Quy định về trang phục của nữ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
Thông tư 29/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 20/09/2024, văn bản này quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Trong đó tại Điều 7 quy định về quy cách, màu sắc của trang phục nữ thanh tra. 1. Áo măng tô Căn cứ tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo măng tô của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: kiểu veston, cổ hình chữ B; ngực có một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; may bật vai đeo cấp hiệu, có ken vai bằng bông ép; thân trước được thiết kế bổ mảnh từ trên vai xuống, phía dưới may 2 túi cơi chéo; thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang may cá tay, đính cúc; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. 2. Áo veston Căn cứ tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo veston của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: áo khoác, cổ hình chữ B; ngực một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; thân trước có bổ 2 túi dưới, có nắp; may bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai; thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. 3. Áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: áo sơ mi dài tay cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; có măng séc, thép tay bơi chèo; có bật vai đeo cấp hiệu; gấu áo vạt bầu. 4. Áo sơ mi ngắn tay xuân hè Căn cứ tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi sơ mi ngắn tay xuân hè của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: kiểu áo sơ mi ngắn tay cổ bẻ; thân sau may chắp sống lưng; chiết ly eo trước, có bật vai đeo cấp hiệu; cửa tay áo viền vào trong; có hai túi ở phía dưới của thân trước; gấu áo vạt bầu (kiểu 1). Kiểu áo sơ mi ngắn tay cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; có bật vai đeo cấp hiệu; cửa tay áo viền vào trong; gấu áo vạt bầu (kiểu 2). 5. Quần thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 5 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về quần thu đông, xuân hè của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: quần âu, kiểu cạp rời, 2 túi sườn chéo; thân trước mỗi bên chiết một ly chìm về phía dọc quần; cửa quần may khóa kéo bằng nhựa; đầu cạp có một móc và một cúc nhựa nằm trong; thân sau mỗi bên may một chiết; gấu bằng. 6. Juyp Căn cứ tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về Juyp của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len; ký hiệu TW8050-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: kiểu juyp chữ A, cạp may rời, bản cạp to; thân trước có 2 túi chéo, có 2 đường gân thẳng từ cạp xuống gấu; thân sau sử dụng khóa giọt lệ và có xẻ sau. 7. Giầy da Căn cứ tại Khoản 7 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về giầy da của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: đế TPR; da nappa màu đen; độ dày 1,2mm - 1,4mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³18, (N/cm2)³320; độ cứng shore A 60 ± 5; - Kiểu dáng: kiểu không dây, mũi giầy trơn làm bằng da nappa; lót trong mũ giầy, lót mặt giầy bằng da bò màu kem; mặt đế dưới giầy có hoa văn chống trơn; chiều cao gót đế 5cm. 8. Dép quai hậu Căn cứ tại Khoản 8 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về dép quai hậu của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: da nappa màu đen; độ dày 1,2mm - 1,4mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³18, (N/cm2)³3; - Kiểu dáng: quai ngang; đế cao 7cm, có chốt cài. Theo đó, từ ngày 20/9/2024 quy định về trang phục của nữ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải đã có một số thay đổi so với trước đây.
Quy định về trang phục của nam thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
Thông tư 29/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 20/09/2024, văn bản này quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Trong đó tại Điều 6 quy định về quy cách, màu sắc của trang phục nam thanh tra. 1. Áo măng tô Căn cứ tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo măng tô của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: kiểu veston, cổ hình chữ B, thắt đai lưng, khóa bằng đồng; ngực may đề cúp, có một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; may bật vai đeo cấp hiệu, có ken vai bằng bông ép; phía trong trên ngực mỗi bên bổ một túi viền; thân trước phía dưới may 2 túi cơi chéo; thân sau cầu vai rời, may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang may cá tay, đính cúc; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex; chiều dài áo ngang đùi. 2. Áo veston Căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo veston của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: áo khoác, cổ hình chữ B; ngực một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; thân trước có 4 túi bổ (2 túi ngực, 2 túi dưới), túi có nắp; may bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai; thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. 3. Áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: áo sơ mi cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; ngực một hàng cúc 6 chiếc; may bật vai đeo cấp hiệu; thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly; tay dài có măng séc, thép tay bơi chèo. 4. Áo sơ mi ngắn tay xuân hè Căn cứ tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi ngắn tay xuân hè của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: áo sơ mi cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; ngực một hàng cúc 6 chiếc bằng đồng; may bật vai đeo cấp hiệu; thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly; tay ngắn, cửa tay gập vào trong may 2 đường song song. 5. Quần thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về quần thu đông, xuân hè của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: quần âu, kiểu cạp rời, 2 túi sườn chéo; thân trước mỗi bên xếp một ly lật về phía dọc quần; cửa quần may khóa kéo bằng nhựa; đầu cạp có một móc và một cúc nhựa nằm trong; thân sau mỗi bên may một chiết, có hai túi hậu cài khuy nhựa; cạp quần may 6 đỉa; gấu quần hớt lên phía trước. 6. Giầy da Căn cứ tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về giầy da của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: đế PU; da nappa màu đen; độ dày 1,4mm - 1,6mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³16, (N/cm2)³1100; độ cứng shore A 60 ± 5; - Kiểu dáng: kiểu oxford, mũi giầy trơn; nẹp có 4 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo độ êm, mang trong và mang ngoài có gắn chun co giãn; mũ giầy làm bằng da nappa, mềm dẻo, bóng mờ, vân da mịn màng, lót giầy, lót để trong mặt giầy bằng da bò màu kem; đế được sản xuất bằng chất liệu PU gót cao 4cm đúc định hình; mặt đế có hoa văn chống trơn trượt. 7. Dép quai hậu Căn cứ tại Khoản 7 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về dép quai hậu của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: da nappa màu đen; độ dày 1,2mm - 1,4mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³18, (N/cm2)³3; - Kiểu dáng: quai ngang; đế cao 3cm, có chốt cài. Theo đó, từ ngày 20/9/2024 quy định về trang phục của nam thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải đã có một số thay đổi so với trước đây.
Đề xuất không được mặc trang phục Công an nhân dân ăn, uống ở hàng quán vỉa hè
Mới đây, Bộ Công an đã trình Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ và nghi lễ của Công an Nhân dân. >>> Xem Dự thảo Thông tư tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/1.%20D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20.doc (1) Không đăng tải hình ảnh trang phục, số hiệu lên mạng xã hội Bộ Công an đang Dự thảo Thông tư sửa đổi 03 Thông tư 34/2019/TT-BCA, Thông tư 35/2019/TT-BCA và Thông tư 36/2019/TT-BCA liên quan đến các nội dung về điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ và nghi lễ của Công an Nhân dân. Theo đó, tại khoản 10 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 42 Thông tư 34/2019/TT-BCA như sau: Khi giao tiếp qua các phương tiện thông tin, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giới thiệu tên và đơn vị của mình; ngôn ngữ giao tiếp phải đúng mực, lịch sự, rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, không dùng từ “lóng”. Nội dung trao đổi ngắn gọn, tập trung vào công việc; không tiện trả lời thì nói lời xin lỗi, không đột ngột ngắt cuộc trao đổi. Thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình trao đổi thông tin, kết thúc cuộc trao đổi bằng lời chào hoặc cảm ơn. Đồng thời, Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân và quy tắc ứng xử trên internet, mạng xã hội. Đặc biệt, không đăng tải hình ảnh trang phục, số hiệu Công an nhân dân, các loại giấy tờ do Công an cấp lên mạng Internet, mạng xã hội. Không định vị địa chỉ, khu vực phòng làm việc của đơn vị lên bản đồ trực tuyến. Trường hợp phục vụ công tác phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị. Các quy định mới về giao tiếp trong Dự thảo Thông tư cho thấy sự quan tâm của Bộ Công an đến việc xây dựng một lực lượng Công an nhân dân chuyên nghiệp, hiện đại và có văn hóa. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này là trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ. (2) Không được mặc trang phục Công an nhân dân ăn, uống ở hàng quán vỉa hè Tại khoản 11 Điều 1 Dự thảo Thông tư, Bộ Công an đã sửa đổi, bổ sung Điều 43 Thông tư 34/2019/TT-BCA. Theo đó, quy định cấm cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân thực hiện nhiệm vụ mà có các hành vi sau: - Đeo kính mầu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác; để tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ; trừ trường hợp đeo kính màu đen để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và phải được Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương đồng ý. - Nhuộm tóc khác màu đen; móng tay, móng chân để dài, sơn màu; đính đá, phủ nhũ. Cán bộ, chiến sĩ nam để tóc dài trùm tai, trùm gáy hay cắt tóc quá ngắn (trừ trường hợp do đầu bị hói, bị bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ hoặc do yêu cầu nghiệp vụ phải cắt tóc ngắn); để râu, ria ở cằm, ở cổ và trên mặt; đục lỗ, xỏ khuyên. Trừ cán bộ nữ được đục lỗ, xỏ khuyên tại vị trí dái tai. - Mặc trang phục Công an nhân dân ăn, uống ở hàng quán vỉa hè (trừ trường hợp do yêu cầu công tác cần xã hội hoá); hút thuốc khi làm nhiệm vụ, trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường và ở những nơi có quy định cấm. - Đánh bạc dưới mọi hình thức; mê tín, bói toán; uống rượu, bia và các chất có cồn trước, trong giờ làm việc, cả vào bữa ăn giữa ca trong ngày làm việc, ngày trực; uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi; sử dụng chất gây nghiện trái phép; điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; bỏ vị trí công tác (vắng trực không lý do). - Lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong hội trường, phòng họp, phòng khách, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vi trụ sở đơn vị Công an (trừ khi tổ chức lễ tang, lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắp hương trong ba ngày tết Nguyên đán, nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ). Hiện nay, toàn văn Dự thảo Thông tư đang được lấy ý kiến tại Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trong thời gian 60 ngày kể từ ngày 20/8/2024. >>> Xem Dự thảo Thông tư tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/1.%20D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20.doc
Người dân có quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT không?
