Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý tiền giả theo quy định mới nhất
Tiền giả được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Theo Điều 23 Nghị định 87/2023/NĐ-CP trách nhiệm của ngân hàng nhà nước trong việc phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền việt nam + Bảo đảm đồng tiền trong lưu thông bền, đẹp, có khả năng chống giả cao, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và hướng dẫn các biện pháp bảo quản phù hợp với chất liệu đồng tiền nhằm làm tăng thời gian sử dụng đồng tiền trong lưu thông. + Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam. + Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam đúng pháp luật; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan trong công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ tiền Việt Nam. Một số hoạt động của Ngân hàng Nhà Nước trong việc phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả Theo Điều 4 Nghị định 87/2023/NĐ-CP hoạt động của Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả - Trong các hoạt động, giao dịch có liên quan đến tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố để xác định là tiền thật hay tiền giả. Trường hợp phát hiện tiền giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện thu giữ và lập biên bản; trường hợp phát hiện tiền nghi giả, thực hiện tạm thu giữ và lập biên bản - Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả hoặc tạm thu giữ tiền nghi giả, tổ chức thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền giả trong trường hợp có yêu cầu giám định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP và gửi đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giám định. - Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước thông báo ngay đến cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý. - Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước. Theo Điều 6 Nghị định 87/2023/NĐ-CP trường hợp kết quả giám định không phải tiền giả, cơ quan giám định hoàn trả hiện vật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định. - Trường hợp kết quả giám định là tiền giả, cơ quan giám định thực hiện thu giữ hiện vật và xử lý theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định 87/2023/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị giám định là cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân, cơ quan giám định hoàn trả lại hiện vật cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu giám định. Theo Điều 9 Nghị định 87/2023/NĐ-CP Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả để thực hiện tiêu hủy. Tiền giả được thu nhận phải được kiểm đếm theo tờ hoặc miếng và được thể hiện bằng văn bản theo quy định, trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp. Trên đây là một số quy định phát hiện, thu giữ, xử lý tiền giả và trách nhiệm liên quan của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền việt nam có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.
Hướng dẫn nguyên tắc quản lý sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam
Chính phủ ngày 08/12/2023 đã ban hành Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam khi đảm bảo đáp ứng tất cả các nguyên tắc sau: 03 nguyên tắc sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam - Tất cả các bản sao, chụp không làm thay đổi hình ảnh của tiền Việt Nam ngoài việc phóng to, thu nhỏ hoặc sao, chụp theo góc nghiêng cùng tỷ lệ và phải đảm bảo tính toàn vẹn của hình chân dung, quốc huy trên mặt trước tờ tiền; - Không trích, ghép, kết hợp một phần hoặc toàn bộ hình ảnh đồng tiền Việt Nam với các nội dung, âm thanh, hình ảnh dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội hoặc các nội dung, âm thanh, hình ảnh trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam; - Việc sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam không nhằm mục đích thương mại, không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào trừ trường hợp dùng trong tác phẩm báo chí, phim tài liệu hoặc lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu hoặc chụp ảnh, truyền hình về đồng tiền Việt Nam được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu, tuyên truyền về đồng tiền Việt Nam. Lưu ý: Các tổ chức, cá nhân nêu trên khi được sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam đảm bảo việc sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam đúng mục đích. Chụp tiền Việt Nam thành bản điện tử phải có độ phân giải tối đa không vượt quá 72dpi Khi sao, chụp tiền Việt Nam ngoài việc đáp ứng các nguyên tắc, người chụp còn phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn sao, chụp tiền Việt Nam như sau: - Ngoài các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam phải đồng thời đáp ứng một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau: + Sao, chụp một phần hình ảnh, hoa văn của tiền Việt Nam không vượt quá 1/3 diện tích mặt trước hoặc mặt sau tờ tiền; hoặc + Sao, chụp hình ảnh một mặt đồng tiền Việt Nam với kích thước chiều dài và chiều rộng đối với tiền giấy, đường kính đối với tiền kim loại nhỏ hơn 75% hoặc lớn hơn 150% kích thước của tiền thật cùng mệnh giá; hoặc + Sao, chụp hình ảnh hai mặt đồng tiền Việt Nam với kích thước chiều dài và chiều rộng đối với tiền giấy, đường kính đối với tiền kim loại nhỏ hơn 50% hoặc lớn hơn 200% kích thước của tiền thật cùng mệnh giá; hoặc + Sao, chụp hình ảnh thành bản điện tử để đưa lên không gian mạng có độ phân giải tối đa không vượt quá 72dpi (Dots Per Inch) với kích thước tương đương tiền thật cùng mệnh giá. - Các điều kiện, tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước, cơ sở in, đúc tiền và các cơ quan giám định theo quy định tại Nghị định này. - Trường hợp các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không áp dụng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có văn bản trao đổi trước với Ngân hàng Nhà nước về các nội dung thông tin dự kiến của bản sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam. Trình tự, thủ tục sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam - Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Nghị định 87/2023/NĐ-CP, có nhu cầu sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam nhưng không áp dụng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 87/2023/NĐ-CP, phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận Một cửa tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ gồm: - Giấy đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản phác thảo mẫu thiết kế, hình ảnh minh họa hoặc tài liệu liên quan dự kiến sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam; trong đó mô tả, xác định, định vị rõ vị trí đặt, diện tích, kích thước sao, chụp, độ phân giải của hình ảnh đồng tiền. - Trong thời gian tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời về việc sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam. Trường hợp không đủ hồ sơ đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ phận Một cửa tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước thực hiện xử lý như sau: + Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, thông báo rõ lý do và hoàn trả ngay hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân; + Đối với hồ sơ gửi qua dịch vụ bưu chính, trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, thông báo rõ lý do bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân. Xem thêm Nghị định 87/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/2/2024.
