Cặp bồ với người đã có gia đình bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp “tiểu tam” cặp bồ với người đã có gia đình thì bị xử phạt như thế nào? Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Cặp bồ với người đã có gia đình bị xử phạt như thế nào? Trước tiên, tại Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Đồng thời, tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, việc chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. (2) Xử phạt hành chính với hành vi cặp bồ với người đã có gia đình Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt từ 03 cho đến 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi như sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, đối với trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình thì có thể bị xử phạt từ 03 cho đến 05 triệu đồng. (3) Trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình bị truy cứu trách nhiệm hình sự Trường hợp hành vi cặp bồ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau: - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể: + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn. + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cụ thể: - Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát. - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Như vậy, trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Trường hợp làm cho người vợ/chồng hoặc người con của một trong hai bên tự sát hoặc không chấm dứt việc sống chung mặc dù đã có quyết định của Tòa án về việc này thì có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất là 03 năm tù.
Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?
Con riêng là gì? Theo quy định của pháp luật về thừa kế, con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế khi chồng mất hay không? 1. Con riêng là gì? Hiện nay, chưa có văn bản hay quy định của pháp luật nào định nghĩa về con riêng, tuy nhiên trên thực tế ta có thể hiểu con riêng là con của vợ hoặc chồng mà người còn lại không phải là cha hoặc mẹ ruột của đứa trẻ đó. Con riêng có thể thuộc các trường hợp sau: - Con riêng của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn. - Con riêng của vợ hoặc chồng có từ cuộc hôn nhân trước. - Con riêng của vợ nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, nhưng Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của đứa trẻ đó (do người vợ mang thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân). - Con riêng của người chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu Tòa án xác định người chồng là cha của đứa trẻ do một phụ nữ khác sinh ra. Như vậy, con riêng có thể là con ngoài thời kỳ hôn nhân hoặc là con riêng trong thời kỳ hôn nhân. Con của chồng và tiểu tam được xác định là con riêng của chồng. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) 2. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?. Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan. Theo đó, dù con riêng hay con chung thì vẫn có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Pháp luật Việt Nam không phân biệt giữa con chung và con riêng, do đó, quyền thừa kế di sản của cha mẹ để lại cũng không có sự phân biệt. Vì vậy, khi có đủ các căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với con riêng, thì con đó sẽ được hưởng di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015. Quyền thừa kế của con riêng cũng được áp dụng trong trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật giống như con chung trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể như sau: (i) Trường hợp chia di sản theo di chúc: Căn cứ Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015, người để lại di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di chúc, phân định phần di sản cho từng người thừa kế theo di chúc. Do đó, nếu con riêng được chỉ định là người hưởng di sản trong di chúc hợp pháp thì có quyền hưởng di sản thừa kế. Ngoài ra căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp con không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất đó nếu là con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động. (ii) Trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật Căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất không phân biệt con riêng hay con chung. Các con đều được hưởng di sản thừa kế khi chứng minh được quan hệ huyết thống với người để lại di sản thừa kế. Như vậy, con của chồng và tiểu tam là con riêng của chồng. Pháp luật về thừa kế không phân biệt con riêng hay con chung, con có trước hay trong quan hệ hôn nhân. Nếu chứng minh được quan hệ huyết thống, con riêng của chồng và tiểu tam vẫn được hưởng di sản thừa kế theo Bộ Luật Dân sự 2015.
"Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố, xử lý thế nào?
