Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thủy điện? 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam?
Hiện nay Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thuỷ điện? Top 10 nhà máy thuỷ điện lớn nhất Việt Nam là những nhà máy nào? Đập, hồ chưa thuỷ điện phải được bảo vệ thế nào? Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thủy điện? 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam? Theo thông tin được đăng tải trên website Cục điều tiết điện lực, đến cuối năm 2022 cả nước đã có 387 nhà máy thủy điện lớn và nhỏ. Trong 387 nhà máy thủy điện đang vận hành thì có 41 nhà máy thủy điện lớn, với quy mô công suất từ 100 MW trở lên và lớn nhất là nhà máy Thủy điện Sơn La, công suất lắp máy lên đến 2.400MW. Theo đó có thể kể tên 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam bao gồm: (1) Nhà máy thủy điện Sơn La (Sơn La) - 2.400 MW (2) Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình) - 1.920 MW (3) Nhà máy thủy điện Lai Châu (Lai Châu) - 1.200 MW (4) Nhà máy thủy điện Ialy (Đăk Lắk) - 720 MW (5) Nhà máy thủy điện Huội Quảng (Sơn La) - 520 MW (6) Nhà máy thủy điện Bản Vẽ (Yên Bái) - 320 MW (7) Nhà máy thủy điện Bản Chát (Lào Cai) - 300 MW (8) Nhà máy thủy điện Sông Hinh (Phú Yên) - 280 MW (9) Nhà máy thủy điện Đa Nhim (Lâm Đồng) - 240 MW (10) Nhà máy thủy điện Thác Mơ (Bình Phước) - 220 MW Thông tin mang tính chất tham khảo Ai có trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện? Theo Điều 7 Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện như sau: - Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP. - Trong giai đoạn khai thác, nếu có sự thay đổi về bố trí công trình và vị trí bố trí lực lượng bảo vệ thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm điều chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP. - Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương. Như vậy, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cho Bộ Công Thương hoặc tự phê duyệt theo quy định. Hệ thống vận hành xả lũ đập, hồ chứa thủy điện phải được lắp đặt thế nào? Theo Điều 9 Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ như sau: Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thống nhất với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du trong việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ tại vùng hạ du, gồm: - Vị trí lắp đặt. - Trang thiết bị cảnh báo lắp đặt tại từng vị trí. - Những trường hợp phải cảnh báo. - Thời điểm cảnh báo. - Hình thức cảnh báo. - Quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cảnh báo. Như vậy, hệ thống cảnh báo vận hành xả lũ đập, hồ chứa thuỷ điện phải được thống nhất giữa chủ sở hữu và UBND, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du.
Top 10 hộ chiếu "quyền lực" nhất thế giới năm 2024 - Việt Nam đứng hạng bao nhiêu?
Bạn có bao giờ tò mò rằng hộ chiếu của quốc gia nào được coi là "quyền lực" nhất thế giới? Theo bảng xếp hạng mới nhất năm 2024, đâu là những cái tên dẫn đầu và vị trí của Việt Nam nằm ở đâu? (1) Top 10 hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới năm 2024 Hộ chiếu là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho công dân của mình sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Ngoài mục đích phục vụ nhu cầu đi lại quốc tế, hộ chiếu còn thể hiện được "sức mạnh quyền lực" của một quốc gia thông qua việc khi công dân sử dụng hộ chiếu đó thì sẽ được bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới miễn thị thực. Thị thực được hiểu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp cho công dân của một quốc gia khác được phép nhập cảnh vào đất nước của họ. Và mới đây, top 10 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong năm 2024 (cập nhật đến ngày 10/01/2024) theo Chỉ số Hộ chiếu Henley đã được công bố với thứ tự lần lượt như sau: Hạng 1 về "Hộ chiếu