Hồ sơ đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP
Ngày 08/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. (1) Phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả Theo đó, Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, cụ thể như sau: - Trong các hoạt động, giao dịch có liên quan đến tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố để xác định là tiền thật hay tiền giả. Trường hợp phát hiện tiền giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 01; trường hợp phát hiện tiền nghi giả, thực hiện tạm thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 02. Xem và tải Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/11/mau-01.docx Xem và tải Mẫu số 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/11/mau-02.docx - Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả hoặc tạm thu giữ tiền nghi giả, tổ chức thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền giả trong trường hợp có yêu cầu giám định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP và gửi đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giám định. - Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước thông báo ngay đến cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý. - Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. (2) Hồ sơ đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Việc giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và nộp trực tiếp đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước. Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ đề nghị giám định gồm: - Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP; - Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định. Cơ quan giám định thực hiện giám định trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc đối với 01 tờ hoặc miếng tiền; trường hợp số lượng tiền cần giám định vượt quá 20 tờ hoặc miếng đối với 01 hồ sơ đề nghị giám định, thời gian tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 5. Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp nhận thấy việc giám định sẽ vượt quá thời gian quy định nêu trên, cơ quan giám định có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định. Việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền theo quy định tại Nghị định này được thực hiện miễn phí. Chi phí giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp. Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định tiền giữa các cơ quan giám định thì kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện. (3) Giao nộp tiền giả Các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất hoặc giao nộp cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan để chuyển về Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nộp tiền giả được thể hiện bằng văn bản trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp theo Mẫu số 04. Xem và tải Mẫu 04 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/11/mau-04.docx Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao nộp tiền giả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Xem chi tiết tại Nghị định 87/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 02/02/2024.
Công an cho biết 06 dấu hiệu nhận biết tiền giả
Dạo gần đây, tội phạm tiền giả ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định pháp luật tiền giả và các dấu hiệu để nhận biết tiền giả. Tiền giả là gì? Theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;... bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 23 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010). Dấu hiệu nhận biết tiền giả Theo lực lượng công an cho biết, thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện một số loại tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, 50.000 đồng và 20.000 đồng. Qua đó, thông báo về một số đặc điểm nhận biết, cụ thể: Tiền giả polymer mệnh giá 500.000 đồng (seri BD, PH, QZ, ZF, PB, RV); 50.000 đồng (seri EX); 20.000 đồng (seri FA). Các loại tiền giả này có đặc điểm nhận biết như sau: (1) Hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít; (2) Không có hiệu ứng đổi màu, lấp lánh như tiền thật; mảng ký tự siêu nhỏ là dải mực nhòe; cửa sổ lớn có làm giả cụm số dập nổi bằng phương pháp in; Khi nghiêng tờ tiền, ở tiền thật mực sẽ đổi màu chuyển từ vàng sang xanh lá cây hoặc ngược lại, trong khi tiền giả không đổi màu hoặc đổi màu nhưng không đúng màu như polymer thật. (3) Khi soi dưới đèn cực tím: số seri dọc và số seri ngang không phát quang, khu vực cửa sổ phát quang, nhìn thấy rõ cụm số mệnh giá giả dập nổi dưới đèn cực tím. (4) Loại tiền giả polymer không được làm từ polymer nên không đàn hồi. Các hình bóng chim không tinh xảo. Ở tờ tiền thật, hình ảnh Bác Hồ cũng