Khi CSGT tuần tra theo chuyên đề thì có quyền yêu cầu người dân dừng xe để kiểm tra, kể cả khi không phát hiện vi phạm. Vậy người dân bị CSGT kiểm tra có được quyền yêu cầu kiểm tra chuyên đề của CSGT không? CSGT tuần tra theo chuyên đề là gì? Theo Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, tuần tra theo chuyên đề là việc CSGT tiến hành tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề do cấp có thẩm quyền ban hành. Khi tuần tra theo chuyên đề thì CSGT có quyền yêu cầu người dân dừng xe để kiểm tra, kể cả khi không phát hiện vi phạm. Người dân có quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT không? Theo quy định trước đây tại Điều 14 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì sẽ có các hình thức thông báo công khai chuyên đề tuần tra, kiểm soát của CSGT như sau: - Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị; - Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông; - Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; - Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, người dân sẽ không được kiểm tra chuyên đề của CSGT trong lúc đang được CSGT yêu cầu dừng xe mà có thể tìm hiểu nội dung chuyên đề qua các hình thức trên. Tuy nhiên, Thông tư 32/2023/TT-BCA thay thế Thông tư 65/2020/TT-BCA đã bãi bỏ quy định thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Vì vậy, từ ngày Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực (15/9/2023), người dân không được kiểm tra chuyên đề của CSGT với bất kỳ hình thức nào. Trang phục của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về trang phục của Cảnh sát giao thông như sau: Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang. Như vậy, khi tuần tra theo chuyên đề thì CSGT sẽ phải mặc trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu, dây lưng chéo và nếu vào buổi tối hoặc có sương mù, thời tiết xấu thì phải mặc áo phản quang.
Một số cách nhận biết các thủ đoạn giả danh Công an để phạm tội
Hiện nay, có tình trạng mua bán trái phép, sử dụng trang phục, phù hiệu, số hiệu, giấy Chứng minh Công an nhân dân và giả danh Công an để phạm tội, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc này để giả danh Công an nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Bộ Công an cho tôi hỏi, hành vi mua bán trái phép và sử dụng trang phục Công an để phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào? Làm thế nào để nhận diện các đối tượng giả danh Công an? Câu trả lời 1.1. Về hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng CAND Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng CAND chỉ dành riêng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên CAND sử dụng theo quy định; được Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc sử dụng và lộ trình sản xuất, cấp phát. Người được cấp phát có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và khi sử dụng phải đúng mục đích, đúng quy định; khi chuyển Ngành, thôi việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thu hồi theo quy định. Khoản 3 Điều 7 Nghị định 160/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng CAND (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP ngày 21/4/2016) quy định như sau: "Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua, bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật". 1.2. Về xử phạt hành chính Những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. 1.3. Về xử lý hình sự Trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu CAND với số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn, đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 190 về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm; Điều 191 về tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm và Điều 192 về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả của Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù. Đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục CAND để giả danh Công an nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Trường hợp làm giả, sử dụng giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ngoài tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 341 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. 1.4. Nhận diện các đối tượng giả danh Công an Để phát hiện hành vi giả danh Công an, người dân cần nhận biết các thủ đoạn giả danh Công an và vận dụng một số cách nhận biết sau: - Quan sát về mặt hình thức bên ngoài: Đây là cách đơn giản nhất để phát hiện các đối tượng giả danh Công an, cụ thể: Các đối tượng giả danh Công an tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát, liên hệ thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự thường sử dụng trang phục không đồng bộ, không đúng quy định, công cụ hỗ trợ, số hiệu, giấy tờ của ngành Công an không đúng quy định. Trong trường hợp này, người dân chỉ cần quan sát thái độ, cách thể hiện, tư thế, lễ tiết, tác phong, cử chỉ có thể phân biệt được họ là Công an thật hay giả. Đối tượng giả danh Công an luôn cố tình để lộ một phần trang phục, khoe công cụ hỗ trợ như khóa số 8, dùi cui, súng..., cố tình để người khác thấy giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Nếu chưa có cơ sở xác định họ giả danh Công an, còn nghi ngờ, cần kết hợp với các cách thức khác để kiểm tra. Tuy nhiên, cần chú ý đề cao cảnh giác, chỉ nghe họ nói, không làm theo họ. - Gợi mở để đối tượng nói thật nhiều về lĩnh vực công tác Công an: Nếu nghi ngờ một người giả danh Công an cần phải khéo léo gợi mở để họ nói về lĩnh vực công tác của mình càng nhiều càng tốt vì càng nói nhiều đối tượng càng bộc lộ sơ hở. Có thể hỏi đối tượng những thông tin cơ bản như: Trước đây học trường nào, ở đâu? Điều kiện tuyển dụng vào ngành Công an thế nào? Đơn vị hiện tại địa chỉ ở đâu, lãnh đạo đơn vị là ai? Chức vụ, nhiệm vụ cụ thể hiện nay là gì?... Nếu nghi ngờ, có thể tạo lý do hợp lý để chụp ảnh đối tượng, ghi âm lời nói của đối tượng để làm bằng chứng đối chiếu hoặc tố giác với cơ quan Công an. Sau khi tiếp nhận thông tin từ đối tượng, tốt nhất không nên làm theo yêu cầu của đối tượng, khéo léo từ chối, đồng thời phân tích, đánh giá thông tin để xác định đối tượng có phải là người giả danh Công an hay không. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá: Cần phân tích các thông tin cơ bản mà đối tượng đã nói, đã kể, rút ra những thông tin đúng, thông tin sai sẽ đánh giá được đối tượng nói thật hay nói dối, có phải giả danh Công an hay không. Nếu không đủ khả năng đánh giá, có thể tổng hợp thông tin sau đó nhờ người thân am hiểu về lĩnh vực Công an, những người đang công tác trong ngành Công an hoặc Cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn nơi người dân cư trú, trực ban đơn vị Công an nơi gần nhất phân tích, đánh giá, không nên vội tin đối tượng, làm theo lời của đối tượng. - Đối chiếu, kiểm tra: Trong trường hợp đã đánh giá nhưng chưa đủ cơ sở xác định đối tượng là người giả danh Công an hay không, cần thực hiện bước đối chiếu, kiểm tra. Từ việc phân tích, tổng hợp thông tin do đối tượng cung cấp, kết quả quan sát, đánh giá, tư vấn của người trong ngành Công an... có thể dùng để đối chiếu, kiểm tra xác định đối tượng có hành vi giả danh Công an. Như vậy, để nhận biết đối tượng giả danh Công an, tránh bị các đối tượng này lừa đảo, người dân cần phải tìm hiểu những thủ đoạn phổ biến của loại đối tượng này, nâng cao cảnh giác, không vội tin đối tượng, vận dụng đồng bộ một số cách nhận biết, kiểm tra, đánh giá để xác định và có cách xử lý hiệu quả nhất. Theo Cổng TTĐT Bộ Công an Nguồn:https://bocongan.gov.vn/hoi-dap/mot-so-cach-nhan-biet-cac-thu-doan-gia-danh-cong-an-de-pham-toi-15527.html
Bộ đội đã xuất ngũ có được mặc quân trang không?
Bộ đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ trở về gia đình tiếp tục các hoạt động sinh hoạt, làm việc hằng ngày có được mặc quân trang không? Nếu quy định không cho phép, những người mang quân trang khi không còn là bộ đội thì bị xử lý thế nào? Quân trang là gì? Theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, quân trang của lực lượng Quân đội nhân dân bao gồm: Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định: - Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô. - Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm. Đồng thời, theo Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định: - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Như vậy, quân trang là quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của bộ đội được cấp cho quá trình phục vụ tại ngũ. Bộ đội đã xuất ngũ có được mang quân trang không? Xuất ngũ là gì? Xuất ngũ được giải thích theo Khoản 4 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau: Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo Khoản 5 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Như vậy, bộ đội đang nhập ngũ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Bộ đội xuất ngũ có được mặc quân trang không? Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau: - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không phải là quân nhân thì không được phép mặc trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam, hành vi mặc trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam là hành vi sử dụng trái phép trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc bộ đội xuất ngũ - tức đã thôi phục vụ tại ngũ cũng không được phép mặc trang phục của Quân đội nhân dân (quân trang). Mặc quân trang khi không còn phục vụ tại ngũ bị xử lý thế nào? Tại Điều 32 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng quân trang trái phép như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đội mũ có gắn quân hiệu hoặc sao mũ của dân quân tự vệ trái phép; + Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép; + Mặc trang phục của dân quân tự vệ khi không thực hiện nhiệm vụ. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Như vậy, khi bộ đội đã xuất ngũ mặc quân trang trái phép bao gồm: quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đồng thời sẽ bị tịch thu tang vật vi phạm.
Đi làm Căn cước công dân nên mặc đồ gì? Quy định ra sao?