quyền lực nhất thế giới" đã thuộc về hộ chiếu của các nước: Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Singapore, Tây Ban Nha. Cụ thể, công dân của các quốc gia này sẽ được miễn thị thực khi đến 194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới - con số cao nhất được ghi nhận kể từ khi Chỉ số Hộ chiếu Henley bắt đầu theo dõi các quyền tự do đi lại toàn cầu trong 19 năm qua. Tiếp theo, hạng 2 thuộc về các hộ chiếu các nước: Phần Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển với 193 điểm đến Kế đến, hạng ba là Áo, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan với 192 điểm đến Bỉ, Luxembourg, Na Uy, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh đồng hạng 4 với 191 điểm đến Hộ chiếu của Hy Lạp, Malta, Thụy Sĩ đứng hạng 5 với 190 điểm đến Hạng 6 thuộc về Cộng hòa Séc, New Zealand, Ba Lan với 189 điểm đến Hạng 7 là Canada, Hungary, Mỹ với 188 điểm đến Estonia, Lithuania là các nước xếp hạng 8 với 187 điểm đến Hộ chiếu của Latvia, Slovakia, Slovenia đứng hạng thứ 9 với 186 điểm đến Và cuối cùng là Iceland với việc công dân được miễn thị thực ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. (2) Hộ chiếu Việt Nam đứng hạng bao nhiêu? Ở khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore là hộ chiếu Malaysia - xếp hạng 12 với 182 điểm đến miễn thị thực; Brunei xếp hạng 20 với 168 điểm đến; Timor Leste xếp hạng 56 với 96 điểm đến; Thái Lan xếp hạng 63 với 82 điểm đến; Indonesia xếp hạng 66 với 78 điểm đến; Philippines xếp hạng 73 với 69 điểm đến; Campuchia xếp hạng 86 với 56 điểm đến; Hộ chiếu Việt Nam xếp vị trí 87 trên tổng 104 bậc với 55 điểm đến được miễn thị thực, đứng trên Lào (xếp hạng 90), Myanmar (xếp hạng 92). Như vậy, so với năm 2023, thứ hạng hộ chiếu Việt Nam đã giảm 5 bậc, từ hạng 82 xuống hạng 87. Tuy thứ hạng có sự thay đổi nhưng số quốc gia, vùng lãnh thổ cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh không cần visa hoặc chỉ cần xin visa cửa khẩu vẫn là 55 điểm đến. (3) Visa có thể thay thế cho hộ chiếu không? Nếu chưa từng đi nước ngoài hoặc là là lần đầu xuất ngoại sẽ dễ nhầm lẫn và hiểu sai về chức năng giữa hộ chiếu và visa vì thường được nghe hai loại giấy tờ này luôn đi kèm với nhau trong các hoạt động xuất, nhập cảnh. Căn cứ theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, để xin cấp visa bạn cần phải có hộ chiếu, nói cách khác, bạn có phải có hộ chiếu trước rồi mới có thể xin cấp visa. Vậy sự khác biệt giữa 2 loại giấy tờ này là gì? Hộ chiếu - Được các cơ quan Nhà nước cấp cho công dân nước mình có chức năng như một loại giấy phép được quyền xuất cảnh, nhập cảnh. - Hộ chiếu giống như một chiếc căn cước, có thể sử dụng tại Việt Nam và cả nước ngoài dùng để chứng minh quốc tịch, đặc điểm nhận dạng của một người. Trên hộ chiếu có các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch của người đó. Visa - Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người ngoài muốn đến nước họ. - Ở một số nước miễn thị thực đối với Việt Nam thì chỉ cần có hộ chiếu Việt Nam, công dân Việt Nam có thể xuất cảnh đến nước đó mà không cần xin Visa. - Bạn chỉ cần xin cấp Visa khi muốn xuất cảnh, lưu trú sang các nước chưa có chính sách miễn thị thực đối với Việt Nam. - Visa có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như đóng dấu, dán vào hộ chiếu hoặc là thẻ rời thì phải kẹp chung với hộ chiếu khi xuất trình. Cấp Visa dưới hình thức nào sẽ tùy thuộc vào quy định của từng nước. - Có nhiều loại Visa như Visa công tác, Visa du học, Visa du lịch,...thời gian có hiệu lực của loại Visa khác nhau thì cũng khác nhau. Như vậy, sau khi hiểu rõ chức năng và ý nghĩa của từng loại giấy tờ, có thể khẳng định Passport không thể thay thế cho Visa và ngược lại.
Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thủy điện? 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam?
