Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng người khác thì nên làm gì?
Có nhiều trường hợp trong lúc chuyển tiền, chủ tài khoản chuyển nhầm vào tài khoản ngân hàng người khác. Như vậy, trong trường hợp này, chủ tài khoản nên làm gì để tránh mất tiền oan? Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng người khác thì nên làm gì? 1) Nếu biết thông tin của người được chuyển nhầm Theo Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ hoàn trả như sau: - Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; - Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại. Đồng thời, Điều 580 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản hoàn trả như sau: - Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được. - Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền. Như vậy: - Nếu biết thông tin của người mà mình chuyển nhầm, đầu tiên chủ tài khoản nên liên hệ với người đó để được họ hoàn trả lại. Sợ các vấn đề pháp lý về sau, hai bên có thể viết Giấy biên nhận tiền, ký tên hai bên và người làm chứng về sự việc có trả tiền như trên. Mẫu giấy: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/04/mau-giay-bien-nhan-tien.docx Hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Vì vậy, Giấy biên nhận tiền không cần công chứng, chứng thực vẫn có giá trị pháp lý nếu được xác lập hợp pháp. Trường hợp ở xa, không thể ký Giấy biên nhận tiền thì chủ tài khoản liên hệ Ngân hàng để nhờ Ngân hàng hỗ trợ. - Nếu người nhận số tiền chuyển khoản nhầm không chịu hoàn trả thì chủ tài khoản có quyền khởi kiện ra TAND cấp có thẩm quyền hoặc trình báo cơ quan Công an để được giải quyết. 2) Nếu không biết thông tin của người được chuyển nhầm Nếu không biết thông tin của người được chuyển nhầm, chủ tài khoản cần liên hệ ngay đến ngân hàng để được hỗ trợ: Trường hợp người nhận chuyển nhầm chưa sử dụng đến số tiền đó Ngân hàng dựa trên thông tin, chứng từ mà người chuyển khoản nhầm tiền cung cấp để phong tỏa khoản tiền trong tài khoản của người nhận và hoàn trả lại cho người chuyển khoản nhầm. Trường hợp người nhận chuyển nhầm đã sử dụng số tiền đó Ngân hàng yêu cầu bên nhận tiền chuyển nhầm hoàn trả lại số tiền đó cho người chuyển nhầm (cho họ một khoảng thời gian nhất định). Nếu người nhận tiền chuyển nhầm không chịu hoàn trả thì Ngân hàng hướng dẫn chủ tài khoản trình tự, thủ tục để khởi kiện bên nhận tiền nhầm ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để đòi lại tiền; hoặc trình báo cơ quan công an để được giải quyết. Nếu người nhận chuyển nhầm đã giao tiền cho bên thứ ba thì có đòi được không? Theo Điều 582 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả như sau: Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015 có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu tiền đã được giao cho bên thứ ba thì chủ tài khoản có quyền yêu cầu bên thứ ba trả lại số tiền đã chuyển nhầm đó. Người chiếm giữ số tiền chuyển nhầm không trả lại bị xử lý thế nào? Chiếm giữ tài sản là gì? Hiện nay chưa có quy định cụ thể khái niệm chiếm giữ tài sản. Tuy nhiên, theo thực tế xét xử thì chiếm giữ tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền khi tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được. Như đã phân tích ở trên, người nhận chuyển nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền chuyển khoản nhầm theo quy định pháp luật. Người có hành vi chiếm giữ tài sản trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Xử lý hành chính người nhận chuyển nhầm không trả lại Theo điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác. Đồng thời, người chiếm giữ còn chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm. Xử lý hình sự người nhận chuyển nhầm không trả lại Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: - Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá: + Từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. + Dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa Bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nếu nhận được khoản tiền dưới 10 triệu đồng thì người chiếm giữ sẽ bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng và các hình thức bổ sung, khắc phục hậu quả. Nếu số tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì bị phạt từ 10-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Xem thêm: 14 ngân hàng quan trọng năm 2024 được NHNN phê duyệt Có được vay ngân hàng để mua vàng không?
Phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại
Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam được chia thành 2 cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước là cấp 1, thực hiện chức năng phát hành tiền, quản lý và điều hành cho cấp 2, tức cấp các ngân hàng thương mại. Vậy, Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại khác nhau ở những điểm nào? Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại có phải là tổ chức tín dụng không? Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Theo Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước không phải là một tổ chức tín dụng mà là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ còn ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng. Phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại STT Tiêu chí phân biệt Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại 1 Khái niệm Là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 1 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010) Là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. (Khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 2 Chức năng, hoạt động - Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); - Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; - Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. (Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP) - Thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. - Cấp tín dụng dưới các hình thức: + Cho vay; + Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; + Bảo lãnh ngân hàng; + Phát hành thẻ tín dụng; + Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; + Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán: + Dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; + Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. (Khoản 1 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 3 Cơ cấu tổ chức Bao gồm: - Vụ Chính sách tiền tệ. - Vụ Quản lý ngoại hối. - Vụ Thanh toán. - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế. - Vụ Dự báo, thống kê. - Vụ Hợp tác quốc tế. - Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính. - Vụ Kiểm toán nội bộ. - Vụ Pháp chế. - Vụ Tài chính - Kế toán. - Vụ Tổ chức cán bộ. - Vụ Truyền thông. - Văn phòng. - Cục Công nghệ thông tin. - Cục Phát hành và kho quỹ. - Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. - Cục Quản trị. - Sở Giao dịch. - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. - Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Viện Chiến lược ngân hàng. - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. - Thời báo Ngân hàng. - Tạp chí Ngân hàng. - Học viện Ngân hàng. (Điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP) - Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc). - Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) (Điều 32 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 4 Vị thế Quản lý, điều hành Chịu sự quản lý, điều hành 5 Mục tiêu Quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng Tạo lợi nhuận 6 Giao dịch Không thực hiện giao dịch tiền tệ trực tiếp với người dân mà chỉ giao dịch với Chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế cũng như các ngân hàng thương mại trung gian khác. Là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho người dân. Đồng thời, ngân hàng thương mại cũng có thể thực hiện các giao dịch vay vốn với Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, dù đều là ngân hàng nhưng Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp đứng ra thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay với người dân mà điều hành, quản lý thị trường tiền tệ và các giao dịch của ngân hàng thương mại. Trên đây là bài viết về nội dung phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại. Người dùng có thể tham khảo để có thêm cho mình những kiến thức pháp luật hữu ích. Xem thêm: Những ngân hàng nào đã công khai lãi suất cho vay năm 2024?
Ngân hàng Nhà nước đề xuất Thông tư quy định về phân loại tài sản của tổ chức tài chính vi mô
Mới đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đề xuất lấy ý kiến bản dự thảo Thông tư quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tài chính vi mô. (1) Nội dung chính của bản dự thảo Thông tư Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đề xuất dự thảo Thông tư mới, trong đó bao gồm các quy định về thời điểm thực hiện phân loại các tài sản có (còn gọi là nợ), các điều kiện để phân loại nhóm nợ và công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm theo pháp luật. (2) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Căn cứ vào quy định tại bản dự thảo Thông tư, các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô làm phát sinh các khoản tài sản có là: - Cho vay; - Ủy thác cho vay; - Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. (3) Thời điểm thực hiện việc phân loại nợ của các tổ chức tài chính vi mô Tại Điều 3 của bản dự thảo Thông tư, việc phân loại nợ được quy định như sau: - Thực hiện định kỳ ít nhất mỗi quý 01 lần. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chính vi mô thực hiện phân loại nợ đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước. - Đặc biệt đối với quý IV, tổ chức tài chính vi mô phải thực hiện việc phân loại nợ đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11. (4) Phân loại các nhóm nợ như thế nào? Phân loại các nhóm nợ được quy định chi tiết trong Điều 4 của bản dự thảo Thông tư căn cứ vào hai tiêu chí sau: - Thực trạng tài chính của khách hàng - Thời hạn thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay Dựa vào hai tiêu chí này, các tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc phân loại nợ theo 05 nhóm theo các điều kiện sau đây: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): - Các khoản nợ trong hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Ngoài ra, đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro thì khi xảy ra rủi ro, tổ chức tài chính vi mô phải phân loại nợ vào một trong năm nhóm này để phản ánh đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm phục vụ cho công tác quản lý rủi ro cho vay. Các tổ chức tài chính vi mô sau khi phân loại có trách nhiệm phải báo cáo việc phân loại nợ theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Việc báo cáo được quy định tại Điều 5 của bản dự thảo Thông tư. (5) Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm Theo quy định tại Điều 6 của bản dự thảo Thông tư, việc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô thuộc về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trong khi kiểm tra, thanh tra, giám sát, nếu có trường hợp tổ chức tài chính vi mô vi phạm quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức tài chính vi mô sẽ bị xử lý theo một hoặc một số hình thức như sau: - Xử phạt vi phạm hành chính - Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ. - Hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động. - Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Như vậy, nếu bản dự thảo được thông qua, các tổ chức tài chính vi mô sẽ phải thực hiện việc phân loại nhóm nợ. Việc này sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro được hiệu quả và dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm thiểu nợ xấu, nợ không thể trả. Tải file bản dự thảo Thông tư tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/18/du-thao-thong-tu-thay-the-thong-tu-15.doc
Cẩn thận bị lừa tiền mua vé máy bay Tết, tour du lịch giá rẻ dịp Tết Nguyên đán 2024