như hình chùa Một Cột được in sáng trắng, rõ nét, khắc họa chi tiết. (5) Dây bảo hiểm trên tiền thật còn có cụm số mệnh giá và chữ "NHNNVN" hoặc "VND", trong khi tiền giả không rõ ràng hoặc không có yếu tố này. (6) Khi ngửi thử tờ tiền vì polymer thật có mùi thơm đặc trưng, dễ nhận biết, còn tiền giả có mùi nhựa hoặc mùi nhựa ni lông nồng. Lực lượng công an đề nghị người dân khi phát hiện tiền giả, đối tượng sử dụng, tiêu thụ, vận chuyển tiền giả báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Quy định về Tội làm tiền giả - Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật. - Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào. - Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…). - Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…). Mục đích của các hành vi trên là nhằm để thu lợi bất chính. Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định như sau: - Đối với các đối tượng chuẩn bị phạm tội này, pháp luật quy định bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01-03 năm. - Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 - 07 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cảnh giác: Tình trạng sử dụng tiền giả xuất hiện trở lại
Thời gian vừa qua tại các tỉnh thành miền bắc nhiều đối tượng làm giả hàng loạt các loại đồng tiền khác nhau trong đó sử dụng phổ biến nhất là tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng. Cách thức thực hiện của nhóm đối tượng này là sử dụng tờ tiền có mệnh giá 20.000 đồng đè lên tờ 500.000 đồng để mua hàng hóa rồi được thối lại tiền thật. Trường hợp sử dụng tiền giả không còn quá xa lạ nhưng những dịp gần Tết Nguyên đán 2023 cận kề các đối tượng xấu lợi dụng tình hình trên để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều trường hợp cho biết rằng ban đầu vẫn chưa nhận ra điều bất thường vì tờ tiền 500.000 đồng được che khuất bởi tờ 20.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy tờ tiền polymer 500.000 đồng khi nhàu lại thì nó nhăn và không phẳng ra như những tờ khác thì mới biết là tiền giả và trình báo đến cơ quan công an. Thế nào là tội làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả? Theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật hình sự 2017) quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong đó, hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. Theo đó, hành vi sử dụng tiền giả là một hành vi bị cấm của pháp luật và bất kỳ ai thực hiện hành vi này đều có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội sử dụng tiền giả Pháp luật hiện hành đã quy định đầy đủ và có chế tài nghiêm khắc về hành vi sử dụng tiền giả. Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định: Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả là một trong các hành vi bị cấm. Do đó, căn cứ Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tại như sau: Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt tù từ 03 năm - 07 năm. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 năm - 12 năm. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm - 20 năm hoặc tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm - 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người vô ý sử dụng tiền giả có vi phạm pháp luật? Trường hợp này xảy ra không hiếm khi người không tiếp xúc nhiều với tiền bạc sẽ rất khó để nhận ra tiền giả sẽ có khác biệt thế nào so với tiền thật và tiếp tục sử dụng số tiền đó cho mục đích giao dịch của mình. Một trong những yếu tố cấu thành tội đó chính là lỗi. Tùy vào trường hợp sẽ xem xét rằng người vi phạm cố ý hay vô ý mà truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người sử dụng tiền giả vô ý không biết được đó là tiền giả thì căn cứ Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 đối với người vô ý phạm tội. Người nào được xem là vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Như vậy, dù là người vô ý sử dụng tiền giả mà không biết đó là giả thì vẫn phạm tội nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Nguyên nhân được quy định tại khoản 2 Điều này là dù người đó không thấy trước nhưng đây là trách nhiệm của họ và có đủ năng lực nhận biết. Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người đó chưa đủ độ tuổi nhận thức và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chứng minh hoàn toàn mình vô tội và không có lỗi. Như vậy, người nào có hành vi sử dụng tiền giả, lưu hành và phát hành tiền giả có thể bị phạt tù cao nhất lên đến chung thân. Trong những ngày dịp cận Tết người dân cần chú ý về việc giao dịch tiền có mệnh giá lớn và có dấu hiệu bất thường về hành vi người sử dụng hoặc tiền giả có dấu hiệu khác biệt cần thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để được xử lý.