Hiện nay Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thuỷ điện? Top 10 nhà máy thuỷ điện lớn nhất Việt Nam là những nhà máy nào? Đập, hồ chưa thuỷ điện phải được bảo vệ thế nào? Việt Nam có tất cả bao nhiêu nhà máy thủy điện? 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam? Theo thông tin được đăng tải trên website Cục điều tiết điện lực, đến cuối năm 2022 cả nước đã có 387 nhà máy thủy điện lớn và nhỏ. Trong 387 nhà máy thủy điện đang vận hành thì có 41 nhà máy thủy điện lớn, với quy mô công suất từ 100 MW trở lên và lớn nhất là nhà máy Thủy điện Sơn La, công suất lắp máy lên đến 2.400MW. Theo đó có thể kể tên 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam bao gồm: (1) Nhà máy thủy điện Sơn La (Sơn La) - 2.400 MW (2) Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình) - 1.920 MW (3) Nhà máy thủy điện Lai Châu (Lai Châu) - 1.200 MW (4) Nhà máy thủy điện Ialy (Đăk Lắk) - 720 MW (5) Nhà máy thủy điện Huội Quảng (Sơn La) - 520 MW (6) Nhà máy thủy điện Bản Vẽ (Yên Bái) - 320 MW (7) Nhà máy thủy điện Bản Chát (Lào Cai) - 300 MW (8) Nhà máy thủy điện Sông Hinh (Phú Yên) - 280 MW (9) Nhà máy thủy điện Đa Nhim (Lâm Đồng) - 240 MW (10) Nhà máy thủy điện Thác Mơ (Bình Phước) - 220 MW Thông tin mang tính chất tham khảo Ai có trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện? Theo Điều 7 Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện như sau: - Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP. - Trong giai đoạn khai thác, nếu có sự thay đổi về bố trí công trình và vị trí bố trí lực lượng bảo vệ thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm điều chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP hoặc tự phê duyệt theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 114/2018/NĐ-CP. - Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương. Như vậy, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trình cho Bộ Công Thương hoặc tự phê duyệt theo quy định. Hệ thống vận hành xả lũ đập, hồ chứa thủy điện phải được lắp đặt thế nào? Theo Điều 9 Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ như sau: Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm thống nhất với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du trong việc lắp đặt hệ thống cảnh báo vận hành phát điện, vận hành xả lũ tại vùng hạ du, gồm: - Vị trí lắp đặt. - Trang thiết bị cảnh báo lắp đặt tại từng vị trí. - Những trường hợp phải cảnh báo. - Thời điểm cảnh báo. - Hình thức cảnh báo. - Quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cảnh báo. Như vậy, hệ thống cảnh báo vận hành xả lũ đập, hồ chứa thuỷ điện phải được thống nhất giữa chủ sở hữu và UBND, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương vùng hạ du.
Top 10 hộ chiếu "quyền lực" nhất thế giới năm 2024 - Việt Nam đứng hạng bao nhiêu?
Bạn có bao giờ tò mò rằng hộ chiếu của quốc gia nào được coi là "quyền lực" nhất thế giới? Theo bảng xếp hạng mới nhất năm 2024, đâu là những cái tên dẫn đầu và vị trí của Việt Nam nằm ở đâu? (1) Top 10 hộ chiếu “quyền lực” nhất thế giới năm 2024 Hộ chiếu là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia cấp cho công dân của mình sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân. Ngoài mục đích phục vụ nhu cầu đi lại quốc tế, hộ chiếu còn thể hiện được "sức mạnh quyền lực" của một quốc gia thông qua việc khi công dân sử dụng hộ chiếu đó thì sẽ được bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới miễn thị thực. Thị thực được hiểu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp cho công dân của một quốc gia khác được phép nhập cảnh vào đất nước của họ. Và mới đây, top 10 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong năm 2024 (cập nhật đến ngày 10/01/2024) theo Chỉ số Hộ chiếu Henley đã được