Tết Nguyên đán 2024 cận kề, việc tìm kiếm, mua vé máy bay đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên để không mất tiền oan và không bị mua lầm bởi những vé khống hay dính phải các chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu. Bộ Công an đã có một số khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mua vé máy bay ngày Tết. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận rất nhiều dịch vụ với từ khóa "vé máy bay Tết", hay "du lịch Tết" kèm những mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên, dạo gần đây chiêu trò lừa đảo người tiêu dùng, cụ thể các đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản thông qua việc cho khách hàng nhận chất lượng dịch vụ không đúng với cam kết hay bùng vé khi đã nhận được tiền với nhiều lý do khác nhau hay “mất tích”. Xem bài viết liên quan: Giá vé đi máy bay dịp Tết Nguyên đán 2024 khá cao so với cùng kỳ Cách thức lừa tiền khi mua vé máy bay, tour du lịch Cách thức các đối tượng lừa đảo sử dụng là tạo lập fanpage giả mạo, đăng bài quảng cáo để thu hút sự chú ý của người dùng. Để tạo lòng tin, các đối tượng đồng phạm còn giả làm khách đặt mua vé máy bay và tự tạo giao dịch thành công. Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền, đối tượng lập tức chặn, xóa toàn bộ dấu vết các tài khoản đã sử dụng liên hệ. Mặt khác việc các tài khoản giả mạo đưa ra các mức giá rẻ để thu hút người tiêu dùng sập bẫy lừa đảo cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị lữ hành chân chính. Theo đó, những mức giá mà các đối tượng lừa đảo đưa ra tạo nên cho khách hàng một tư tưởng sai lệch về mức giá thực tế của sản phẩm đó. Chính vì thế khi các đơn vị lữ hành chân chính đưa ra mức giá đúng với thực tế thì khách hàng lại nghĩa đó là mức giá quá cao, là mức giá sai lệch. Tuy nhiên, những số tài khoản không chính chủ khiến cho việc xác định đối tượng tội phạm rất khó khăn, nhất là khi đa số mọi giao dịch đều diễn ra trực tuyến. Khuyến cáo đối với chiêu trò lừa đảo, vé máy bay, du lịch Bộ Công an khuyến cáo, cần định danh các tài khoản mạng xã hội để đảm bảo trong công tác quản lý không gian mạng. Theo đó, các đối tượng xấu sẽ khó khăn hơn trong việc sử dụng tài khoản nặc danh. Ngoài ra, trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, người dân cần tìm hiểu kỹ, xác nhận thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực, đồng thời yêu cầu nhân viên của hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay; đặc biệt, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín. Tham khảo: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Từ ngày 05/9/2023 người có công được hỗ trợ tiền di chuyển không quá 05 triệu/năm
Ngày 21/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 55/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể, Nghị định điều chỉnh mức tăng tiền hỗ trợ người có công với cách mạng cũng như quy định rõ về phương thức và đối tượng chi trả, trong đó quy định mức hỗ trợ di chuyển cho người có công như sau: (1) Nhận khoán tối đa không quá 5 triệu đồng/năm cho người có công đi lại Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định người có công đang nuôi dưỡng tại cơ sở về thăm gia đình mà tự túc phương tiện vận chuyển thì được hỗ trợ tối đa 01 lần/01 năm (bao gồm tiền đi lại và tiền ăn) cho bản thân đối tượng và 01 người thân đi cùng (nếu có) từ cơ sở nuôi dưỡng đến gia đình, quê quán người có công và theo chiều ngược lại: Lưu ý: - Hỗ trợ thanh toán theo hóa đơn, bao gồm vé phương tiện vận tải hành khách công cộng, chứng từ hợp pháp hoặc giấy biên nhận theo quy định của pháp luật. - Giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. - Đối với phương tiện máy bay thì được thanh toán tối đa theo giá vé hạng phổ thông tiêu chuẩn và tiền cước hành lý (nếu giá vé chưa bao gồm cước hành lý) theo đơn giá cước hành lý của chuyến đi và khối lượng hành lý nhưng không vượt quá khối lượng hành lý được mang theo của loại vé thông thường khác. - Hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/người/lượt. Phương thức nhận tiền: Trường hợp đối tượng nhận hỗ trợ theo hình thức khoán thì được hỗ trợ với mức 3.000 đồng/km/người theo quãng đường nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/đối tượng và người thân/năm. (Hiện hành không quy định rõ các trường hợp được chi trả bằng loại phương tiện, từ cơ sở đến nhà và ngược lại, đặc biệt là chỉ một nhân thân được hỗ trợ di chuyển thay vì số lượng 3 như trước). (2) Hỗ trợ tiền thuốc, bồi dưỡng cho người có công tối đa 8,5 triệu đồng/năm Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định rõ hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe tại cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/01 người/01 năm. Về hình thức hỗ trợ bồi dưỡng phục hồi sức khỏe do Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng quyết định phù hợp với tình trạng sức khỏe của người có công và đặc thù của đơn vị (bao gồm cả chi bồi dưỡng phục hồi sức khỏe khi đối tượng đi điều trị tại cơ sở y tế). (3) Hỗ trợ phí sinh hoạt nuôi dưỡng người có công 08 triệu đồng/năm Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng do ngành LĐTBXH quản lý để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác. Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/01 đối tượng/01 năm. (4) Cơ quan nhà nước hỗ trợ 01 triệu đồng khi thăm cá nhân, hộ gia đình của người có công Sửa đổi khoản 11 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP chế độ tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng người có công, người có công và gia đình người có công: - Quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể, hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể. Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân. (Tăng mức quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch UBTWMTTQVN đối với gia đình, cá nhân tiền mặt từ 500.000 đồng lên 01 triệu đồng, hiện vật tăng từ 150.000 đồng lên 250.000 đồng). - Quà tặng của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương: Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể. Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân”. (Tăng mức quà tặng của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương đối với gia đình, cá nhân tiền mặt từ 500.000 đồng lên 01 triệu đồng, hiện vật tăng từ 150.000 đồng lên 250.000 đồng). (5) Mức hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng tải Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh tải Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B tải Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng tải Xem thêm Nghị định 55/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/9/2023 sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP.
Thanh toán trung gian qua hiệp hội WCA
Tôi đang gặp trường hợp rất mong Luật sư hổ trợ tư vấn giúp: Công ty tôi đang hoạt động trong lĩnh vực logistics và có giao dịch thanh toán quốc tế nên có Thu - Chi cho khách hàng, Đại lý ở đầu nước ngoài qua một tài khoản được cấp của Hiệp hội giao nhận quốc tế WCA. (Vi lý do tránh rủi ro nên thông qua hiệp hội WCA, WCA là đơn vị trung gian cầu nối 2 bên để Thu và Chi). Vậy xin hỏi: 1. Về mặt Thuế: - Có được hưởng thuế suất 0% không ? - Có bị vi phạm về quy định không dùng tiền mặt không? - Có được tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Cách xác định số tiền bất chính trong hoạt động thương mại
Đây là nội dung tại Thông tư 65/2022/TT-BTC ngày 02/11/2022 hướng dẫn chi tiết khoản 2 Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định số lợi bất hợp pháp là tiền trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, kinh doanh như sau: (1) Xác định phương thức thu tiền bất hợp pháp Số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ các hành vi sau: - Chuyển nhượng. - Tiêu thụ hàng hóa. - Cung cấp dịch vụ vi phạm. Sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp. (2) Tính đối với chủ thể vi phạm thực hiện Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được tính như sau: (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã thực hiện (x) với đơn giá (-) chi phí cấu thành Cụ thể: Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt. Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định. (3) Tính đối với gia công cho thương nhân nước ngoài Trường họp các tổ chức, cá nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm thì số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động gia công hàng hóa bằng: (=) toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động gia công trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công thì số lợi bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước là: Toàn bộ số tiền nêu trên cộng (+) số tiền bằng với trị giá tang vật vi phạm hành chính có được do đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tâu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. (4) Chuyển nhượng, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng giả Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó. Xem thêm Thông tư 65/2022/TT-BTC hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thay thế Thông tư 149/2014/TT-BTC.
Con lấy tiền nạp game, cha mẹ có được đòi hãng trả?
Do sự phát triển của xã hội, trẻ em hiện nay được tiếp xúc với máy tính, điện thoại thông minh và trò chơi điện tử (game) từ rất sớm. Vì tuổi nhỏ và tâm lý ganh đua cho “bằng bạn bằng bè”, không ít em đã nạp một số tiền rất lớn vào những trò chơi này, mà chưa hỏi qua ý kiến phụ huynh. Nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, bậc cha mẹ có thể yêu cầu hãng game trả lại tiền được hay không? Nạp tiền vào game có đòi được không? - Minh họa Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 BLDS 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: - Người tham gia có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập; - Việc tham gia giao dịch là hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hiện nay, các giao dịch về nạp tiền thật mua game hoặc vật phẩm trong game thuộc những nền tảng “chính thống” như App Store, CH Play, Steam, Garena… không bị pháp luật cấm. Do đó, vấn đề duy nhất cần xét tới ở đây chính là trẻ em có được tham gia vào loại giao dịch như thế này hay không? Điều 21 và điểm a khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 quy định về độ tuổi của người tham gia giao dịch dân sự như sau: Thứ nhất, giao dịch dân sự của người dưới 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Người đại diện có thể là cha, mẹ hoặc người khác do Tòa án chỉ định. Thứ hai, giao dịch dân sự của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. BLDS không quy định “nhu cầu thiết yếu” hoặc “nhu cầu sinh hoạt hằng ngày” là gì. Tuy nhiên, ta có thể tham khảo từ khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014. Theo đó, “nhu cầu thiết yếu” được hiểu là “nhu cầu sinh hoạt” thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh hoặc khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Có thể thấy rõ việc giao dịch trong trò chơi điện tử thuộc về nhóm “giải trí” và không phải là thứ “không thể thiếu” trong đời sống. Chính vì vậy, việc bán thẻ nạp game cho trẻ em mà chưa thông qua bố mẹ là với quy định của pháp luật, nên sẽ bị vô hiệu. Thứ ba, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan tài sản phải đăng ký với nhà nhà nước hoặc giao dịch khác mà theo quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, nếu người từ đủ 15 tuổi trở lên được tự mình mua thẻ nạp game thì giao dịch này không bị vô hiệu. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là trong trường hợp mua bán thẻ vật lý, cầm nắm tận tay được. Còn đối với trường hợp trẻ dùng tài khoản ngân hàng của bố mẹ để nạp tiền qua ví điện tử hoặc cổng thanh toán trực tuyến thì sẽ khó giải quyết hơn nhiều. Thông thường, các giao dịch loại này đều yêu cầu phải có xác nhận bằng mật khẩu, vân tay. Nếu vì lý do nào đó mà trẻ thông qua được bước này thì sẽ rất khó để yêu cầu hoàn trả tiền, vì về nguyên tắc, chủ tài khoản có trách nhiệm giữ bí mật mật khẩu và vân tay của mình. Mặt khác, giao dịch tiến hành trực tuyến hoàn toàn nên rất khó để chứng minh trẻ hay phụ huynh mới là bên giao dịch thực sự. Ấy là chưa kể đến, rất nhiều nhà phát hành yêu cầu người chơi phải cam kết đồng ý điều khoản rồi mới được tham gia. Mà thông thường, nó bao gồm cả điều khoản về việc không hoàn trả tiền đã nạp vào tài khoản. Chung quy lại, để không xảy ra cảnh “dở khóc dở cười” này, tốt nhất cha mẹ nên quản lý tốt con mình chơi gì và trò chơi đó có nạp thẻ hay không, nhất là những trò chơi cho phép chi trả thông qua ứng dụng thanh toán cài đặt sẵn trên thiết bị.
