Quyết định 1418/QĐ-BTTTT: Tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, trang TTĐT tổng hợp, mạng xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành tại Quyết định 1418/QĐ-BTTTT về bộ tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí Bộ Tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại. I. NHẬN DIỆN “BÁO HOÁ” TẠP CHÍ: Thể hiện gây hiểu nhầm là báo, chủ yếu diễn ra trên môi trường điện tử. 1. Về hình thức: - Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm, mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi hoặc ghi “tạp chí” rất nhỏ gây khó khăn trong việc nhận biết hoặc gây hiểu nhầm cho bạn đọc. - Chuyên trang nhưng mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi “chuyên trang”, không ghi thuộc tạp chí hoặc chỉ ghi tên cơ quan chủ quản gây hiểu nhầm là cơ quan báo chí độc lập trực thuộc trực tiếp cơ quan chủ quản. - Tên các chuyên mục không thể hiện tính chất chuyên sâu, chuyên ngành mà sử dụng các từ ngữ có nội hàm rộng mang tính chất loại hình báo, cụ thể như: Bản tin hằng ngày, bản tin, bản tin truyền hình, tin nóng, tin hot, đời sống… - Thiết lập tài khoản, trang, kênh trên các nền tảng mạng xã hội với tên gọi là báo, truyền hình dễ gây hiểu nhầm. 2. Về nội dung: - Không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Phản ánh vấn đề, nội dung không thuộc lĩnh vực tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép (VD: Tạp chí thuộc lĩnh vực môi trường phản ánh về đấu thầu trong lĩnh vực giáo dục, tạp chí thuộc lĩnh vực sức khoẻ, y tế phản ánh về trật tự xây dựng). - Tạp chí khoa học nhưng có tỷ lệ thông tin phản ánh sự kiện, vụ việc sự vụ nhiều hơn, chênh lệch so với thông tin khoa học, lý luận, thông tin chuyên ngành. 3. Về hoạt động tác nghiệp: - Tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng cử phóng viên, nhà báo tác nghiệp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích thể hiện như: Điều tra theo đơn thư bạn đọc không phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích; tập trung khai thác những vụ việc nhằm mục đích ép ký hợp đồng tuyên truyền, quảng cáo để trục lợi. - Cấp giấy giới thiệu không ghi cụ thể nơi đến làm việc; yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu như cơ quan thanh tra, điều tra; gây sức ép bằng cách liên tục điện thoại, nhắn tin gây phiền hà. - Tác nghiệp thành nhóm không liên hệ trước; chỉ 01 phóng viên liên hệ nhưng khi đến làm việc là cả nhóm phóng viên thuộc nhiều tạp chí. 4. Về cơ cấu, tổ chức: - Tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành mở nhiều văn phòng đại diện, có nhiều phóng viên thường trú, cộng tác viên không tương xứng với quy mô hoạt động. - Tạp chí sử dụng số lượng nhân sự không tương xứng quy mô hoạt động, tính chất của tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học. II. NHẬN DIỆN “BÁO HOÁ” TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP, “BÁO HOÁ” MẠNG XÃ HỘI: 1. Về hình thức: Trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí. - Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily… - Cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn… - Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi…). - Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí… và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip… như một tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp. - Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp ghi thông tin: Toà soạn, Văn phòng đại diện, Ban phóng viên… như cơ quan báo chí, mục “Người trách nhiệm nội dung” ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”. 2. Về nội dung: - Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi thông tin Tổng hợp (PV). - Mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo. 3. Về kỹ thuật: - Tự sản xuất tin bài như báo chí rồi chuyển cho cơ quan báo chí phát hành trên mạng, sau đó trang thông tin điện tử tổng hợp đăng tải lại ngay để hợp thức hóa nguồn tin. - Tin bài đăng trên trang thông tin điện tử trước khi đăng trên sản phẩm báo chí ghi là nguồn tin, bài. - Mạng xã hội tự sản xuất tin bài như cơ quan báo chí nhưng đăng dưới dạng người dùng đăng tải (một trang không quá 20 tài khoản đăng tải). 4. Về hoạt động: Cử nhân viên tới cơ quan, đơn vị để thu thập tin tức, tài liệu để viết bài, sản xuất sản phẩm truyền thông như phóng viên, nhà báo tác nghiệp. 5. Về nhân sự: - Người chịu trách nhiệm nội dung, nhân sự trang thông tin điện tử tổng hợp đồng thời là phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí. - Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có số lượng nhân sự lớn, ký hợp đồng làm phóng viên. III. BIỂU HIỆN “TƯ NHÂN HOÁ” TRONG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT BÁO CHÍ Cơ quan báo chí giao chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, uỷ quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành, quyết định một phần hoặc toàn bộ nội dung chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích. 1. Đối với báo, tạp chí điện tử: - Đơn vị liên kết có dấu hiệu được can thiệp vào hệ thống máy chủ để đăng, sửa, gỡ tin, bài. - Hoạt động liên kết tạo lợi ích kinh tế, thương hiệu, ảnh hưởng cho phía đối tác liên kết chênh lệch nhiều hơn so với lợi ích, sự ảnh hưởng của cơ quan báo chí. - Đối tác liên kết sử dụng cơ quan báo chí để “rửa nguồn”, “cấy nguồn” cho những tin, bài tự sản xuất để đăng tải; tin bài đăng lại của cơ quan báo chí nhưng sử dụng hình ảnh đóng dấu nhận diện thương hiệu của đối tác liên kết. - Cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu cho nhân sự của đối tác liên kết để tác nghiệp báo chí. - Nội dung tin, bài đăng tải trên các sản phẩm của cơ quan báo chí theo chủ đề, đề tài phục vụ lĩnh vực, tiêu chí của đối tác liên kết, mất cân đối về tỷ lệ thông tin, không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. 2. Đối với phát thanh, truyền hình: - Doanh nghiệp truyền thông, quảng bá chương trình, kênh chương trình liên kết với đài phát thanh, đài truyền hình ngay trong chương trình, kênh chương trình và trên các phương tiện truyền thông tạo nhận thức cho khán, thính giả đây là sản phẩm báo chí của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp đăng tải các chương trình tin tức, truyền hình do doanh nghiệp tự sản xuất trên mạng xã hội nước ngoài./.
Ban hành Thông tư 41/2020/TT_BTTT quy định điều kiện cấp phép báo in và báo điện tử
Theo đó, Bộ Thông tin Truyền thông vừa ban hành Thông tư 41/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san. >>> Xem chi tiết tại file đính kèm
Điều kiện thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP: “Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội”. Và để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 1. Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp. Khi đăng ký thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thì doanh nghiệp có thể tham khảo mã ngành, nghề 6312 Cổng thông tin. Nếu doanh nghiệp chưa đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh trên thì doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh. Lưu ý thêm đây không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề là có thể kinh doanh được mà không cần phải đáp ứng điều kiện nào cả. 2. Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; 3. Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; 4. Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động; 5. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Muốn thiết lập trang thông tin điện tử, bạn cần biết các điều sau đây:
Thứ nhất, là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Xem thủ tục thành lập doanh nghiệp tại đây. Thứ hai, có tổ chức, nhân sự đáp ứng theo quy định sau: - Đối với nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin: + Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ; + Có bộ phận quản lý nội dung thông tin. - Đối với nhân sự bộ phận kỹ thuật: Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 01 người đáp ứng kỹ năng quản trị mạng và an toàn, bảo mật thông tin. Về kỹ năng quản trị mạng: Mã tham chiếu Nội dung/Yêu cầu cần đạt IU13.1 Kiến thức cơ bản về trang thông tin điện tử (website), xuất bản website và các vấn đề liên quan IU13.1.1 Các khái niệm và thuật ngữ chính IU13.1.1.1 Hiểu khái niệm ứng dụng web. Biết phân biệt web với các dịch vụ Internet hỗ trợ khác (Ví dụ: truyền tệp, thư điện tử, nhắn tin). IU13.1.1.2 Hiểu khái niệm máy chủ web (web server), trình duyệt (browser) và sự tương tác giữa chúng. Hiểu các khái niệm miền (domain), URL (Uniform Resource Locator), siêu liên kết, thuê máy chủ web (web hosting), bộ tìm kiếm (search engine). IU13.1.1.3 Biết khái niệm giao thức (protocol). Phân biệt các giao thức TCP/IP, HTTP, FTP. IU13.1.2 Xuất bản website IU13.1.2.1 Hiểu khái niệm xuất bản trang web (webpage), website. Biết các công việc cần làm để sở hữu một website (đăng ký tên miền, chọn dịch vụ thuê máy chủ). IU13.1.2.2 Biết các bước để xây dựng một website như hoạch định, thiết kế, cập nhật nội dung, tải lên máy chủ web, phát hành và bảo trì. Biết các nhân tố quan trọng tạo nên một website hiệu quả như hỗ trợ tìm kiếm, hỗ trợ tải nội dung. IU13.1.2.3 Biết các kỹ thuật tối ưu hóa trình tìm kiếm trên website như siêu dữ liệu, sơ đồ cấu trúc của website và liên kết website. IU13.1.2.4 Biết các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tải xuống một trang web. Nhận biết các định dạng tệp âm thanh, video, đồ họa phù hợp để tối ưu hóa tốc độ tải xuống. IU13.1.2.5 Hiểu thuật ngữ bản quyền (copyright) đối với các nội dung trên các website. IU13.1.2.6 Hiểu cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp nơi website được đặt đối với việc đăng tải nội dung trên website. IU13.2 Thiết kế website IU13.2.1 Cơ bản về HTML IU13.2.1.1 Hiểu khái niệm HTML (HyperText Markup Language) - ngôn ngữ để viết mã nguồn của một ứng dụng web. Hiểu khái niệm thẻ đánh dấu (tag) và công dụng. Biết cú pháp của một câu lệnh HTML. Biết về Liên minh W3C (World Wide Web consortium) và các khuyến nghị phát triển HTML của W3C. IU13.2.1.2 Biết sử dụng các thẻ đánh dấu để cấu trúc việc trình bày một trang web IU13.2.2 Hoạch định và thiết kế website IU13.2.2.1 Biết quy trình và các kỹ thuật để hoạch định và thiết kế website (xác định đối tượng phục vụ chính và phân tích, đánh giá nhu cầu của đối tượng này, xây dựng các kịch bản tìm kiếm và khai thác thông tin, lập sơ đồ cấu trúc của website, sơ đồ tìm kiếm). IU13.2.2.2 Biết sử dụng các Phần mềm ứng dụng làm website. Biết sử dụng Phần trợ giúp của Phần mềm này. IU13.2.2.3 Biết tạo, ghi trang web, website mới tạo lên thiết bị lưu trữ, Biết cách sử dụng các trang web mẫu để tạo trang web. IU13.2.2.4 Biết biên tập tên trang web. IU13.2.2.5 Biết cách sử dụng trình duyệt để xem mã nguồn dạng HTML của một trang web. Biết chuyển qua lại giữa mã nguồn và trang web. IU13.2.2.6 Hiểu cách đặt các thông số chính trong Phần mềm phát triển web như trình duyệt mặc định dùng xem trước nội dung, cách mã hóa, phông chữ mặc định. Biết các kinh nghiệm tốt khi trình bày (ví dụ: chọn phông chữ). IU13.3 Xây dựng nội dung cho website IU13.3.1 Văn bản, đoạn, trang IU13.3.1.1 Biết cách nhập, biên tập, xóa văn bản. IU13.3.1.2 Biết các cách định dạng phông chữ như tên, cỡ, đậm, nghiêng, kiểu dáng và màu. IU13.3.1.3 Biết cách chọn một đoạn, cách đưa vào/loại bỏ các dấu ngắt đoạn, ngắt dòng. IU13.3.1.4 Biết các cách định dạng đoạn như đặt lề, thụt dòng, đánh số, đánh dấu đầu dòng (bullet). IU13.3.1.5 Biết cách định dạng một trang web, cách đặt lề, xử lý màu nền, ảnh nền. IU13.3.2 Siêu liên kết IU13.3.2.1 Hiểu khái niệm siêu liên kết (hyperlink), phân biệt siêu liên kết tuyệt đối và tương đối. IU13.3.2.2 Biết nhập, biên tập và hủy một siêu liên kết thông thường, một siêu liên kết thư điện tử. IU13.3.2.3 Biết cách xác định đích của siêu liên kết trên cùng cửa sổ, khác cửa sổ. IU13.3.1.4 Biết cách thay đổi màu siêu liên kết truy cập (visited), không truy cập (unvisited), hoạt động (active). IU13.3.1.5 Biết khái niệm và cách sử dụng neo (anchor). IU13.3.3 Bảng IU13.3.3.1 Biết cách đưa một bảng lên trang web, cách xóa bảng khỏi trang web. IU13.3.3.2 Biết cách thêm, xóa tiêu đề (caption) của bảng. Biết cách thêm, xóa dòng, cột; thay đổi độ rộng cột, độ cao dòng; hợp, tách các ô của bảng. IU13.3.3.3 Biết cách căn lề bảng theo lề trái, giữa, phải; cách thay đổi độ rộng biên của bảng; thay đổi các tham số ô. IU13.3.3.4 Biết cách trang trí bảng: thay đổi màu nền, hình minh họa, ảnh nền của ô và toàn bảng; thêm, loại bỏ đồ họa, ảnh nền của bảng. IU13.3.4 Ảnh, minh họa IU13.3.4.1 Biết cách thêm vào, gỡ bỏ một ảnh trên trang web. IU13.3.4.2 Biết cách đặt, thay đổi thuộc tính cho ảnh như kích thước, biên, căn lề. IU13.3.5 Biểu mẫu IU13.3.5.1 Biết cách nhập biểu mẫu (form) lên trang web. IU13.3.5.2 Biết cách thêm, loại bỏ các trường của biểu mẫu: văn bản (text), hộp thả xuống (drop-down), hộp đánh dấu (check box), nút radio (radio button). Biết cách đặt, thay đổi đặc tính các trường trên. IU13.3.5.3 Biết cách gửi một kết xuất biểu mẫu qua thư điện tử. IU13.4 CSS (Cascading Style Sheets) IU13.4.1 Khái niệm CSS IU13.4.1.1 Hiểu khái niệm CSS, công dụng và lợi ích của CSS. Biết cách sử dụng các kiểu định dạng (style): trong dòng (inline), bên trong (internal), bên ngoài (external). IU13.4.1.2 Hiểu cấu trúc của một quy tắc CSS và biết cách áp dụng để chọn và khai báo đặc tính, giá trị. Biết cách tạo, thay đổi quy tắc CSS: màu, nền, phông chữ. IU13.4.1.3 Biết cách tạo, ghi một tệp CSS mới. IU13.4.1.4 Biết cách nhúng một CSS ngoài vào trang web. IU13.5 Tải lên máy chủ và phát hành web IU13.5.1 Kiểm tra IU13.5.1.1 Biết cách xác định và xử lý các liên kết bị đứt trong một website. IU13.5.1.2 Biết cách áp dụng kiểm tra chính tả tự động; biết cách để đảm bảo sự tương thích của nội dung và trình duyệt; biết đưa các thông tin giúp theo dõi và cập nhật trang (ngày sửa đổi gần nhất, thông tin về Phần mềm dùng để mở và xem). IU13.5.2 Phát hành IU13.5.2.1 Hiểu tiến trình tải nội dung lên máy chủ web, tải một website xuống từ một máy chủ web. IU13.5.2.2 Biết cách tải lên, tải xuống một website. Về kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin Mã tham chiếu Nội dung/Yêu cầu cần đạt IU14.1 Kiến thức cơ bản về an toàn thông tin IU14.1.1 Các nguy cơ mất an toàn thông tin IU14.1.1.1 Biết phân biệt giữa dữ liệu và thông tin. Biết cách thức lưu trữ, vận chuyển dữ liệu và thông tin trong môi trường truyền thông. IU14.1.1.2 Hiểu các loại nguy cơ đối với dữ liệu: mất cắp, mất an toàn (safety) về vật lý (hư hỏng môi trường lưu giữ, các thảm họa - chiến tranh, thiên tai, cháy nổ), không đảm bảo an toàn thông tin trong khai thác, sử dụng. IU14.1.1.3 Hiểu nguồn gốc các nguy cơ đối với việc đảm bảo an toàn thông tin: từ nhân viên, các nhà cung cấp dịch vụ, từ các cá nhân bên ngoài. Hiểu khái niệm tội phạm mạng (cybercrime). IU14.1.1.4 Biết các điểm yếu của máy tính cá nhân (lây nhiễm virus và các Phần mềm độc hại - malware). IU14.1.1.5 Biết về các lỗ hổng bảo mật hệ thống: của hệ Điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, dịch vụ Internet. Biết các khái niệm và phương thức hoạt động của các thiết bị bảo mật. IU14.1.2 Các lĩnh vực an toàn thông tin IU14.1.2.1 Hiểu và phân biệt việc đảm bảo an toàn cho tổ chức như chính phủ, doanh nghiệp và đảm bảo an toàn cho cá nhân khi tham gia các hoạt động trên mạng. IU14.1.2.2 Biết các đặc trưng cơ bản của an toàn thông tin: tính mật, tính toàn vẹn, tính sẵn sàng, tính xác thực. IU14.1.2.3 Biết các quy định phổ biến về bảo vệ, gìn giữ và kiểm soát dữ liệu, sự riêng tư tại Việt Nam. IU14.1.2.4 Hiểu vai trò của các lĩnh vực liên quan đến an toàn dữ liệu: chính sách, tổ chức, biện pháp quản lý và các giải pháp công nghệ. IU14.1.2.5 Biết về tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27001:2009. Biết một số chính sách cơ bản về an toàn thông tin và một số văn bản pháp luật về an toàn thông tin của Việt Nam. Hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng và thi hành chính sách an toàn thông tin đối với việc ứng dụng CNTT. IU14.