công bố với thứ tự lần lượt như sau: Hạng 1 về "Hộ chiếu quyền lực nhất thế giới" đã thuộc về hộ chiếu của các nước: Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Singapore, Tây Ban Nha. Cụ thể, công dân của các quốc gia này sẽ được miễn thị thực khi đến 194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới - con số cao nhất được ghi nhận kể từ khi Chỉ số Hộ chiếu Henley bắt đầu theo dõi các quyền tự do đi lại toàn cầu trong 19 năm qua. Tiếp theo, hạng 2 thuộc về các hộ chiếu các nước: Phần Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển với 193 điểm đến Kế đến, hạng ba là Áo, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan với 192 điểm đến Bỉ, Luxembourg, Na Uy, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh đồng hạng 4 với 191 điểm đến Hộ chiếu của Hy Lạp, Malta, Thụy Sĩ đứng hạng 5 với 190 điểm đến Hạng 6 thuộc về Cộng hòa Séc, New Zealand, Ba Lan với 189 điểm đến Hạng 7 là Canada, Hungary, Mỹ với 188 điểm đến Estonia, Lithuania là các nước xếp hạng 8 với 187 điểm đến Hộ chiếu của Latvia, Slovakia, Slovenia đứng hạng thứ 9 với 186 điểm đến Và cuối cùng là Iceland với việc công dân được miễn thị thực ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. (2) Hộ chiếu Việt Nam đứng hạng bao nhiêu? Ở khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore là hộ chiếu Malaysia - xếp hạng 12 với 182 điểm đến miễn thị thực; Brunei xếp hạng 20 với 168 điểm đến; Timor Leste xếp hạng 56 với 96 điểm đến; Thái Lan xếp hạng 63 với 82 điểm đến; Indonesia xếp hạng 66 với 78 điểm đến; Philippines xếp hạng 73 với 69 điểm đến; Campuchia xếp hạng 86 với 56 điểm đến; Hộ chiếu Việt Nam xếp vị trí 87 trên tổng 104 bậc với 55 điểm đến được miễn thị thực, đứng trên Lào (xếp hạng 90), Myanmar (xếp hạng 92). Như vậy, so với năm 2023, thứ hạng hộ chiếu Việt Nam đã giảm 5 bậc, từ hạng 82 xuống hạng 87. Tuy thứ hạng có sự thay đổi nhưng số quốc gia, vùng lãnh thổ cho phép công dân Việt Nam nhập cảnh không cần visa hoặc chỉ cần xin visa cửa khẩu vẫn là 55 điểm đến. (3) Visa có thể thay thế cho hộ chiếu không? Nếu chưa từng đi nước ngoài hoặc là là lần đầu xuất ngoại sẽ dễ nhầm lẫn và hiểu sai về chức năng giữa hộ chiếu và visa vì thường được nghe hai loại giấy tờ này luôn đi kèm với nhau trong các hoạt động xuất, nhập cảnh. Căn cứ theo Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, để xin cấp visa bạn cần phải có hộ chiếu, nói cách khác, bạn có phải có hộ chiếu trước rồi mới có thể xin cấp visa. Vậy sự khác biệt giữa 2 loại giấy tờ này là gì? Hộ chiếu - Được các cơ quan Nhà nước cấp cho công dân nước mình có chức năng như một loại giấy phép được quyền xuất cảnh, nhập cảnh. - Hộ chiếu giống như một chiếc căn cước, có thể sử dụng tại Việt Nam và cả nước ngoài dùng để chứng minh quốc tịch, đặc điểm nhận dạng của một người. Trên hộ chiếu có các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch của người đó. Visa - Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người ngoài muốn đến nước họ. - Ở một số nước miễn thị thực đối với Việt Nam thì chỉ cần có hộ chiếu Việt Nam, công dân Việt Nam có thể xuất cảnh đến nước đó mà không cần xin Visa. - Bạn chỉ cần xin cấp Visa khi muốn xuất cảnh, lưu trú sang các nước chưa có chính sách miễn thị thực đối với Việt Nam. - Visa có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức như đóng dấu, dán vào hộ chiếu hoặc là thẻ rời thì phải kẹp chung với hộ chiếu khi xuất trình. Cấp Visa dưới hình thức nào sẽ tùy thuộc vào quy định của từng nước. - Có nhiều loại Visa như Visa công tác, Visa du học, Visa du lịch,...thời gian có hiệu lực của loại Visa khác nhau thì cũng khác nhau. Như vậy, sau khi hiểu rõ chức năng và ý nghĩa của từng loại giấy tờ, có thể khẳng định Passport không thể thay thế cho Visa và ngược lại.