"Thách cưới" có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
“Thách cưới” là một tập tục về hôn nhân còn tồn tại đến tận ngày nay ở nhiều địa phương. Dưới góc độ pháp luật, tục lệ này có bị cấm hay không? Thách cưới có trái pháp luật? - Minh họa Theo từ điển tiếng Việt, “thách cưới” là việc nhà gái ra điều kiện về sính lễ cho nhà trai để gả con gái con gái cho. Thông thường, số sính lễ này sẽ được trao cho nhà gái vào lễ cưới, trước khi rước dâu. Tùy thuộc vào phong tục ở mỗi địa phương mà sính lễ có thể là tiền mặt, kim khí quý (như trang sức bằng vàng, bạc) hoặc đồ vật khác (trầu cau, trâu bò…) với số lượng không giống nhau. Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc yêu sách của cải trong kết hôn là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, khoản 2 Điều 3 Luật này định nghĩa, “yêu sách của cải” trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Như vậy, hành vi “thách cưới” có vi phạm quy định của pháp luật hay không còn phải căn cứ vào hai điều kiện, đó là: - Yêu cầu về vật chất cao đến mức quá đáng; - Được đưa ra nhằm mục đích gây cản trở việc kết hôn tự nguyện (nếu không đưa đủ thì không được phép cùng về chung sống), dù đây không phải là điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 nêu rõ, hai người nam, nữ muốn kết hôn chỉ cần đáp ứng bốn điều kiện sau: 1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; 2. Do hai bên tự nguyện; 3. Không ai bị mất năng lực năng lực hành sự; 4. Không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi yêu sách của cải trong kết hôn có thể bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Nếu đủ hạnh phúc, nhân viên sẽ không nhảy việc
Mang đến trải nghiệm làm việc toàn diện là cách tốt nhất để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Tháng 3 hàng năm, thị trường lao động Việt Nam bước vào giai đoạn biến động quen thuộc: cuộc chảy máu nhân sự tập thể với tên gọi “Mùa nhảy việc”. Trong khi nhân viên có hàng ngàn lý do khác nhau để quyết định thay đổi công việc, các doanh nghiệp đau đầu với một bài toán duy nhất: tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Theo phân tích của Decision Lab về môi trường làm việc lý tưởng của GenZ, điều các công ty cần để thu hút và khiến nhân viên gắn bó không chỉ là một văn phòng đẹp hay một mức lương đủ tốt, đó còn cần là nơi thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo và cảm hứng, khiến cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn tiếp tục cống hiến. Vậy “Làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc?”, Vietcetera có cuộc trò chuyện với chị Sakshi Jawa - Tổng Giám đốc nhân sự Tiki, doanh nghiệp hai lần được vinh danh có “Môi trường làm việc tốt nhất châu Á”, và chị Zoee Nguyễn - Giám đốc Trải nghiệm thành viên tại Dreamplex. Một chỗ làm việc lý tưởng đối với chị là gì? Sakshi Jawa: Tôi cho rằng đó là nơi nhân viên cảm thấy hạnh phúc bởi họ được quan tâm một cách toàn diện nhất. Ở Tiki, chúng tôi đang trong quá trình xây dựng môi trường như vậy. Nó bao gồm nhiều yếu tố: họ có nhìn thấy sự phát triển của bản thân khi gắn bó với Tiki hay không, có thấy tương lai và tầm nhìn của công ty không, họ có bị làm phiền bởi những việc nhỏ hơn như trời mưa thì phải đỗ xe ở đâu, ăn trưa ở đâu... Chúng tôi muốn nhân viên cảm thấy yên tâm và thoải mái ở nơi họ dành 8 tiếng mỗi ngày để làm việc. Zoee Nguyễn: Mỗi người là một cá thể khác nhau với nhu cầu khác nhau về không gian, sự linh hoạt hay hiện đại trong cơ sở vật chất, hoặc chú trọng sự giao tiếp và mở rộng network tại nơi làm việc. Đối với Dreamplex, môi trường làm việc lý tưởng là nơi đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dùng. Thêm nữa, sau thời gian mọi thứ bị ngưng trệ vì COVID-19, mọi người nhận ra nhu cầu về một văn phòng linh hoạt hơn, có thêm nhiều giải pháp để thu nhỏ hoặc mở rộng quy mô nhanh chóng. Đó là lý do Dreamplex có nhiều địa điểm khác nhau với những thiết kế riêng biệt, sự đa dạng về concept giữa các địa điểm sẽ giúp các thành viên của Dreamplex được trải nghiệm tối đa và có nhiều lựa chọn. Được biết, Tiki chọn Dreamplex là “nhà” khi mở rộng tại Hà Nội. Lý do nào để cả hai chọn nhau làm đối tác? Sakshi Jawa: Khi tìm kiếm địa điểm mới cho văn phòng ở Hà Nội, chúng tôi rất chú trọng việc tìm được một nơi khiến cho nhân viên của mình được thoải mái và yên tâm tập trung vào công việc. Văn phòng mới tại Dreamplex cho chúng tôi mọi thứ mình cần: vị trí trung tâm, phòng họp lớn, một không gian cực kỳ sáng tạo, văn phòng được thiết kế đẹp với các mảng xanh, khu vực uống cafe thư giãn và tối giản vừa đủ cho một công ty công nghệ. Tôi rất ấn tượng về cách văn phòng được thiết kế khiến cho mọi người đều cảm thấy năng lượng tích cực. Những dịch vụ và hoạt động kết nối ở Dreamplex cũng khiến cho một ngày đi làm ở đây thú vị, gắn kết và hiệu quả hơn. Đây chính là mô hình trải nghiệm toàn diện mà tôi muốn dành cho nhân viên của mình. Zoee Nguyễn: Đội ngũ Dreamplexhiểu rằng điều Tiki cần là xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một thương hiệu của mình, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là giúp nhân viên phát triển và gắn kết. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà Dreamplex theo đuổi. Chúng tôi không chỉ cung cấp văn phòng vật lý mà hướng tới mang lại trải nghiệm, giải pháp giúp doanh nghiệp giữ được nhân tài, làm cho họ cảm thấy có sự gắn bó và tương tác. Khi cùng có tiếng nói và tầm nhìn chung, cả Tiki và Dreamplex cùng lên ý tưởng và thiết kế các trải nghiệm dành riêng cho Tiki. Với đội ngũ có tới gần 80% nhân viên thuộc thế hệ Gen Z như Tiki, việc xây dựng môi trường làm việc có điểm gì khác biệt so với các thế hệ khác? Sakshi Jawa: GenZ là những người luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ, rất táo bạo, họ cởi mở hơn với suy nghĩ “Ở Việt Nam chưa ai làm điều này, nhưng ok, cứ thử thôi”. GenZ chấp nhận rủi ro, họ cũng luôn sẵn sàng làm những điều chưa từng có tiền lệ. Họ sáng tạo hơn, thích phá bỏ những giới hạn và rào cản thông thường hơn. Trong một tập thể, bạn luôn phải tìm cách cân bằng hai xu hướng này. Nếu tập thể chỉ có Millennials, chắc chắn sẽ khó đổi mới nhanh đến thế, nhưng ngược lại, Gen Z cũng cần phải học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm được đúc kết sau rất nhiều năm đi làm của những đồng nghiệp Millennials. Lý tưởng nhất là bạn có một người lãnh đạo Millennials đủ tin tưởng vào những điều GenZ làm, hiểu được cách vận hành của họ mà không quản lý vi mô, dám để cho họ thử nghiệm những điều mới mẻ nhưng cũng đủ tỉnh táo để biết điều chỉnh và kiểm soát khi nào nên dừng lại. Zoee Nguyễn: Điểm tích cực đầu tiên là do đặc điểm của thế hệ, họ rất sẵn sàng chia sẻ, nói lên nhu cầu và nguyện vọng của mình. Các bài khảo sát của chúng tôi nhận được những phản hồi rất cụ thể, từ đó chúng tôi thuận lợi hơn trong việc xây dựng các sự kiện, hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng Gen Tuy nhiên, cũng chính vì GenZ là một thế hệ vận động nhanh, bắt trend tốt, thử thách của chúng tôi là luôn phải cập nhật, bắt kịp xu hướng, thậm chí là đi trước xu hướng, để khiến khách hàng GenZ không cảm thấy nhàm chán. GenZmong muốn chỗ làm được cá nhân hóa, không gian linh hoạt, hiện đại, thoải mái. Văn phòng cần sự tiện lợi, hi-tech, hiện đại hóa, giúp họ thư giãn và được sáng tạo. Khi thiết kế trải nghiệm nào chúng tôi cũng cần nhắc những yếu tố này để đạt được sự hài lòng cao nhất. Quá trình thiết kế “Trải nghiệm hạnh phúc” này diễn ra như thế nào? Zoee Nguyễn: Với Tiki, chúng tôi xây dựng giải pháp doanh nghiệp chứ không đơn thuần là thiết kế bố cục hay không gian văn phòng. Cả hai team cùng ngồi lại để chia sẻ định hướng theo quý và theo năm, cùng thống nhất về các hoạt động sẽ triển khai dành riêng cho Tiki. Rất nhiều khảo sát đã được thực hiện để tìm hiểu mong muốn cụ thể của mỗi nhân viên tại Tiki. Từ những kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận ra mỗi người đều có những sở thích, sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ là IT hay thương mại điện tử. Từ đó chúng tôi xây dựng 4 hoạt động khác nhau: - Play@Dreamplex: Dành cho những khoảng nghỉ cần thư giãn và kết nối tại văn phòng thông qua các trò chơi đơn giản - WorkWell: Hướng tới những hoạt động tăng cường sức khỏe | tinh thần như yoga, thiền, khám sức khỏe - Future.Co: Những hoạt động hỗ trợ nhân sự và lấy trải nghiệm của nhân viên làm trung tâm - Dreamplex Academy: Những khóa học xây dựng các kỹ năng giúp tăng hiệu quả làm việc như networking, quản lý thời gian, giá trị thương hiệu