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu IU14.2.1 Phòng chống virus IU14.2.1.1 Hiểu cách virus thâm nhập vào máy tính (ví dụ: khi sao chép các tệp vào máy tính, khi mở thư điện tử và các tệp đính kèm thư). Biết cách chủ động phòng, tránh virus cho máy tính cá nhân như tuân thủ chặt chẽ các quy tắc kiểm soát khi sao chép các tệp lạ, cài đặt Phần mềm; sử dụng các Phần mềm chống virus, Phần mềm an ninh mạng đúng cách. IU14.2.1.2 Hiểu tác dụng và hạn chế chung của Phần mềm diệt virus, Phần mềm an ninh mạng. Biết cách sử dụng hiệu quả các Phần mềm diệt virus, Phần mềm an ninh mạng và cập nhật thường xuyên các Phần mềm này. IU14.2.2 Phòng chống lấy cắp thông tin cá nhân IU14.2.2.1 Hiểu về thông tin cá nhân: thông tin định danh (identity), tài Khoản cá nhân (tên người dùng, mật khẩu truy nhập); thông tin cá nhân, tài chính, kinh doanh, pháp lý và một số chi tiết liên quan đến cá nhân có thể bị lợi dụng, xâm hại khác. IU14.2.2.2 Hiểu cách thức thông tin cá nhân được sử dụng: để truy nhập vào máy tính, vào tệp, vào mạng và khai báo trong các giao dịch trên mạng. IU14.2.2.3 Hiểu cách thông tin cá nhân có thể bị lấy cắp thông qua các Phần mềm độc dùng để lấy cắp dữ liệu Phần mềm quảng cáo (adware), gián điệp (spyware), botnet, dò gõ phím (keystroke logging), quay số (dialler) và các Phần mềm tương tự. IU14.2.2.4 Biết một số hành vi tội phạm như thu thập trái phép thông tin, lừa đảo, truy nhập trái phép vào hệ thống máy tính. Biết một số phương thức thực hiện các hành vi phạm tội này như cuộc gọi qua điện thoại, lừa đảo (phishing), nhìn lén thông tin (shoulder surfing). IU14.2.2.5 Biết cách phòng chống mất cắp thông tin cá nhân và phòng chống lừa đảo, lợi dụng trên mạng cơ bản như không cung cấp thông tin nhạy cảm, cảnh giác với các giao dịch lạ, áp dụng mật mã đối với các thông tin nhạy cảm. IU14.2.3 Đảm bảo an toàn thông tin đối với tài liệu (tệp) IU14.2.3.1 Biết tầm quan trọng và hiệu quả của việc thiết lập chế độ an toàn chung (macro security settings). IU14.2.3.2 Biết tầm quan trọng và cách đặt mật khẩu đối với tệp, tệp tin nén. IU14.2.3.3 Hiểu một số biện pháp mã hóa dữ liệu. Biết các ưu điểm và hạn chế khi sử dụng mật mã (encryption) đối với tài liệu. IU14.3 An toàn mạng IU14.3.1 Các loại tấn công mạng IU14.3.1.1 Biết một số phương thức tấn công mạng chủ yếu của tin tặc (hacker) như trinh sát, dò quét, tấn công vào các điểm yếu, sử dụng các lỗ hổng an toàn. Biết về một số dạng tấn công phổ biến qua mạng Internet chính như tấn công từ chối dịch vụ (DOS), botnet. IU14.3.1.2 Biết về các cơ chế và công nghệ chống lại tấn công trên mạng như phân vùng mạng, mạng riêng ảo (VPN), một số hệ thống bảo vệ phổ biến (ví dụ: tường lửa). Hiểu chức năng và giới hạn của tường lửa. IU14.3.1.3 Biết các công nghệ bảo vệ hệ thống cơ bản như đăng nhập, kiểm soát truy nhập, quản trị mật khẩu, quản trị người sử dụng, khai thác tệp tin hồ sơ truy nhập (log). IU14.3.1.4 Hiểu các chế độ đảm bảo an toàn của mạng: kiểm soát Phần mềm độc, kiểm soát truy nhập trái phép dữ liệu, đảm bảo tính riêng tư (maintaining privacy). Biết cách kết nối với một mạng có các chế độ đảm bảo an toàn đó. IU14.3.2 Bảo mật mạng không dây IU14.3.2.1 Biết ưu/nhược điểm của các phương thức kết nối với một mạng (cáp, không dây). Biết các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng không dây. Biết các nguy cơ bị nghe trộm và đánh cắp dữ liệu từ mạng không dây. IU14.3.2.2 Hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ mật khẩu truy cập cho mạng không dây. Biết cách kết nối với một mạng không dây được bảo vệ/không được bảo vệ. IU14.3.2.3 Biết các phương pháp bảo mật cho mạng không dây như WEP (Wired Equivalent Privacy), WPA (Wi-Fi Protected Access), WPA2 (Wi-Fi Protected Access 2), MAC (Media Access Control). IU14.3.3 Kiểm soát truy nhập (Access Control) IU14.3.3.1 Biết nguyên lý và các kiến trúc hệ thống để phát hiện và chống xâm nhập trái phép. Biết các kỹ thuật phát hiện và ngăn chặn xâm nhập trái phép. IU14.3.3.2 Hiểu được Mục đích của một tài Khoản mạng và biết cách sử dụng nó để truy cập mạng. IU14.3.3.3 Biết cách vận dụng các chính sách mật khẩu tốt (không chia sẻ mật khẩu, thay đổi thường xuyên, đảm bảo chiều dài mật khẩu, mật khẩu có đầy đủ chữ, số và ký tự đặc biệt). IU14.3.3.4 Biết về các giải pháp bảo mật sử dụng công nghệ sinh trắc học trong kiểm soát truy cập như dấu vân tay, quét mắt. IU14.4 Sử dụng web an toàn IU14.4.1 Duyệt web IU14.4.1.1 Hiểu sự cần thiết khi thực hiện các giao dịch trực tuyến (mua hàng, giao dịch tài chính) trên các trang web an toàn. Biết các dấu hiệu của một trang web an toàn như https, biểu tượng khóa. IU14.4.1.2 Biết khái niệm xác thực số. Hiểu lợi ích của mật khẩu dùng một lần. IU14.4.1.3 Biết cách sử dụng chế độ tự động hoàn chỉnh, tự động lưu khi soạn thảo một biểu mẫu khai trên mạng. IU14.4.1.4 Hiểu thuật ngữ cookie và biết cách chọn các cài đặt thích hợp để cho phép hoặc ngăn chặn cookie. IU14.4.1.5 Biết cách xóa dữ liệu cá nhân từ một trình duyệt như lịch sử duyệt web (browsing history), các tệp Internet được lưu (cached Internet files), mật khẩu (password), cookies, các dữ liệu tự điền (autocomplete data). IU14.4.1.6 Hiểu được Mục đích, chức năng một số loại Phần mềm kiểm soát nội dung như Phần mềm lọc Internet, Phần mềm kiểm soát truy nhập Internet. IU14.4.2 Mạng xã hội IU14.4.2.1 Hiểu biết về mối nguy hiểm tiềm năng khi sử dụng các trang mạng xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của việc không tiết lộ thông tin bí mật trên các trang web mạng xã hội. IU14.4.2.2 Hiểu sự cần thiết phải áp dụng các đặc tính riêng tư cho tài Khoản mạng xã hội. IU14.4.3 Thư điện tử IU14.4.3.1 Hiểu Mục đích của việc mã hóa, giải mã đối với thư điện tử (e-mail). IU14.4.3.2 Hiểu thuật ngữ chữ ký số. Biết cách tạo và điền một chữ ký số vào thư điện tử. IU14.4.3.3 Nhận biết nguy cơ từ các thư điện tử không rõ nguồn gốc. IU14.4.3.4 Biết khái niệm lừa đảo (phishing). Biết các đặc điểm chung của lừa đảo như dùng tên của các công ty, cá nhân hợp pháp, các liên kết web không đúng. IU14.4.3.5 Biết mối nguy hiểm đối với máy tính khi mở thư có đính kèm Phần mềm độc. Biết cách phòng ngừa khi mở các thư có đính kèm các tệp đáng nghi. IU14.4.4 Tin nhắn tức thời IU14.4.4.1 Hiểu biết về các lỗ hổng bảo mật đối với tin nhắn tức thời (IM) như Phần mềm xấu, truy nhập theo lối cửa sau (backdoor access). IU14.4.4.2 Biết cách áp dụng các phương pháp bảo mật khi dùng nhắn tin như dùng mật mã, không để lộ thông tin quan trọng, hạn chế chia sẻ tệp. IU14.5 Quản lý dữ liệu an toàn IU14.5.1 Bảo vệ vật lý và sao lưu dữ liệu IU14.5.1.1 Biết các cách bảo vệ vật lý cho thiết bị như khóa vị trí và chi tiết về thiết bị, khóa cáp (cable locks), kiểm soát tiếp cận vật lý. IU14.5.1.2 Biết khái niệm sao lưu (backup) dữ liệu và tầm quan trọng của việc này. Biết các chế độ sao lưu và vai trò của chúng như sao lưu thường xuyên, theo lịch, theo địa điểm. IU14.5.1.3 Biết cách sao lưu dữ liệu. IU14.5.1.4 Biết cách khôi phục dữ liệu sao lưu và xác nhận dữ liệu. IU14.5.2 Phá hủy dữ liệu an toàn IU14.5.2.1 Hiểu được lý do xóa dữ liệu vĩnh viễn từ ổ đĩa hoặc các thiết bị lưu trữ khác. IU14.5.2.2 Phân biệt giữa việc xóa dữ liệu và hủy dữ liệu vĩnh viễn. IU14.5.2.3 Biết ưu nhược điểm của các phương pháp hủy dữ liệu vĩnh viễn phổ biến như phá ổ đĩa, dùng công cụ phá hủy. Thứ ba, đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và đáp ứng quy định: - Nếu không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí. - Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam. - Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền. Thứ tư, đáp ứng các Điều kiện về kỹ thuật: - Lưu trữ tối thiểu 90 ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải; - Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng; - Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin; - Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật; - Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản này. Thứ năm, có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định: - Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải; - Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn; - Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email). Căn cứ pháp lý: - Nghị định 27/2018/NĐ-CP - Nghị định 72/2013/NĐ-CP
Muốn đăng ký thành viên mạng xã hội phải cung cấp số CMND?
