Toàn cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Click VÀO ĐÂY và Like Fanpage Dân Luật để cập nhật được những tin tức mới nhất về tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau đây là những tin chính về vụ Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam một cách trái phép bằng sự kiện đặt giàn khoan HD-981. Ngày 1/5/2014 Lúc 5h22’ sáng, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan di động HD 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò. Đây là sự xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải. Lực lượng gồm 12 tàu kiểm ngư của Việt Nam kiên quyết ngăn cản hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên vi phạm, đồng thời tăng cường lực lượng tàu các loại để bảo vệ cho giàn khoan, nhằm đạt được mục đích hạ đặt được nó trên vùng biển của Việt Nam để khoan thăm dò. Ngày 2/5/2014 Lúc 16h, giàn khoan HD 981 được thả trôi tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Để đối đầu với các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam, Trung Quốc huy động 27 tàu các loại bảo vệ giàn khoan, trong số này có cả tàu quân sự. Các tàu Trung Quốc đều mở bạt pháo đe dọa, uy hiếp các tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ khiến tình hình hết sức căng thẳng. Với sự yểm trợ của cả máy bay, họ thường sử dụng 2 đến 3 tàu để kèm một tàu của Việt Nam nhằm ngăn cản, đâm húc và phun nước áp lực cao phá hoại. Trong số này, tàu Kiểm ngư số hiệu KN 762 bị 5 tàu Trung Quốc vây và đâm húc 4 lần vào mũi làm móp lan can mũi, vỡ cửa kính, cửa sổ mạn. Tàu KN 764 cũng bị tàu dịch vụ của Trung Quốc đâm làm hỏng mạn boong mũi, lan can lái mạn trái. Ngày 3/5/2014 Buổi sáng số tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc được nâng lên 37 tàu và đến 11h cùng ngày số này tăng lên tới 47 tàu. Chúng tiếp tục sử dụng lực lượng đông bao vây và đâm thẳng vào tàu Việt Nam với vận tốc lớn. Hậu quả khiến các tàu KN 765 bị đâm làm hỏng máy chính giữa, các tàu KN 762, KN 629 và KN 628 bị phun nước áp lực cao làm vỡ kính đài chỉ huy, hỏng máy lái hay bật nắp ăngten hệ thống Visat. Ngoài gây hư hại cho các tàu kiểm ngư, các tàu hải cảnh của Trung Quốc còn chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển của Việt Nam mang số hiệu CSB 4033, khiến tàu bị rách mạn phải có chiều dài 3 mét, rộng một mét, hư hỏng máy phải và các trang thiết bị khác. Ngày 4/5/2014 Các tàu hải cảnh, tàu dịch vụ hạng nặng của Trung Quốc chủ động tiếp cận rú còi, chiếu đèn pha và đâm vào sau lái tàu kiểm ngư KN 628 của Việt Nam. Ngoài ra, các tàu KN 629, KN 764 và KN 762 cũng bị đâm gây ra các hư hại như vỡ kính khoang, hỏng lan can boong, móp lan can, hỏng ra đa và máy lái. Tàu Hải cảnh 44103 của Trung Quốc cũng chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu cảnh sát biển CSB 2012 của Việt Nam nhưng tàu Việt Nam tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở chính góc đuôi tàu mạn phải. Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam Hồ Xuân Sơn điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân để phản đối hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao cũng triệu Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối. Ngày 5/5/2014 Số tàu các loại của Trung Quốc huy động bảo vệ giàn khoan HD 981 đang xâm phạm thềm lục địa Việt Nam đã nâng lên 66 chiếc các loại. Trong ngày, có 7 tàu kiểm ngư của Việt Nam bị các tàu của Trung Quốc đâm húc và phun nước áp lực cao gây ra các chư hại như móp boong, vỡ kính ở mạn và đài chỉ huy, chập điện hệ thống máy, hỏng quạt thông gió khoang máy và hệ thống radar chỉ thị mục tiêu. Ngày 6/5/2014 Lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc tiếp tục đâm húc các tàu kiểm ngư của Việt Nam, bất chấp việc lực lượng kiểm ngư đang thực hiện đúng chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật quốc tế. Các hành động của Trung Quốc khiến một số tàu của Việt Nam bị hư hại và một số kiểm ngư viên bị thương. Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong đó nhấn mạnh việc Trung Quốc đưa giàn khoan và lượng lớn tàu đến khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế. Phó thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi khu vực. Việt Nam khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán. Ngày 7/5/2014 Số lượng tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan lên đến 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm cả tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu mang tên lửa tấn công nhanh. Hàng ngày Trung Quốc còn huy động hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực và một số tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào khu vực cách đảo Lý Sơn từ 50 đến 60 hải lý. Trong khi các tàu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế tại Hà Nội, công khai các hình ảnh vi phạm của Trung Quốc. Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho biết, tàu Trung Quốc hung hăng uy hiếp tàu Việt Nam và khiến 6 người bị thương. Các máy bay Trung Quốc trong ngày vẫn bay tầm thấp để trực tiếp uy hiếp tàu Việt Nam, trong khi các tàu hải cảnh vẫn cố đâm tàu của Việt Nam. Ông Thu đánh giá tình hình hết sức căng thẳng và tuyên bố: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn”. Các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển đang tiếp tục bằng mọi biện pháp đấu tranh buộc giàn khoan của Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời kiềm chế không để xảy ra xung đột, giữ môi trường hòa bình, ổn đinh trên biển. Ngày 8/5/2014 Cảnh sát biển Việt Nam cho biết tiếp tục phát hiện tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc hoạt động xung quanh giàn khoan HD 981. Chúng thường xuyên có hoạt động cản trở tàu cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, giới chức Trung Quốc bất ngờ dịu giọng và kêu gọi đàm phán. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình (ảnh bên) chối bỏ việc có các vụ đụng độ trên Biển Đông do họ gây ra với tàu Việt Nam. Ông này tìm cách làm giảm nhẹ sự việc khi cho rằng “không có xung đột nào xảy ra” kể từ khi giàn khoan HD 981 được hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam và những biến cố vừa qua chỉ mang tính cục bộ. Thứ trưởng này nói thêm rằng mọi bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được giải quyết qua “đàm phán hòa bình”. Cùng ngày, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương đã đặt điều kiện đàm phán với Việt Nam, khi ngang ngược đưa ra yêu cầu đòi Việt Nam phải rút các tàu trong khu vực đặt giàn khoan HD 981, bất chấp thực tế đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật quốc tế. (Tổng hợp)
Vụ giàn khoan HD-981: Trung Quốc đã xuống nước
Ngày 07/5/2014, một tàu Trung Quốc đã cố ý đâm vào hai trong số các tàu của Việt Nam trong khu vực mà Bắc Kinh đã triển khai giàn khoan dầu khổng lồ HD 981. Vụ việc đã gây gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngày 08/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình khẳng định rằng Trung Quốc và Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình, và vụ việc giữa hai nước hồi đầu tuần này tại một khu vực trên Biển Đông không phải là một vụ "đụng độ". Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam (Theo Reuters) Với tuyên bố nêu trên của Thứ trưởng Bình sẽ góp phần giảm căng thẳng trên biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp trên thông qua đối thoại thay cho đối đầu quân sự.
5 lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam
Về kinh tế, dân số, quy mô quân đội, vũ khí, tiềm lực quân sự…Trung Quốc đều qua mặt Việt Nam. Dưới âm mưu bành trướng, bá chủ toàn cầu thì Trung Quốc có thể thâu tóm những nước yếu thế hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc không dám làm điều đó với Việt Nam mà chỉ là trò kích gan xem động thái của chúng ta. Sau đây là những lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam 1. Sức mạnh lịch sử Việt Nam là đất nước nhỏ bé tuy nhiên đã đánh tan bao kẻ thù hùng mạnh. 1000 năm giặc Tàu đô hộ nhưng nhân dân ta không hề khuất phục mà đánh bại, vẫn giữ gìn được truyền thống văn hóa bản sắc dân tộc riêng của mình. Thời kỳ quân Mông Nguyên hùng cường đánh đâu thắng đó, học chinh phục đến tận châu Âu nhưng cũng bại trận dưới Việt Nam. Điện Biên Phủ trở thành mồ chôn giặc Pháp, người Việt cho đế quốc Mỹ ném lấy sự thất bại là như thế nào. Trong lịch sử thời hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc thì 5 lần họ buôn bán trên lưng chúng ta, gây thiệt hại cho ta nhưng hắn vẫn thua: Lần thứ nhất: tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy. Lần thứ hai: khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam. Lần thứ ba: họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh. Lần thứ tư: chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng. Lần thứ năm: chiến tranh biên giới năm 1979. Cuộc chiến này được gọi là cho Việt Nam bài học vì không nghe và chịu khuất phục trước chúng. Tuy nhiên chúng ta đã đánh bại, Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề và họ không dám nói lên sự thật mà quay về lừa dối dân mình bằng cách tuyên truyền Việt Nam gây chiến trước. 2. Sức mạnh thế giới Thế giới đã rõ bộ mặt thật của Trung Quốc, nên chỉ cần một tiếng súng chỉa vào Việt Nam thì cộng đồng Quốc tế sẽ phản kháng lại chúng. Các cường quốc khác sẽ bảo vệ Việt Nam vì chính nghĩa cũng như quyền lợi của họ. 3. Sức mạnh địa chính trị Nước ta ở một vị trí vô cùng quan trong, nếu nước nào chiếm được Việt Nam coi như chiếm được Đông Nam Á, mặt khác còn thâu tóm được biển đông. Nên một khi ai cố giành lấy Việt Nam thì tự bản thân vốn tự có của mình đã tạo nên một lực lượng chống lại quân thù. 4. Sức mạnh chính nghĩa Người Việt Nam có câu “Lấy nhu thắng cương, lấy chính nghĩa thắng hung tà”. Với niềm tin đó cộng với truyền thống “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” thì Việt Nam trở nên mạnh hơn bao giờ hết. 5. Sức mạnh từ Luật pháp Quốc tế Luật pháp Quốc tế đang đứng về phía Việt Nam, nếu Trung Quốc cứ làm quá thì sẽ dẫn đến cảnh “tức nước vỡ bờ” thì khi ấy Công lý Quốc tế sẽ bảo vệ chúng ta.