cá nhân... Văn phòng mới này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của Tiki và Dreamplex? Sakshi Jawa: Theo lộ trình, đây là bước đi đầu tiên để chúng tôi tạo ra một môi trường đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Hiện nay, Hà Nội chúng tôi có khoảng 70 người. Chúng tôi tìm kiếm những người muốn gia nhập đội ngũ Tiki để cùng tăng tốc, chính vì vậy chúng tôi chuyển đến một văn phòng rộng hơn, để mở rộng quy mô nhân sự của Tiki tại Hà Nội. Chúng tôi đã có văn phòng tại Hà Nội một thời gian rồi và đây là thời điểm thích hợp để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Điều quan trọng nhất khi vận hành một văn phòng ở xa chính là việc duy trì sự trao đổi thông tin, giao tiếp để đảm bảo công việc được trôi chảy, đồng thời đội ngũ ở Hà Nội cũng có thử thách lớn hơn khi hầu hết các lãnh đạo cấp cao đều ở Thành phố Hồ Chí Minh. Zoee Nguyễn: Khách hàng ở mỗi nơi có một đặc điểm riêng, vì thế chiến lược của Dreamplex cho thị trường Hà Nội cũng sẽ khác. Chúng tôi mang đến một concept mới và hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng Hà Nội bởi chất lượng và trở thành những người gắn bó và cam kết lâu dài. Đây sẽ là mục tiêu trong tương lai của Dreamplex cùng với 6 văn phòng của Dreamplex tại TP. Hồ Chí Minh từ nay đến cuối năm 2021. Trà My Nguồn: Vietcetera
Tiền và 10 sự thật thú vị ít ai biết
“Tiền” một khái niệm quá quen thuộc với chúng ta bởi vì không ai có thể sống thiếu tiền, ít nhất là trong một thời gian dài. Tiền không thể mua được mọi thứ nhưng có thể giúp chúng ta có một cuộc sống thoải mái. 1. Giá của một đồng xu Mất khoảng 2,4 xu để có thể sản xuất ra một đồng xu với nhiều mệnh giá. Nếu đó là đồng 1 penny, bạn có thể thấy rõ sự “lỗ nặng” của các nhà sản xuất. Kể cả là cái tên “penny” cũng cho thấy giá trị thấp của đồng tiền đó. Tuy vậy có khá nhiều người thích sưu tập tiền xu. 2. Tiền bạc có thể mua được hạnh phúc nhưng không mua được mạng sống Có lẽ cụm từ “tiền không mua được hạnh phúc” hoặc “tiền bạc không mang lại tình yêu” được rất nhiều người đồng tình. Tuy vậy, các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng ở Mỹ những người làm ra nhiều tiền sẽ hạnh phúc hơn những người làm ra ít. Vì sao vậy? Vì chỉ khi có tiền để bảo đảm cuộc sống cơ bản nhất thì người ta mới có tâm trạng để đi theo đuổi những thứ khác trong cuộc sống. Mặc dù vậy, tiền bạc chỉ là “vật ngoài thân” và bạn sẽ không thể mang theo khi tới cuối đời. Vì thế lời khuyên là hãy biết bằng lòng với số tiền bạn kiếm được. 3. Tiền của “ông lớn” Apple Mỗi một phút đồng hồ, hãng Apple kiếm được khoảng 300.000 USD lợi nhuận. Khi bạn dành thời gian để đọc hết bài báo này họ đã có thể kiếm được số tiền lên tới 3 triệu đô. Việc sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì luôn lên bổng xuống trầm, tuy nhiên với vị thế hàng đầu trong ngành công nghệ Apple đã có một lượng khách hàng đông đảo và duy trì lượng tiêu thụ ổn định. 4. Đồng đô la Mỹ có giá trị lớn nhất là bao nhiêu? Là 100.000 USD và được in vào năm 1934. Tuy nhiên, đồng tiền này chưa bao giờ được đưa vào lưu thông mà chỉ được cục Lưu trữ liên bang sử dụng trong giao dịch. 5. Đầu tư nước ngoài Hơn 65% lượng tiền của người Mỹ nằm ở nước ngoài. Những khoản này có thể là những khoản đầu tư vào các quốc gia khác hoặc khoản tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài. 6. Tiền giấy xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc Ít ai biết rằng người Trung Quốc đã phát minh và sử dụng tiền giấy từ hơn 1.400 năm trước. Và không lâu sau khi tiền giấy được lưu hành, công nghệ làm giả tiền đã được áp dụng. Tuy vậy, phía Trung Quốc rất mạnh tay trong việc trấn áp và xử lý việc làm giả này. 7. Tiền trở thành phương tiện trong trò chơi Một trong những trò chơi nổi tiếng sử dụng tiền được in riêng đó là trò “cờ tỉ phú”. Ngày càng nhiều loại tiền dành riêng cho trò chơi được in ra. Hiện tại theo thống kê, trị giá của tiền “ảo” sử dụng cho trò chơi này là 15.140 USD. 8. Tiền của ông trùm ma túy Pablo Escobar Không ai biết đích xác ông trùm ma túy này (dù đã mất) nắm giữ khối tài sản bao nhiêu. Tuy nhiên chỉ tính riêng tiền mặt thì trung bình mỗi năm bọn chuột đã “xơi” khoảng 1 tỉ tờ tiền của ông ta trong kho. 9. Khi nào thì tiền rách? Người ta tính toán rằng mất một tờ tiền giấy phải trải qua khoảng 4000 nếp gấp mới có thể bị rách. Khi đó tiền sẽ được dùng băng dính để dính lại và vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu. Áo rách thì mất giá nhưng tiền rách thì không. Tuy vậy nhiều người vẫn rất thích tiền mới vì mùi của nó. Tiền cũ cũng có mùi nhưng nó rất tệ. 10. Mất 15 năm để khắc tiền xu? Chúng ta đều biết để hoàn thành xong chương trình học ở trường đại học với bác sĩ là 6 năm còn hầu hết các ngành khoa học xã hội khác là 4 -5 năm. Thế nhưng để đào tạo được một chuyên gia khắc tiền thì phải mất tới... 15 năm. Những người nghệ nhân khắc tiền này mặc dù chuyên làm việc ở hậu trường nhưng cần một kĩ nghệ vô cùng khéo léo và chính xác. Nguồn: Tri Thức Trẻ
Chú em làm nghề môi giới bất động sản, mọi người hay gọi là “cò đất” cho dễ nhớ, mấy năm trước đây, tiền nhiều vô kể. Mới ngoài ba mươi, đẹp trai phong độ, lại tiền bạc lúc nào cũng rủng rẻng, thay xe ô tô như thay áo hàng ngày nên chuyện lấy vợ đẹp không quá khó khăn. Một em chân dài đã chủ động “cưa đổ” cho bằng được anh “cò đất” ấy. Rồi họ nên vợ nên chồng. Ai cũng bảo họ quá hạnh phúc. Mà hạnh phúc thật, xét theo cái nghĩa êm ấm, vợ chồng không cãi cọ nhau như nhiều gia đình khác. Nhà cửa khang trang, con cái xinh đẹp, mỗi năm vợ chồng dắt nhau đi chơi nước ngoài một chuyến, bạn bè nhìn họ mà thèm. Từ ngày “cưa đổ” anh cò này, chị vợ không phải lo chuyện tiền nong nữa. Ra chợ, chị không thèm trả treo. Vào shop quần áo hàng hiệu, hễ thích món hàng nào là chị cho vào túi rồi ra quày tính tiền, không cần xem giá. Giá nhà đất càng lên, chị đi mua sắm càng dày. Ai thấy cũng … phát ghen! Đùng một cái, giá nhà đất xì hơi. Những đồng tiền “cò” ngày một thưa dần, những cuộc cãi cọ cũng bắt đầu hình thành trong ngôi nhà mà ai cũng nghĩ là sẽ êm đềm vĩnh viễn ấy. Cuối cùng rồi họ chia tay. Chị vợ chủ động nói ra cái điều mà anh chồng và hai đứa con không hề mong muốn ấy. Có vợ chồng mù đi bán vé số dạo. Cùng cảnh ngộ đã đưa họ đến với nhau chứ cha mẹ hai bên thì rất ái ngại. Đứa con sinh ra cũng có dấu hiệu mù như bố mẹ mà không biết làm sao để dẫn cháu vô Sài Gòn chữa trị. Mỗi ngày hai vợ chồng kiếm được 100 ngàn, đủ để ăn cơm bụi cho cái gia đình bé mọn ấy. Tối về cả ba cùng ngủ nhờ dưới sàn nhà của gia đình đại lý vé số. Vất vả là vậy mà “sàn nhà” ấy không bao giờ vắng tiếng cười. Thế rồi, một bài viết trên báo về trường hợp này đã tạm đưa họ rời khỏi tập vé số hàng ngày sau khi bạn đọc đã ủng hộ cho cháu bé con của họ gần 100 triệu đồng. Hôm qua nghe anh chồng gọi điện thoại thông báo: Con vợ em nó bỏ em rồi anh ơi! Hỏi sao bỏ thì nghe từ đầu dây bên kia một tiếng thở dài: “Nó đang giữ mấy chục triệu nên nó bỏ em chứ sao!”. Cô vợ anh cò đất bỏ chồng vì hết tiền. Chị vợ anh mù bỏ chồng vì được tiền. Đồng tiền chính là thủ phạm cho những cuộc đổ vỡ ấy. Nhưng suy cho cùng, đồng tiền có lỗi gì trong câu chuyện này? -Trích từ FB Đương Phạm
Tiền có được coi là tài sản chung?
(Dân trí) - Mẹ tôi được một người em ở nước ngoài thường xuyên gửi tiền về giúp đỡ. Từ ngày mẹ tôi ốm tiền gửi về thông qua tài khoản của chị tôi. Nếu mẹ tôi qua đời số tiền đó có được coi là tài sản chung cùng chia cho các con không? (Phạm Trung Hành; Email:trunghanh_pham@yahoo.com). Ảnh minh họa Trả lời: Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự quy định về di sản như sau: “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy nếu chị bạn thừa nhận hoặc bạn có các căn cứ chứng minh số tiền có trong tài khoản của chị bạn là tiền của mẹ bạn thì sau khi mẹ bạn mất đi số tiền này sẽ được chia thừa kế theo di chúc (nếu có di chúc) hoặc chia thừa kế theo pháp luật (nếu không có di chúc). Trong trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc thì tài sản này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn bao gồm: chồng, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó các anh chị em bạn sẽ được hưởng di sản mà mẹ bạn để lại sau khi chết. Luật sư Nguyễn Thị Phượng CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5 Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966 Hot-line: 093 366 8166 Email: info@luatdaiviet.vn Website: http://www.luatdaiviet.vn Ban Bạn đọc
Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng người khác thì nên làm gì?