Cảnh báo và mức phạt cho hành vi làm tiền giả
Các giao dịch tiền mặt cuối năm thường tăng lên chóng mặt vì vậy nguy cơ gặp phải tiền giả cũng từ đó mà gia tăng không kém. Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện một số loại tiền polymer giả với nhiều mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng và 50.000 đồng. Nhiều đối tượng thậm chí còn rao bán công khai trên không gian mạng, đây là hành vi hết sức nguy hiểm. Những hành vi này đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Vậy mức phạt dành cho hành vi làm tiền giả là gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Tiền giả là gì? Theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;... bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 23 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010). Hành vi phạm tội làm tiền giả Hiện nay, tiền polymer được làm giả và xuất hiện trên thị trường với nhiều mệnh giá. Cụ thể: mệnh giá 500.000 đồng (seri FV, MF, XR, BF, BH, MA, XZ, XJ, HO, UE); 200.000 đồng (seri OC, QR, SX, KJ, TL, VY); 100.000 đồng (seri IB, XF) và 50.000 đồng (seri SR) có đặc điểm nhận biết: Nền giấy ni lông phủ trên bề mặt dễ bai giãn, lớp mực in dễ bị bong tróc. Những loại tiền giả này cũng khá tinh vi, tuy nhiên về mặt sắc nét, với mắt thường ta cũng có thể phân biệt được nếu nắm rõ những thông tin sau: Loại tiền giả này có hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít; mực đổi màu (OVI) được in giả cùng hình ảnh hoa văn mặt trước, không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật; mảng ký tự siêu nhỏ là dải mực nhòe; cửa sổ lớn, cửa sổ nhỏ có định dạng không rõ ràng, không cân đối. Các cửa sổ được làm giả bằng cách khoét thủng nền giấy, dán ni lông khu vực cửa sổ, phủ lớp nilon mỏng trên toàn bộ hai mặt tờ tiền hoặc chỉ phủ lớp nilon mỏng ở mặt trước tờ tiền; khi soi dưới đèn cực tím, khu vực cửa sổ phát quang, seri dọc và seri ngang không phát quang. Ngoài ra, các loại tiền này chưa làm giả được các yếu tố bảo an như tiền thật vì thế khi sử dụng người dùng cần cẩn thận và hết sức lưu ý để không mắc phải tiền giả. Quy định về Tội làm tiền giả - Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật. - Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào. - Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…). - Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…). Mục đích của các hành vi trên là nhằm để thu lợi bất chính. Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định như sau: - Đối với các đối tượng chuẩn bị phạm tội này, pháp luật quy định bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01-03 năm. - Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 - 07 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dự thảo Thông tư: Quy định xử lý tiền giả, nghi giả
*Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn, Ngân hàng đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại để kết luận. - Trường hợp khẳng định đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn là loại tiền giả Ngân hàng phải lập biên bản, thu giữ và đóng dấu, bấm lỗ tiền giả. - Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản, thu giữ (không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả); thông báo và gửi toàn bộ tiền giả loại mới trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn. *Đơn vị thu giữ tiền giả có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hoặc khi phát hiện tiền giả loại mới hoặc phát hiện từ 5 tờ tiền giấy giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) trở lên trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả. *Trường hợp thực hiện kiểm đếm tờ (miếng) trong giao nhận tiền mặt giữa các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, giữa các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng), giữa các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng) trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố, khi phát hiện tiền giả trong bó/túi tiền, Hội đồng kiểm đếm lập biên bản, xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt; đồng thời, xử lý như trường hợp thiếu tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý tiền giả theo quy định mới nhất
Tiền giả được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Theo Điều 23 Nghị định 87/2023/NĐ-CP trách nhiệm của ngân hàng nhà nước trong việc phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền việt nam + Bảo đảm đồng tiền trong lưu thông bền, đẹp, có khả năng chống giả cao, thuận tiện trong quản lý, sử dụng và hướng dẫn các biện pháp bảo quản phù hợp với chất liệu đồng tiền nhằm làm tăng thời gian sử dụng đồng tiền trong lưu thông. + Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam. + Hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam đúng pháp luật; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan trong công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ tiền Việt Nam. Một số hoạt động của Ngân hàng Nhà Nước trong việc phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả Theo Điều 4 Nghị định 87/2023/NĐ-CP hoạt động của Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả - Trong các hoạt động, giao dịch có liên quan đến tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố để xác định là tiền thật hay tiền giả. Trường hợp phát hiện tiền giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện thu giữ và lập biên bản; trường hợp phát hiện tiền nghi giả, thực hiện tạm thu giữ và lập biên bản - Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả hoặc tạm thu giữ tiền nghi giả, tổ chức thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền giả trong trường hợp có yêu cầu giám định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP và gửi đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giám định. - Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước thông báo ngay đến cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý. - Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước. Theo Điều 6 Nghị định 87/2023/NĐ-CP trường hợp kết quả giám định không phải tiền giả, cơ quan giám định hoàn trả hiện vật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định. - Trường hợp kết quả giám định là tiền giả, cơ quan giám định thực hiện thu giữ hiện vật và xử lý theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định 87/2023/NĐ-CP. Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị giám định là cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân, cơ quan giám định hoàn trả lại hiện vật cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu giám định. Theo Điều 9 Nghị định 87/2023/NĐ-CP Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả để thực hiện tiêu hủy. Tiền giả được thu nhận phải được kiểm đếm theo tờ hoặc miếng và được thể hiện bằng văn bản theo quy định, trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp. Trên đây là một số quy định phát hiện, thu giữ, xử lý tiền giả và trách nhiệm liên quan của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền việt nam có hiệu lực từ ngày 02/02/2024.