Gần đây, trên mạng Trung Quốc đang lan truyền một việc khá hy hữu, làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều về quyền thừa kế và quyền lợi của trẻ em (1) "Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố Tòa án thành phố Thanh Viễn, thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có nhận được đơn kiện của một người phụ nữ họ Lăng, yêu cầu chia sẻ bảo hiểm nhân thọ, tài sản và cổ phần công ty của người đàn ông họ Văn cho con trai Tiểu Văn của hai người. Điều đáng chú ý ở đây, là người đàn ông họ Văn kia đã có gia đình, người này đã qua đời do tai nạn giao thông vào tháng 01/2021, đến tháng 12/2021 thì Lăng mới hạ sinh Tiểu Văn từ một phôi đã được thụ tinh và đông lạnh trước đó tại một phòng khám tư nhân. Tòa án đã tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết không ủng hộ Lăng. Các thẩm phán xác định rằng cô không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng phôi được thụ tinh bởi Văn hoặc rằng người đàn ông đã cho phép sử dụng tinh trùng của mình cho mục đích này. Hơn nữa, trong di chúc của mình, Văn không để lại bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc sử dụng phôi sau khi chết. Dù vậy, trường hợp của Tiểu Văn mở ra một hướng tranh luận mới về quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra từ phôi đông lạnh. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2021 của Trung Quốc công nhận quyền thừa kế của thai nhi, nhưng không đề cập rõ ràng đến phôi đông lạnh. (2) Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế như thế nào? Theo Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, luật pháp nước ta quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trẻ em được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Chiếu theo sự việc trên, nếu vụ việc diễn ra ở Việt Nam, thời gian cô Lăng mang thai và hạ sinh Tiểu Văn là sau khi ông Văn qua đời, do đó, nếu áp dụng luật pháp Việt Nam cho sự việc trên thì cô Văn và con của mình là Tiểu Văn sẽ không phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ông Văn chết mà không có di chúc, việc phân chia di sản được chia theo pháp luật thì có khả năng, Tiểu Văn sẽ được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, Tiểu Văn có thể sẽ được chia thừa kế nếu ông Văn chết không để lại di chúc và có các kết quả kiểm chứng Tiểu Văn là con ruột của ông Văn. Vụ kiện của Lăng và Tiểu Văn không chỉ là tranh chấp về mặt pháp lý mà còn là một bài học sâu sắc về những hệ lụy mà công nghệ hỗ trợ sinh sản mang lại. Sự việc này đặt ra nhiều vấn đề cần được quy định rõ ràng hơn trong tương lai để tránh những tình huống tương tự, đồng thời bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đứa trẻ vô tội.
Làm tiểu tam có vi phạm pháp luật không?
Gần đây, nhiều vụ việc “tiểu tam” ngang nhiên xen chân vào hôn nhân của người khác. Thậm chí, còn ghen ngược với “chính thất”. Như vậy, làm “tiểu tam” có vi phạm pháp luật không? 1. “Tiểu tam” và “chính thất” là gì? - “Tiểu tam” (hay còn gọi là Tuesday, con giáp thứ 13, trà xanh, người thứ ba…) là từ dùng để chỉ những người phụ nữ xen vào mối quan hệ tình yêu, quan hệ hôn nhân của người khác nhằm phá vỡ hạnh phúc của người khác. - “Chính thất” là từ dùng để chỉ người vợ danh chính ngôn thuận, vợ hợp pháp trong mối quan hệ hôn nhân, ngay cả khi hai vợ chồng đang trong tình trạng ly thân. - Trong đó, theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, “hôn nhân” là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. - Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 2. Làm tiểu tam có vi phạm pháp luật không? Ngoại tình được định nghĩa là sự không chung thủy, biểu hiện của hành vi này trên thực tế rất phong phú. Cụ thể dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có tình cảm như vợ chồng với người khác không phải là người vợ chồng chính thức của họ hoặc một người độc thân có quan hệ tình dục với một người đã kết hôn.Không phải trường hợp ngoại tình nào cũng vi phạm pháp luật. Cụ thể như sau: - Nếu ngoại tình xuất hiện trong mối quan hệ yêu đương mà chưa tiến đến hôn nhân, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, thì chủ thể không vi phạm pháp luật. - Hành vi ngoại tình xuất hiện trong quan hệ hôn nhân đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Chi tiết tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm hành vi sau đây nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Như vậy, làm “tiểu tam” đi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác trong trường hợp kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hay làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì trường hợp này là vi phạm pháp luật. 3. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm Đối với những trường hợp vi phạm nêu trên sẽ bị xử phạm theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. + Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. + Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn. + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát. - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hành vi ngoại tình nêu tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015, có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nêu trên.