Lập luận sắc bén! Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành. Đánh trúng trọng tâm! ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS). Thể hiện quyết tâm cao, thái độ cương quyết, cứng rắn và nhất quán Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác. Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự. Tuy nhiên, Thủ tướng thể hiện sự kiện định thái quá dẫn đến thái độ “nhu nhược” Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. (Phần in nghiêng trích từ bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La 2013)
Trung Quốc là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng
Âm mưu bá chủ cộng với sức mạnh quân sự hùng cường của mình Trung Quốc vô cùng ngang ngược, thường xuyên gấy hấn với các quốc gia chung đường biên giới cũng như tranh chấp biển Đông với thành viên ASEAN. Nhưng luôn phát ngôn những lời có cánh: ‘‘Trung Quốc muốn làm bạn với thế giới; mọi tranh chấp được giải quyết trên tinh thần thiện chí, hợp tác trong hòa bình và hữu nghị’’. Thời gian qua việc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, thật ra là cướp mới đúng, đã lộ cái trò lừa bịp của họ cho thiên hạ biết. Cụ thể như: việc in bản đồ hình lưỡi bỏ trên Hộ chiếu Trung Quốc; đưa khách du lịch đến Hoàng Sa; Tàu quân sự vào vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa; lập lên cái tên gọi thành phố Tam Sa; bắn tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi… Đáng lẽ ra thì tốt khoe xấu che nên im lặng, nhưng không ngờ ở đây Trung Quốc vừa ăn cướp lại vừa la làng. Trên tờ báo China Daily, Ruan Zongze là viện phó Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã có những phát ngôn gây xốc thể hiện đầy đủ bản chất ngông ngênh, hóng hách xứ Tàu. Zongze cho rằng: ASEAN phải ngăn không cho các thành viên của mình gia tăng rắc rối để đảm bảo mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á luôn được ổn định. Một số thành viên ASEAN đã cố tình phá hoại quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc vì lợi ích của họ thông qua việc gây rắc rối tại vùng biển Hoa Nam (biển Đông). Việt Nam và Philippines chiếm đóng các vùng biển và hải đảo của Trung Quốc và đang cố lợi dụng các thế lực ngoại bang để củng cố sự chiếm đoạt phi pháp này. Zongze còn cho rằng: trong số các nước thành viên ASEAN, Indonesia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại biển Đông; nhưng khác với Việt Nam và Philippines, hai nước này muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Cả Thái Lan và Singapore cũng cùng chia sẻ vùng biển Đông nhưng không muốn gây tranh chấp làm ảnh hưởng đến quan hệ bằng hữu và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Zongze nói thế chẳng khác gì cho rằng Việt Nam và Philippines là nước gây bất ổn định trên biển Đông. Nhưng thật ra kẻ gây hấn chính là họ. Nếu chân lý thuộc về Trung Quốc vậy tại sao năm lần bảy lượt họ trốn tránh việc ra Tòa án công lý quốc tế ICJ để giải quyết tranh chấp biển đảo với Philippines. Rõ ràng, chỉ là trò lừa bịp dư luận thế giới bằng cách “vừa ăn cướp vừa la làng”. Mặt khác, Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Đáng lẽ ra họ phải thể hiện mình là người vì công lý, giữ gìn ổn định, hòa bình, an ninh cho Thế giới. Vậy mà, đã đi ngược lại địa vị cao quý như trên. Bất chấp luật pháp quốc tế mà hành động theo kiểu “gian hồ”, lấy sức mạnh quân sự để uy hiếp các bên tranh chấp đối lập. Thế giới nên nhìn nhận và xem xét lại cái ghế thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc của Trung Quốc, kẻ nắm cán cân công lý quốc tế mà lại hành động dối trá “vừa ăn cướp vừa la làng” thì chỉ gây bất ổn cho thế giới mà thôi. Xem thêm: http://danluat.thuvienphapluat.vn/trung-quoc-se-that-bai-do-la-dieu-chac-chan-75643.aspx 21h30 ngày 5/5/2013
Re:Hãy góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông.