Hướng dẫn nguyên tắc quản lý sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam
Chính phủ ngày 08/12/2023 đã ban hành Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam khi đảm bảo đáp ứng tất cả các nguyên tắc sau: 03 nguyên tắc sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam - Tất cả các bản sao, chụp không làm thay đổi hình ảnh của tiền Việt Nam ngoài việc phóng to, thu nhỏ hoặc sao, chụp theo góc nghiêng cùng tỷ lệ và phải đảm bảo tính toàn vẹn của hình chân dung, quốc huy trên mặt trước tờ tiền; - Không trích, ghép, kết hợp một phần hoặc toàn bộ hình ảnh đồng tiền Việt Nam với các nội dung, âm thanh, hình ảnh dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội hoặc các nội dung, âm thanh, hình ảnh trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục và pháp luật Việt Nam; - Việc sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam không nhằm mục đích thương mại, không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào trừ trường hợp dùng trong tác phẩm báo chí, phim tài liệu hoặc lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu hoặc chụp ảnh, truyền hình về đồng tiền Việt Nam được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu, tuyên truyền về đồng tiền Việt Nam. Lưu ý: Các tổ chức, cá nhân nêu trên khi được sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam đảm bảo việc sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam đúng mục đích. Chụp tiền Việt Nam thành bản điện tử phải có độ phân giải tối đa không vượt quá 72dpi Khi sao, chụp tiền Việt Nam ngoài việc đáp ứng các nguyên tắc, người chụp còn phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn sao, chụp tiền Việt Nam như sau: - Ngoài các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam phải đồng thời đáp ứng một trong các điều kiện, tiêu chuẩn sau: + Sao, chụp một phần hình ảnh, hoa văn của tiền Việt Nam không vượt quá 1/3 diện tích mặt trước hoặc mặt sau tờ tiền; hoặc + Sao, chụp hình ảnh một mặt đồng tiền Việt Nam với kích thước chiều dài và chiều rộng đối với tiền giấy, đường kính đối với tiền kim loại nhỏ hơn 75% hoặc lớn hơn 150% kích thước của tiền thật cùng mệnh giá; hoặc + Sao, chụp hình ảnh hai mặt đồng tiền Việt Nam với kích thước chiều dài và chiều rộng đối với tiền giấy, đường kính đối với tiền kim loại nhỏ hơn 50% hoặc lớn hơn 200% kích thước của tiền thật cùng mệnh giá; hoặc + Sao, chụp hình ảnh thành bản điện tử để đưa lên không gian mạng có độ phân giải tối đa không vượt quá 72dpi (Dots Per Inch) với kích thước tương đương tiền thật cùng mệnh giá. - Các điều kiện, tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước, cơ sở in, đúc tiền và các cơ quan giám định theo quy định tại Nghị định này. - Trường hợp các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không áp dụng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, có văn bản trao đổi trước với Ngân hàng Nhà nước về các nội dung thông tin dự kiến của bản sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam. Trình tự, thủ tục sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam - Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 18 Nghị định 87/2023/NĐ-CP, có nhu cầu sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam nhưng không áp dụng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 87/2023/NĐ-CP, phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ phận Một cửa tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ gồm: - Giấy đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; - Bản phác thảo mẫu thiết kế, hình ảnh minh họa hoặc tài liệu liên quan dự kiến sử dụng hình ảnh tiền Việt Nam; trong đó mô tả, xác định, định vị rõ vị trí đặt, diện tích, kích thước sao, chụp, độ phân giải của hình ảnh đồng tiền. - Trong thời gian tối đa 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời về việc sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam. Trường hợp không đủ hồ sơ đề nghị sao, chụp hình ảnh tiền Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ phận Một cửa tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước thực hiện xử lý như sau: + Đối với hồ sơ nộp trực tiếp, thông báo rõ lý do và hoàn trả ngay hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân; + Đối với hồ sơ gửi qua dịch vụ bưu chính, trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, thông báo rõ lý do bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân. Xem thêm Nghị định 87/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/2/2024.