Sau khi Nghị dịnh 72/2013/NĐ-CP được ban hành đã có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh, mà phản đối thì có lẽ là nhiều hơn. Trên thực tế thì nội dung Nghị định này không khác biệt so với cái Nghị định mà nó thay thế mà chỉ là làm rõ hơn nội dung mà thôi. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã đưa ra bản Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đây có một số nội dung đáng chú ý đặc biệt là yêu cầu các cá nhân đăng ký làm thành viên trang tin điện tử hoặc mạng xã hội phải cung cấp số CMND hoặc hộ chiếu. Điều 2. Quy định chung đối với hoạt động của trang thông tin điện tử và mạng xã hội 6. Các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, giấp phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được chuyển nhượng, chuyển quyền quản lý, sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép, muốn ngừng hoạt động phải thông báo (trước 10 ngày làm việc) bằng văn bản cho cơ quan cấp phép và phải nộp lại bản gốc giấy phép được cấp. Điều 3. Điều kiện cấp phép thiếp lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. 1. Điều kiện về nhân sự quản lý: Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp hoặc là người được người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp ủy quyền. Người được ủy quyền phải là cấp phó của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp; có quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam; tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên; 2. Điều kiện về tài chính, kỹ thuật a) Về tài chính. Có phương án tài chính bảo đảm điều kiện hoạt động tối thiểu trong 02 năm đầu; b) Về kỹ thuật. Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau: - Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của hệ thống, thông tin người dùng Internet truy cập hệ thống trong suốt thời gian hoạt động; - Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn mọi truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thông tin; - Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra; - Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng, và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. - Đối với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội: Triển khai hệ thống yêu cầu thành viên tham gia mạng xã hội phải thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân gồm: họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ. Triển khai kết nối, xác thực thông tin dữ liệu với hệ thống dữ liệu cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.. 3. Điều kiện về tổ chức, nhân sự a) Bộ phận quản lý nội dung thông tin tối thiểu có 03 người tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên; người đứng đầu có thêm kinh nghiệm tối thiểu 01 năm quản trị nội dung hoặc công việc tương đương; b) Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 02 người có văn bằng hoặc chứng chỉ đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin từ cao đẳng trở lên. c) Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trang thông tin điện tử, mạng xã hội có trách nhiệm phối hợp thường xuyên với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý khẩn trương các trường hợp vi phạm ngay khi có yêu cầu. d) Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, có quy trình quản lý thông tin công cộng. đ). Đối với trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội, phải có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội và đăng tải công khai trên trang chủ của mạng xã hội. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội đảm bảo các thành viên phải đồng ý thỏa thuận sử dụng mạng xã hội mới được sử dụng các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội. đ) Xây dựng cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát, loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. e) Có quy chế quản lý nguồn tin trích dẫn đối với trang thông tin điện tử tổng hợp; hoặc quy chế trao đổi thông tin công cộng đối với mạng xã hội, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền bảo đảm loại bỏ thông tin công cộng vi phạm các quy định của pháp luật. Điều 8. Hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 72 bảo đảm các yêu cầu sau: 1. Lưu trữ toàn bộ thông tin đăng ký của người sử dụng cho phép kết nối xác thực thông tin người dùng với hệ thống mã số cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2. Lưu trữ toàn bộ lịch sử hoạt động đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp và cung cấp, chia sẻ thông tin của người sử dụng trên mạng xã hội 3. Cho phép thực hiện và lưu giữ toàn bộ hoạt động kiểm duyệt thông tin được đăng tải trên trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. 4. Khi phát sinh các yêu cầu từ hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, toàn bộ hệ thống máy chủ không đặt tại Việt Nam cũng phải thực hiện theo. 5. Tại bất kỳ thời điểm nào cho phép thực hiện đầy đủ các yêu cầu thanh, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng, cũng như việc giải quyết khiếu nại của người dùng theo quy chế, thỏa thuận sử dụng của trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và các quy định pháp luật liên quan. Điều 9: Quy định việc thực hiện đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người sử dụng dịch vụ khác trên mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội như sau: 1. Thông tin cá nhân: a. Xây dựng cơ chế đảm bảo thành viên tham gia mạng xã hội phải thực hiện đăng ký thông tin cá nhân tối thiểu gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số CMTND hoặc hộ chiếu. b. Kiểm tra, giám sát việc đảm bảo cung cấp thông tin của thành viên, chỉ những thành viên cung cấp đủ thông tin cá nhân mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc ung cấp thông tin trên mạng xã hội. c. Phối hợp, thực hiện việc tra soát thông tin cá nhân với hệ thống quản lý mã số công dân theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo thông tin cá nhân, thông tin riêng không bị đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy. 3. Thực hiện cảnh báo rủi ro cho người sử dụng khi lưu trữ, trao đổi, và chia sẻ thông tin mạng. 4. Áp dụng cơ chế kiểm duyệt ít nhất 3 lần đối với thông tin đăng ký, thông tin đăng tải, trao đổi, chia sẻ của thành viên gồm có: Bộ lọc từ; nhân sự kiểm duyệt nội dung, cơ chế báo xấu. Áp dụng cơ chế kiểm duyệt riêng biệt và xử lý nhanh chóng đối với các nội dung cấm tại khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP. 5. Áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời khi tự mình phát hiện hoặc nhận được phản ánh hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng đối với các nội dung cấm trên mạng xã hội; Điều:10. Quy định trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội đối với nội dung thông tin tại khoản 4 điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được hiểu như sau: a. Đảm bảo tính chính xác, hợp pháp và trung thực của thông tin cá nhân cung cấp khi đăng ký tham gia mạng xã hội; b. Đảm bảo nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa, phát tán (kể cả đối với thông tin trên đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập) tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, không vi phạm các quy định cấm, và các quy định pháp luật có liên quan. Điều 10. Chế độ báo cáo 1. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 12 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. b) Nội dung báo cáo định kỳ bao gồm: - Tên tổ chức, ngày, tháng, năm và ký hiệu giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Nội dung thông tin đang cung cấp, các chuyên mục; - Danh mục nguồn tin; - Nhân sự và các biện pháp quản lý thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp. c) Doanh nghiệp nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. 2. Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến: a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. b) Nội dung báo cáo định kỳ bao gồm: - Tên tổ chức, ngày, tháng, năm và ký hiệu văn bản xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Các loại hình dịch vụ đang cung cấp; - Số lượng thành viên sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp đang quản lý và các dữ liệu thống kê theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến có cung cấp dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 và trước ngày 15 tháng 7 hàng năm. 3. Địa chỉ gửi báo cáo: - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Email: cucptth&ttdt@mic.gov.vn - Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động. 4. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo định kỳ 3 tháng một lần với Bộ Thông tin và Truyền thông (trước ngày thứ 10 của mỗi Quý trong năm) về hoạt động quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên Internet tại địa phương.