Có nhiều trường hợp trong lúc chuyển tiền, chủ tài khoản chuyển nhầm vào tài khoản ngân hàng người khác. Như vậy, trong trường hợp này, chủ tài khoản nên làm gì để tránh mất tiền oan? Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng người khác thì nên làm gì? 1) Nếu biết thông tin của người được chuyển nhầm Theo Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ hoàn trả như sau: - Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; - Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại. Đồng thời, Điều 580 Bộ luật dân sự 2015 quy định về tài sản hoàn trả như sau: - Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được. - Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền. Như vậy: - Nếu biết thông tin của người mà mình chuyển nhầm, đầu tiên chủ tài khoản nên liên hệ với người đó để được họ hoàn trả lại. Sợ các vấn đề pháp lý về sau, hai bên có thể viết Giấy biên nhận tiền, ký tên hai bên và người làm chứng về sự việc có trả tiền như trên. Mẫu giấy: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/04/mau-giay-bien-nhan-tien.docx Hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Vì vậy, Giấy biên nhận tiền không cần công chứng, chứng thực vẫn có giá trị pháp lý nếu được xác lập hợp pháp. Trường hợp ở xa, không thể ký Giấy biên nhận tiền thì chủ tài khoản liên hệ Ngân hàng để nhờ Ngân hàng hỗ trợ. - Nếu người nhận số tiền chuyển khoản nhầm không chịu hoàn trả thì chủ tài khoản có quyền khởi kiện ra TAND cấp có thẩm quyền hoặc trình báo cơ quan Công an để được giải quyết. 2) Nếu không biết thông tin của người được chuyển nhầm Nếu không biết thông tin của người được chuyển nhầm, chủ tài khoản cần liên hệ ngay đến ngân hàng để được hỗ trợ: Trường hợp người nhận chuyển nhầm chưa sử dụng đến số tiền đó Ngân hàng dựa trên thông tin, chứng từ mà người chuyển khoản nhầm tiền cung cấp để phong tỏa khoản tiền trong tài khoản của người nhận và hoàn trả lại cho người chuyển khoản nhầm. Trường hợp người nhận chuyển nhầm đã sử dụng số tiền đó Ngân hàng yêu cầu bên nhận tiền chuyển nhầm hoàn trả lại số tiền đó cho người chuyển nhầm (cho họ một khoảng thời gian nhất định). Nếu người nhận tiền chuyển nhầm không chịu hoàn trả thì Ngân hàng hướng dẫn chủ tài khoản trình tự, thủ tục để khởi kiện bên nhận tiền nhầm ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để đòi lại tiền; hoặc trình báo cơ quan công an để được giải quyết. Nếu người nhận chuyển nhầm đã giao tiền cho bên thứ ba thì có đòi được không? Theo Điều 582 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả như sau: Trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật dân sự 2015 có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. Như vậy, nếu tiền đã được giao cho bên thứ ba thì chủ tài khoản có quyền yêu cầu bên thứ ba trả lại số tiền đã chuyển nhầm đó. Người chiếm giữ số tiền chuyển nhầm không trả lại bị xử lý thế nào? Chiếm giữ tài sản là gì? Hiện nay chưa có quy định cụ thể khái niệm chiếm giữ tài sản. Tuy nhiên, theo thực tế xét xử thì chiếm giữ tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp của tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền khi tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được. Như đã phân tích ở trên, người nhận chuyển nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền chuyển khoản nhầm theo quy định pháp luật. Người có hành vi chiếm giữ tài sản trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. Xử lý hành chính người nhận chuyển nhầm không trả lại Theo điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác. Đồng thời, người chiếm giữ còn chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau: - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. + Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. + Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm. Xử lý hình sự người nhận chuyển nhầm không trả lại Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: - Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá: + Từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. + Dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa Bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. - Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nếu nhận được khoản tiền dưới 10 triệu đồng thì người chiếm giữ sẽ bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng và các hình thức bổ sung, khắc phục hậu quả. Nếu số tiền từ 10 triệu đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì bị phạt từ 10-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Xem thêm: 14 ngân hàng quan trọng năm 2024 được NHNN phê duyệt Có được vay ngân hàng để mua vàng không?
Phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại
Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam được chia thành 2 cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước là cấp 1, thực hiện chức năng phát hành tiền, quản lý và điều hành cho cấp 2, tức cấp các ngân hàng thương mại. Vậy, Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại khác nhau ở những điểm nào? Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại có phải là tổ chức tín dụng không? Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Theo Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước không phải là một tổ chức tín dụng mà là một cơ quan ngang bộ của Chính phủ còn ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng. Phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại STT Tiêu chí phân biệt Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại 1 Khái niệm Là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoản 1 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước 2010) Là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. (Khoản 3 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 2 Chức năng, hoạt động - Quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); - Thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; - Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. (Khoản 2 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP) - Thực hiện các nhiệm vụ theo Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010. - Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài. - Cấp tín dụng dưới các hình thức: + Cho vay; + Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; + Bảo lãnh ngân hàng; + Phát hành thẻ tín dụng; + Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế; + Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. - Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Cung ứng các dịch vụ thanh toán: + Dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ; + Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. (Khoản 1 Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 3 Cơ cấu tổ chức Bao gồm: - Vụ Chính sách tiền tệ. - Vụ Quản lý ngoại hối. - Vụ Thanh toán. - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế. - Vụ Dự báo, thống kê. - Vụ Hợp tác quốc tế. - Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính. - Vụ Kiểm toán nội bộ. - Vụ Pháp chế. - Vụ Tài chính - Kế toán. - Vụ Tổ chức cán bộ. - Vụ Truyền thông. - Văn phòng. - Cục Công nghệ thông tin. - Cục Phát hành và kho quỹ. - Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. - Cục Quản trị. - Sở Giao dịch. - Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. - Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Viện Chiến lược ngân hàng. - Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. - Thời báo Ngân hàng. - Tạp chí Ngân hàng. - Học viện Ngân hàng. (Điều 7 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP) - Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc). - Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) (Điều 32 Luật các tổ chức tín dụng 2010) 4 Vị thế Quản lý, điều hành Chịu sự quản lý, điều hành 5 Mục tiêu Quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng Tạo lợi nhuận 6 Giao dịch Không thực hiện giao dịch tiền tệ trực tiếp với người dân mà chỉ giao dịch với Chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế cũng như các ngân hàng thương mại trung gian khác. Là trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính, tiền tệ cho người dân. Đồng thời, ngân hàng thương mại cũng có thể thực hiện các giao dịch vay vốn với Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, dù đều là ngân hàng nhưng Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp đứng ra thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay với người dân mà điều hành, quản lý thị trường tiền tệ và các giao dịch của ngân hàng thương mại. Trên đây là bài viết về nội dung phân biệt Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại. Người dùng có thể tham khảo để có thêm cho mình những kiến thức pháp luật hữu ích. Xem thêm: Những ngân hàng nào đã công khai lãi suất cho vay năm 2024?
Ngân hàng Nhà nước đề xuất Thông tư quy định về phân loại tài sản của tổ chức tài chính vi mô
Mới đây Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đề xuất lấy ý kiến bản dự thảo Thông tư quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tài chính vi mô. (1) Nội dung chính của bản dự thảo Thông tư Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đề xuất dự thảo Thông tư mới, trong đó bao gồm các quy định về thời điểm thực hiện phân loại các tài sản có (còn gọi là nợ), các điều kiện để phân loại nhóm nợ và công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm theo pháp luật. (2) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Căn cứ vào quy định tại bản dự thảo Thông tư, các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô làm phát sinh các khoản tài sản có là: - Cho vay; - Ủy thác cho vay; - Gửi tiền (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật. (3) Thời điểm thực hiện việc phân loại nợ của các tổ chức tài chính vi mô Tại Điều 3 của bản dự thảo Thông tư, việc phân loại nợ được quy định như sau: - Thực hiện định kỳ ít nhất mỗi quý 01 lần. - Trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng đầu quý tiếp theo, tổ chức tài chính vi mô thực hiện phân loại nợ đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước. - Đặc biệt đối với quý IV, tổ chức tài chính vi mô phải thực hiện việc phân loại nợ đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11. (4) Phân loại các nhóm nợ như thế nào? Phân loại các nhóm nợ được quy định chi tiết trong Điều 4 của bản dự thảo Thông tư căn cứ vào hai tiêu chí sau: - Thực trạng tài chính của khách hàng - Thời hạn thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay Dựa vào hai tiêu chí này, các tổ chức tài chính vi mô thực hiện việc phân loại nợ theo 05 nhóm theo các điều kiện sau đây: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): - Các khoản nợ trong hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): - Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Ngoài ra, đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro thì khi xảy ra rủi ro, tổ chức tài chính vi mô phải phân loại nợ vào một trong năm nhóm này để phản ánh đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng nhằm phục vụ cho công tác quản lý rủi ro cho vay. Các tổ chức tài chính vi mô sau khi phân loại có trách nhiệm phải báo cáo việc phân loại nợ theo quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Việc báo cáo được quy định tại Điều 5 của bản dự thảo Thông tư. (5) Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm Theo quy định tại Điều 6 của bản dự thảo Thông tư, việc kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện phân loại nợ của tổ chức tài chính vi mô thuộc về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trong khi kiểm tra, thanh tra, giám sát, nếu có trường hợp tổ chức tài chính vi mô vi phạm quy định thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức tài chính vi mô sẽ bị xử lý theo một hoặc một số hình thức như sau: - Xử phạt vi phạm hành chính - Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ. - Hạn chế cho vay, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động. - Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Như vậy, nếu bản dự thảo được thông qua, các tổ chức tài chính vi mô sẽ phải thực hiện việc phân loại nhóm nợ. Việc này sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro được hiệu quả và dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm thiểu nợ xấu, nợ không thể trả. Tải file bản dự thảo Thông tư tại đây https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/18/du-thao-thong-tu-thay-the-thong-tu-15.doc
Cẩn thận bị lừa tiền mua vé máy bay Tết, tour du lịch giá rẻ dịp Tết Nguyên đán 2024