Hồ sơ đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP
Ngày 08/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam. (1) Phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả Theo đó, Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định phát hiện, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, cụ thể như sau: - Trong các hoạt động, giao dịch có liên quan đến tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện đối chiếu với các đặc điểm bảo an trên tiền thật cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố để xác định là tiền thật hay tiền giả. Trường hợp phát hiện tiền giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan thực hiện thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 01; trường hợp phát hiện tiền nghi giả, thực hiện tạm thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 02. Xem và tải Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/11/mau-01.docx Xem và tải Mẫu số 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/11/mau-02.docx - Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thu giữ tiền giả hoặc tạm thu giữ tiền nghi giả, tổ chức thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền giả trong trường hợp có yêu cầu giám định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị giám định tiền nghi giả theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP và gửi đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giám định. - Trường hợp tổ chức, cá nhân không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước thông báo ngay đến cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp xử lý. - Trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. (2) Hồ sơ đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 87/2023/NĐ-CP quy định việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Việc giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả để xác định tính xác thực của đồng tiền thực hiện lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và nộp trực tiếp đến cơ quan giám định của Bộ Công an hoặc Ngân hàng Nhà nước. Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước bố trí người có chuyên môn thực hiện giám định tiền giả, tiền nghi giả, đảm bảo trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác phục vụ công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả; thông báo công khai danh sách và địa chỉ liên hệ của các cơ quan giám định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước. Hồ sơ đề nghị giám định gồm: - Giấy đề nghị giám định tiền giả, tiền nghi giả theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP; - Hiện vật là tiền giả, tiền nghi giả cần giám định. Cơ quan giám định thực hiện giám định trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc đối với 01 tờ hoặc miếng tiền; trường hợp số lượng tiền cần giám định vượt quá 20 tờ hoặc miếng đối với 01 hồ sơ đề nghị giám định, thời gian tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 5. Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp nhận thấy việc giám định sẽ vượt quá thời gian quy định nêu trên, cơ quan giám định có văn bản thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giám định. Việc giám định để xác định tính xác thực của đồng tiền theo quy định tại Nghị định này được thực hiện miễn phí. Chi phí giám định tư pháp về tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp. Trường hợp chưa có sự thống nhất về kết quả giám định tiền giữa các cơ quan giám định thì kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện. (3) Giao nộp tiền giả Các tổ chức, cá nhân có tiền giả thực hiện giao nộp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi gần nhất hoặc giao nộp cho cơ quan công an, cơ quan có thẩm quyền của quân đội, hải quan để chuyển về Ngân hàng Nhà nước. Việc giao nộp tiền giả được thể hiện bằng văn bản trong đó ghi rõ loại tiền, số lượng, mệnh giá, vần seri tiền giả giao nộp theo Mẫu số 04. Xem và tải Mẫu 04 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/12/11/mau-04.docx Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao nộp tiền giả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Xem chi tiết tại Nghị định 87/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 02/02/2024.
Công an cho biết 06 dấu hiệu nhận biết tiền giả
Dạo gần đây, tội phạm tiền giả ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định pháp luật tiền giả và các dấu hiệu để nhận biết tiền giả. Tiền giả là gì? Theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;... bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 23 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010). Dấu hiệu nhận biết tiền giả Theo lực lượng công an cho biết, thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện một số loại tiền giả mệnh giá 500.000 đồng, 50.000 đồng và 20.000 đồng. Qua đó, thông báo về một số đặc điểm nhận biết, cụ thể: Tiền giả polymer mệnh giá 500.000 đồng (seri BD, PH, QZ, ZF, PB, RV); 50.000 đồng (seri EX); 20.000 đồng (seri FA). Các loại tiền giả này có đặc điểm nhận biết như sau: (1) Hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít; (2) Không có hiệu ứng đổi màu, lấp lánh như tiền thật; mảng ký tự siêu nhỏ là dải mực nhòe; cửa sổ lớn có làm giả cụm số dập nổi bằng phương pháp in; Khi nghiêng tờ tiền, ở tiền thật