Hiện nay việc làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) được triển khai mạnh mẽ trên cả nước, thừa kế từ Chứng minh nhân dân cũ thì CCCD vẫn giữ lại ảnh thẻ trên giấy tờ tùy thân. Vì thế, để có một bức ảnh hợp lệ thì người làm thủ tục cấp thẻ CCCD cũng cần phải mặc trang phục phù hợp. Ảnh CCCD được sử dụng để nhận diện nhân thân khi có yêu cầu xuất trình thẻ để thực hiện các thủ tục hành chính. Vậy, khi đi làm CCCD thì nên mặc đồ gì và quy định ra sao? 1. Quy định người khi chụp ảnh CCCD như thế nào? Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định người làm CCCD khi chụp ảnh chân dung của công dân tuân thủ các quy định sau: Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính. Về phần trang phục, tác phong phải nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. Theo đó, pháp luật không hề bắt buộc người làm CCCD phải mặc một trang phục cụ thể nào đó và cũng không ngăn cấm trang phục nào nhưng có quy định phải nghiêm túc và lịch sự. Do đó, người dân khi đi chụp nên lựa chọn các trang phục đơn giản và lịch sự để tạo thiện cảm cũng như dễ nhận diện. Tránh các trang phục che khuất gương mặt, trang điểm lòe loẹt làm mất các đặc điểm nhận nhạn. 2. Chụp ảnh xấu có được chụp lại CCCD? Chụp ảnh cho CCCD là một trong các thủ tục bắt buộc và phải theo một trình tự nhất định đối với mỗi công dân khi làm CCCD. Khi làm CCCD, cán bộ hướng dẫn sẽ thu nhận vân tay, sau đó chụp ảnh chân dung; in Phiếu thu nhận thông tin CCCD, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra và ký. Tại bước cuối cùng thì khi nhận phiếu thu nhận thông tin CCCD người dân có thể xem lại hình ảnh của mình trước khi xác nhận được đưa lên cơ sở dữ liệu quốc gia và in ra làm thẻ CCCD. Việc thay đổi ảnh chân dung trên CCCD thực ra ko có quy định nhưng có thể thỏa thuận với cán bộ thực hiện nếu ảnh bị khuất, che mất đặc điểm nhận dạng hoặc ảnh phản cảm. Còn việc ảnh xấu thì sẽ rất khó thay đổi vì người làm CCCD sẽ khá đông mà để chụp lại cho đẹp sẽ làm khó cán bộ hướng dẫn làm thẻ. 3. Khi nào được cấp đổi lại thẻ CCCD? Công dân được phép đổi lại thẻ CCCD của mình nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về việc đổi, cấp lại thẻ CCCD khi: (1) Các trường hợp được đổi thẻ CCCD - Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. - Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được. - Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng. - Xác định lại giới tính, quê quán. - Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân. - Khi công dân có yêu cầu. (2) Các trường hợp cấp lại thẻ CCCD - Bị mất thẻ Căn cước công dân. - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008. 4. Thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD Theo Điều 24 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD thực hiện như sau: Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu quy định. Bước 2: Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ CCCD. Trường hợp chưa có thông tin thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục. - Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục. - Trả thẻ CCCD theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn. Trường hợp đổi thẻ CCCD do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này. Bên cạnh đó, khi cấp thẻ CCCD mới thì thẻ cũ sẽ được thu lại. Như vậy, khi đi làm thẻ CCCD thì công dân cần mặc đồ và trang điểm một cách lịch sự, trang nhã. Dễ nhận biết, không tạo dáng, mặc đồ phản cảm, trường hợp muốn thực hiện lại ảnh chụp chân dung thì công dân có thể thỏa thuận với cán bộ thực hiện.
Nữ kiểm sát viên được mặc trang phục thường trong giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ khi nào?
Tại Điều 9 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 có quy định về mặc thường phục dân sự của kiểm sát viên như sau: 1. Cán bộ, công chức, viên chức trong giờ làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp được mặc thường phục dân sự trong các trường hợp sau: a) Do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội; b) Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi; 2. Mặc thường phục dân sự phải lịch sự, gọn gàng theo quy định của Chính phủ về trang phục đối với công chức, viên chức Nhà nước. Theo đó, Nữ kiểm sát viên được mặc trang phục thường trong giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi hoặc do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Ngoài các trường hợp trên, nữ kiểm sát viên trong giờ làm việc, khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp, học tập phải sử dụng trang phục thường dùng, được quy định tại Điều 6 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 cụ thể như sau: 1. Mùa hè, mặc quần áo xuân hè, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên; mùa đông, mặc quần áo thu đông, thắt cà vạt, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên. Biển tên được đeo ở ngực áo bên phải, cạnh dài phía dưới của biển tên song song sát trên nắp túi áo ngực. 2. Khi mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần, áo kiểu bludông phải để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo trang sức, vật trang trí gây phản cảm. 3. Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra sử dụng trang phục theo mùa; mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau. Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào (trừ tỉnh Lâm Đồng) mặc trang phục thường dùng xuân hè. 4. Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau việc thống nhất mặc trang phục thu đông, hoặc trang phục xuân hè do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định. 5. Cán bộ, công chức, viên chức mặc trang phục được đeo phù hiệu kết hợp với cấp hiệu, đội mũ bảo hiểm khi đi đường bằng xe mô tô, xe gắn máy.
Quy định về trang phục Thừa phát lại của nữ
Tại Điều 28 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định trang phục nữ như sau: 1. Áo thu đông a) Màu sắc: Vải màu xanh đen. b) Chất liệu: Vải Gabađin len hoặc tương đương. c) Kiểu dáng: Kiểu áo vét-tông nữ khoác ngoài, có 02 túi ốp ngoài phía dưới, nắp túi hình cánh dơi, thân trước và thân sau đều có 02 chiết ly dọc; ve áo hình chữ V, ngực áo có 01 hàng khuy, 04 cúc nhựa cùng màu áo; vai áo có đỉa vai, ken vai làm bằng mút; tay áo suông không xẻ; vạt áo vuông; sống áo có xẻ sau; lót áo toàn thân trước, lót lửng thân sau đồng màu với vải chính; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo và bác tay đều diễu 02 đường may. 2. Quần, váy a) Màu sắc: Quần, váy cùng màu với áo thu đông, dùng chung cho các mùa xuân, hè, thu, đông. b) Chất liệu: Cùng chất liệu vải với áo thu đông. c) Kiểu dáng: Quần may kiểu âu phục nữ, ly chìm, 02 túi quần dọc chéo; cửa quần có khóa kéo đầu cạp có 01 móc và 01 cúc nằm trong; quần có 06 đỉa chia đều 02 bên; thân sau quần có 01 túi hậu, không nắp cài khuy nhựa; váy dáng bút chì, dài ngang đầu gối, xẻ sau, có 02 túi cạnh phía trước. 3. Áo xuân hè dài tay a) Màu sắc: Vải màu trắng. b) Chất liệu: Vải pêvi 7288 hoặc tương đương. c) Kiểu dáng: Kiểu áo cổ cài (đứng), dài tay; nẹp áo bong; tay áo có măng séc và đính 02 cúc để điều chỉnh độ rộng của tay áo; 01 hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân trước áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên ngực áo, thân sau áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên phía sau ngực áo; gấu áo bằng. 4. Áo xuân hè ngắn tay a) Màu sắc: Vải màu trắng. b) Chất liệu: Vải pêvi 7288 hoặc tương đương. c) Kiểu dáng: Kiểu áo cổ cài (đứng), ngắn tay; nẹp áo bong; 01 hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân trước áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên ngực áo, thân sau áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên phía sau ngực áo; gấu áo bằng. Trên đây là quy định về trang phục Thừa phát lại của nữ.
Giờ làm việc và trang phục của cán bộ, công viên chức tại TP.HCM
Có nhiều trường hợp người dân trên địa bàn thành phố hcm, có công việc phải ký, xác nhận giấy tờ cho kịp tiến độ nên đã đến cơ quan hành chính sớm để làm thủ tục. Tuy nhiên, họ phải chờ đợi lâu vì chưa đến giờ làm việc, nên rất nhiều trường hợp thắc mắc giờ làm việc của đơn vị, cơ quan hành chính hiện nay quy định thế nào và trang phục khi làm việc ra sao, pháp luật có quy định hay điều chỉnh vấn đề này không. Tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND quy định rõ như sau: Thời gian làm việc - Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc. Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước: - Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút. - Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc. Trang phục làm việc - Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau: + Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi; + Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống. + Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành. - Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể. + Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple. + Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. + Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Do đó, người dân cần nắm rõ thời gian nêu trên để thực hiện thủ tục tránh trường hợp tới sớm và mất thời gian chờ đợi.
Xin hỏi về trang phục khi đến cơ quan nhà nước?
Kính thưa luật sư, bản thân em đã bị cơ quan nhà nước mời về không làm việc do mặc quần sóoc ngắn bằng đầu gối, bị cho là không lịch sự. Trong khi chị em phụ nữ mặc váy ngắn hơn thì vẫn làm việc bình thường. Vậy luật sư cho em hỏi nếu pháp luật không cấm người dân mặc quần short khi đến làm việc với cơ quan nhà nước, thì việc cán bộ mời người dân về từ chối làm việc có được quy là nhũng nhiễu, làm khó người dân không ạ. Khi gặp trường hợp đấy nên xử lí hay khiếu nại như nào ạ. Vì nhiều khi nhà em xa có việc mới tiện rẽ vào làm việc, mà lại bắt về thay quần dài thì mất rất nhiều thời gian và công sức ạ. Em xin cảm ơn luật sư.