Tết Nguyên đán 2024 cận kề, việc tìm kiếm, mua vé máy bay đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên để không mất tiền oan và không bị mua lầm bởi những vé khống hay dính phải các chiêu trò lừa đảo của các đối tượng xấu. Bộ Công an đã có một số khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mua vé máy bay ngày Tết. Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận rất nhiều dịch vụ với từ khóa "vé máy bay Tết", hay "du lịch Tết" kèm những mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên, dạo gần đây chiêu trò lừa đảo người tiêu dùng, cụ thể các đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản thông qua việc cho khách hàng nhận chất lượng dịch vụ không đúng với cam kết hay bùng vé khi đã nhận được tiền với nhiều lý do khác nhau hay “mất tích”. Xem bài viết liên quan: Giá vé đi máy bay dịp Tết Nguyên đán 2024 khá cao so với cùng kỳ Cách thức lừa tiền khi mua vé máy bay, tour du lịch Cách thức các đối tượng lừa đảo sử dụng là tạo lập fanpage giả mạo, đăng bài quảng cáo để thu hút sự chú ý của người dùng. Để tạo lòng tin, các đối tượng đồng phạm còn giả làm khách đặt mua vé máy bay và tự tạo giao dịch thành công. Ngay sau khi người bị hại chuyển tiền, đối tượng lập tức chặn, xóa toàn bộ dấu vết các tài khoản đã sử dụng liên hệ. Mặt khác việc các tài khoản giả mạo đưa ra các mức giá rẻ để thu hút người tiêu dùng sập bẫy lừa đảo cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị lữ hành chân chính. Theo đó, những mức giá mà các đối tượng lừa đảo đưa ra tạo nên cho khách hàng một tư tưởng sai lệch về mức giá thực tế của sản phẩm đó. Chính vì thế khi các đơn vị lữ hành chân chính đưa ra mức giá đúng với thực tế thì khách hàng lại nghĩa đó là mức giá quá cao, là mức giá sai lệch. Tuy nhiên, những số tài khoản không chính chủ khiến cho việc xác định đối tượng tội phạm rất khó khăn, nhất là khi đa số mọi giao dịch đều diễn ra trực tuyến. Khuyến cáo đối với chiêu trò lừa đảo, vé máy bay, du lịch Bộ Công an khuyến cáo, cần định danh các tài khoản mạng xã hội để đảm bảo trong công tác quản lý không gian mạng. Theo đó, các đối tượng xấu sẽ khó khăn hơn trong việc sử dụng tài khoản nặc danh. Ngoài ra, trước khi thực hiện bất cứ giao dịch nào, người dân cần tìm hiểu kỹ, xác nhận thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực, đồng thời yêu cầu nhân viên của hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay; đặc biệt, không nên giao dịch qua bên trung gian thứ ba hay các đại lý khi không rõ về chất lượng, độ uy tín. Tham khảo: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Truy cứu TNHS tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Mức phạt cao nhất của tội này có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản; - Công nhiên chiếm đoạt tài sản; - Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; - Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản; - Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức phạt cao nhất cho Hành vi này có thể đến 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với tội này là: - Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép; - Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Từ ngày 05/9/2023 người có công được hỗ trợ tiền di chuyển không quá 05 triệu/năm
Ngày 21/7/2023 Chính phủ đã có Nghị định 55/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Cụ thể, Nghị định điều chỉnh mức tăng tiền hỗ trợ người có công với cách mạng cũng như quy định rõ về phương thức và đối tượng chi trả, trong đó quy định mức hỗ trợ di chuyển cho người có công như sau: (1) Nhận khoán tối đa không quá 5 triệu đồng/năm cho người có công đi lại Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định người có công đang nuôi dưỡng tại cơ sở về thăm gia đình mà tự túc phương tiện vận chuyển thì được hỗ trợ tối đa 01 lần/01 năm (bao gồm tiền đi lại và tiền ăn) cho bản thân đối tượng và 01 người thân đi cùng (nếu có) từ cơ sở nuôi dưỡng đến gia đình, quê quán người có công và theo chiều ngược lại: Lưu ý: - Hỗ trợ thanh toán theo hóa đơn, bao gồm vé phương tiện vận tải hành khách công cộng, chứng từ hợp pháp hoặc giấy biên nhận theo quy định của pháp luật. - Giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu. - Đối với phương tiện máy bay thì được thanh toán tối đa theo giá vé hạng phổ thông tiêu chuẩn và tiền cước hành lý (nếu giá vé chưa bao gồm cước hành lý) theo đơn giá cước hành lý của chuyến đi và khối lượng hành lý nhưng không vượt quá khối lượng hành lý được mang theo của loại vé thông thường khác. - Hỗ trợ tiền ăn 100.000 đồng/người/lượt. Phương thức nhận tiền: Trường hợp đối tượng nhận hỗ trợ theo hình thức khoán thì được hỗ trợ với mức 3.000 đồng/km/người theo quãng đường nhưng tối đa không quá 5.000.000 đồng/đối tượng và người thân/năm. (Hiện hành không quy định rõ các trường hợp được chi trả bằng loại phương tiện, từ cơ sở đến nhà và ngược lại, đặc biệt là chỉ một nhân thân được hỗ trợ di chuyển thay vì số lượng 3 như trước). (2) Hỗ trợ tiền thuốc, bồi dưỡng cho người có công tối đa 8,5 triệu đồng/năm Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định rõ hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe tại cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/01 người/01 năm. Về hình thức hỗ trợ bồi dưỡng phục hồi sức khỏe do Giám đốc các cơ sở nuôi dưỡng quyết định phù hợp với tình trạng sức khỏe của người có công và đặc thù của đơn vị (bao gồm cả chi bồi dưỡng phục hồi sức khỏe khi đối tượng đi điều trị tại cơ sở y tế). (3) Hỗ trợ phí sinh hoạt nuôi dưỡng người có công 08 triệu đồng/năm Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng do ngành LĐTBXH quản lý để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác. Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/01 đối tượng/01 năm. (4) Cơ quan nhà nước hỗ trợ 01 triệu đồng khi thăm cá nhân, hộ gia đình của người có công Sửa đổi khoản 11 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP chế độ tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng người có công, người có công và gia đình người có công: - Quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể, hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể. Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân. (Tăng mức quà tặng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch UBTWMTTQVN đối với gia đình, cá nhân tiền mặt từ 500.000 đồng lên 01 triệu đồng, hiện vật tăng từ 150.000 đồng lên 250.000 đồng). - Quà tặng của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương: Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể. Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân”. (Tăng mức quà tặng của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương đối với gia đình, cá nhân tiền mặt từ 500.000 đồng lên 01 triệu đồng, hiện vật tăng từ 150.000 đồng lên 250.000 đồng). (5) Mức hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng tải Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh tải Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B tải Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng tải Xem thêm Nghị định 55/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/9/2023 sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP.
Thanh toán trung gian qua hiệp hội WCA
Tôi đang gặp trường hợp rất mong Luật sư hổ trợ tư vấn giúp: Công ty tôi đang hoạt động trong lĩnh vực logistics và có giao dịch thanh toán quốc tế nên có Thu - Chi cho khách hàng, Đại lý ở đầu nước ngoài qua một tài khoản được cấp của Hiệp hội giao nhận quốc tế WCA. (Vi lý do tránh rủi ro nên thông qua hiệp hội WCA, WCA là đơn vị trung gian cầu nối 2 bên để Thu và Chi). Vậy xin hỏi: 1. Về mặt Thuế: - Có được hưởng thuế suất 0% không ? - Có bị vi phạm về quy định không dùng tiền mặt không? - Có được tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Cách xác định số tiền bất chính trong hoạt động thương mại
Đây là nội dung tại Thông tư 65/2022/TT-BTC ngày 02/11/2022 hướng dẫn chi tiết khoản 2 Điều 91 Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cách xác định số lợi bất hợp pháp là tiền trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, kinh doanh như sau: (1) Xác định phương thức thu tiền bất hợp pháp Số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính và được tính bằng số tiền thu được từ các hành vi sau: - Chuyển nhượng. - Tiêu thụ hàng hóa. - Cung cấp dịch vụ vi phạm. Sau khi đã trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó do tổ chức, cá nhân vi phạm cung cấp. (2) Tính đối với chủ thể vi phạm thực hiện Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính được tính như sau: (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã thực hiện (x) với đơn giá (-) chi phí cấu thành Cụ thể: Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt. Đơn giá hàng hóa, dịch vụ được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để xác định thì đơn giá được xác định theo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá thì số lợi bất hợp pháp có được là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định. (3) Tính đối với gia công cho thương nhân nước ngoài Trường họp các tổ chức, cá nhân nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm thì số lợi bất hợp pháp có được từ hoạt động gia công hàng hóa bằng: (=) toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động gia công trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành nên tiền thuê. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hàng hóa gia công thì số lợi bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách nhà nước là: Toàn bộ số tiền nêu trên cộng (+) số tiền bằng với trị giá tang vật vi phạm hành chính có được do đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tâu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật. (4) Chuyển nhượng, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng giả Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng hóa nhập lậu hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ đó. Xem thêm Thông tư 65/2022/TT-BTC hiệu lực từ ngày 01/01/2023 thay thế Thông tư 149/2014/TT-BTC.
Con lấy tiền nạp game, cha mẹ có được đòi hãng trả?
Do sự phát triển của xã hội, trẻ em hiện nay được tiếp xúc với máy tính, điện thoại thông minh và trò chơi điện tử (game) từ rất sớm. Vì tuổi nhỏ và tâm lý ganh đua cho “bằng bạn bằng bè”, không ít em đã nạp một số tiền rất lớn vào những trò chơi này, mà chưa hỏi qua ý kiến phụ huynh. Nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, bậc cha mẹ có thể yêu cầu hãng game trả lại tiền được hay không? Nạp tiền vào game có đòi được không? - Minh họa Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 BLDS 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây: - Người tham gia có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập; - Việc tham gia giao dịch là hoàn toàn tự nguyện; - Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hiện nay, các giao dịch về nạp tiền thật mua game hoặc vật phẩm trong game thuộc những nền tảng “chính thống” như App Store, CH Play, Steam, Garena… không bị pháp luật cấm. Do đó, vấn đề duy nhất cần xét tới ở đây chính là trẻ em có được tham gia vào loại giao dịch như thế này hay không? Điều 21 và điểm a khoản 2 Điều 125 BLDS 2015 quy định về độ tuổi của người tham gia giao dịch dân sự như sau: Thứ nhất, giao dịch dân sự của người dưới 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Người đại diện có thể là cha, mẹ hoặc người khác do Tòa án chỉ định. Thứ hai, giao dịch dân sự của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. BLDS không quy định “nhu cầu thiết yếu” hoặc “nhu cầu sinh hoạt hằng ngày” là gì. Tuy nhiên, ta có thể tham khảo từ khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014. Theo đó, “nhu cầu thiết yếu” được hiểu là “nhu cầu sinh hoạt” thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh hoặc khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Có thể thấy rõ việc giao dịch trong trò chơi điện tử thuộc về nhóm “giải trí” và không phải là thứ “không thể thiếu” trong đời sống. Chính vì vậy, việc bán thẻ nạp game cho trẻ em mà chưa thông qua bố mẹ là với quy định của pháp luật, nên sẽ bị vô hiệu. Thứ ba, người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch liên quan tài sản phải đăng ký với nhà nhà nước hoặc giao dịch khác mà theo quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, nếu người từ đủ 15 tuổi trở lên được tự mình mua thẻ nạp game thì giao dịch này không bị vô hiệu. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là trong trường hợp mua bán thẻ vật lý, cầm nắm tận tay được. Còn đối với trường hợp trẻ dùng tài khoản ngân hàng của bố mẹ để nạp tiền qua ví điện tử hoặc cổng thanh toán trực tuyến thì sẽ khó giải quyết hơn nhiều. Thông thường, các giao dịch loại này đều yêu cầu phải có xác nhận bằng mật khẩu, vân tay. Nếu vì lý do nào đó mà trẻ thông qua được bước này thì sẽ rất khó để yêu cầu hoàn trả tiền, vì về nguyên tắc, chủ tài khoản có trách nhiệm giữ bí mật mật khẩu và vân tay của mình. Mặt khác, giao dịch tiến hành trực tuyến hoàn toàn nên rất khó để chứng minh trẻ hay phụ huynh mới là bên giao dịch thực sự. Ấy là chưa kể đến, rất nhiều nhà phát hành yêu cầu người chơi phải cam kết đồng ý điều khoản rồi mới được tham gia. Mà thông thường, nó bao gồm cả điều khoản về việc không hoàn trả tiền đã nạp vào tài khoản. Chung quy lại, để không xảy ra cảnh “dở khóc dở cười” này, tốt nhất cha mẹ nên quản lý tốt con mình chơi gì và trò chơi đó có nạp thẻ hay không, nhất là những trò chơi cho phép chi trả thông qua ứng dụng thanh toán cài đặt sẵn trên thiết bị.