1 bài viết trong blog của dinhlex Thứ sáu, ngày 04 tháng chín năm 2009 Ngẫm thịnh suy Ngồi ngẫm nghĩ, thế gian đầy gian thế... Nhật nguyệt bất thường, thế sự loạn liên miên Một phút nhục, ngàn năm ô nhục Đất nước oai hùng mãi chỉ đọng hư danh. Sau cơn mưa những tưởng bình minh rạng Thất thần nghe, đại bão tiếp sau mưa. Giang sơn ngỡ, ngàn năm yên định Chợt rùng mình, xuất lộ kẻ thù xưa Ai bảo anh em, trăm năm gắn kết Kẻ thù xưa - không thể kết anh em! Bởi tất yếu, chó đen luôn giữ mực, Chó đói mồi, tất chẳng để mồi đi. Tổ tiên hiểu, sao thời nay không hiểu, Hay chỉ vờ ko hiểu, lợi tư thân Ngẫm ko thông, vì lợi thân quên dân tộc Sống u mê hưởng lạc, hoại tổ tông. Hậu thế tiếp sau, giả như còn tồn tại Ngẫm tiền nhân, hẳn hèn nhát ngu xi Bản tính ác, giặc - ngàn đời khó bỏ, Muốn giữ giống nòi, ắt quyết diệt thù gian. Ta bé nhỏ, há để giặc coi khinh ta bé nhỏ Trí dạ vững bền, át thế giặc ngênh ngang. Rồi sẽ đạt, ngàn đời ta kiêu hãnh Hậu thế tự hào, tổ quốc vạn kiếp hưng. Được đăng bởi Freedom Lawfirm vào lúc 22:07 0 nhận xét Các liên kết với bài này
Toàn cảnh Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam
Click VÀO ĐÂY và Like Fanpage Dân Luật để cập nhật được những tin tức mới nhất về tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau đây là những tin chính về vụ Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam một cách trái phép bằng sự kiện đặt giàn khoan HD-981. Ngày 1/5/2014 Lúc 5h22’ sáng, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan di động HD 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò. Đây là sự xâm phạm trắng trợn của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải. Lực lượng gồm 12 tàu kiểm ngư của Việt Nam kiên quyết ngăn cản hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc nhưng phía Trung Quốc vẫn ngang nhiên vi phạm, đồng thời tăng cường lực lượng tàu các loại để bảo vệ cho giàn khoan, nhằm đạt được mục đích hạ đặt được nó trên vùng biển của Việt Nam để khoan thăm dò. Ngày 2/5/2014 Lúc 16h, giàn khoan HD 981 được thả trôi tại phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Để đối đầu với các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam, Trung Quốc huy động 27 tàu các loại bảo vệ giàn khoan, trong số này có cả tàu quân sự. Các tàu Trung Quốc đều mở bạt pháo đe dọa, uy hiếp các tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ khiến tình hình hết sức căng thẳng. Với sự yểm trợ của cả máy bay, họ thường sử dụng 2 đến 3 tàu để kèm một tàu của Việt Nam nhằm ngăn cản, đâm húc và phun nước áp lực cao phá hoại. Trong số này, tàu Kiểm ngư số hiệu KN 762 bị 5 tàu Trung Quốc vây và đâm húc 4 lần vào mũi làm móp lan can mũi, vỡ cửa kính, cửa sổ mạn. Tàu KN 764 cũng bị tàu dịch vụ của Trung Quốc đâm làm hỏng mạn boong mũi, lan can lái mạn trái. Ngày 3/5/2014 Buổi sáng số tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc được nâng lên 37 tàu và đến 11h cùng ngày số này tăng lên tới 47 tàu. Chúng tiếp tục sử dụng lực lượng đông bao vây và đâm thẳng vào tàu Việt Nam với vận tốc lớn. Hậu quả khiến các tàu KN 765 bị đâm làm hỏng máy chính giữa, các tàu KN 762, KN 629 và KN 628 bị phun nước áp lực cao làm vỡ kính đài chỉ huy, hỏng máy lái hay bật nắp ăngten hệ thống Visat. Ngoài gây hư hại cho các tàu kiểm ngư, các tàu hải cảnh của Trung Quốc còn chủ động đâm thẳng vào mạn phải tàu cảnh sát biển của Việt Nam mang số hiệu CSB 4033, khiến tàu bị rách mạn phải có chiều dài 3 mét, rộng một mét, hư hỏng máy phải và các trang thiết bị khác. Ngày 4/5/2014 Các tàu hải cảnh, tàu dịch vụ hạng nặng của Trung Quốc chủ động tiếp cận rú còi, chiếu đèn pha và đâm vào sau lái tàu kiểm ngư KN 628 của Việt Nam. Ngoài ra, các tàu KN 629, KN 764 và KN 762 cũng bị đâm gây ra các hư hại như vỡ kính khoang, hỏng lan can boong, móp lan can, hỏng ra đa và máy lái. Tàu Hải cảnh 44103 của Trung Quốc cũng chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu cảnh sát biển CSB 2012 của Việt Nam nhưng tàu Việt Nam tăng tốc vòng tránh nên vết đâm chỉ bị ở chính góc đuôi tàu mạn phải. Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao kiêm Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam Hồ Xuân Sơn điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lưu Chấn Dân để phản đối hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam. Đại diện Bộ Ngoại giao cũng triệu Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối. Ngày 5/5/2014 Số tàu các loại của Trung Quốc huy động bảo vệ giàn khoan HD 981 đang xâm phạm thềm lục địa Việt Nam đã nâng lên 66 chiếc các loại. Trong ngày, có 7 tàu kiểm ngư của Việt Nam bị các tàu của Trung Quốc đâm húc và phun nước áp lực cao gây ra các chư hại như móp boong, vỡ kính ở mạn và đài chỉ huy, chập điện hệ thống máy, hỏng quạt thông gió khoang máy và hệ thống radar chỉ thị mục tiêu. Ngày 6/5/2014 Lực lượng tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc tiếp tục đâm húc các tàu kiểm ngư của Việt Nam, bất chấp việc lực lượng kiểm ngư đang thực hiện đúng chức năng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển theo quy định của pháp luật quốc tế. Các hành động của Trung Quốc khiến một số tàu của Việt Nam bị hư hại và một số kiểm ngư viên bị thương. Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong đó nhấn mạnh việc Trung Quốc đưa giàn khoan và lượng lớn tàu đến khu vực thuộc thềm lục địa Việt Nam là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế. Phó thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi khu vực. Việt Nam khẳng định sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình, đồng thời kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán. Ngày 7/5/2014 Số lượng tàu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan lên đến 80 chiếc các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm cả tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu mang tên lửa tấn công nhanh. Hàng ngày Trung Quốc còn huy động hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực và một số tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào khu vực cách đảo Lý Sơn từ 50 đến 60 hải lý. Trong khi các tàu Trung Quốc tiếp tục gây hấn, Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế tại Hà Nội, công khai các hình ảnh vi phạm của Trung Quốc. Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho biết, tàu Trung Quốc hung hăng uy hiếp tàu Việt Nam và khiến 6 người bị thương. Các máy bay Trung Quốc trong ngày vẫn bay tầm thấp để trực tiếp uy hiếp tàu Việt Nam, trong khi các tàu hải cảnh vẫn cố đâm tàu của Việt Nam. Ông Thu đánh giá tình hình hết sức căng thẳng và tuyên bố: “Mọi sự chịu đựng đều có giới hạn”. Các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển đang tiếp tục bằng mọi biện pháp đấu tranh buộc giàn khoan của Trung Quốc phải rời khỏi vùng biển Việt Nam, đồng thời kiềm chế không để xảy ra xung đột, giữ môi trường hòa bình, ổn đinh trên biển. Ngày 8/5/2014 Cảnh sát biển Việt Nam cho biết tiếp tục phát hiện tàu tuần tiễu tấn công nhanh và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc hoạt động xung quanh giàn khoan HD 981. Chúng thường xuyên có hoạt động cản trở tàu cảnh sát biển Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, giới chức Trung Quốc bất ngờ dịu giọng và kêu gọi đàm phán. Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình (ảnh bên) chối bỏ việc có các vụ đụng độ trên Biển Đông do họ gây ra với tàu Việt Nam. Ông này tìm cách làm giảm nhẹ sự việc khi cho rằng “không có xung đột nào xảy ra” kể từ khi giàn khoan HD 981 được hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam và những biến cố vừa qua chỉ mang tính cục bộ. Thứ trưởng này nói thêm rằng mọi bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể được giải quyết qua “đàm phán hòa bình”. Cùng ngày, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương đã đặt điều kiện đàm phán với Việt Nam, khi ngang ngược đưa ra yêu cầu đòi Việt Nam phải rút các tàu trong khu vực đặt giàn khoan HD 981, bất chấp thực tế đây là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật quốc tế. (Tổng hợp)