Cấm cán bộ, công chức mang dép không có quai hậu khi tiếp dân
Mang dép không có quai hậu Tại Quyết định 1847/QĐ-TTg về phê duyệt đề án văn hóa công vụ đã quy định về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định của ngành. Đối với người được cấp trang phục là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện, bao gồm Ban tiếp công dân và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan thì có quy định cụ thể đối với giày, dép theo hướng dẫn tại Thông tư 03/20216/TT-TTCP như sau: Đối với nam: * Giầy da: - Màu sắc: đen - Chất liệu: da bò Boxcal độ dày và độ bóng đồng đều. Da mặt đế loại da thuộc màu tự nhiên, da đanh, dẻo, không bị giòn gãy; đế bằng cao su nhựa tổng hợp (TPR) đúc định hình màu đen, gót làm bằng nhựa ABS. - Kiểu dáng: mũi giầy trơn; nẹp có 05 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo nên độ êm, mặt đế hoa văn chống trơn trượt. => Hình ảnh mô tả giày nam: * Dép quai hậu: - Màu sắc: đen - Chất liệu: da Nappa - Kiểu dáng: quai ngang, đế cao 3cm, có chốt cài => Hình ảnh mô tả dép nam: Đối với nữ: * Giầy da - Màu sắc: đen - Chất liệu: da bò Boxcal độ dày và độ bóng đồng đều. Da lót nhẵn một mặt, mềm, độ dày đồng đều; da mặt đế loại da thuộc màu tự nhiên, da đanh, dẻo, không bị giòn gãy, đế bằng cao su nhựa tổng hợp (TPR) đúc định hình màu đen, gót làm bằng nhựa ABS. - Kiểu dáng: mũi giầy trơn; nẹp có 04 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo nên độ êm, mặt đế hoa văn chống trơn trượt. Chiều cao gót đế 5 cm. => Hình ảnh mô tả giày da nữ: * Dép quai hậu - Màu sắc: đen - Chất liệu: da Nappa; độ dày 1,2 mm đến 1,4 mm - Kiểu dáng: quai ngang; đế cao 5cm, có chốt cài => Hình ảnh mô tả dép quai hậu nữ:
Trang phục mới của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
Trang phục của lực lượng cảnh sát biển - Ảnh minh họa Ngày 25/12/2020, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 168/2020/TT-BQP quy định kiểu mẫu, màu sắc trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ và trang phục công tác của Cảnh sát biển Việt Nam. Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan. Đính kèm theo Thông tư là Phụ lục Kiểu mẫu, màu sắc trang phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ. Xin trích dẫn một số mẫu sau: Mẫu trang phục cảnh sát biển mới Thông tư 168 có hiệu lực từ 9/2/2021 và thay thế cho 2 văn bản: - Thông tư 83/2014/TT-BQP - Thông tư 262/2013/TT-BQP Xem chi tiết những mẫu trang phục khác theo quy định của Thông tư 168 tại file đính kèm dưới đây.
Định mức tiền ăn, điện thoại, trang phục, công tác phí để tính thuế thu nhập cá nhân
Cho e xin về quy định tính thuế TNCN và các khoản giảm trừ ko a? có định mức như ăn ca, điện thoại, trang phục, công tác phí là bao nhiều ko a?
Đi đòi nợ thuê phải mặc đồng phục?
Đây là đề xuất tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Theo đó, Dự thảo bổ sung quy định nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: "Phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và xuất trình giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi làm việc trực tiếp với khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan". Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tự thiết kế trang phục, trên trang phục phải có tên doanh nghiệp và công khai mẫu trang phục tại trụ sở chính và các chi nhánh (nếu có). Khi nhân viên kết thúc hợp đồng lao động, trang phục và thẻ nhân viên sẽ được doanh nghiệp thu hồi. Ngoài ra, Dự thảo còn sửa đổi điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động (NLĐ) trong hoạt động dịch vụ đòi nợ. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2007/NĐ-CP.
Công văn 277 về trang phục Luật sư có trái luật không?
Liên quan đến vấn đề về trang phục của Luật sư tại phiên Tòa, nhà ngày gần đây có nhiều ý kiến trái chiều từ những người là các Luật sư, Luật gia, Thẩm phán… về quy định trang phục của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tranh luận xảy ra ở nội dung của Công văn 277/LĐLSVN của LĐLSVN gửi cho Tòa án Nhân dân tối cao. Có ý kiến cho rằng nội dung Công văn 277 này trái trái với pháp luật, trái nguyên tắc Tố tụng và vi hiến. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng quy định này là hạn chế quyền hành nghề của LS và hạ thấp vị trí, vai trò của LS, biến LS thành chủ thể lệ thuộc; phải có người nhắc nhở, giám sát việc ăn mặc. Vậy nội dung Công văn này có thật sự như những ý kiến trên không? Thứ nhất, đầy là Công văn trao đổi, phối hợp hoạt động giữa LĐLSVN và Tòa án. Công văn này đề cập đến quy định đã được ban hành trước đó của LĐLSVN (Nghị quyết 12). Chúng ta quay lại nội dung của quy định này được đề cập trong Nghị quyết 12, theo đó Luật sư khi tham dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định bao gồm Quần Âu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt xám có logo của LĐLSVN và huy hiệu của Liên đoàn bên ngực trái… Nếu như cho rằng Quy định này là trái với pháp luật, vi phạm quyền tự do của Công dân thì có bao nhiêu Tổ chức vi phạm? Bởi đa số những doanh nghiệp, tổ chức khác đang hoạt động đều có quy định về đồng phục của nhân viên khi đi làm… những nội quy này có vi Hiến không? Câu trả lời là không. Bản chất của Hiến pháp là quy định những quyền chung và cơ bản nhất, còn cụ thể vào từng trường hợp sẽ có những quy định đặc thù. Nếu quy định về trang phục của LĐLSVN là vi hiến thì Công an sẽ mặc quần áo như thế nào? Quân đội sẽ mặc như thế nào? Hải quan sẽ mặc như thế nào để không vi hiến? Như vậy, cần phải hiểu rằng, khi đã tham gia vào bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào thì đương nhiên bạn phải chấp thuận với quy định riêng của cơ quan, tổ chức đó. Và ở đây LĐLSVN là tổ chức mà các Luật sư tham gia, đã tham gia thì thì đương nhiên phải chấp hành nội quy, bao gồm cả trang phục. Vậy Công văn 277 có thật sự “ổn”? Nói đi cũng phải nói lại, khi đọc nội dung Công văn 277, có điểm mà mình thấy không ổn. Trong Công văn có ghi nội dung rằng “chỉ chấp nhận các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.” Điều này được hiểu là các Luật sư khi không mặc đúng quy định thì không được tham dự phiên Tòa. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015, không có quy định nào về việc Người bào chữa là Luật sư không mặc trang phục theo quy định thì không được bào chữa. Căn cứ Điều 256 BLTTHS 2015 về nội quy phiên Tòa, cũng không có nội dung nào kể trên. Tương tự, BLTTDS, Luật TTHC cũng không có quy định nào như đã nêu. Như vậy, có thể thấy trong các quy tắc tố tụng hình sự hiện hành, Tòa án không có quyền từ chối Luật sư bào chữa khi Luật sư đó không mặc trang phục theo LĐLSVN. Nếu Luật sư có vi phạm về trang phục thì đó thuộc thẩm quyền xử lý của LĐLSVN chứ không phải thẩm quyền của Tòa án. Như vậy, nội dung của Công văn 277 cần được xem xét lại, cần điều chỉnh cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
Quy định về trang phục của nữ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
Thông tư 29/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 20/09/2024, văn bản này quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Trong đó tại Điều 7 quy định về quy cách, màu sắc của trang phục nữ thanh tra. 1. Áo măng tô Căn cứ tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo măng tô của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: kiểu veston, cổ hình chữ B; ngực có một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; may bật vai đeo cấp hiệu, có ken vai bằng bông ép; thân trước được thiết kế bổ mảnh từ trên vai xuống, phía dưới may 2 túi cơi chéo; thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang may cá tay, đính cúc; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. 2. Áo veston Căn cứ tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo veston của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: áo khoác, cổ hình chữ B; ngực một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; thân trước có bổ 2 túi dưới, có nắp; may bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai; thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. 3. Áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: áo sơ mi dài tay cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; có măng séc, thép tay bơi chèo; có bật vai đeo cấp hiệu; gấu áo vạt bầu. 4. Áo sơ mi ngắn tay xuân hè Căn cứ tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi sơ mi ngắn tay xuân hè của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: kiểu áo sơ mi ngắn tay cổ bẻ; thân sau may chắp sống lưng; chiết ly eo trước, có bật vai đeo cấp hiệu; cửa tay áo viền vào trong; có hai túi ở phía dưới của thân trước; gấu áo vạt bầu (kiểu 1). Kiểu áo sơ mi ngắn tay cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; có bật vai đeo cấp hiệu; cửa tay áo viền vào trong; gấu áo vạt bầu (kiểu 2). 5. Quần thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 5 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về quần thu đông, xuân hè của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: quần âu, kiểu cạp rời, 2 túi sườn chéo; thân trước mỗi bên chiết một ly chìm về phía dọc quần; cửa quần may khóa kéo bằng nhựa; đầu cạp có một móc và một cúc nhựa nằm trong; thân sau mỗi bên may một chiết; gấu bằng. 6. Juyp Căn cứ tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về Juyp của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len; ký hiệu TW8050-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: kiểu juyp chữ A, cạp may rời, bản cạp to; thân trước có 2 túi chéo, có 2 đường gân thẳng từ cạp xuống gấu; thân sau sử dụng khóa giọt lệ và có xẻ sau. 7. Giầy da Căn cứ tại Khoản 7 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về giầy da của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: đế TPR; da nappa màu đen; độ dày 1,2mm - 1,4mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³18, (N/cm2)³320; độ cứng shore A 60 ± 5; - Kiểu dáng: kiểu không dây, mũi giầy trơn làm bằng da nappa; lót trong mũ giầy, lót mặt giầy bằng da bò màu kem; mặt đế dưới giầy có hoa văn chống trơn; chiều cao gót đế 5cm. 8. Dép quai hậu Căn cứ tại Khoản 8 Điều 7 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về dép quai hậu của nữ thanh tra như sau: - Chất liệu: da nappa màu đen; độ dày 1,2mm - 1,4mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³18, (N/cm2)³3; - Kiểu dáng: quai ngang; đế cao 7cm, có chốt cài. Theo đó, từ ngày 20/9/2024 quy định về trang phục của nữ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải đã có một số thay đổi so với trước đây.