"Thách cưới" có phải là hành vi vi phạm pháp luật?
“Thách cưới” là một tập tục về hôn nhân còn tồn tại đến tận ngày nay ở nhiều địa phương. Dưới góc độ pháp luật, tục lệ này có bị cấm hay không? Thách cưới có trái pháp luật? - Minh họa Theo từ điển tiếng Việt, “thách cưới” là việc nhà gái ra điều kiện về sính lễ cho nhà trai để gả con gái con gái cho. Thông thường, số sính lễ này sẽ được trao cho nhà gái vào lễ cưới, trước khi rước dâu. Tùy thuộc vào phong tục ở mỗi địa phương mà sính lễ có thể là tiền mặt, kim khí quý (như trang sức bằng vàng, bạc) hoặc đồ vật khác (trầu cau, trâu bò…) với số lượng không giống nhau. Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc yêu sách của cải trong kết hôn là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, khoản 2 Điều 3 Luật này định nghĩa, “yêu sách của cải” trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Như vậy, hành vi “thách cưới” có vi phạm quy định của pháp luật hay không còn phải căn cứ vào hai điều kiện, đó là: - Yêu cầu về vật chất cao đến mức quá đáng; - Được đưa ra nhằm mục đích gây cản trở việc kết hôn tự nguyện (nếu không đưa đủ thì không được phép cùng về chung sống), dù đây không phải là điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 nêu rõ, hai người nam, nữ muốn kết hôn chỉ cần đáp ứng bốn điều kiện sau: 1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; 2. Do hai bên tự nguyện; 3. Không ai bị mất năng lực năng lực hành sự; 4. Không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì hành vi yêu sách của cải trong kết hôn có thể bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Nếu đủ hạnh phúc, nhân viên sẽ không nhảy việc
Mang đến trải nghiệm làm việc toàn diện là cách tốt nhất để giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp. Tháng 3 hàng năm, thị trường lao động Việt Nam bước vào giai đoạn biến động quen thuộc: cuộc chảy máu nhân sự tập thể với tên gọi “Mùa nhảy việc”. Trong khi nhân viên có hàng ngàn lý do khác nhau để quyết định thay đổi công việc, các doanh nghiệp đau đầu với một bài toán duy nhất: tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Theo phân tích của Decision Lab về môi trường làm việc lý tưởng của GenZ, điều các công ty cần để thu hút và khiến nhân viên gắn bó không chỉ là một văn phòng đẹp hay một mức lương đủ tốt, đó còn cần là nơi thúc đẩy năng suất, sự kết nối, sáng tạo và cảm hứng, khiến cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc và muốn tiếp tục cống hiến. Vậy “Làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc hạnh phúc?”, Vietcetera có cuộc trò chuyện với chị Sakshi Jawa - Tổng Giám đốc nhân sự Tiki, doanh nghiệp hai lần được vinh danh có “Môi trường làm việc tốt nhất châu Á”, và chị Zoee Nguyễn - Giám đốc Trải nghiệm thành viên tại Dreamplex. Một chỗ làm việc lý tưởng đối với chị là gì? Sakshi Jawa: Tôi cho rằng đó là nơi nhân viên cảm thấy hạnh phúc bởi họ được quan tâm một cách toàn diện nhất. Ở Tiki, chúng tôi đang trong quá trình xây dựng môi trường như vậy. Nó bao gồm nhiều yếu tố: họ có nhìn thấy sự phát triển của bản thân khi gắn bó với Tiki hay không, có thấy tương lai và tầm nhìn của công ty không, họ có bị làm phiền bởi những việc nhỏ hơn như trời mưa thì phải đỗ xe ở đâu, ăn trưa ở đâu... Chúng tôi muốn nhân viên cảm thấy yên tâm và thoải mái ở nơi họ dành 8 tiếng mỗi ngày để làm việc. Zoee Nguyễn: Mỗi người là một cá thể khác nhau với nhu cầu khác nhau về không gian, sự linh hoạt hay hiện đại trong cơ sở vật chất, hoặc chú trọng sự giao tiếp và mở rộng network tại nơi làm việc. Đối với Dreamplex, môi trường làm việc lý tưởng là nơi đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dùng. Thêm nữa, sau thời gian mọi thứ bị ngưng trệ vì COVID-19, mọi người nhận ra nhu cầu về một văn phòng linh hoạt hơn, có thêm nhiều giải pháp để thu nhỏ hoặc mở rộng quy mô nhanh chóng. Đó là lý do Dreamplex có nhiều địa điểm khác nhau với những thiết kế riêng biệt, sự đa dạng về concept giữa các địa điểm sẽ giúp các thành viên của Dreamplex được trải nghiệm tối đa và có nhiều lựa chọn. Được biết, Tiki chọn Dreamplex là “nhà” khi mở rộng tại Hà Nội. Lý do nào để cả hai chọn nhau làm đối tác? Sakshi Jawa: Khi tìm kiếm địa điểm mới cho văn phòng ở Hà Nội, chúng tôi rất chú trọng việc tìm được một nơi khiến cho nhân viên của mình được thoải mái và yên tâm tập trung vào công việc. Văn phòng mới tại Dreamplex cho chúng tôi mọi thứ mình cần: vị trí trung tâm, phòng họp lớn, một không gian cực kỳ sáng tạo, văn phòng được thiết kế đẹp với các mảng xanh, khu vực uống cafe thư giãn và tối giản vừa đủ cho một công ty công nghệ. Tôi rất ấn tượng về cách văn phòng được thiết kế khiến cho mọi người đều cảm thấy năng lượng tích cực. Những dịch vụ và hoạt động kết nối ở Dreamplex cũng khiến cho một ngày đi làm ở đây thú vị, gắn kết và hiệu quả hơn. Đây chính là mô hình trải nghiệm toàn diện mà tôi muốn dành cho nhân viên của mình. Zoee Nguyễn: Đội ngũ Dreamplexhiểu rằng điều Tiki cần là xây dựng văn hóa doanh nghiệp như một thương hiệu của mình, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là giúp nhân viên phát triển và gắn kết. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà Dreamplex theo đuổi. Chúng tôi không chỉ cung cấp văn phòng vật lý mà hướng tới mang lại trải nghiệm, giải pháp giúp doanh nghiệp giữ được nhân tài, làm cho họ cảm thấy có sự gắn bó và tương tác. Khi cùng có tiếng nói và tầm nhìn chung, cả Tiki và Dreamplex cùng lên ý tưởng và thiết kế các trải nghiệm dành riêng cho Tiki. Với đội ngũ có tới gần 80% nhân viên thuộc thế hệ Gen Z như Tiki, việc xây dựng môi trường làm việc có điểm gì khác biệt so với các thế hệ khác? Sakshi Jawa: GenZ là những người luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ, rất táo bạo, họ cởi mở hơn với suy nghĩ “Ở Việt Nam chưa ai làm điều này, nhưng ok, cứ thử thôi”. GenZ chấp nhận rủi ro, họ cũng luôn sẵn sàng làm những điều chưa từng có tiền lệ. Họ sáng tạo hơn, thích phá bỏ những giới hạn và rào cản thông thường hơn. Trong một tập thể, bạn luôn phải tìm cách cân bằng hai xu hướng này. Nếu tập thể chỉ có Millennials, chắc chắn sẽ khó đổi mới nhanh đến thế, nhưng ngược lại, Gen Z cũng cần phải học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm được đúc kết sau rất nhiều năm đi làm của những đồng nghiệp Millennials. Lý tưởng nhất là bạn có một người lãnh đạo Millennials đủ tin tưởng vào những điều GenZ làm, hiểu được cách vận hành của họ mà không quản lý vi mô, dám để cho họ thử nghiệm những điều mới mẻ nhưng cũng đủ tỉnh táo để biết điều chỉnh và kiểm soát khi nào nên dừng lại. Zoee Nguyễn: Điểm tích cực đầu tiên là do đặc điểm của thế hệ, họ rất sẵn sàng chia sẻ, nói lên nhu cầu và nguyện vọng của mình. Các bài khảo sát của chúng tôi nhận được những phản hồi rất cụ thể, từ đó chúng tôi thuận lợi hơn trong việc xây dựng các sự kiện, hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng Gen Tuy nhiên, cũng chính vì GenZ là một thế hệ vận động nhanh, bắt trend tốt, thử thách của chúng tôi là luôn phải cập nhật, bắt kịp xu hướng, thậm chí là đi trước xu hướng, để khiến khách hàng GenZ không cảm thấy nhàm chán. GenZmong muốn chỗ làm được cá nhân hóa, không gian linh hoạt, hiện đại, thoải mái. Văn phòng cần sự tiện lợi, hi-tech, hiện đại hóa, giúp họ thư giãn và được sáng tạo. Khi thiết kế trải nghiệm nào chúng tôi cũng cần nhắc những yếu tố này để đạt được sự hài lòng cao nhất. Quá trình thiết kế “Trải nghiệm hạnh phúc” này diễn ra như thế nào? Zoee Nguyễn: Với Tiki, chúng tôi xây dựng giải pháp doanh nghiệp chứ không đơn thuần là thiết kế bố cục hay không gian văn phòng. Cả hai team cùng ngồi lại để chia sẻ định hướng theo quý và theo năm, cùng thống nhất về các hoạt động sẽ triển khai dành riêng cho Tiki. Rất nhiều khảo sát đã được thực hiện để tìm hiểu mong muốn cụ thể của mỗi nhân viên tại Tiki. Từ những kết quả khảo sát này, chúng tôi nhận ra mỗi người đều có những sở thích, sự quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không phải chỉ là IT hay thương mại điện tử. Từ đó chúng tôi xây dựng 4 hoạt động khác nhau: - Play@Dreamplex: Dành cho những khoảng nghỉ cần thư giãn và kết nối tại văn phòng thông qua các trò chơi đơn giản - WorkWell: Hướng tới những hoạt động tăng cường sức khỏe | tinh thần như yoga, thiền, khám sức khỏe - Future.Co: Những hoạt động hỗ trợ nhân sự và lấy trải nghiệm của nhân viên làm trung tâm - Dreamplex Academy: Những khóa học xây dựng các kỹ năng giúp tăng hiệu quả làm việc như