mực sẽ đổi màu chuyển từ vàng sang xanh lá cây hoặc ngược lại, trong khi tiền giả không đổi màu hoặc đổi màu nhưng không đúng màu như polymer thật. (3) Khi soi dưới đèn cực tím: số seri dọc và số seri ngang không phát quang, khu vực cửa sổ phát quang, nhìn thấy rõ cụm số mệnh giá giả dập nổi dưới đèn cực tím. (4) Loại tiền giả polymer không được làm từ polymer nên không đàn hồi. Các hình bóng chim không tinh xảo. Ở tờ tiền thật, hình ảnh Bác Hồ cũng như hình chùa Một Cột được in sáng trắng, rõ nét, khắc họa chi tiết. (5) Dây bảo hiểm trên tiền thật còn có cụm số mệnh giá và chữ "NHNNVN" hoặc "VND", trong khi tiền giả không rõ ràng hoặc không có yếu tố này. (6) Khi ngửi thử tờ tiền vì polymer thật có mùi thơm đặc trưng, dễ nhận biết, còn tiền giả có mùi nhựa hoặc mùi nhựa ni lông nồng. Lực lượng công an đề nghị người dân khi phát hiện tiền giả, đối tượng sử dụng, tiêu thụ, vận chuyển tiền giả báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất. Quy định về Tội làm tiền giả - Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật. - Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào. - Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…). - Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…). Mục đích của các hành vi trên là nhằm để thu lợi bất chính. Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định như sau: - Đối với các đối tượng chuẩn bị phạm tội này, pháp luật quy định bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01-03 năm. - Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 - 07 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cảnh giác: Tình trạng sử dụng tiền giả xuất hiện trở lại
Thời gian vừa qua tại các tỉnh thành miền bắc nhiều đối tượng làm giả hàng loạt các loại đồng tiền khác nhau trong đó sử dụng phổ biến nhất là tờ tiền có mệnh giá 500.000 đồng. Cách thức thực hiện của nhóm đối tượng này là sử dụng tờ tiền có mệnh giá 20.000 đồng đè lên tờ 500.000 đồng để mua hàng hóa rồi được thối lại tiền thật. Trường hợp sử dụng tiền giả không còn quá xa lạ nhưng những dịp gần Tết Nguyên đán 2023 cận kề các đối tượng xấu lợi dụng tình hình trên để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều trường hợp cho biết rằng ban đầu vẫn chưa nhận ra điều bất thường vì tờ tiền 500.000 đồng được che khuất bởi tờ 20.000 đồng. Tuy nhiên, sau đó nhận thấy tờ tiền polymer 500.000 đồng khi nhàu lại thì nó nhăn và không phẳng ra như những tờ khác thì mới biết là tiền giả và trình báo đến cơ quan công an. Thế nào là tội làm, tàng trữ và lưu hành tiền giả? Theo Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật hình sự 2017) quy định về hành vi làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Trong đó, hành vi lưu hành tiền giả được thể hiện bằng hành vi đưa tiền giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi. Theo đó, hành vi sử dụng tiền giả là một hành vi bị cấm của pháp luật và bất kỳ ai thực hiện hành vi này đều có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội sử dụng tiền giả Pháp luật hiện hành đã quy định đầy đủ và có chế tài nghiêm khắc về hành vi sử dụng tiền giả. Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 quy định: Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả là một trong các hành vi bị cấm. Do đó, căn cứ Điều 207 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả tại như sau: Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả thì bị phạt tù từ 03 năm - 07 năm. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt tù từ 05 năm - 12 năm. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có giá trị tương ứng từ 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm - 20 năm hoặc tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm - 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người vô ý sử dụng tiền giả có vi phạm pháp luật? Trường hợp này xảy ra không hiếm khi người không tiếp xúc nhiều với tiền bạc sẽ rất khó để nhận ra tiền giả sẽ có khác biệt thế nào so với tiền thật và tiếp tục sử dụng số tiền đó cho mục đích giao dịch của mình. Một trong những yếu tố cấu thành tội đó chính là lỗi. Tùy vào trường hợp sẽ xem xét rằng người vi phạm cố ý hay vô ý mà truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp người sử dụng tiền giả vô ý không biết được đó là tiền giả thì căn cứ Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 đối với người vô ý phạm tội. Người nào được xem là vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Như vậy, dù là người vô ý sử dụng tiền giả mà không biết đó là giả thì vẫn phạm tội nhưng với mức phạt nhẹ hơn. Nguyên nhân được quy định tại khoản 2 Điều này là dù người đó không thấy trước nhưng đây là trách nhiệm của họ và có đủ năng lực nhận biết. Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người đó chưa đủ độ tuổi nhận thức và không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chứng minh hoàn toàn mình vô tội và không có lỗi. Như vậy, người nào có hành vi sử dụng tiền giả, lưu hành và phát hành tiền giả có thể bị phạt tù cao nhất lên đến chung thân. Trong những ngày dịp cận Tết người dân cần chú ý về việc giao dịch tiền có mệnh giá lớn và có dấu hiệu bất thường về hành vi người sử dụng hoặc tiền giả có dấu hiệu khác biệt cần thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để được xử lý.