Quy định về trang phục của nam thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
Thông tư 29/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 20/09/2024, văn bản này quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Trong đó tại Điều 6 quy định về quy cách, màu sắc của trang phục nam thanh tra. 1. Áo măng tô Căn cứ tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo măng tô của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: kiểu veston, cổ hình chữ B, thắt đai lưng, khóa bằng đồng; ngực may đề cúp, có một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; may bật vai đeo cấp hiệu, có ken vai bằng bông ép; phía trong trên ngực mỗi bên bổ một túi viền; thân trước phía dưới may 2 túi cơi chéo; thân sau cầu vai rời, may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang may cá tay, đính cúc; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex; chiều dài áo ngang đùi. 2. Áo veston Căn cứ tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo veston của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: áo khoác, cổ hình chữ B; ngực một hàng cúc 4 chiếc mạ màu trắng bóng; thân trước có 4 túi bổ (2 túi ngực, 2 túi dưới), túi có nắp; may bật vai đeo cấp hiệu, lắp ken vai; thân sau may chắp sống lưng, có xẻ sống; tay kiểu 2 mang, bác tay may lật ra ngoài; toàn bộ cổ áo, nẹp áo, nắp túi, thân áo được dựng bằng mex. 3. Áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi dài tay thu đông, xuân hè của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: áo sơ mi cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; ngực một hàng cúc 6 chiếc; may bật vai đeo cấp hiệu; thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly; tay dài có măng séc, thép tay bơi chèo. 4. Áo sơ mi ngắn tay xuân hè Căn cứ tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về áo sơ mi ngắn tay xuân hè của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải pôpơlin 8151 PE/VIS; tỷ lệ 65/35; mật độ dọc 320s/10cm2, ngang 286s/10cm2; trọng lượng 145g/m2; - Màu sắc: xanh da trời; - Kiểu dáng: áo sơ mi cổ đứng; thân trước may 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bị túi dán đố, góc đáy túi tròn; ngực một hàng cúc 6 chiếc bằng đồng; may bật vai đeo cấp hiệu; thân sau cầu vai chắp, mỗi bên xếp 1 ly; tay ngắn, cửa tay gập vào trong may 2 đường song song. 5. Quần thu đông, xuân hè Căn cứ tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về quần thu đông, xuân hè của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: vải tuytsi pha len ký hiệu TW8058-1; kiểu dệt chéo 3/1; tỷ lệ PW45/55; mật độ dọc 360s/10cm2, ngang 270s/10cm2; trọng lượng 245g/m2; - Màu sắc: xanh tím than; - Kiểu dáng: quần âu, kiểu cạp rời, 2 túi sườn chéo; thân trước mỗi bên xếp một ly lật về phía dọc quần; cửa quần may khóa kéo bằng nhựa; đầu cạp có một móc và một cúc nhựa nằm trong; thân sau mỗi bên may một chiết, có hai túi hậu cài khuy nhựa; cạp quần may 6 đỉa; gấu quần hớt lên phía trước. 6. Giầy da Căn cứ tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về giầy da của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: đế PU; da nappa màu đen; độ dày 1,4mm - 1,6mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³16, (N/cm2)³1100; độ cứng shore A 60 ± 5; - Kiểu dáng: kiểu oxford, mũi giầy trơn; nẹp có 4 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo độ êm, mang trong và mang ngoài có gắn chun co giãn; mũ giầy làm bằng da nappa, mềm dẻo, bóng mờ, vân da mịn màng, lót giầy, lót để trong mặt giầy bằng da bò màu kem; đế được sản xuất bằng chất liệu PU gót cao 4cm đúc định hình; mặt đế có hoa văn chống trơn trượt. 7. Dép quai hậu Căn cứ tại Khoản 7 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về dép quai hậu của nam thanh tra như sau: - Chất liệu: da nappa màu đen; độ dày 1,2mm - 1,4mm; độ bền kéo đứt (Mpa)³18, (N/cm2)³3; - Kiểu dáng: quai ngang; đế cao 3cm, có chốt cài. Theo đó, từ ngày 20/9/2024 quy định về trang phục của nam thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải đã có một số thay đổi so với trước đây.
Đề xuất không được mặc trang phục Công an nhân dân ăn, uống ở hàng quán vỉa hè
Mới đây, Bộ Công an đã trình Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều về điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ và nghi lễ của Công an Nhân dân. >>> Xem Dự thảo Thông tư tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/1.%20D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20.doc (1) Không đăng tải hình ảnh trang phục, số hiệu lên mạng xã hội Bộ Công an đang Dự thảo Thông tư sửa đổi 03 Thông tư 34/2019/TT-BCA, Thông tư 35/2019/TT-BCA và Thông tư 36/2019/TT-BCA liên quan đến các nội dung về điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ và nghi lễ của Công an Nhân dân. Theo đó, tại khoản 10 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 42 Thông tư 34/2019/TT-BCA như sau: Khi giao tiếp qua các phương tiện thông tin, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giới thiệu tên và đơn vị của mình; ngôn ngữ giao tiếp phải đúng mực, lịch sự, rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, không dùng từ “lóng”. Nội dung trao đổi ngắn gọn, tập trung vào công việc; không tiện trả lời thì nói lời xin lỗi, không đột ngột ngắt cuộc trao đổi. Thực hiện đúng quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình trao đổi thông tin, kết thúc cuộc trao đổi bằng lời chào hoặc cảm ơn. Đồng thời, Cán bộ, chiến sĩ thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân và quy tắc ứng xử trên internet, mạng xã hội. Đặc biệt, không đăng tải hình ảnh trang phục, số hiệu Công an nhân dân, các loại giấy tờ do Công an cấp lên mạng Internet, mạng xã hội. Không định vị địa chỉ, khu vực phòng làm việc của đơn vị lên bản đồ trực tuyến. Trường hợp phục vụ công tác phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị. Các quy định mới về giao tiếp trong Dự thảo Thông tư cho thấy sự quan tâm của Bộ Công an đến việc xây dựng một lực lượng Công an nhân dân chuyên nghiệp, hiện đại và có văn hóa. Việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này là trách nhiệm của mỗi cán bộ, chiến sĩ. (2) Không được mặc trang phục Công an nhân dân ăn, uống ở hàng quán vỉa hè Tại khoản 11 Điều 1 Dự thảo Thông tư, Bộ Công an đã sửa đổi, bổ sung Điều 43 Thông tư 34/2019/TT-BCA. Theo đó, quy định cấm cán bộ, chiến sĩ Công an Nhân dân thực hiện nhiệm vụ mà có các hành vi sau: - Đeo kính mầu đen khi trực tiếp giải quyết công việc với người khác; để tay vào túi quần hoặc túi áo khi làm nhiệm vụ; trừ trường hợp đeo kính màu đen để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và phải được Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương đồng ý. - Nhuộm tóc khác màu đen; móng tay, móng chân để dài, sơn màu; đính đá, phủ nhũ. Cán bộ, chiến sĩ nam để tóc dài trùm tai, trùm gáy hay cắt tóc quá ngắn (trừ trường hợp do đầu bị hói, bị bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ hoặc do yêu cầu nghiệp vụ phải cắt tóc ngắn); để râu, ria ở cằm, ở cổ và trên mặt; đục lỗ, xỏ khuyên. Trừ cán bộ nữ được đục lỗ, xỏ khuyên tại vị trí dái tai. - Mặc trang phục Công an nhân dân ăn, uống ở hàng quán vỉa hè (trừ trường hợp do yêu cầu công tác cần xã hội hoá); hút thuốc khi làm nhiệm vụ, trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường và ở những nơi có quy định cấm. - Đánh bạc dưới mọi hình thức; mê tín, bói toán; uống rượu, bia và các chất có cồn trước, trong giờ làm việc, cả vào bữa ăn giữa ca trong ngày làm việc, ngày trực; uống rượu, bia say trong mọi trường hợp, mọi lúc, mọi nơi; sử dụng chất gây nghiện trái phép; điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; bỏ vị trí công tác (vắng trực không lý do). - Lập bàn thờ, để bát hương, thắp hương trong hội trường, phòng họp, phòng khách, phòng làm việc, phòng ở, nhà kho, nhà ăn tập thể, nơi để hồ sơ tài liệu thuộc phạm vi trụ sở đơn vị Công an (trừ khi tổ chức lễ tang, lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắp hương trong ba ngày tết Nguyên đán, nhưng phải đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ). Hiện nay, toàn văn Dự thảo Thông tư đang được lấy ý kiến tại Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an trong thời gian 60 ngày kể từ ngày 20/8/2024. >>> Xem Dự thảo Thông tư tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/1.%20D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Th%C3%B4ng%20t%C6%B0%20.doc
Người dân có quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT không?
