên lớp như sau: - Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên; - Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại). 4. Hiệu lực thực hiện theo lộ trình qua các năm và các cấp bậc Thông tư này sau khi có hiệu lực sẽ được thực hiện theo lộ trình sau: - Từ năm 2021-2022 đối với lớp 6. - Từ năm 2022-2023 đối với lớp 7 và 10. - Từ năm 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11. - Từ năm 2024-2025 đối với lớp 9 và 12.
Danh sách tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các cấp học (tiếp theo)
PHẦN 3. TÀI LIỆU BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ (41 TÀI LIỆU) THCS1: Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THCS THCS2: Đặc điểm học tập của học sinh THCS THCS3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt THCS4: Phương pháp và kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS THCS5: Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên THCS6: Xây dựng môi trường học tập cho học sinh THCS THCS7: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS THCS8: Phương pháp và kỹ thuật hướng dẫn, tư vấn cho học sinh THCS THCS9: Hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp THCS10: Nâng cao năng lực chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học snh trong quá trình giáo dục THCS11: Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí học sinh nữ, học sinh người dân tộc thiểu số trong trường THCS THCS12: Khắc phục trạng thái tâm lí căng thẳng trong học tập cu học sinh THCS THCS13: Nhu cầu và động cơ học tập của học sinh THCS trong xây dựng kế hoạch dạy học THCS14: Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tich hợp THCS15: Các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện kế hoạch dạy học THCS16: Hồ sơ dạy học THCS17: Tiềm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng THCS18: Phương pháp dạy học tích cực THCS19: Dạy học với công nghệ thông tin THCS20: Tăng cường năng lực sử dụng thiêt bị dạy học với ứng dụng CNTT trong dạy học THCS21: Bảo quản, sửa chữa, sáng tạo thiết bị dạy học THCS22: Sử dụng một số phần mềm dạy học THCS23: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS24: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học THCS25: Viết sáng kiến trong trường THCS THCS26: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS THCS27: Hướng dãn và phổ biến khoa học sư phạm ứng dụng trong trường THCS THCS28: Tăng cường năng lực giáo dục của giáo viên THCS29: Giáo dục học sinh THCS thông qua các họt động giáo dục THCS30: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh THCS THCS31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm THCS32: Hoạt động của giáo vên chủ nhiệm THCS33: Giải quyết tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm THCS34:Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS THCS35: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS THCS36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS THCS37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS THCS38: Giáo dục hoà nhập trong giáo dục THCS THCS39: Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THCS THCS40: Phối hợp các tổ chức xã hội trong công tac giáo dục THCS41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS (Tiếp tục cập nhật)