Vụ giàn khoan HD-981: Trung Quốc đã xuống nước
Ngày 07/5/2014, một tàu Trung Quốc đã cố ý đâm vào hai trong số các tàu của Việt Nam trong khu vực mà Bắc Kinh đã triển khai giàn khoan dầu khổng lồ HD 981. Vụ việc đã gây gia tăng căng thẳng trong khu vực. Ngày 08/5/2014, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình khẳng định rằng Trung Quốc và Việt Nam có thể giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình, và vụ việc giữa hai nước hồi đầu tuần này tại một khu vực trên Biển Đông không phải là một vụ "đụng độ". Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam (Theo Reuters) Với tuyên bố nêu trên của Thứ trưởng Bình sẽ góp phần giảm căng thẳng trên biển Đông, Việt Nam và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán giải quyết tranh chấp trên thông qua đối thoại thay cho đối đầu quân sự.
5 lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam
Về kinh tế, dân số, quy mô quân đội, vũ khí, tiềm lực quân sự…Trung Quốc đều qua mặt Việt Nam. Dưới âm mưu bành trướng, bá chủ toàn cầu thì Trung Quốc có thể thâu tóm những nước yếu thế hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc không dám làm điều đó với Việt Nam mà chỉ là trò kích gan xem động thái của chúng ta. Sau đây là những lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam 1. Sức mạnh lịch sử Việt Nam là đất nước nhỏ bé tuy nhiên đã đánh tan bao kẻ thù hùng mạnh. 1000 năm giặc Tàu đô hộ nhưng nhân dân ta không hề khuất phục mà đánh bại, vẫn giữ gìn được truyền thống văn hóa bản sắc dân tộc riêng của mình. Thời kỳ quân Mông Nguyên hùng cường đánh đâu thắng đó, học chinh phục đến tận châu Âu nhưng cũng bại trận dưới Việt Nam. Điện Biên Phủ trở thành mồ chôn giặc Pháp, người Việt cho đế quốc Mỹ ném lấy sự thất bại là như thế nào. Trong lịch sử thời hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc thì 5 lần họ buôn bán trên lưng chúng ta, gây thiệt hại cho ta nhưng hắn vẫn thua: Lần thứ nhất: tại Hội nghị Genève năm 1954. Trung Quốc đã có sự mặc cả với Mỹ, Pháp chứ đúng ra ranh giới hai miền không phải vĩ tuyến 17 mà có thể là 13, nếu không thì là 15. Nhưng để lấy lòng Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã nhân nhượng Mỹ và Pháp kéo lên vĩ tuyến 17. Sau này chính Pháp nói với ta điều ấy. Lần thứ hai: khi Việt Nam gần thắng Mỹ năm 1972, Henry Kissinger đã ký tắt với ông Lê Đức Thọ, hai bên báo cáo cấp cao để chuẩn bị ký Hiệp định Paris. Nhưng sau đó Mao Trạch Đông mời Tổng thống Mỹ Nixon sang ký Thông cáo chung Thượng Hải. Ngày 1-3-1972, Kissinger về Tokyo họp báo, nói một câu nổi tiếng: Bây giờ chúng tôi chỉ còn nhìn về Mạc Tư Khoa để nghiền nát Hà Nội! Sau khi ký xong, những việc tày trời trước đây các tổng thống Mỹ khác không làm được thì Nixon làm được, đó là phong tỏa cảng Hải Phòng, con đường biển duy nhất Việt Nam ra thế giới, cho máy bay đánh sát biên giới Trung Quốc, rồi sau đó là 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Thiệt hại về người và tài sản trong cuộc không chiến của Mỹ ở miền Bắc từ 1-3-1972 đến khi ký Hiệp định Paris bằng cả sáu năm trước cộng lại. Ở miền Nam, ta cũng phải đổ xương máu nữa. Nên thông cáo Thượng Hải thực chất đã được viết bằng máu của người Việt Nam. Lần thứ ba: họ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Không có sự đồng ý của Mỹ thì Trung Quốc không bao giờ dám đánh. Lần thứ tư: chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu gây nên vụ thảm sát hơn 2 triệu người Campuchia. Trung Quốc cung cấp từ A đến Z, lương thực thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thuốc men cho Khmer Đỏ. Chiến tranh biên giới Tây Nam 1976-1978 là Trung Quốc mượn Khmer Đỏ để đánh Việt Nam. Sau đấy, khi ta giải phóng Campuchia, Trung Quốc là kẻ lu loa trên thế giới rằng Việt Nam có âm mưu lập “Liên bang Đông Dương”. Kẻ gây ra họa diệt chủng lại vu cáo cho những người cứu người Campuchia khỏi họa diệt chủng. Lần thứ năm: chiến tranh biên giới năm 1979. Cuộc chiến này được gọi là cho Việt Nam bài học vì không nghe và chịu khuất phục trước chúng. Tuy nhiên chúng ta đã đánh bại, Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề và họ không dám nói lên sự thật mà quay về lừa dối dân mình bằng cách tuyên truyền Việt Nam gây chiến trước. 2. Sức mạnh thế giới Thế giới đã rõ bộ mặt thật của Trung Quốc, nên chỉ cần một tiếng súng chỉa vào Việt Nam thì cộng đồng Quốc tế sẽ phản kháng lại chúng. Các cường quốc khác sẽ bảo vệ Việt Nam vì chính nghĩa cũng như quyền lợi của họ. 3. Sức mạnh địa chính trị Nước ta ở một vị trí vô cùng quan trong, nếu nước nào chiếm được Việt Nam coi như chiếm được Đông Nam Á, mặt khác còn thâu tóm được biển đông. Nên một khi ai cố giành lấy Việt Nam thì tự bản thân vốn tự có của mình đã tạo nên một lực lượng chống lại quân thù. 4. Sức mạnh chính nghĩa Người Việt Nam có câu “Lấy nhu thắng cương, lấy chính nghĩa thắng hung tà”. Với niềm tin đó cộng với truyền thống “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” thì Việt Nam trở nên mạnh hơn bao giờ hết. 5. Sức mạnh từ Luật pháp Quốc tế Luật pháp Quốc tế đang đứng về phía Việt Nam, nếu Trung Quốc cứ làm quá thì sẽ dẫn đến cảnh “tức nước vỡ bờ” thì khi ấy Công lý Quốc tế sẽ bảo vệ chúng ta.
Lập luận sắc bén! Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin. Việt Nam chúng tôi có câu thành ngữ “mất lòng tin là mất tất cả”. Có thể nhận thấy những thách thức và nguy cơ xung đột là không thể xem thường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua - mà tất cả cùng thua. Vì vậy, cần khẳng định rằng, cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta. Đối với Việt Nam chúng tôi, lòng tin chiến lược còn được hiểu trên hết là sự thực tâm và chân thành. Đánh trúng trọng tâm! ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau vượt qua một chặng đường khá dài và cũng không ít khó khăn để ra được Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tại Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnôm-pênh năm 2002. Nhân kỷ niệm 10 năm ký và thực hiện DOC, các bên đã thống nhất nỗ lực tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS). Thể hiện quyết tâm cao, thái độ cương quyết, cứng rắn và nhất quán Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác. Việt Nam đã quyết định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc, trước hết là trong các lĩnh vực công binh, quân y, quan sát viên quân sự. Tuy nhiên, Thủ tướng thể hiện sự kiện định thái quá dẫn đến thái độ “nhu nhược” Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Các bên liên quan đều phải kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. (Phần in nghiêng trích từ bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La 2013)
Trung Quốc là kẻ vừa ăn cướp vừa la làng