Cặp bồ với người đã có gia đình bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp “tiểu tam” cặp bồ với người đã có gia đình thì bị xử phạt như thế nào? Có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Cặp bồ với người đã có gia đình bị xử phạt như thế nào? Trước tiên, tại Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Đồng thời, tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, việc chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ tùy theo tính chất và mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. (2) Xử phạt hành chính với hành vi cặp bồ với người đã có gia đình Căn cứ Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định xử phạt từ 03 cho đến 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi như sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy, đối với trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình thì có thể bị xử phạt từ 03 cho đến 05 triệu đồng. (3) Trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình bị truy cứu trách nhiệm hình sự Trường hợp hành vi cặp bồ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau: - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, cụ thể: + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn. + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, cụ thể: - Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát. - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Như vậy, trường hợp cặp bồ với người đã có gia đình có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Trường hợp làm cho người vợ/chồng hoặc người con của một trong hai bên tự sát hoặc không chấm dứt việc sống chung mặc dù đã có quyết định của Tòa án về việc này thì có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất là 03 năm tù.
Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?
Con riêng là gì? Theo quy định của pháp luật về thừa kế, con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế khi chồng mất hay không? 1. Con riêng là gì? Hiện nay, chưa có văn bản hay quy định của pháp luật nào định nghĩa về con riêng, tuy nhiên trên thực tế ta có thể hiểu con riêng là con của vợ hoặc chồng mà người còn lại không phải là cha hoặc mẹ ruột của đứa trẻ đó. Con riêng có thể thuộc các trường hợp sau: - Con riêng của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn. - Con riêng của vợ hoặc chồng có từ cuộc hôn nhân trước. - Con riêng của vợ nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, nhưng Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của đứa trẻ đó (do người vợ mang thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân). - Con riêng của người chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu Tòa án xác định người chồng là cha của đứa trẻ do một phụ nữ khác sinh ra. Như vậy, con riêng có thể là con ngoài thời kỳ hôn nhân hoặc là con riêng trong thời kỳ hôn nhân. Con của chồng và tiểu tam được xác định là con riêng của chồng. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) 2. Con riêng của chồng và tiểu tam có được hưởng di sản thừa kế?. Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan. Theo đó, dù con riêng hay con chung thì vẫn có quyền và nghĩa vụ giống nhau. Pháp luật Việt Nam không phân biệt giữa con chung và con riêng, do đó, quyền thừa kế di sản của cha mẹ để lại cũng không có sự phân biệt. Vì vậy, khi có đủ các căn cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với con riêng, thì con đó sẽ được hưởng di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015. Quyền thừa kế của con riêng cũng được áp dụng trong trường hợp chia di sản thừa kế theo di chúc và chia di sản thừa kế theo pháp luật giống như con chung trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể như sau: (i) Trường hợp chia di sản theo di chúc: Căn cứ Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015, người để lại di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di chúc, phân định phần di sản cho từng người thừa kế theo di chúc. Do đó, nếu con riêng được chỉ định là người hưởng di sản trong di chúc hợp pháp thì có quyền hưởng di sản thừa kế. Ngoài ra căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp con không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật thì vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất đó nếu là con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động. (ii) Trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật Căn cứ khoản 1 Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau: - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. - Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất không phân biệt con riêng hay con chung. Các con đều được hưởng di sản thừa kế khi chứng minh được quan hệ huyết thống với người để lại di sản thừa kế. Như vậy, con của chồng và tiểu tam là con riêng của chồng. Pháp luật về thừa kế không phân biệt con riêng hay con chung, con có trước hay trong quan hệ hôn nhân. Nếu chứng minh được quan hệ huyết thống, con riêng của chồng và tiểu tam vẫn được hưởng di sản thừa kế theo Bộ Luật Dân sự 2015.
"Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố, xử lý thế nào?