Khi CSGT tuần tra theo chuyên đề thì có quyền yêu cầu người dân dừng xe để kiểm tra, kể cả khi không phát hiện vi phạm. Vậy người dân bị CSGT kiểm tra có được quyền yêu cầu kiểm tra chuyên đề của CSGT không? CSGT tuần tra theo chuyên đề là gì? Theo Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định cán bộ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; - Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; - Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; - Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Như vậy, tuần tra theo chuyên đề là việc CSGT tiến hành tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề do cấp có thẩm quyền ban hành. Khi tuần tra theo chuyên đề thì CSGT có quyền yêu cầu người dân dừng xe để kiểm tra, kể cả khi không phát hiện vi phạm. Người dân có quyền kiểm tra chuyên đề của CSGT không? Theo quy định trước đây tại Điều 14 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì sẽ có các hình thức thông báo công khai chuyên đề tuần tra, kiểm soát của CSGT như sau: - Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị; - Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông; - Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng; - Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, người dân sẽ không được kiểm tra chuyên đề của CSGT trong lúc đang được CSGT yêu cầu dừng xe mà có thể tìm hiểu nội dung chuyên đề qua các hình thức trên. Tuy nhiên, Thông tư 32/2023/TT-BCA thay thế Thông tư 65/2020/TT-BCA đã bãi bỏ quy định thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát. Vì vậy, từ ngày Thông tư 32/2023/TT-BCA có hiệu lực (15/9/2023), người dân không được kiểm tra chuyên đề của CSGT với bất kỳ hình thức nào. Trang phục của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về trang phục của Cảnh sát giao thông như sau: Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang. Như vậy, khi tuần tra theo chuyên đề thì CSGT sẽ phải mặc trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu, dây lưng chéo và nếu vào buổi tối hoặc có sương mù, thời tiết xấu thì phải mặc áo phản quang.
Một số cách nhận biết các thủ đoạn giả danh Công an để phạm tội
Hiện nay, có tình trạng mua bán trái phép, sử dụng trang phục, phù hiệu, số hiệu, giấy Chứng minh Công an nhân dân và giả danh Công an để phạm tội, nhiều đối tượng đã lợi dụng việc này để giả danh Công an nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Bộ Công an cho tôi hỏi, hành vi mua bán trái phép và sử dụng trang phục Công an để phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào? Làm thế nào để nhận diện các đối tượng giả danh Công an? Câu trả lời 1.1. Về hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng CAND Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng CAND chỉ dành riêng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên CAND sử dụng theo quy định; được Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết việc sử dụng và lộ trình sản xuất, cấp phát. Người được cấp phát có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và khi sử dụng phải đúng mục đích, đúng quy định; khi chuyển Ngành, thôi việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thu hồi theo quy định. Khoản 3 Điều 7 Nghị định 160/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng CAND (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP ngày 21/4/2016) quy định như sau: "Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua, bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật". 1.2. Về xử phạt hành chính Những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 20 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu, giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Các hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. 1.3. Về xử lý hình sự Trong trường hợp sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu CAND với số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn, đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 190 về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm; Điều 191 về tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm và Điều 192 về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả của Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù. Đối với các cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục CAND để giả danh Công an nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 174 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân. Trường hợp làm giả, sử dụng giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì ngoài tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị truy cứu, xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 341 của Bộ luật Hình sự 2015 về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. 1.4. Nhận diện các đối tượng giả danh Công an Để phát hiện hành vi giả danh Công an, người dân cần nhận biết các thủ đoạn giả danh Công an và vận dụng một số cách nhận biết sau: - Quan sát về mặt hình thức bên ngoài: Đây là cách đơn giản nhất để phát hiện các đối tượng giả danh Công an, cụ thể: Các đối tượng giả danh Công an tiến hành các hoạt động tuần tra, kiểm soát, liên hệ thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự thường sử dụng trang phục không đồng bộ, không đúng quy định, công cụ hỗ trợ, số hiệu, giấy tờ của ngành Công an không đúng quy định. Trong trường hợp này, người dân chỉ cần quan sát thái độ, cách thể hiện, tư thế, lễ tiết, tác phong, cử chỉ có thể phân biệt được họ là Công an thật hay giả. Đối tượng giả danh Công an luôn cố tình để lộ một phần trang phục, khoe công cụ hỗ trợ như khóa số 8, dùi cui, súng..., cố tình để người khác thấy giấy chứng minh CAND hoặc các giấy tờ khác dành riêng cho lực lượng CAND. Nếu chưa có cơ sở xác định họ giả danh Công an, còn nghi ngờ, cần kết hợp với các cách thức khác để kiểm tra. Tuy nhiên, cần chú ý đề cao cảnh giác, chỉ nghe họ nói, không làm theo họ. - Gợi mở để đối tượng nói thật nhiều về lĩnh vực công tác Công an: Nếu nghi ngờ một người giả danh Công an cần phải khéo léo gợi mở để họ nói về lĩnh vực công tác của mình càng nhiều càng tốt vì càng nói nhiều đối tượng càng bộc lộ sơ hở. Có thể hỏi đối tượng những thông tin cơ bản như: Trước đây học trường nào, ở đâu? Điều kiện tuyển dụng vào ngành Công an thế nào? Đơn vị hiện tại địa chỉ ở đâu, lãnh đạo đơn vị là ai? Chức vụ, nhiệm vụ cụ thể hiện nay là gì?... Nếu nghi ngờ, có thể tạo lý do hợp lý để chụp ảnh đối tượng, ghi âm lời nói của đối tượng để làm bằng chứng đối chiếu hoặc tố giác với cơ quan Công an. Sau khi tiếp nhận thông tin từ đối tượng, tốt nhất không nên làm theo yêu cầu của đối tượng, khéo léo từ chối, đồng thời phân tích, đánh giá thông tin để xác định đối tượng có phải là người giả danh Công an hay không. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá: Cần phân tích các thông tin cơ bản mà đối tượng đã nói, đã kể, rút ra những thông tin đúng, thông tin sai sẽ đánh giá được đối tượng nói thật hay nói dối, có phải giả danh Công an hay không. Nếu không đủ khả năng đánh giá, có thể tổng hợp thông tin sau đó nhờ người thân am hiểu về lĩnh vực Công an, những người đang công tác trong ngành Công an hoặc Cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn nơi người dân cư trú, trực ban đơn vị Công an nơi gần nhất phân tích, đánh giá, không nên vội tin đối tượng, làm theo lời của đối tượng. - Đối chiếu, kiểm tra: Trong trường hợp đã đánh giá nhưng chưa đủ cơ sở xác định đối tượng là người giả danh Công an hay không, cần thực hiện bước đối chiếu, kiểm tra. Từ việc phân tích, tổng hợp thông tin do đối tượng cung cấp, kết quả quan sát, đánh giá, tư vấn của người trong ngành Công an... có thể dùng để đối chiếu, kiểm tra xác định đối tượng có hành vi giả danh Công an. Như vậy, để nhận biết đối tượng giả danh Công an, tránh bị các đối tượng này lừa đảo, người dân cần phải tìm hiểu những thủ đoạn phổ biến của loại đối tượng này, nâng cao cảnh giác, không vội tin đối tượng, vận dụng đồng bộ một số cách nhận biết, kiểm tra, đánh giá để xác định và có cách xử lý hiệu quả nhất. Theo Cổng TTĐT Bộ Công an Nguồn:https://bocongan.gov.vn/hoi-dap/mot-so-cach-nhan-biet-cac-thu-doan-gia-danh-cong-an-de-pham-toi-15527.html
Bộ đội đã xuất ngũ có được mặc quân trang không?
Bộ đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ trở về gia đình tiếp tục các hoạt động sinh hoạt, làm việc hằng ngày có được mặc quân trang không? Nếu quy định không cho phép, những người mang quân trang khi không còn là bộ đội thì bị xử lý thế nào? Quân trang là gì? Theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, quân trang của lực lượng Quân đội nhân dân bao gồm: Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Theo đó, Điều 3 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định: - Quân hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu tượng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Cấp hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc trong ngạch quân sự của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Phù hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Nền phù hiệu, hình phù hiệu, cành tùng; biểu tượng quân chủng, binh chủng; biển tên; lô gô. - Trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Trang phục dự lễ, trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ, trang phục công tác và áo ấm. Đồng thời, theo Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định: - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Như vậy, quân trang là quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của bộ đội được cấp cho quá trình phục vụ tại ngũ. Bộ đội đã xuất ngũ có được mang quân trang không? Xuất ngũ là gì? Xuất ngũ được giải thích theo Khoản 4 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau: Xuất ngũ là việc hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo Khoản 5 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Như vậy, bộ đội đang nhập ngũ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Bộ đội xuất ngũ có được mặc quân trang không? Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam như sau: - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được sử dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên, hạ sĩ quan - binh sĩ. Công nhân và viên chức quốc phòng chỉ sử dụng trang phục, biển tên và biểu tượng quân chủng, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp phát, sử dụng đồng bộ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng, thu hồi quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với từng đối tượng đang phục vụ, thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không phải là quân nhân thì không được phép mặc trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam, hành vi mặc trang phục Quân đội nhân dân Việt Nam là hành vi sử dụng trái phép trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc bộ đội xuất ngũ - tức đã thôi phục vụ tại ngũ cũng không được phép mặc trang phục của Quân đội nhân dân (quân trang). Mặc quân trang khi không còn phục vụ tại ngũ bị xử lý thế nào? Tại Điều 32 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng quân trang trái phép như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đội mũ có gắn quân hiệu hoặc sao mũ của dân quân tự vệ trái phép; + Mặc quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng trái phép; + Mặc trang phục của dân quân tự vệ khi không thực hiện nhiệm vụ. - Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm. Như vậy, khi bộ đội đã xuất ngũ mặc quân trang trái phép bao gồm: quân phục có gắn cấp hiệu hoặc phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng có thể bị phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Đồng thời sẽ bị tịch thu tang vật vi phạm.