Âm mưu bá chủ cộng với sức mạnh quân sự hùng cường của mình Trung Quốc vô cùng ngang ngược, thường xuyên gấy hấn với các quốc gia chung đường biên giới cũng như tranh chấp biển Đông với thành viên ASEAN. Nhưng luôn phát ngôn những lời có cánh: ‘‘Trung Quốc muốn làm bạn với thế giới; mọi tranh chấp được giải quyết trên tinh thần thiện chí, hợp tác trong hòa bình và hữu nghị’’. Thời gian qua việc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines, thật ra là cướp mới đúng, đã lộ cái trò lừa bịp của họ cho thiên hạ biết. Cụ thể như: việc in bản đồ hình lưỡi bỏ trên Hộ chiếu Trung Quốc; đưa khách du lịch đến Hoàng Sa; Tàu quân sự vào vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa; lập lên cái tên gọi thành phố Tam Sa; bắn tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi… Đáng lẽ ra thì tốt khoe xấu che nên im lặng, nhưng không ngờ ở đây Trung Quốc vừa ăn cướp lại vừa la làng. Trên tờ báo China Daily, Ruan Zongze là viện phó Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc đã có những phát ngôn gây xốc thể hiện đầy đủ bản chất ngông ngênh, hóng hách xứ Tàu. Zongze cho rằng: ASEAN phải ngăn không cho các thành viên của mình gia tăng rắc rối để đảm bảo mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á luôn được ổn định. Một số thành viên ASEAN đã cố tình phá hoại quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc vì lợi ích của họ thông qua việc gây rắc rối tại vùng biển Hoa Nam (biển Đông). Việt Nam và Philippines chiếm đóng các vùng biển và hải đảo của Trung Quốc và đang cố lợi dụng các thế lực ngoại bang để củng cố sự chiếm đoạt phi pháp này. Zongze còn cho rằng: trong số các nước thành viên ASEAN, Indonesia và Brunei cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại biển Đông; nhưng khác với Việt Nam và Philippines, hai nước này muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Cả Thái Lan và Singapore cũng cùng chia sẻ vùng biển Đông nhưng không muốn gây tranh chấp làm ảnh hưởng đến quan hệ bằng hữu và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN. Zongze nói thế chẳng khác gì cho rằng Việt Nam và Philippines là nước gây bất ổn định trên biển Đông. Nhưng thật ra kẻ gây hấn chính là họ. Nếu chân lý thuộc về Trung Quốc vậy tại sao năm lần bảy lượt họ trốn tránh việc ra Tòa án công lý quốc tế ICJ để giải quyết tranh chấp biển đảo với Philippines. Rõ ràng, chỉ là trò lừa bịp dư luận thế giới bằng cách “vừa ăn cướp vừa la làng”. Mặt khác, Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Đáng lẽ ra họ phải thể hiện mình là người vì công lý, giữ gìn ổn định, hòa bình, an ninh cho Thế giới. Vậy mà, đã đi ngược lại địa vị cao quý như trên. Bất chấp luật pháp quốc tế mà hành động theo kiểu “gian hồ”, lấy sức mạnh quân sự để uy hiếp các bên tranh chấp đối lập. Thế giới nên nhìn nhận và xem xét lại cái ghế thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc của Trung Quốc, kẻ nắm cán cân công lý quốc tế mà lại hành động dối trá “vừa ăn cướp vừa la làng” thì chỉ gây bất ổn cho thế giới mà thôi. Xem thêm: http://danluat.thuvienphapluat.vn/trung-quoc-se-that-bai-do-la-dieu-chac-chan-75643.aspx 21h30 ngày 5/5/2013
Re:Hãy góp tiếng nói về chủ quyền quốc gia trên Biển đông.
1 bài viết trong blog của dinhlex Thứ sáu, ngày 04 tháng chín năm 2009 Ngẫm thịnh suy Ngồi ngẫm nghĩ, thế gian đầy gian thế... Nhật nguyệt bất thường, thế sự loạn liên miên Một phút nhục, ngàn năm ô nhục Đất nước oai hùng mãi chỉ đọng hư danh. Sau cơn mưa những tưởng bình minh rạng Thất thần nghe, đại bão tiếp sau mưa. Giang sơn ngỡ, ngàn năm yên định Chợt rùng mình, xuất lộ kẻ thù xưa Ai bảo anh em, trăm năm gắn kết Kẻ thù xưa - không thể kết anh em! Bởi tất yếu, chó đen luôn giữ mực, Chó đói mồi, tất chẳng để mồi đi. Tổ tiên hiểu, sao thời nay không hiểu, Hay chỉ vờ ko hiểu, lợi tư thân Ngẫm ko thông, vì lợi thân quên dân tộc Sống u mê hưởng lạc, hoại tổ tông. Hậu thế tiếp sau, giả như còn tồn tại Ngẫm tiền nhân, hẳn hèn nhát ngu xi Bản tính ác, giặc - ngàn đời khó bỏ, Muốn giữ giống nòi, ắt quyết diệt thù gian. Ta bé nhỏ, há để giặc coi khinh ta bé nhỏ Trí dạ vững bền, át thế giặc ngênh ngang. Rồi sẽ đạt, ngàn đời ta kiêu hãnh Hậu thế tự hào, tổ quốc vạn kiếp hưng. Được đăng bởi Freedom Lawfirm vào lúc 22:07 0 nhận xét Các liên kết với bài này