Gần đây, trên mạng Trung Quốc đang lan truyền một việc khá hy hữu, làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều về quyền thừa kế và quyền lợi của trẻ em (1) "Tiểu tam" đòi quyền thừa kế cho con được sinh ra từ phôi đông lạnh của người quá cố Tòa án thành phố Thanh Viễn, thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) có nhận được đơn kiện của một người phụ nữ họ Lăng, yêu cầu chia sẻ bảo hiểm nhân thọ, tài sản và cổ phần công ty của người đàn ông họ Văn cho con trai Tiểu Văn của hai người. Điều đáng chú ý ở đây, là người đàn ông họ Văn kia đã có gia đình, người này đã qua đời do tai nạn giao thông vào tháng 01/2021, đến tháng 12/2021 thì Lăng mới hạ sinh Tiểu Văn từ một phôi đã được thụ tinh và đông lạnh trước đó tại một phòng khám tư nhân. Tòa án đã tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết không ủng hộ Lăng. Các thẩm phán xác định rằng cô không thể cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng phôi được thụ tinh bởi Văn hoặc rằng người đàn ông đã cho phép sử dụng tinh trùng của mình cho mục đích này. Hơn nữa, trong di chúc của mình, Văn không để lại bất kỳ điều khoản nào liên quan đến việc sử dụng phôi sau khi chết. Dù vậy, trường hợp của Tiểu Văn mở ra một hướng tranh luận mới về quyền lợi của những đứa trẻ được sinh ra từ phôi đông lạnh. Mặc dù Bộ Luật Dân sự năm 2021 của Trung Quốc công nhận quyền thừa kế của thai nhi, nhưng không đề cập rõ ràng đến phôi đông lạnh. (2) Pháp luật Việt Nam quy định về thừa kế như thế nào? Theo Điều 613 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.” Theo đó, luật pháp nước ta quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trẻ em được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Chiếu theo sự việc trên, nếu vụ việc diễn ra ở Việt Nam, thời gian cô Lăng mang thai và hạ sinh Tiểu Văn là sau khi ông Văn qua đời, do đó, nếu áp dụng luật pháp Việt Nam cho sự việc trên thì cô Văn và con của mình là Tiểu Văn sẽ không phải là người thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ông Văn chết mà không có di chúc, việc phân chia di sản được chia theo pháp luật thì có khả năng, Tiểu Văn sẽ được hưởng phần di sản bằng ⅔ suất của một người thừa kế theo pháp luật. Cụ thể tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: - Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; - Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, Tiểu Văn có thể sẽ được chia thừa kế nếu ông Văn chết không để lại di chúc và có các kết quả kiểm chứng Tiểu Văn là con ruột của ông Văn. Vụ kiện của Lăng và Tiểu Văn không chỉ là tranh chấp về mặt pháp lý mà còn là một bài học sâu sắc về những hệ lụy mà công nghệ hỗ trợ sinh sản mang lại. Sự việc này đặt ra nhiều vấn đề cần được quy định rõ ràng hơn trong tương lai để tránh những tình huống tương tự, đồng thời bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đứa trẻ vô tội.
Làm tiểu tam có vi phạm pháp luật không?
Gần đây, nhiều vụ việc “tiểu tam” ngang nhiên xen chân vào hôn nhân của người khác. Thậm chí, còn ghen ngược với “chính thất”. Như vậy, làm “tiểu tam” có vi phạm pháp luật không? 1. “Tiểu tam” và “chính thất” là gì? - “Tiểu tam” (hay còn gọi là Tuesday, con giáp thứ 13, trà xanh, người thứ ba…) là từ dùng để chỉ những người phụ nữ xen vào mối quan hệ tình yêu, quan hệ hôn nhân của người khác nhằm phá vỡ hạnh phúc của người khác. - “Chính thất” là từ dùng để chỉ người vợ danh chính ngôn thuận, vợ hợp pháp trong mối quan hệ hôn nhân, ngay cả khi hai vợ chồng đang trong tình trạng ly thân. - Trong đó, theo khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, “hôn nhân” là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. - Tại khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. 2. Làm tiểu tam có vi phạm pháp luật không? Ngoại tình được định nghĩa là sự không chung thủy, biểu hiện của hành vi này trên thực tế rất phong phú. Cụ thể dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có tình cảm như vợ chồng với người khác không phải là người vợ chồng chính thức của họ hoặc một người độc thân có quan hệ tình dục với một người đã kết hôn.Không phải trường hợp ngoại tình nào cũng vi phạm pháp luật. Cụ thể như sau: - Nếu ngoại tình xuất hiện trong mối quan hệ yêu đương mà chưa tiến đến hôn nhân, không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, thì chủ thể không vi phạm pháp luật. - Hành vi ngoại tình xuất hiện trong quan hệ hôn nhân đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Chi tiết tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm hành vi sau đây nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Như vậy, làm “tiểu tam” đi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác trong trường hợp kết hôn hay chung sống như vợ chồng với người đang có vợ hay làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì trường hợp này là vi phạm pháp luật. 3. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm Đối với những trường hợp vi phạm nêu trên sẽ bị xử phạm theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. + Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. + Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Ngoài ra, căn cứ theo Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau: - Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: + Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn. + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: + Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát. - Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hành vi ngoại tình nêu tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015, có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, đối với trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nêu trên.