Đi làm Căn cước công dân nên mặc đồ gì? Quy định ra sao?
Hiện nay việc làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) được triển khai mạnh mẽ trên cả nước, thừa kế từ Chứng minh nhân dân cũ thì CCCD vẫn giữ lại ảnh thẻ trên giấy tờ tùy thân. Vì thế, để có một bức ảnh hợp lệ thì người làm thủ tục cấp thẻ CCCD cũng cần phải mặc trang phục phù hợp. Ảnh CCCD được sử dụng để nhận diện nhân thân khi có yêu cầu xuất trình thẻ để thực hiện các thủ tục hành chính. Vậy, khi đi làm CCCD thì nên mặc đồ gì và quy định ra sao? 1. Quy định người khi chụp ảnh CCCD như thế nào? Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định người làm CCCD khi chụp ảnh chân dung của công dân tuân thủ các quy định sau: Ảnh chân dung của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân là ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính. Về phần trang phục, tác phong phải nghiêm túc, lịch sự. Đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được mặc lễ phục tôn giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng phải đảm bảo rõ mặt, rõ hai tai. Theo đó, pháp luật không hề bắt buộc người làm CCCD phải mặc một trang phục cụ thể nào đó và cũng không ngăn cấm trang phục nào nhưng có quy định phải nghiêm túc và lịch sự. Do đó, người dân khi đi chụp nên lựa chọn các trang phục đơn giản và lịch sự để tạo thiện cảm cũng như dễ nhận diện. Tránh các trang phục che khuất gương mặt, trang điểm lòe loẹt làm mất các đặc điểm nhận nhạn. 2. Chụp ảnh xấu có được chụp lại CCCD? Chụp ảnh cho CCCD là một trong các thủ tục bắt buộc và phải theo một trình tự nhất định đối với mỗi công dân khi làm CCCD. Khi làm CCCD, cán bộ hướng dẫn sẽ thu nhận vân tay, sau đó chụp ảnh chân dung; in Phiếu thu nhận thông tin CCCD, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra và ký. Tại bước cuối cùng thì khi nhận phiếu thu nhận thông tin CCCD người dân có thể xem lại hình ảnh của mình trước khi xác nhận được đưa lên cơ sở dữ liệu quốc gia và in ra làm thẻ CCCD. Việc thay đổi ảnh chân dung trên CCCD thực ra ko có quy định nhưng có thể thỏa thuận với cán bộ thực hiện nếu ảnh bị khuất, che mất đặc điểm nhận dạng hoặc ảnh phản cảm. Còn việc ảnh xấu thì sẽ rất khó thay đổi vì người làm CCCD sẽ khá đông mà để chụp lại cho đẹp sẽ làm khó cán bộ hướng dẫn làm thẻ. 3. Khi nào được cấp đổi lại thẻ CCCD? Công dân được phép đổi lại thẻ CCCD của mình nếu thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về việc đổi, cấp lại thẻ CCCD khi: (1) Các trường hợp được đổi thẻ CCCD - Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. - Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được. - Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng. - Xác định lại giới tính, quê quán. - Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân. - Khi công dân có yêu cầu. (2) Các trường hợp cấp lại thẻ CCCD - Bị mất thẻ Căn cước công dân. - Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam 2008. 4. Thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD Theo Điều 24 Luật Căn cước công dân 2014 quy định trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD thực hiện như sau: Bước 1: Điền vào tờ khai theo mẫu quy định. Bước 2: Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ CCCD. Trường hợp chưa có thông tin thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định. Bước 3: Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục. - Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục. - Trả thẻ CCCD theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn. Trường hợp đổi thẻ CCCD do thay đổi thông tin quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 mà chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này. Bên cạnh đó, khi cấp thẻ CCCD mới thì thẻ cũ sẽ được thu lại. Như vậy, khi đi làm thẻ CCCD thì công dân cần mặc đồ và trang điểm một cách lịch sự, trang nhã. Dễ nhận biết, không tạo dáng, mặc đồ phản cảm, trường hợp muốn thực hiện lại ảnh chụp chân dung thì công dân có thể thỏa thuận với cán bộ thực hiện.
Nữ kiểm sát viên được mặc trang phục thường trong giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ khi nào?
Tại Điều 9 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 có quy định về mặc thường phục dân sự của kiểm sát viên như sau: 1. Cán bộ, công chức, viên chức trong giờ làm việc và khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp được mặc thường phục dân sự trong các trường hợp sau: a) Do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội; b) Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi; 2. Mặc thường phục dân sự phải lịch sự, gọn gàng theo quy định của Chính phủ về trang phục đối với công chức, viên chức Nhà nước. Theo đó, Nữ kiểm sát viên được mặc trang phục thường trong giờ làm việc, thực hiện nhiệm vụ khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi hoặc do yêu cầu công tác hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội. Ngoài các trường hợp trên, nữ kiểm sát viên trong giờ làm việc, khi thực hiện nhiệm vụ, hội họp, học tập phải sử dụng trang phục thường dùng, được quy định tại Điều 6 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 cụ thể như sau: 1. Mùa hè, mặc quần áo xuân hè, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên; mùa đông, mặc quần áo thu đông, thắt cà vạt, đeo phù hiệu, cấp hiệu và đeo biển tên. Biển tên được đeo ở ngực áo bên phải, cạnh dài phía dưới của biển tên song song sát trên nắp túi áo ngực. 2. Khi mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần, áo kiểu bludông phải để áo ngoài quần; khi mặc trang phục không đeo trang sức, vật trang trí gây phản cảm. 3. Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ tỉnh Thừa Thiên - Huế trở ra sử dụng trang phục theo mùa; mặc trang phục xuân hè từ ngày 01 tháng 4 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm, mặc trang phục thu đông từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến hết ngày 31 tháng 3 năm sau. Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị từ thành phố Đà Nẵng trở vào (trừ tỉnh Lâm Đồng) mặc trang phục thường dùng xuân hè. 4. Trong thời gian giao mùa giữa mùa hè và mùa đông hoặc những địa phương có thời tiết trong ngày khác nhau việc thống nhất mặc trang phục thu đông, hoặc trang phục xuân hè do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định. 5. Cán bộ, công chức, viên chức mặc trang phục được đeo phù hiệu kết hợp với cấp hiệu, đội mũ bảo hiểm khi đi đường bằng xe mô tô, xe gắn máy.
Quy định về trang phục Thừa phát lại của nữ
Tại Điều 28 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định trang phục nữ như sau: 1. Áo thu đông a) Màu sắc: Vải màu xanh đen. b) Chất liệu: Vải Gabađin len hoặc tương đương. c) Kiểu dáng: Kiểu áo vét-tông nữ khoác ngoài, có 02 túi ốp ngoài phía dưới, nắp túi hình cánh dơi, thân trước và thân sau đều có 02 chiết ly dọc; ve áo hình chữ V, ngực áo có 01 hàng khuy, 04 cúc nhựa cùng màu áo; vai áo có đỉa vai, ken vai làm bằng mút; tay áo suông không xẻ; vạt áo vuông; sống áo có xẻ sau; lót áo toàn thân trước, lót lửng thân sau đồng màu với vải chính; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo và bác tay đều diễu 02 đường may. 2. Quần, váy a) Màu sắc: Quần, váy cùng màu với áo thu đông, dùng chung cho các mùa xuân, hè, thu, đông. b) Chất liệu: Cùng chất liệu vải với áo thu đông. c) Kiểu dáng: Quần may kiểu âu phục nữ, ly chìm, 02 túi quần dọc chéo; cửa quần có khóa kéo đầu cạp có 01 móc và 01 cúc nằm trong; quần có 06 đỉa chia đều 02 bên; thân sau quần có 01 túi hậu, không nắp cài khuy nhựa; váy dáng bút chì, dài ngang đầu gối, xẻ sau, có 02 túi cạnh phía trước. 3. Áo xuân hè dài tay a) Màu sắc: Vải màu trắng. b) Chất liệu: Vải pêvi 7288 hoặc tương đương. c) Kiểu dáng: Kiểu áo cổ cài (đứng), dài tay; nẹp áo bong; tay áo có măng séc và đính 02 cúc để điều chỉnh độ rộng của tay áo; 01 hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân trước áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên ngực áo, thân sau áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên phía sau ngực áo; gấu áo bằng. 4. Áo xuân hè ngắn tay a) Màu sắc: Vải màu trắng. b) Chất liệu: Vải pêvi 7288 hoặc tương đương. c) Kiểu dáng: Kiểu áo cổ cài (đứng), ngắn tay; nẹp áo bong; 01 hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân trước áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên ngực áo, thân sau áo có 02 chiết ly từ gấu áo lên phía sau ngực áo; gấu áo bằng. Trên đây là quy định về trang phục Thừa phát lại của nữ.