Quyết định 1418/QĐ-BTTTT: Tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, trang TTĐT tổng hợp, mạng xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành tại Quyết định 1418/QĐ-BTTTT về bộ tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí Bộ Tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí giúp cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở Trung ương và địa phương, cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ báo chí, truyền thông theo kịp sự phát triển của truyền thông hiện đại. I. NHẬN DIỆN “BÁO HOÁ” TẠP CHÍ: Thể hiện gây hiểu nhầm là báo, chủ yếu diễn ra trên môi trường điện tử. 1. Về hình thức: - Mẫu trình bày tên gọi ấn phẩm, mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi hoặc ghi “tạp chí” rất nhỏ gây khó khăn trong việc nhận biết hoặc gây hiểu nhầm cho bạn đọc. - Chuyên trang nhưng mẫu trình bày giao diện trang chủ không ghi “chuyên trang”, không ghi thuộc tạp chí hoặc chỉ ghi tên cơ quan chủ quản gây hiểu nhầm là cơ quan báo chí độc lập trực thuộc trực tiếp cơ quan chủ quản. - Tên các chuyên mục không thể hiện tính chất chuyên sâu, chuyên ngành mà sử dụng các từ ngữ có nội hàm rộng mang tính chất loại hình báo, cụ thể như: Bản tin hằng ngày, bản tin, bản tin truyền hình, tin nóng, tin hot, đời sống… - Thiết lập tài khoản, trang, kênh trên các nền tảng mạng xã hội với tên gọi là báo, truyền hình dễ gây hiểu nhầm. 2. Về nội dung: - Không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép. Phản ánh vấn đề, nội dung không thuộc lĩnh vực tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép (VD: Tạp chí thuộc lĩnh vực môi trường phản ánh về đấu thầu trong lĩnh vực giáo dục, tạp chí thuộc lĩnh vực sức khoẻ, y tế phản ánh về trật tự xây dựng). - Tạp chí khoa học nhưng có tỷ lệ thông tin phản ánh sự kiện, vụ việc sự vụ nhiều hơn, chênh lệch so với thông tin khoa học, lý luận, thông tin chuyên ngành. 3. Về hoạt động tác nghiệp: - Tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học nhưng cử phóng viên, nhà báo tác nghiệp hoặc yêu cầu cung cấp thông tin ngoài phạm vi tôn chỉ, mục đích thể hiện như: Điều tra theo đơn thư bạn đọc không phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích; tập trung khai thác những vụ việc nhằm mục đích ép ký hợp đồng tuyên truyền, quảng cáo để trục lợi. - Cấp giấy giới thiệu không ghi cụ thể nơi đến làm việc; yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu như cơ quan thanh tra, điều tra; gây sức ép bằng cách liên tục điện thoại, nhắn tin gây phiền hà. - Tác nghiệp thành nhóm không liên hệ trước; chỉ 01 phóng viên liên hệ nhưng khi đến làm việc là cả nhóm phóng viên thuộc nhiều tạp chí. 4. Về cơ cấu, tổ chức: - Tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành mở nhiều văn phòng đại diện, có nhiều phóng viên thường trú, cộng tác viên không tương xứng với quy mô hoạt động. - Tạp chí sử dụng số lượng nhân sự không tương xứng quy mô hoạt động, tính chất của tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học. II. NHẬN DIỆN “BÁO HOÁ” TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP, “BÁO HOÁ” MẠNG XÃ HỘI: 1. Về hình thức: Trình bày thể hiện gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí. - Tên miền sử dụng từ ngữ gây nhầm lẫn là cơ quan báo chí như: Báo, Tạp chí, Tin, Tin tức, News, Times, Online, Daily… - Cách trình bày giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp không ghi rõ là trang thông tin điện tử, mạng xã hội, chỉ ghi là cơ quan, tiếng nói, diễn đàn… - Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp trình bày, thể hiện gần giống như nhận diện của sản phẩm báo chí (màu sắc, vị trí tên gọi…). - Bố trí giao diện trang chủ của mạng xã hội thành các chuyên mục: Chính trị, xã hội, đời sống, văn hóa, giải trí… và đăng tải, tổng hợp các bài báo, hiển thị nội dung bài viết, tiêu đề, nội dung, chú thích ảnh, video-clip… như một tờ báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp. - Giao diện trang thông tin điện tử tổng hợp ghi thông tin: Toà soạn, Văn phòng đại diện, Ban phóng viên… như cơ quan báo chí, mục “Người trách nhiệm nội dung” ghi họ tên kèm thêm từ “nhà báo”, “phóng viên”. 2. Về nội dung: - Tổng hợp tin bài từ các cơ quan báo chí theo ý đồ riêng, nghiêng về các thông tin tiêu cực, giật gân; tự tổng hợp tin tức từ các cơ quan báo chí thành bài viết và ghi thông tin Tổng hợp (PV). - Mạng xã hội không có người dùng tương tác, chia sẻ thông tin; đăng bài viết của thành viên quản trị với cách viết gây hiểu nhầm là các bài báo. 3. Về kỹ thuật: - Tự sản xuất tin bài như báo chí rồi chuyển cho cơ quan báo chí phát hành trên mạng, sau đó trang thông tin điện tử tổng hợp đăng tải lại ngay để hợp thức hóa nguồn tin. - Tin bài đăng trên trang thông tin điện tử trước khi đăng trên sản phẩm báo chí ghi là nguồn tin, bài. - Mạng xã hội tự sản xuất tin bài như cơ quan báo chí nhưng đăng dưới dạng người dùng đăng tải (một trang không quá 20 tài khoản đăng tải). 4. Về hoạt động: Cử nhân viên tới cơ quan, đơn vị để thu thập tin tức, tài liệu để viết bài, sản xuất sản phẩm truyền thông như phóng viên, nhà báo tác nghiệp. 5. Về nhân sự: - Người chịu trách nhiệm nội dung, nhân sự trang thông tin điện tử tổng hợp đồng thời là phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí. - Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có số lượng nhân sự lớn, ký hợp đồng làm phóng viên. III. BIỂU HIỆN “TƯ NHÂN HOÁ” TRONG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT BÁO CHÍ Cơ quan báo chí giao chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, uỷ quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành, quyết định một phần hoặc toàn bộ nội dung chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích. 1. Đối với báo, tạp chí điện tử: - Đơn vị liên kết có dấu hiệu được can thiệp vào hệ thống máy chủ để đăng, sửa, gỡ tin, bài. - Hoạt động liên kết tạo lợi ích kinh tế, thương hiệu, ảnh hưởng cho phía đối tác liên kết chênh lệch nhiều hơn so với lợi ích, sự ảnh hưởng của cơ quan báo chí. - Đối tác liên kết sử dụng cơ quan báo chí để “rửa nguồn”, “cấy nguồn” cho những tin, bài tự sản xuất để đăng tải; tin bài đăng lại của cơ quan báo chí nhưng sử dụng hình ảnh đóng dấu nhận diện thương hiệu của đối tác liên kết. - Cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu cho nhân sự của đối tác liên kết để tác nghiệp báo chí. - Nội dung tin, bài đăng tải trên các sản phẩm của cơ quan báo chí theo chủ đề, đề tài phục vụ lĩnh vực, tiêu chí của đối tác liên kết, mất cân đối về tỷ lệ thông tin, không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. 2. Đối với phát thanh, truyền hình: - Doanh nghiệp truyền thông, quảng bá chương trình, kênh chương trình liên kết với đài phát thanh, đài truyền hình ngay trong chương trình, kênh chương trình và trên các phương tiện truyền thông tạo nhận thức cho khán, thính giả đây là sản phẩm báo chí của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp đăng tải các chương trình tin tức, truyền hình do doanh nghiệp tự sản xuất trên mạng xã hội nước ngoài./.
Ban hành Thông tư 41/2020/TT_BTTT quy định điều kiện cấp phép báo in và báo điện tử
Theo đó, Bộ Thông tin Truyền thông vừa ban hành Thông tư 41/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin, xuất bản đặc san. >>> Xem chi tiết tại file đính kèm
Điều kiện thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 23 Nghị định 72/2013/NĐ-CP: “Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội”. Và để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 1. Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp. Khi đăng ký thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thì doanh nghiệp có thể tham khảo mã ngành, nghề 6312 Cổng thông tin. Nếu doanh nghiệp chưa đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh trên thì doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh. Lưu ý thêm đây không phải là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký ngành nghề là có thể kinh doanh được mà không cần phải đáp ứng điều kiện nào cả. 2. Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; 3. Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; 4. Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động; 5. Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Muốn thiết lập trang thông tin điện tử, bạn cần biết các điều sau đây:
Thứ nhất, là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp đã được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Xem thủ tục thành lập doanh nghiệp tại đây. Thứ hai, có tổ chức, nhân sự đáp ứng theo quy định sau: - Đối với nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin: + Có ít nhất 01 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung thông tin là người có quốc tịch Việt Nam hoặc đối với người nước ngoài có thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp còn thời hạn ít nhất 06 tháng tại Việt Nam kể từ thời điểm nộp hồ sơ; + Có bộ phận quản lý nội dung thông tin. - Đối với nhân sự bộ phận kỹ thuật: Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 01 người đáp ứng kỹ năng quản trị mạng và an toàn, bảo mật thông tin. Về kỹ năng quản trị mạng: Mã tham chiếu Nội dung/Yêu cầu cần đạt IU13.1 Kiến thức cơ bản về trang thông tin điện tử (website), xuất bản website và các vấn đề liên quan IU13.1.1 Các khái niệm và thuật ngữ chính IU13.1.1.1 Hiểu khái niệm ứng dụng web. Biết phân biệt web với các dịch vụ Internet hỗ trợ khác (Ví dụ: truyền tệp, thư điện tử, nhắn tin). IU13.1.1.2 Hiểu khái niệm máy chủ web (web server), trình duyệt (browser) và sự tương tác giữa chúng. Hiểu các khái niệm miền (domain), URL (Uniform Resource Locator), siêu liên kết, thuê máy chủ web (web hosting), bộ tìm kiếm (search engine). IU13.1.1.3 Biết khái niệm giao thức (protocol). Phân biệt các giao thức TCP/IP, HTTP, FTP. IU13.1.2 Xuất bản website IU13.1.2.1 Hiểu khái niệm xuất bản trang web (webpage), website. Biết các công việc cần làm để sở hữu một website (đăng ký tên miền, chọn dịch vụ thuê máy chủ). IU13.1.2.2 Biết các bước để xây dựng một website như hoạch định, thiết kế, cập nhật nội dung, tải lên máy chủ web, phát hành và bảo trì. Biết các nhân tố quan trọng tạo nên một website hiệu quả như hỗ trợ tìm kiếm, hỗ trợ tải nội dung. IU13.1.2.3 Biết các kỹ thuật tối ưu hóa trình tìm kiếm trên website như siêu dữ liệu, sơ đồ cấu trúc của website và liên kết website. IU13.1.2.4 Biết các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tải xuống một trang web. Nhận biết các định dạng tệp âm thanh, video, đồ họa phù hợp để tối ưu hóa tốc độ tải xuống. IU13.1.2.5 Hiểu thuật ngữ bản quyền (copyright) đối với các nội dung trên các website. IU13.1.2.6 Hiểu cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp nơi website được đặt đối với việc đăng tải nội dung trên website. IU13.2 Thiết kế website IU13.2.1 Cơ bản về HTML IU13.2.1.1 Hiểu khái niệm HTML (HyperText Markup Language) - ngôn ngữ để viết mã nguồn của một ứng dụng web. Hiểu khái niệm thẻ đánh dấu (tag) và công dụng. Biết cú pháp của một câu lệnh HTML. Biết về Liên minh W3C (World Wide Web consortium) và các khuyến nghị phát triển HTML của W3C. IU13.2.1.2 Biết sử dụng các thẻ đánh dấu để cấu trúc việc trình bày một trang web IU13.2.2 Hoạch định và thiết kế website IU13.2.2.1 Biết quy trình và các kỹ thuật để hoạch định và thiết kế website (xác định đối tượng phục vụ chính và phân tích, đánh giá nhu cầu của đối tượng này, xây dựng các kịch bản tìm kiếm và khai thác thông tin, lập sơ đồ cấu trúc của website, sơ đồ tìm kiếm). IU13.2.2.2 Biết sử dụng các Phần mềm ứng dụng làm website. Biết sử dụng Phần trợ giúp của Phần mềm này. IU13.2.2.3 Biết tạo, ghi trang web, website mới tạo lên thiết bị lưu trữ, Biết cách sử dụng các trang web mẫu để tạo trang web. IU13.2.2.4 Biết biên tập tên trang web. IU13.2.2.5 Biết cách sử dụng trình duyệt để xem mã nguồn dạng HTML của một trang web. Biết chuyển qua lại giữa mã nguồn và trang web. IU13.2.2.6 Hiểu cách đặt các thông số chính trong Phần mềm phát triển web như trình duyệt mặc định dùng xem trước nội dung, cách mã hóa, phông chữ mặc định. Biết các kinh nghiệm tốt khi trình bày (ví dụ: chọn phông chữ). IU13.3 Xây dựng nội dung cho website IU13.3.1 Văn bản, đoạn, trang IU13.3.1.1 Biết cách nhập, biên tập, xóa văn bản. IU13.3.1.2 Biết các cách định dạng phông chữ như tên, cỡ, đậm, nghiêng, kiểu dáng và màu. IU13.3.1.3 Biết cách chọn một đoạn, cách đưa vào/loại bỏ các dấu ngắt đoạn, ngắt dòng. IU13.3.1.4 Biết các cách định dạng đoạn như đặt lề, thụt dòng, đánh số, đánh dấu đầu dòng (bullet). IU13.3.1.5 Biết cách định dạng một trang web, cách đặt lề, xử lý màu nền, ảnh nền. IU13.3.2 Siêu liên kết IU13.3.2.1 Hiểu khái niệm siêu liên kết (hyperlink), phân biệt siêu liên kết tuyệt đối và tương đối. IU13.3.2.2 Biết nhập, biên tập và hủy một siêu liên kết thông thường, một siêu liên kết thư điện tử. IU13.3.2.3 Biết cách xác định đích của siêu liên kết trên cùng cửa sổ, khác cửa sổ. IU13.3.1.4 Biết cách thay đổi màu siêu liên kết truy cập (visited), không truy cập (unvisited), hoạt động (active). IU13.3.1.5 Biết khái niệm và cách sử dụng neo (anchor). IU13.3.3 Bảng IU13.3.3.1 Biết cách đưa một bảng lên trang web, cách xóa bảng khỏi trang web. IU13.3.3.2 Biết cách thêm, xóa tiêu đề (caption) của bảng. Biết cách thêm, xóa dòng, cột; thay đổi độ rộng cột, độ cao dòng; hợp, tách các ô của bảng. IU13.3.3.3 Biết cách căn lề bảng theo lề trái, giữa, phải; cách thay đổi độ rộng biên của bảng; thay đổi các tham số ô. IU13.3.3.4 Biết cách trang trí bảng: thay đổi màu nền, hình minh họa, ảnh nền của ô và toàn bảng; thêm, loại bỏ đồ họa, ảnh nền của bảng. IU13.3.4 Ảnh, minh họa IU13.3.4.1 Biết cách thêm vào, gỡ bỏ một ảnh trên trang web. IU13.3.4.2 Biết cách đặt, thay đổi thuộc tính cho ảnh như kích thước, biên, căn lề. IU13.3.5 Biểu mẫu IU13.3.5.1 Biết cách nhập biểu mẫu (form) lên trang web. IU13.3.5.2 Biết cách thêm, loại bỏ các trường của biểu mẫu: văn bản (text), hộp thả xuống (drop-down), hộp đánh dấu (check box), nút radio (radio button). Biết cách đặt, thay đổi đặc tính các trường trên. IU13.3.5.3 Biết cách gửi một kết xuất biểu mẫu qua thư điện tử. IU13.4 CSS (Cascading Style Sheets) IU13.4.1 Khái niệm CSS IU13.4.1.1 Hiểu khái niệm CSS, công dụng và lợi ích của CSS. Biết cách sử dụng các kiểu định dạng (style): trong dòng (inline), bên trong (internal), bên ngoài (external). IU13.4.1.2 Hiểu cấu trúc của một quy tắc CSS và biết cách áp dụng để chọn và khai báo đặc tính, giá trị. Biết cách tạo, thay đổi quy tắc CSS: màu, nền, phông chữ. IU13.4.1.3 Biết cách tạo, ghi một tệp CSS mới. IU13.4.1.4 Biết cách nhúng một CSS ngoài vào trang web. IU13.5 Tải lên máy chủ và phát hành web IU13.5.1 Kiểm tra IU13.5.1.1 Biết cách xác định và xử lý các liên kết bị đứt trong một website. IU13.5.1.2 Biết cách áp dụng kiểm tra chính tả tự động; biết cách để đảm bảo sự tương thích của nội dung và trình duyệt; biết đưa các thông tin giúp theo dõi và cập nhật trang (ngày sửa đổi gần nhất, thông tin về Phần mềm dùng để mở và xem). IU13.5.2 Phát hành IU13.5.2.1 Hiểu tiến trình tải nội dung lên máy chủ web, tải một website xuống từ một máy chủ web. IU13.5.2.2 Biết cách tải lên, tải xuống một website. Về kỹ năng an toàn, bảo mật thông tin Mã tham chiếu Nội dung/Yêu cầu cần đạt IU14.1 Kiến thức cơ bản về an toàn thông tin IU14.1.1 Các nguy cơ mất an toàn thông tin IU14.1.1.1 Biết phân biệt giữa dữ liệu và thông tin. Biết cách thức lưu trữ, vận chuyển dữ liệu và thông tin trong môi trường truyền thông. IU14.1.1.2 Hiểu các loại nguy cơ đối với dữ liệu: mất cắp, mất an toàn (safety) về vật lý (hư hỏng môi trường lưu giữ, các thảm họa - chiến tranh, thiên tai, cháy nổ), không đảm bảo an toàn thông tin trong khai thác, sử dụng. IU14.1.1.3 Hiểu nguồn gốc các nguy cơ đối với việc đảm bảo an toàn thông tin: từ nhân viên, các nhà cung cấp dịch vụ, từ các cá nhân bên ngoài. Hiểu khái niệm tội phạm mạng (cybercrime). IU14.1.1.4 Biết các điểm yếu của máy tính cá nhân (lây nhiễm virus và các Phần mềm độc hại - malware). IU14.1.1.5 Biết về các lỗ hổng bảo mật hệ thống: của hệ Điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, dịch vụ Internet. Biết các khái niệm và phương thức hoạt động của các thiết bị bảo mật. IU14.1.2 Các lĩnh vực an toàn thông tin IU14.1.2.1 Hiểu và phân biệt việc đảm bảo an toàn cho tổ chức như chính phủ, doanh nghiệp và đảm bảo an toàn cho cá nhân khi tham gia các hoạt động trên mạng. IU14.1.2.2 Biết các đặc trưng cơ bản của an toàn thông tin: tính mật, tính toàn vẹn, tính sẵn sàng, tính xác thực. IU14.1.2.3 Biết các quy định phổ biến về bảo vệ, gìn giữ và kiểm soát dữ liệu, sự riêng tư tại Việt Nam. IU14.1.2.4 Hiểu vai trò của các lĩnh vực liên quan đến an toàn dữ liệu: chính sách, tổ chức, biện pháp quản lý và các giải pháp công nghệ. IU14.1.2.5 Biết về tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 27001:2009. Biết một số chính sách cơ bản về an toàn thông tin và một số văn bản pháp luật về an toàn thông tin của Việt Nam. Hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng và thi hành chính sách an toàn thông tin đối với việc ứng dụng CNTT. IU14.