Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được đền bù bao nhiêu?
Một ngân hàng được coi là phá sản khi nào? Trường hợp ngân hàng phá sản thì người gửi tiền tại đây được đền bù bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Khi nào thì một ngân hàng được coi là phá sản? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 có quy định phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 203 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (dự kiến có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024) quy định về việc phá sản của một tổ chức tín dụng như sau: - Sau khi NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng phải nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. - Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định. - Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, NHNN sẽ thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng. Như vậy, khi NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thi ngân hàng sẽ được coi như phá sản và phải nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định. (2) Ngân hàng phá sản, người gửi tiền tiết kiệm được đền bù bao nhiêu? Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 có quy định về nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh là kể từ thời điểm mà NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNN có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Cạnh đó, tại Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 cũng có nêu rõ hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Theo đó, Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại 01 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định nêu trên. - Trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền thì: + Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định. + Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu. Nếu giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định. - Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm: Tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm. - Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Số tiền gửi được bảo hiểm sẽ là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó. Theo đó, tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm, cụ thể: Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm bao gồm cả gốc và lãi của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Như vậy, trường hợp ngân hàng phá sản thì người gửi sẽ được bảo hiểm đền bù tối đa là 125 triệu đồng. Bên cạnh đó, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng?
Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng? Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có mấy tài khoản cấp 2? Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng? Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng được quy định tại Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau: "Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng 1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…). ..." Theo đó, Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Cũng theo quy định này thì căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…). Lưu ý: Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có mấy tài khoản cấp 2? Cũng theo Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2, cụ thể gồm: - Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Ngoài ra quy định này cũng đề cập nội dung phản ánh của tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng như sau: Bên Nợ: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo Bên Có: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Tóm lại, căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).
CÓ NÊN ĐÁNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LÃI LỚN TỪ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG?
Đánh thuế phần lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng mới chỉ là đề xuất, nhưng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây không phải là lần đầu tiên đề xuất này được đưa ra, nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần thận trọng vì có thể phát sinh nhiều bất lợi cho nền kinh tế. Hiện nay, hầu hết thu nhập của người dân đều bị điều chỉnh bằng nhiều sắc thuế khác nhau. Số tiền tiết kiệm được, nếu đánh thuế lần nữa sẽ chẳng khác nào là thuế chồng thuế và quá tận thu. Theo cá nhân thì không đồng tình với đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Bởi vì, lãi suất tiền gửi hiện không cao so với thu nhập từ thực tế của người dân và càng không cao so với tốc độ lạm phát, mất giá của đồng tiền. Bởi lẽ, những người có khoản tiền lớn thường đưa vào đầu tư sản xuất, kinh doanh hơn là chỉ gửi ngân hàng. Còn số người gửi tiền tiết kiệm để lấy lời như kênh đầu tư thì chưa chắc đã nhiều. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm ngược lại, theo quy định Luật Thu nhập cá nhân hiện nay, cá nhân thu một đồng lãi từ việc cho vay hay được chia cổ tức đều bị đánh thuế 5%. Trong khi đó, thu lãi tiền gửi ngân hàng thì không phải nộp thuế, dù thu lãi hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng là chưa hợp lý. Trên thế giới, nhiều nước áp đã dụng đánh thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm. Tại Việt Nam, đề xuất đánh thuế lãi tiết kiệm cũng từng được Hiệp hội Bất động sản TP HCM đưa ra vào năm 2013. Lần này, đề xuất đánh thuế đối với lãi tiền gửi ngân hàng tập trung vào những món tiền gửi lớn, mang về khoản thu nhập lãi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Vậy theo bạn, có nên đánh thuế đối với khoản lãi này hay không?
Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được đền bù bao nhiêu?
Một ngân hàng được coi là phá sản khi nào? Trường hợp ngân hàng phá sản thì người gửi tiền tại đây được đền bù bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Khi nào thì một ngân hàng được coi là phá sản? Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 có quy định phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo đó, tại Khoản 1 Điều 203 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (dự kiến có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024) quy định về việc phá sản của một tổ chức tín dụng như sau: - Sau khi NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán thì tổ chức tín dụng phải nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. - Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định. - Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, NHNN sẽ thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng. Như vậy, khi NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thi ngân hàng sẽ được coi như phá sản và phải nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định. (2) Ngân hàng phá sản, người gửi tiền tiết kiệm được đền bù bao nhiêu? Căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 có quy định về nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh là kể từ thời điểm mà NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc NHNN có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Cạnh đó, tại Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 cũng có nêu rõ hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Theo đó, Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại 01 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định nêu trên. - Trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền thì: + Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định. + Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu. Nếu giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định. - Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm: Tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm. - Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Số tiền gửi được bảo hiểm sẽ là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó. Theo đó, tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm, cụ thể: Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm bao gồm cả gốc và lãi của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Như vậy, trường hợp ngân hàng phá sản thì người gửi sẽ được bảo hiểm đền bù tối đa là 125 triệu đồng. Bên cạnh đó, người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng?
Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng? Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có mấy tài khoản cấp 2? Căn cứ nào dùng để hạch toán trên tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng? Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng được quy định tại Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau: "Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng 1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…). ..." Theo đó, Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Cũng theo quy định này thì căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…). Lưu ý: Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có mấy tài khoản cấp 2? Cũng theo Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có 3 tài khoản cấp 2, cụ thể gồm: - Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Ngoài ra quy định này cũng đề cập nội dung phản ánh của tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng như sau: Bên Nợ: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo Bên Có: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Tóm lại, căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).
CÓ NÊN ĐÁNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LÃI LỚN TỪ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG?
Đánh thuế phần lãi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng mới chỉ là đề xuất, nhưng đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây không phải là lần đầu tiên đề xuất này được đưa ra, nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần thận trọng vì có thể phát sinh nhiều bất lợi cho nền kinh tế. Hiện nay, hầu hết thu nhập của người dân đều bị điều chỉnh bằng nhiều sắc thuế khác nhau. Số tiền tiết kiệm được, nếu đánh thuế lần nữa sẽ chẳng khác nào là thuế chồng thuế và quá tận thu. Theo cá nhân thì không đồng tình với đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm. Bởi vì, lãi suất tiền gửi hiện không cao so với thu nhập từ thực tế của người dân và càng không cao so với tốc độ lạm phát, mất giá của đồng tiền. Bởi lẽ, những người có khoản tiền lớn thường đưa vào đầu tư sản xuất, kinh doanh hơn là chỉ gửi ngân hàng. Còn số người gửi tiền tiết kiệm để lấy lời như kênh đầu tư thì chưa chắc đã nhiều. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm ngược lại, theo quy định Luật Thu nhập cá nhân hiện nay, cá nhân thu một đồng lãi từ việc cho vay hay được chia cổ tức đều bị đánh thuế 5%. Trong khi đó, thu lãi tiền gửi ngân hàng thì không phải nộp thuế, dù thu lãi hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng là chưa hợp lý. Trên thế giới, nhiều nước áp đã dụng đánh thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm. Tại Việt Nam, đề xuất đánh thuế lãi tiết kiệm cũng từng được Hiệp hội Bất động sản TP HCM đưa ra vào năm 2013. Lần này, đề xuất đánh thuế đối với lãi tiền gửi ngân hàng tập trung vào những món tiền gửi lớn, mang về khoản thu nhập lãi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Vậy theo bạn, có nên đánh thuế đối với khoản lãi này hay không?