Giờ làm việc và trang phục của cán bộ, công viên chức tại TP.HCM
Có nhiều trường hợp người dân trên địa bàn thành phố hcm, có công việc phải ký, xác nhận giấy tờ cho kịp tiến độ nên đã đến cơ quan hành chính sớm để làm thủ tục. Tuy nhiên, họ phải chờ đợi lâu vì chưa đến giờ làm việc, nên rất nhiều trường hợp thắc mắc giờ làm việc của đơn vị, cơ quan hành chính hiện nay quy định thế nào và trang phục khi làm việc ra sao, pháp luật có quy định hay điều chỉnh vấn đề này không. Tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định 67/2017/QĐ-UBND quy định rõ như sau: Thời gian làm việc - Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc. Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước: - Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút. - Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút. - Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc. Trang phục làm việc - Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau: + Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi; + Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống. + Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo quy định của ngành. - Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể. + Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple. + Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. + Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ phục. Do đó, người dân cần nắm rõ thời gian nêu trên để thực hiện thủ tục tránh trường hợp tới sớm và mất thời gian chờ đợi.
Xin hỏi về trang phục khi đến cơ quan nhà nước?
Kính thưa luật sư, bản thân em đã bị cơ quan nhà nước mời về không làm việc do mặc quần sóoc ngắn bằng đầu gối, bị cho là không lịch sự. Trong khi chị em phụ nữ mặc váy ngắn hơn thì vẫn làm việc bình thường. Vậy luật sư cho em hỏi nếu pháp luật không cấm người dân mặc quần short khi đến làm việc với cơ quan nhà nước, thì việc cán bộ mời người dân về từ chối làm việc có được quy là nhũng nhiễu, làm khó người dân không ạ. Khi gặp trường hợp đấy nên xử lí hay khiếu nại như nào ạ. Vì nhiều khi nhà em xa có việc mới tiện rẽ vào làm việc, mà lại bắt về thay quần dài thì mất rất nhiều thời gian và công sức ạ. Em xin cảm ơn luật sư.
Cấm cán bộ, công chức mang dép không có quai hậu khi tiếp dân
Mang dép không có quai hậu Tại Quyết định 1847/QĐ-TTg về phê duyệt đề án văn hóa công vụ đã quy định về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù trang phục của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định của ngành. Đối với người được cấp trang phục là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương, Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện, bao gồm Ban tiếp công dân và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan thì có quy định cụ thể đối với giày, dép theo hướng dẫn tại Thông tư 03/20216/TT-TTCP như sau: Đối với nam: * Giầy da: - Màu sắc: đen - Chất liệu: da bò Boxcal độ dày và độ bóng đồng đều. Da mặt đế loại da thuộc màu tự nhiên, da đanh, dẻo, không bị giòn gãy; đế bằng cao su nhựa tổng hợp (TPR) đúc định hình màu đen, gót làm bằng nhựa ABS. - Kiểu dáng: mũi giầy trơn; nẹp có 05 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo nên độ êm, mặt đế hoa văn chống trơn trượt. => Hình ảnh mô tả giày nam: * Dép quai hậu: - Màu sắc: đen - Chất liệu: da Nappa - Kiểu dáng: quai ngang, đế cao 3cm, có chốt cài => Hình ảnh mô tả dép nam: Đối với nữ: * Giầy da - Màu sắc: đen - Chất liệu: da bò Boxcal độ dày và độ bóng đồng đều. Da lót nhẵn một mặt, mềm, độ dày đồng đều; da mặt đế loại da thuộc màu tự nhiên, da đanh, dẻo, không bị giòn gãy, đế bằng cao su nhựa tổng hợp (TPR) đúc định hình màu đen, gót làm bằng nhựa ABS. - Kiểu dáng: mũi giầy trơn; nẹp có 04 cặp lỗ để buộc dây trang trí, phần thân giầy đệm mút xốp tạo nên độ êm, mặt đế hoa văn chống trơn trượt. Chiều cao gót đế 5 cm. => Hình ảnh mô tả giày da nữ: * Dép quai hậu - Màu sắc: đen - Chất liệu: da Nappa; độ dày 1,2 mm đến 1,4 mm - Kiểu dáng: quai ngang; đế cao 5cm, có chốt cài => Hình ảnh mô tả dép quai hậu nữ:
Trang phục mới của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam
Trang phục của lực lượng cảnh sát biển - Ảnh minh họa Ngày 25/12/2020, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 168/2020/TT-BQP quy định kiểu mẫu, màu sắc trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ và trang phục công tác của Cảnh sát biển Việt Nam. Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan. Đính kèm theo Thông tư là Phụ lục Kiểu mẫu, màu sắc trang phục dã chiến của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ. Xin trích dẫn một số mẫu sau: Mẫu trang phục cảnh sát biển mới Thông tư 168 có hiệu lực từ 9/2/2021 và thay thế cho 2 văn bản: - Thông tư 83/2014/TT-BQP - Thông tư 262/2013/TT-BQP Xem chi tiết những mẫu trang phục khác theo quy định của Thông tư 168 tại file đính kèm dưới đây.
Định mức tiền ăn, điện thoại, trang phục, công tác phí để tính thuế thu nhập cá nhân
Cho e xin về quy định tính thuế TNCN và các khoản giảm trừ ko a? có định mức như ăn ca, điện thoại, trang phục, công tác phí là bao nhiều ko a?
Đi đòi nợ thuê phải mặc đồng phục?
Đây là đề xuất tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Theo đó, Dự thảo bổ sung quy định nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ: "Phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và xuất trình giấy giới thiệu của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi làm việc trực tiếp với khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan". Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ tự thiết kế trang phục, trên trang phục phải có tên doanh nghiệp và công khai mẫu trang phục tại trụ sở chính và các chi nhánh (nếu có). Khi nhân viên kết thúc hợp đồng lao động, trang phục và thẻ nhân viên sẽ được doanh nghiệp thu hồi. Ngoài ra, Dự thảo còn sửa đổi điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động (NLĐ) trong hoạt động dịch vụ đòi nợ. Xem chi tiết tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 104/2007/NĐ-CP.
Công văn 277 về trang phục Luật sư có trái luật không?
Liên quan đến vấn đề về trang phục của Luật sư tại phiên Tòa, nhà ngày gần đây có nhiều ý kiến trái chiều từ những người là các Luật sư, Luật gia, Thẩm phán… về quy định trang phục của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Tranh luận xảy ra ở nội dung của Công văn 277/LĐLSVN của LĐLSVN gửi cho Tòa án Nhân dân tối cao. Có ý kiến cho rằng nội dung Công văn 277 này trái trái với pháp luật, trái nguyên tắc Tố tụng và vi hiến. Thậm chí có quan điểm còn cho rằng quy định này là hạn chế quyền hành nghề của LS và hạ thấp vị trí, vai trò của LS, biến LS thành chủ thể lệ thuộc; phải có người nhắc nhở, giám sát việc ăn mặc. Vậy nội dung Công văn này có thật sự như những ý kiến trên không? Thứ nhất, đầy là Công văn trao đổi, phối hợp hoạt động giữa LĐLSVN và Tòa án. Công văn này đề cập đến quy định đã được ban hành trước đó của LĐLSVN (Nghị quyết 12). Chúng ta quay lại nội dung của quy định này được đề cập trong Nghị quyết 12, theo đó Luật sư khi tham dự phiên Tòa phải mặc trang phục theo quy định bao gồm Quần Âu đen, áo sơ mi trắng, cà vạt xám có logo của LĐLSVN và huy hiệu của Liên đoàn bên ngực trái… Nếu như cho rằng Quy định này là trái với pháp luật, vi phạm quyền tự do của Công dân thì có bao nhiêu Tổ chức vi phạm? Bởi đa số những doanh nghiệp, tổ chức khác đang hoạt động đều có quy định về đồng phục của nhân viên khi đi làm… những nội quy này có vi Hiến không? Câu trả lời là không. Bản chất của Hiến pháp là quy định những quyền chung và cơ bản nhất, còn cụ thể vào từng trường hợp sẽ có những quy định đặc thù. Nếu quy định về trang phục của LĐLSVN là vi hiến thì Công an sẽ mặc quần áo như thế nào? Quân đội sẽ mặc như thế nào? Hải quan sẽ mặc như thế nào để không vi hiến? Như vậy, cần phải hiểu rằng, khi đã tham gia vào bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào thì đương nhiên bạn phải chấp thuận với quy định riêng của cơ quan, tổ chức đó. Và ở đây LĐLSVN là tổ chức mà các Luật sư tham gia, đã tham gia thì thì đương nhiên phải chấp hành nội quy, bao gồm cả trang phục. Vậy Công văn 277 có thật sự “ổn”? Nói đi cũng phải nói lại, khi đọc nội dung Công văn 277, có điểm mà mình thấy không ổn. Trong Công văn có ghi nội dung rằng “chỉ chấp nhận các luật sư tham gia phiên tòa khi luật sư có mang trang phục thống nhất theo quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.” Điều này được hiểu là các Luật sư khi không mặc đúng quy định thì không được tham dự phiên Tòa. Căn cứ vào Khoản 4 Điều 72 BLTTHS 2015, không có quy định nào về việc Người bào chữa là Luật sư không mặc trang phục theo quy định thì không được bào chữa. Căn cứ Điều 256 BLTTHS 2015 về nội quy phiên Tòa, cũng không có nội dung nào kể trên. Tương tự, BLTTDS, Luật TTHC cũng không có quy định nào như đã nêu. Như vậy, có thể thấy trong các quy tắc tố tụng hình sự hiện hành, Tòa án không có quyền từ chối Luật sư bào chữa khi Luật sư đó không mặc trang phục theo LĐLSVN. Nếu Luật sư có vi phạm về trang phục thì đó thuộc thẩm quyền xử lý của LĐLSVN chứ không phải thẩm quyền của Tòa án. Như vậy, nội dung của Công văn 277 cần được xem xét lại, cần điều chỉnh cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.