Cảnh báo và mức phạt cho hành vi làm tiền giả
Các giao dịch tiền mặt cuối năm thường tăng lên chóng mặt vì vậy nguy cơ gặp phải tiền giả cũng từ đó mà gia tăng không kém. Thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện một số loại tiền polymer giả với nhiều mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng và 50.000 đồng. Nhiều đối tượng thậm chí còn rao bán công khai trên không gian mạng, đây là hành vi hết sức nguy hiểm. Những hành vi này đã gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Vậy mức phạt dành cho hành vi làm tiền giả là gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Tiền giả là gì? Theo Điều 17 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010 quy định: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, tiền giả là loại tiền không do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Các hành vi như làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả;... bị pháp luật nghiêm cấm (Điều 23 Luật Ngân hàng nhà Nước Việt Nam 2010). Hành vi phạm tội làm tiền giả Hiện nay, tiền polymer được làm giả và xuất hiện trên thị trường với nhiều mệnh giá. Cụ thể: mệnh giá 500.000 đồng (seri FV, MF, XR, BF, BH, MA, XZ, XJ, HO, UE); 200.000 đồng (seri OC, QR, SX, KJ, TL, VY); 100.000 đồng (seri IB, XF) và 50.000 đồng (seri SR) có đặc điểm nhận biết: Nền giấy ni lông phủ trên bề mặt dễ bai giãn, lớp mực in dễ bị bong tróc. Những loại tiền giả này cũng khá tinh vi, tuy nhiên về mặt sắc nét, với mắt thường ta cũng có thể phân biệt được nếu nắm rõ những thông tin sau: Loại tiền giả này có hình ảnh, hoa văn không sắc nét; hình định vị không khớp khít; mực đổi màu (OVI) được in giả cùng hình ảnh hoa văn mặt trước, không có hiệu ứng đổi màu như tiền thật; mảng ký tự siêu nhỏ là dải mực nhòe; cửa sổ lớn, cửa sổ nhỏ có định dạng không rõ ràng, không cân đối. Các cửa sổ được làm giả bằng cách khoét thủng nền giấy, dán ni lông khu vực cửa sổ, phủ lớp nilon mỏng trên toàn bộ hai mặt tờ tiền hoặc chỉ phủ lớp nilon mỏng ở mặt trước tờ tiền; khi soi dưới đèn cực tím, khu vực cửa sổ phát quang, seri dọc và seri ngang không phát quang. Ngoài ra, các loại tiền này chưa làm giả được các yếu tố bảo an như tiền thật vì thế khi sử dụng người dùng cần cẩn thận và hết sức lưu ý để không mắc phải tiền giả. Quy định về Tội làm tiền giả - Đối với tội làm tiền giả được thể hiện qua các hành vi in, vẽ, photo hoặc bằng các hình thức khác để tạo ra các đối tượng này giống như tiền thật, ngân phiếu thật, công trái thật nhằm làm cho người khác tưởng thật. - Đối với tội tàng trữ tiền giả. Được thể hiện qua hành vi cất giữ các đối tượng này (một cách trái pháp luật) dưới bất kỳ hình thức nào. - Đối với tội vận chuyển tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa đối tượng này từ nơi này đến nơi khác bằng mọi phương thức (đường sông, đường bộ, đường không…) với mọi phương tiện (như tàu, xe, máy bay…). - Đối với tội lưu hành tiền giả. Được thể hiện qua hành vi đưa tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả vào sử dụng để thanh toán, trao đổi…(như dùng tiền để mua hàng hóa…). Mục đích của các hành vi trên là nhằm để thu lợi bất chính. Căn cứ theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định như sau: - Đối với các đối tượng chuẩn bị phạm tội này, pháp luật quy định bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01-03 năm. - Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 - 07 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. - Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Dự thảo Thông tư: Quy định xử lý tiền giả, nghi giả
*Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn, Ngân hàng đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại để kết luận. - Trường hợp khẳng định đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn là loại tiền giả Ngân hàng phải lập biên bản, thu giữ và đóng dấu, bấm lỗ tiền giả. - Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản, thu giữ (không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả); thông báo và gửi toàn bộ tiền giả loại mới trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn. *Đơn vị thu giữ tiền giả có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hoặc khi phát hiện tiền giả loại mới hoặc phát hiện từ 5 tờ tiền giấy giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) trở lên trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả. *Trường hợp thực hiện kiểm đếm tờ (miếng) trong giao nhận tiền mặt giữa các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, giữa các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng), giữa các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng) trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố, khi phát hiện tiền giả trong bó/túi tiền, Hội đồng kiểm đếm lập biên bản, xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt; đồng thời, xử lý như trường hợp thiếu tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.