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu IU14.2.1 Phòng chống virus IU14.2.1.1 Hiểu cách virus thâm nhập vào máy tính (ví dụ: khi sao chép các tệp vào máy tính, khi mở thư điện tử và các tệp đính kèm thư). Biết cách chủ động phòng, tránh virus cho máy tính cá nhân như tuân thủ chặt chẽ các quy tắc kiểm soát khi sao chép các tệp lạ, cài đặt Phần mềm; sử dụng các Phần mềm chống virus, Phần mềm an ninh mạng đúng cách. IU14.2.1.2 Hiểu tác dụng và hạn chế chung của Phần mềm diệt virus, Phần mềm an ninh mạng. Biết cách sử dụng hiệu quả các Phần mềm diệt virus, Phần mềm an ninh mạng và cập nhật thường xuyên các Phần mềm này. IU14.2.2 Phòng chống lấy cắp thông tin cá nhân IU14.2.2.1 Hiểu về thông tin cá nhân: thông tin định danh (identity), tài Khoản cá nhân (tên người dùng, mật khẩu truy nhập); thông tin cá nhân, tài chính, kinh doanh, pháp lý và một số chi tiết liên quan đến cá nhân có thể bị lợi dụng, xâm hại khác. IU14.2.2.2 Hiểu cách thức thông tin cá nhân được sử dụng: để truy nhập vào máy tính, vào tệp, vào mạng và khai báo trong các giao dịch trên mạng. IU14.2.2.3 Hiểu cách thông tin cá nhân có thể bị lấy cắp thông qua các Phần mềm độc dùng để lấy cắp dữ liệu Phần mềm quảng cáo (adware), gián điệp (spyware), botnet, dò gõ phím (keystroke logging), quay số (dialler) và các Phần mềm tương tự. IU14.2.2.4 Biết một số hành vi tội phạm như thu thập trái phép thông tin, lừa đảo, truy nhập trái phép vào hệ thống máy tính. Biết một số phương thức thực hiện các hành vi phạm tội này như cuộc gọi qua điện thoại, lừa đảo (phishing), nhìn lén thông tin (shoulder surfing). IU14.2.2.5 Biết cách phòng chống mất cắp thông tin cá nhân và phòng chống lừa đảo, lợi dụng trên mạng cơ bản như không cung cấp thông tin nhạy cảm, cảnh giác với các giao dịch lạ, áp dụng mật mã đối với các thông tin nhạy cảm. IU14.2.3 Đảm bảo an toàn thông tin đối với tài liệu (tệp) IU14.2.3.1 Biết tầm quan trọng và hiệu quả của việc thiết lập chế độ an toàn chung (macro security settings). IU14.2.3.2 Biết tầm quan trọng và cách đặt mật khẩu đối với tệp, tệp tin nén. IU14.2.3.3 Hiểu một số biện pháp mã hóa dữ liệu. Biết các ưu điểm và hạn chế khi sử dụng mật mã (encryption) đối với tài liệu. IU14.3 An toàn mạng IU14.3.1 Các loại tấn công mạng IU14.3.1.1 Biết một số phương thức tấn công mạng chủ yếu của tin tặc (hacker) như trinh sát, dò quét, tấn công vào các điểm yếu, sử dụng các lỗ hổng an toàn. Biết về một số dạng tấn công phổ biến qua mạng Internet chính như tấn công từ chối dịch vụ (DOS), botnet. IU14.3.1.2 Biết về các cơ chế và công nghệ chống lại tấn công trên mạng như phân vùng mạng, mạng riêng ảo (VPN), một số hệ thống bảo vệ phổ biến (ví dụ: tường lửa). Hiểu chức năng và giới hạn của tường lửa. IU14.3.1.3 Biết các công nghệ bảo vệ hệ thống cơ bản như đăng nhập, kiểm soát truy nhập, quản trị mật khẩu, quản trị người sử dụng, khai thác tệp tin hồ sơ truy nhập (log). IU14.3.1.4 Hiểu các chế độ đảm bảo an toàn của mạng: kiểm soát Phần mềm độc, kiểm soát truy nhập trái phép dữ liệu, đảm bảo tính riêng tư (maintaining privacy). Biết cách kết nối với một mạng có các chế độ đảm bảo an toàn đó. IU14.3.2 Bảo mật mạng không dây IU14.3.2.1 Biết ưu/nhược điểm của các phương thức kết nối với một mạng (cáp, không dây). Biết các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng không dây. Biết các nguy cơ bị nghe trộm và đánh cắp dữ liệu từ mạng không dây. IU14.3.2.2 Hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ mật khẩu truy cập cho mạng không dây. Biết cách kết nối với một mạng không dây được bảo vệ/không được bảo vệ. IU14.3.2.3 Biết các phương pháp bảo mật cho mạng không dây như WEP (Wired Equivalent Privacy), WPA (Wi-Fi Protected Access), WPA2 (Wi-Fi Protected Access 2), MAC (Media Access Control). IU14.3.3 Kiểm soát truy nhập (Access Control) IU14.3.3.1 Biết nguyên lý và các kiến trúc hệ thống để phát hiện và chống xâm nhập trái phép. Biết các kỹ thuật phát hiện và ngăn chặn xâm nhập trái phép. IU14.3.3.2 Hiểu được Mục đích của một tài Khoản mạng và biết cách sử dụng nó để truy cập mạng. IU14.3.3.3 Biết cách vận dụng các chính sách mật khẩu tốt (không chia sẻ mật khẩu, thay đổi thường xuyên, đảm bảo chiều dài mật khẩu, mật khẩu có đầy đủ chữ, số và ký tự đặc biệt). IU14.3.3.4 Biết về các giải pháp bảo mật sử dụng công nghệ sinh trắc học trong kiểm soát truy cập như dấu vân tay, quét mắt. IU14.4 Sử dụng web an toàn IU14.4.1 Duyệt web IU14.4.1.1 Hiểu sự cần thiết khi thực hiện các giao dịch trực tuyến (mua hàng, giao dịch tài chính) trên các trang web an toàn. Biết các dấu hiệu của một trang web an toàn như https, biểu tượng khóa. IU14.4.1.2 Biết khái niệm xác thực số. Hiểu lợi ích của mật khẩu dùng một lần. IU14.4.1.3 Biết cách sử dụng chế độ tự động hoàn chỉnh, tự động lưu khi soạn thảo một biểu mẫu khai trên mạng. IU14.4.1.4 Hiểu thuật ngữ cookie và biết cách chọn các cài đặt thích hợp để cho phép hoặc ngăn chặn cookie. IU14.4.1.5 Biết cách xóa dữ liệu cá nhân từ một trình duyệt như lịch sử duyệt web (browsing history), các tệp Internet được lưu (cached Internet files), mật khẩu (password), cookies, các dữ liệu tự điền (autocomplete data). IU14.4.1.6 Hiểu được Mục đích, chức năng một số loại Phần mềm kiểm soát nội dung như Phần mềm lọc Internet, Phần mềm kiểm soát truy nhập Internet. IU14.4.2 Mạng xã hội IU14.4.2.1 Hiểu biết về mối nguy hiểm tiềm năng khi sử dụng các trang mạng xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của việc không tiết lộ thông tin bí mật trên các trang web mạng xã hội. IU14.4.2.2 Hiểu sự cần thiết phải áp dụng các đặc tính riêng tư cho tài Khoản mạng xã hội. IU14.4.3 Thư điện tử IU14.4.3.1 Hiểu Mục đích của việc mã hóa, giải mã đối với thư điện tử (e-mail). IU14.4.3.2 Hiểu thuật ngữ chữ ký số. Biết cách tạo và điền một chữ ký số vào thư điện tử. IU14.4.3.3 Nhận biết nguy cơ từ các thư điện tử không rõ nguồn gốc. IU14.4.3.4 Biết khái niệm lừa đảo (phishing). Biết các đặc điểm chung của lừa đảo như dùng tên của các công ty, cá nhân hợp pháp, các liên kết web không đúng. IU14.4.3.5 Biết mối nguy hiểm đối với máy tính khi mở thư có đính kèm Phần mềm độc. Biết cách phòng ngừa khi mở các thư có đính kèm các tệp đáng nghi. IU14.4.4 Tin nhắn tức thời IU14.4.4.1 Hiểu biết về các lỗ hổng bảo mật đối với tin nhắn tức thời (IM) như Phần mềm xấu, truy nhập theo lối cửa sau (backdoor access). IU14.4.4.2 Biết cách áp dụng các phương pháp bảo mật khi dùng nhắn tin như dùng mật mã, không để lộ thông tin quan trọng, hạn chế chia sẻ tệp. IU14.5 Quản lý dữ liệu an toàn IU14.5.1 Bảo vệ vật lý và sao lưu dữ liệu IU14.5.1.1 Biết các cách bảo vệ vật lý cho thiết bị như khóa vị trí và chi tiết về thiết bị, khóa cáp (cable locks), kiểm soát tiếp cận vật lý. IU14.5.1.2 Biết khái niệm sao lưu (backup) dữ liệu và tầm quan trọng của việc này. Biết các chế độ sao lưu và vai trò của chúng như sao lưu thường xuyên, theo lịch, theo địa điểm. IU14.5.1.3 Biết cách sao lưu dữ liệu. IU14.5.1.4 Biết cách khôi phục dữ liệu sao lưu và xác nhận dữ liệu. IU14.5.2 Phá hủy dữ liệu an toàn IU14.5.2.1 Hiểu được lý do xóa dữ liệu vĩnh viễn từ ổ đĩa hoặc các thiết bị lưu trữ khác. IU14.5.2.2 Phân biệt giữa việc xóa dữ liệu và hủy dữ liệu vĩnh viễn. IU14.5.2.3 Biết ưu nhược điểm của các phương pháp hủy dữ liệu vĩnh viễn phổ biến như phá ổ đĩa, dùng công cụ phá hủy. Thứ ba, đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và đáp ứng quy định: - Nếu không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí. - Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam. - Trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền. Thứ tư, đáp ứng các Điều kiện về kỹ thuật: - Lưu trữ tối thiểu 90 ngày đối với nội dung thông tin tổng hợp kể từ thời điểm đăng tải; lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với nhật ký xử lý thông tin được đăng tải; - Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng; - Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thông tin; - Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật; - Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản này. Thứ năm, có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và quản lý thông tin theo quy định: - Có quy trình quản lý thông tin công cộng: Xác định phạm vi nguồn thông tin khai thác, cơ chế quản lý, kiểm tra thông tin trước và sau khi đăng tải; - Có cơ chế kiểm soát nguồn tin, đảm bảo thông tin tổng hợp đăng tải phải chính xác theo đúng thông tin nguồn; - Có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép (bằng văn bản, điện thoại, email). Căn cứ pháp lý: - Nghị định 27/2018/NĐ-CP - Nghị định 72/2013/NĐ-CP
Muốn đăng ký thành viên mạng xã hội phải cung cấp số CMND?