networking, quản lý thời gian, giá trị thương hiệu cá nhân... Văn phòng mới này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của Tiki và Dreamplex? Sakshi Jawa: Theo lộ trình, đây là bước đi đầu tiên để chúng tôi tạo ra một môi trường đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Hiện nay, Hà Nội chúng tôi có khoảng 70 người. Chúng tôi tìm kiếm những người muốn gia nhập đội ngũ Tiki để cùng tăng tốc, chính vì vậy chúng tôi chuyển đến một văn phòng rộng hơn, để mở rộng quy mô nhân sự của Tiki tại Hà Nội. Chúng tôi đã có văn phòng tại Hà Nội một thời gian rồi và đây là thời điểm thích hợp để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Điều quan trọng nhất khi vận hành một văn phòng ở xa chính là việc duy trì sự trao đổi thông tin, giao tiếp để đảm bảo công việc được trôi chảy, đồng thời đội ngũ ở Hà Nội cũng có thử thách lớn hơn khi hầu hết các lãnh đạo cấp cao đều ở Thành phố Hồ Chí Minh. Zoee Nguyễn: Khách hàng ở mỗi nơi có một đặc điểm riêng, vì thế chiến lược của Dreamplex cho thị trường Hà Nội cũng sẽ khác. Chúng tôi mang đến một concept mới và hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng Hà Nội bởi chất lượng và trở thành những người gắn bó và cam kết lâu dài. Đây sẽ là mục tiêu trong tương lai của Dreamplex cùng với 6 văn phòng của Dreamplex tại TP. Hồ Chí Minh từ nay đến cuối năm 2021. Trà My Nguồn: Vietcetera
Tiền và 10 sự thật thú vị ít ai biết
“Tiền” một khái niệm quá quen thuộc với chúng ta bởi vì không ai có thể sống thiếu tiền, ít nhất là trong một thời gian dài. Tiền không thể mua được mọi thứ nhưng có thể giúp chúng ta có một cuộc sống thoải mái. 1. Giá của một đồng xu Mất khoảng 2,4 xu để có thể sản xuất ra một đồng xu với nhiều mệnh giá. Nếu đó là đồng 1 penny, bạn có thể thấy rõ sự “lỗ nặng” của các nhà sản xuất. Kể cả là cái tên “penny” cũng cho thấy giá trị thấp của đồng tiền đó. Tuy vậy có khá nhiều người thích sưu tập tiền xu. 2. Tiền bạc có thể mua được hạnh phúc nhưng không mua được mạng sống Có lẽ cụm từ “tiền không mua được hạnh phúc” hoặc “tiền bạc không mang lại tình yêu” được rất nhiều người đồng tình. Tuy vậy, các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng ở Mỹ những người làm ra nhiều tiền sẽ hạnh phúc hơn những người làm ra ít. Vì sao vậy? Vì chỉ khi có tiền để bảo đảm cuộc sống cơ bản nhất thì người ta mới có tâm trạng để đi theo đuổi những thứ khác trong cuộc sống. Mặc dù vậy, tiền bạc chỉ là “vật ngoài thân” và bạn sẽ không thể mang theo khi tới cuối đời. Vì thế lời khuyên là hãy biết bằng lòng với số tiền bạn kiếm được. 3. Tiền của “ông lớn” Apple Mỗi một phút đồng hồ, hãng Apple kiếm được khoảng 300.000 USD lợi nhuận. Khi bạn dành thời gian để đọc hết bài báo này họ đã có thể kiếm được số tiền lên tới 3 triệu đô. Việc sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì luôn lên bổng xuống trầm, tuy nhiên với vị thế hàng đầu trong ngành công nghệ Apple đã có một lượng khách hàng đông đảo và duy trì lượng tiêu thụ ổn định. 4. Đồng đô la Mỹ có giá trị lớn nhất là bao nhiêu? Là 100.000 USD và được in vào năm 1934. Tuy nhiên, đồng tiền này chưa bao giờ được đưa vào lưu thông mà chỉ được cục Lưu trữ liên bang sử dụng trong giao dịch. 5. Đầu tư nước ngoài Hơn 65% lượng tiền của người Mỹ nằm ở nước ngoài. Những khoản này có thể là những khoản đầu tư vào các quốc gia khác hoặc khoản tiền gửi ở các ngân hàng nước ngoài. 6. Tiền giấy xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc Ít ai biết rằng người Trung Quốc đã phát minh và sử dụng tiền giấy từ hơn 1.400 năm trước. Và không lâu sau khi tiền giấy được lưu hành, công nghệ làm giả tiền đã được áp dụng. Tuy vậy, phía Trung Quốc rất mạnh tay trong việc trấn áp và xử lý việc làm giả này. 7. Tiền trở thành phương tiện trong trò chơi Một trong những trò chơi nổi tiếng sử dụng tiền được in riêng đó là trò “cờ tỉ phú”. Ngày càng nhiều loại tiền dành riêng cho trò chơi được in ra. Hiện tại theo thống kê, trị giá của tiền “ảo” sử dụng cho trò chơi này là 15.140 USD. 8. Tiền của ông trùm ma túy Pablo Escobar Không ai biết đích xác ông trùm ma túy này (dù đã mất) nắm giữ khối tài sản bao nhiêu. Tuy nhiên chỉ tính riêng tiền mặt thì trung bình mỗi năm bọn chuột đã “xơi” khoảng 1 tỉ tờ tiền của ông ta trong kho. 9. Khi nào thì tiền rách? Người ta tính toán rằng mất một tờ tiền giấy phải trải qua khoảng 4000 nếp gấp mới có thể bị rách. Khi đó tiền sẽ được dùng băng dính để dính lại và vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu. Áo rách thì mất giá nhưng tiền rách thì không. Tuy vậy nhiều người vẫn rất thích tiền mới vì mùi của nó. Tiền cũ cũng có mùi nhưng nó rất tệ. 10. Mất 15 năm để khắc tiền xu? Chúng ta đều biết để hoàn thành xong chương trình học ở trường đại học với bác sĩ là 6 năm còn hầu hết các ngành khoa học xã hội khác là 4 -5 năm. Thế nhưng để đào tạo được một chuyên gia khắc tiền thì phải mất tới... 15 năm. Những người nghệ nhân khắc tiền này mặc dù chuyên làm việc ở hậu trường nhưng cần một kĩ nghệ vô cùng khéo léo và chính xác. Nguồn: Tri Thức Trẻ
Chú em làm nghề môi giới bất động sản, mọi người hay gọi là “cò đất” cho dễ nhớ, mấy năm trước đây, tiền nhiều vô kể. Mới ngoài ba mươi, đẹp trai phong độ, lại tiền bạc lúc nào cũng rủng rẻng, thay xe ô tô như thay áo hàng ngày nên chuyện lấy vợ đẹp không quá khó khăn. Một em chân dài đã chủ động “cưa đổ” cho bằng được anh “cò đất” ấy. Rồi họ nên vợ nên chồng. Ai cũng bảo họ quá hạnh phúc. Mà hạnh phúc thật, xét theo cái nghĩa êm ấm, vợ chồng không cãi cọ nhau như nhiều gia đình khác. Nhà cửa khang trang, con cái xinh đẹp, mỗi năm vợ chồng dắt nhau đi chơi nước ngoài một chuyến, bạn bè nhìn họ mà thèm. Từ ngày “cưa đổ” anh cò này, chị vợ không phải lo chuyện tiền nong nữa. Ra chợ, chị không thèm trả treo. Vào shop quần áo hàng hiệu, hễ thích món hàng nào là chị cho vào túi rồi ra quày tính tiền, không cần xem giá. Giá nhà đất càng lên, chị đi mua sắm càng dày. Ai thấy cũng … phát ghen! Đùng một cái, giá nhà đất xì hơi. Những đồng tiền “cò” ngày một thưa dần, những cuộc cãi cọ cũng bắt đầu hình thành trong ngôi nhà mà ai cũng nghĩ là sẽ êm đềm vĩnh viễn ấy. Cuối cùng rồi họ chia tay. Chị vợ chủ động nói ra cái điều mà anh chồng và hai đứa con không hề mong muốn ấy. Có vợ chồng mù đi bán vé số dạo. Cùng cảnh ngộ đã đưa họ đến với nhau chứ cha mẹ hai bên thì rất ái ngại. Đứa con sinh ra cũng có dấu hiệu mù như bố mẹ mà không biết làm sao để dẫn cháu vô Sài Gòn chữa trị. Mỗi ngày hai vợ chồng kiếm được 100 ngàn, đủ để ăn cơm bụi cho cái gia đình bé mọn ấy. Tối về cả ba cùng ngủ nhờ dưới sàn nhà của gia đình đại lý vé số. Vất vả là vậy mà “sàn nhà” ấy không bao giờ vắng tiếng cười. Thế rồi, một bài viết trên báo về trường hợp này đã tạm đưa họ rời khỏi tập vé số hàng ngày sau khi bạn đọc đã ủng hộ cho cháu bé con của họ gần 100 triệu đồng. Hôm qua nghe anh chồng gọi điện thoại thông báo: Con vợ em nó bỏ em rồi anh ơi! Hỏi sao bỏ thì nghe từ đầu dây bên kia một tiếng thở dài: “Nó đang giữ mấy chục triệu nên nó bỏ em chứ sao!”. Cô vợ anh cò đất bỏ chồng vì hết tiền. Chị vợ anh mù bỏ chồng vì được tiền. Đồng tiền chính là thủ phạm cho những cuộc đổ vỡ ấy. Nhưng suy cho cùng, đồng tiền có lỗi gì trong câu chuyện này? -Trích từ FB Đương Phạm
Tiền có được coi là tài sản chung?
(Dân trí) - Mẹ tôi được một người em ở nước ngoài thường xuyên gửi tiền về giúp đỡ. Từ ngày mẹ tôi ốm tiền gửi về thông qua tài khoản của chị tôi. Nếu mẹ tôi qua đời số tiền đó có được coi là tài sản chung cùng chia cho các con không? (Phạm Trung Hành; Email:trunghanh_pham@yahoo.com). Ảnh minh họa Trả lời: Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự quy định về di sản như sau: “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy nếu chị bạn thừa nhận hoặc bạn có các căn cứ chứng minh số tiền có trong tài khoản của chị bạn là tiền của mẹ bạn thì sau khi mẹ bạn mất đi số tiền này sẽ được chia thừa kế theo di chúc (nếu có di chúc) hoặc chia thừa kế theo pháp luật (nếu không có di chúc). Trong trường hợp mẹ bạn không để lại di chúc thì tài sản này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn bao gồm: chồng, mẹ đẻ, cha đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó các anh chị em bạn sẽ được hưởng di sản mà mẹ bạn để lại sau khi chết. Luật sư Nguyễn Thị Phượng CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5 Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966 Hot-line: 093 366 8166 Email: info@luatdaiviet.vn Website: http://www.luatdaiviet.vn Ban Bạn đọc