Sau khi Nghị dịnh 72/2013/NĐ-CP được ban hành đã có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh, mà phản đối thì có lẽ là nhiều hơn. Trên thực tế thì nội dung Nghị định này không khác biệt so với cái Nghị định mà nó thay thế mà chỉ là làm rõ hơn nội dung mà thôi. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã đưa ra bản Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Trong đây có một số nội dung đáng chú ý đặc biệt là yêu cầu các cá nhân đăng ký làm thành viên trang tin điện tử hoặc mạng xã hội phải cung cấp số CMND hoặc hộ chiếu. Điều 2. Quy định chung đối với hoạt động của trang thông tin điện tử và mạng xã hội 6. Các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, giấp phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội không được chuyển nhượng, chuyển quyền quản lý, sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép, muốn ngừng hoạt động phải thông báo (trước 10 ngày làm việc) bằng văn bản cho cơ quan cấp phép và phải nộp lại bản gốc giấy phép được cấp. Điều 3. Điều kiện cấp phép thiếp lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. 1. Điều kiện về nhân sự quản lý: Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp hoặc là người được người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp ủy quyền. Người được ủy quyền phải là cấp phó của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp; có quốc tịch Việt Nam và có địa chỉ thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam; tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên; 2. Điều kiện về tài chính, kỹ thuật a) Về tài chính. Có phương án tài chính bảo đảm điều kiện hoạt động tối thiểu trong 02 năm đầu; b) Về kỹ thuật. Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau: - Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của hệ thống, thông tin người dùng Internet truy cập hệ thống trong suốt thời gian hoạt động; - Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn mọi truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thông tin; - Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra; - Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại bất kỳ thời điểm nào cũng có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan chức năng, và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này. - Đối với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội: Triển khai hệ thống yêu cầu thành viên tham gia mạng xã hội phải thực hiện đăng ký, lưu trữ thông tin cá nhân gồm: họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ. Triển khai kết nối, xác thực thông tin dữ liệu với hệ thống dữ liệu cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.. 3. Điều kiện về tổ chức, nhân sự a) Bộ phận quản lý nội dung thông tin tối thiểu có 03 người tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên; người đứng đầu có thêm kinh nghiệm tối thiểu 01 năm quản trị nội dung hoặc công việc tương đương; b) Bộ phận quản lý kỹ thuật có tối thiểu 02 người có văn bằng hoặc chứng chỉ đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin từ cao đẳng trở lên. c) Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trang thông tin điện tử, mạng xã hội có trách nhiệm phối hợp thường xuyên với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý khẩn trương các trường hợp vi phạm ngay khi có yêu cầu. d) Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, có quy trình quản lý thông tin công cộng. đ). Đối với trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ mạng xã hội, phải có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội và đăng tải công khai trên trang chủ của mạng xã hội. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội đảm bảo các thành viên phải đồng ý thỏa thuận sử dụng mạng xã hội mới được sử dụng các dịch vụ, tiện ích của mạng xã hội. đ) Xây dựng cơ chế phối hợp kiểm tra, giám sát, loại bỏ ngay nội dung vi phạm khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. e) Có quy chế quản lý nguồn tin trích dẫn đối với trang thông tin điện tử tổng hợp; hoặc quy chế trao đổi thông tin công cộng đối với mạng xã hội, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền bảo đảm loại bỏ thông tin công cộng vi phạm các quy định của pháp luật. Điều 8. Hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 72 bảo đảm các yêu cầu sau: 1. Lưu trữ toàn bộ thông tin đăng ký của người sử dụng cho phép kết nối xác thực thông tin người dùng với hệ thống mã số cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2. Lưu trữ toàn bộ lịch sử hoạt động đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp và cung cấp, chia sẻ thông tin của người sử dụng trên mạng xã hội 3. Cho phép thực hiện và lưu giữ toàn bộ hoạt động kiểm duyệt thông tin được đăng tải trên trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. 4. Khi phát sinh các yêu cầu từ hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, toàn bộ hệ thống máy chủ không đặt tại Việt Nam cũng phải thực hiện theo. 5. Tại bất kỳ thời điểm nào cho phép thực hiện đầy đủ các yêu cầu thanh, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan chức năng, cũng như việc giải quyết khiếu nại của người dùng theo quy chế, thỏa thuận sử dụng của trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội và các quy định pháp luật liên quan. Điều 9: Quy định việc thực hiện đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người sử dụng dịch vụ khác trên mạng xã hội của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội như sau: 1. Thông tin cá nhân: a. Xây dựng cơ chế đảm bảo thành viên tham gia mạng xã hội phải thực hiện đăng ký thông tin cá nhân tối thiểu gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số CMTND hoặc hộ chiếu. b. Kiểm tra, giám sát việc đảm bảo cung cấp thông tin của thành viên, chỉ những thành viên cung cấp đủ thông tin cá nhân mới được thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân hoặc ung cấp thông tin trên mạng xã hội. c. Phối hợp, thực hiện việc tra soát thông tin cá nhân với hệ thống quản lý mã số công dân theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 2. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo thông tin cá nhân, thông tin riêng không bị đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy. 3. Thực hiện cảnh báo rủi ro cho người sử dụng khi lưu trữ, trao đổi, và chia sẻ thông tin mạng. 4. Áp dụng cơ chế kiểm duyệt ít nhất 3 lần đối với thông tin đăng ký, thông tin đăng tải, trao đổi, chia sẻ của thành viên gồm có: Bộ lọc từ; nhân sự kiểm duyệt nội dung, cơ chế báo xấu. Áp dụng cơ chế kiểm duyệt riêng biệt và xử lý nhanh chóng đối với các nội dung cấm tại khoản 1 điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP. 5. Áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời khi tự mình phát hiện hoặc nhận được phản ánh hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng đối với các nội dung cấm trên mạng xã hội; Điều:10. Quy định trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội đối với nội dung thông tin tại khoản 4 điều 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được hiểu như sau: a. Đảm bảo tính chính xác, hợp pháp và trung thực của thông tin cá nhân cung cấp khi đăng ký tham gia mạng xã hội; b. Đảm bảo nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa, phát tán (kể cả đối với thông tin trên đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập) tuân thủ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, không vi phạm các quy định cấm, và các quy định pháp luật có liên quan. Điều 10. Chế độ báo cáo 1. Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 12 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. b) Nội dung báo cáo định kỳ bao gồm: - Tên tổ chức, ngày, tháng, năm và ký hiệu giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Nội dung thông tin đang cung cấp, các chuyên mục; - Danh mục nguồn tin; - Nhân sự và các biện pháp quản lý thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp. c) Doanh nghiệp nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 hàng năm. 2. Các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến: a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. b) Nội dung báo cáo định kỳ bao gồm: - Tên tổ chức, ngày, tháng, năm và ký hiệu văn bản xác nhận đăng ký cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; - Các loại hình dịch vụ đang cung cấp; - Số lượng thành viên sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp đang quản lý và các dữ liệu thống kê theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến có cung cấp dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân có trách nhiệm gửi báo cáo trước ngày 15 tháng 01 và trước ngày 15 tháng 7 hàng năm. 3. Địa chỉ gửi báo cáo: - Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử). Email: cucptth&ttdt@mic.gov.vn - Sở Thông tin và Truyền thông tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở hoạt động. 4. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo định kỳ 3 tháng một lần với Bộ Thông tin và Truyền thông (trước ngày thứ 10 của mỗi Quý trong năm) về hoạt động quản lý nhà nước về thông tin điện tử trên Internet tại địa phương.