Bị đuổi việc do tiết lộ lương cho người khác, công ty có sai luật không?
Lỡ một lần tiết lộ bảng lương cho đồng nghiệp, công ty đã lập tức đuổi việc. Vậy trong trường hợp này, công ty có làm sai luật không? (1) Bị đuổi việc do tiết lộ lương cho người khác, công ty có sai luật không? Đuổi việc là một cách nói khác của hình thức kỷ luật sa thải. Trong các hình thức kỷ luật như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải. Trong đó, hình thức kỷ luật sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất dành cho người lao động. Theo Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong các trường hợp sau đây: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này; - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Như vậy, trên đây không có lí do sa thải người lao động vì tiết lộ tiền lương (tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật thì không phải là tiền lương). Do đó, việc công ty đuổi việc do tiết lộ mức tiền lương nhận được cho người khác là chưa đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng lao động, mỗi công ty sẽ có quy định riêng và các điều khoản khác nhau trong hợp đồng. Trường hợp công ty có điều khoản bảo mật thông tin tiền lương, nếu phát hiện sẽ bị sa thải thì khi người lao động ký vào hợp đồng lao động trên là đã chấp nhận thỏa thuận đó với công ty. Do đó, người lao động trước khi ký hợp đồng chính thức phải đọc kỹ, thông qua và nắm rõ các nội quy này. (2) Bài học về việc tiết lộ tiền lương Thực tế ngày nay, ở nhiều công ty, mức lương của mỗi nhân viên tuy cùng vị trí nhưng cũng có sự khác biệt, chủ yếu để tăng tính cạnh tranh và thưởng cho nhân viên đạt hiệu quả cao trong công việc từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. Do đó, việc để lộ mức lương cho người khác, đồng nghiệp là một điều không nên. Thứ nhất là nếu lương người khác cao hơn mình thì tự động mình sẽ cảm thấy… ghen tỵ, không vui, bất mãn. Thứ hai là sẽ có sự phân bì, so sánh giữa những người cùng chức vụ, công việc. Thứ ba là sẽ sinh ra lòng đố kỵ giữa các nhân viên, mất tình đoàn kết. Chính vì vậy, có nhiều lý do mà mức lương của ai thì người ấy tự biết, không nên cho người khác biết, cũng không nên tò mò về mức lương của người khác. Đơn cử, chị H là nhân viên của một công ty bảo hiểm, trong lần gặp gỡ bạn bè, chị vô tình tiết lộ tiền lương khi đang nói chuyện với bạn. Chị H không ngờ rằng sau lần tiết lộ tiền lương đó, bản thân sẽ gặp phải những chuyện khiến mình hối hận. Vì từ lúc đó trở đi, việc gì người bạn đó cũng “xỏ” chị rằng: “Lương cậu cao thế còn gì nữa”, “Chuyện đó chẳng là gì so với mức lương của cậu”… Tệ hơn nữa là hầu như ai cũng biết mức lương của chị… Hay như cô M, trong một lỡ một lần tiết lộ mức lương hưu cho 3 chị em và một số con cháu trong nhà, cô M đã thấm thía hậu quả của việc này ngay sau đó. Sau khi biết được mức lương hưu cô M được nhận, mọi người đều “Ồ” lên rồi bảo: "Không sao, sau này hết tiền chúng ta sẽ xin chị cả. Chị ấy nhất định sẽ cho, phải không?”, cô M tuy có chút không thoải mái nhưng vẫn bảo có khó khăn cứ đến tìm chị. Sau đó, các ngày lễ tết, các em đều nói cô M trả các khoản tiền sắm sửa. Khi họ hàng ở quê gửi đồ ra, cô M chưa bao giờ có phần. Các em của cô M sẽ giành hết vì "chị cả có tiền chắc không thiếu mấy món này". Nhưng mỗi lần về quê, mua đồ cảm ơn họ hàng, cô M đều là người trả tiền. Sau hai câu chuyện trên, có lẽ mỗi chúng ta đều rút ra được bài học là không được tiết lộ tiền lương, mức lương của mình cho người khác. Trong lúc trò chuyện vui và vô tình tiết lộ mức lương, có thể ngay lúc đó sẽ nhận được sự kinh ngạc, thán phục của mọi người, nở mày nở mặt khi mọi người tung hô mức lương cao của mình. Tuy nhiên những hậu quả sau câu chuyện đó thật đáng để người ta phải suy nghĩ lại về việc tiết lộ tiền lương của mình cho người khác. (Nguồn sưu tầm)
Theo như quy định tại điều 31 Nghị định 71/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2017 : "Điều 31. Công bố thông tin về thu nhập của Giám đốc (Tổng giám đốc) : Tiền lương của Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên." Theo đó, ngoài việc công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và tình hình quản trị công ty cho cổ đông và công chúng, công ty đại chúng còn phải công khai tiền lương của giám đốc (tổng giám đốc) và người quản lý khác của công ty đại chúng, thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty và phải báo cáo đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Đó là quy định bắt buộc phải công khai tiền lương cụ thể ở trường hợp này, vì đây là điểm mà Nhà nước nhận thấy cần sự minh bạch cũng như cần thiết để tạo ra hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Chúng ta không bàn cãi về trường hợp trên vì đó là quy định pháp luật và đã được xem xét trước khi thông qua, mặt khác, trong thực tế, việc công khai tiền lương là một vấn đề khá nhạy cảm mà ở mỗi nơi làm việc có một văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Hai luồng suy nghĩ trái ngược nhau đang tồn tại song song : thứ nhất là các doanh nghiệp có quy định cấm nhân viên tiết lộ hay bàn tán về mức lương của mình ; thứ hai là số khác các doanh nghiệp công khai mức tiền lương của mỗi nhân viên được chi trả hàng thán. Mỗi phương án trên đều có những lý lẽ thuyết phục riêng trong cách quản lý của họ như : - Ở chính sách công khai lương, điều này tạo nên sự trao đổi về vấn đề tiền lương giữa các nhân viên dẫn đến sự cạnh tranh để phát triển công ty, và một CEO nổi tiếng người Mỹ đã nói : " Nếu nhân viên hiểu được phải làm việc và đạt được thành tích như thế nào để kiếm được mức lương nhiều hơn thì họ cũng sẽ có động lực đê phấn đấu nhiều hơn." Vì trong quá trình làm việc ông nhận được những câu hỏi như : Tại sao bạn lại trả cho giám đốc khu vực này nhiều còn tôi chỉ được trả như vậy? Tôi đã phải trả lời rằng bởi vì người đó tạo ra nhiều giá trị hơn bạn. Nếu bạn làm việc và tạo ra được kết quả giống như người đó, tôi cũng sẽ trả cho bạn mức lương tương tự”. Điều đó thôi thúc sự tự giác hoàn thiện, phấn đấu của người nhân viên đem đến lợi ích là sự phát triển doanh nghiệp. - Thế nhưng, ở chiều ngược lại, những nhà quản lý sử dụng chính sách bảo mật tiền lương cho rằng : việc công khai tiền lương sẽ đưa đến quá nhiều rủi ro không đáng như nảy sinh các đoạn hội thoại khó xử giữa các nhân viên hay kích động cái tôi của những cá nhân cho răng họ đang được hưởng mức lương chưa xứng đáng với năng lực. Họ cho rằng việc giữ bí mật về tiền lương giúp đội ngũ nhân viên của họ tránh được sự tị nạnh bởi các nhân viên khác, điều đó làm rạn nứt tính cảm đồng nghiệp và hợp tác sẽ không còn hiệu quả; hay tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các nhân viên, vì người biết mình được trả lương thấp hơn có thể sẽ không còn muốn cố gắng hết sức và đùn đẩy sang người được trả lương cao hơn. Vì vậy, việc công khai lương hay bảo mật tiền lương ở mỗi doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm hiệu quả và bất lợi tùy theo cách quản lý của họ, quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào và bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc theo chính sách nào hơn ?
Bị đuổi việc do tiết lộ lương cho người khác, công ty có sai luật không?
Lỡ một lần tiết lộ bảng lương cho đồng nghiệp, công ty đã lập tức đuổi việc. Vậy trong trường hợp này, công ty có làm sai luật không? (1) Bị đuổi việc do tiết lộ lương cho người khác, công ty có sai luật không? Đuổi việc là một cách nói khác của hình thức kỷ luật sa thải. Trong các hình thức kỷ luật như khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải. Trong đó, hình thức kỷ luật sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất dành cho người lao động. Theo Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong các trường hợp sau đây: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; - Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này; - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. Như vậy, trên đây không có lí do sa thải người lao động vì tiết lộ tiền lương (tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật thì không phải là tiền lương). Do đó, việc công ty đuổi việc do tiết lộ mức tiền lương nhận được cho người khác là chưa đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng lao động, mỗi công ty sẽ có quy định riêng và các điều khoản khác nhau trong hợp đồng. Trường hợp công ty có điều khoản bảo mật thông tin tiền lương, nếu phát hiện sẽ bị sa thải thì khi người lao động ký vào hợp đồng lao động trên là đã chấp nhận thỏa thuận đó với công ty. Do đó, người lao động trước khi ký hợp đồng chính thức phải đọc kỹ, thông qua và nắm rõ các nội quy này. (2) Bài học về việc tiết lộ tiền lương Thực tế ngày nay, ở nhiều công ty, mức lương của mỗi nhân viên tuy cùng vị trí nhưng cũng có sự khác biệt, chủ yếu để tăng tính cạnh tranh và thưởng cho nhân viên đạt hiệu quả cao trong công việc từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. Do đó, việc để lộ mức lương cho người khác, đồng nghiệp là một điều không nên. Thứ nhất là nếu lương người khác cao hơn mình thì tự động mình sẽ cảm thấy… ghen tỵ, không vui, bất mãn. Thứ hai là sẽ có sự phân bì, so sánh giữa những người cùng chức vụ, công việc. Thứ ba là sẽ sinh ra lòng đố kỵ giữa các nhân viên, mất tình đoàn kết. Chính vì vậy, có nhiều lý do mà mức lương của ai thì người ấy tự biết, không nên cho người khác biết, cũng không nên tò mò về mức lương của người khác. Đơn cử, chị H là nhân viên của một công ty bảo hiểm, trong lần gặp gỡ bạn bè, chị vô tình tiết lộ tiền lương khi đang nói chuyện với bạn. Chị H không ngờ rằng sau lần tiết lộ tiền lương đó, bản thân sẽ gặp phải những chuyện khiến mình hối hận. Vì từ lúc đó trở đi, việc gì người bạn đó cũng “xỏ” chị rằng: “Lương cậu cao thế còn gì nữa”, “Chuyện đó chẳng là gì so với mức lương của cậu”… Tệ hơn nữa là hầu như ai cũng biết mức lương của chị… Hay như cô M, trong một lỡ một lần tiết lộ mức lương hưu cho 3 chị em và một số con cháu trong nhà, cô M đã thấm thía hậu quả của việc này ngay sau đó. Sau khi biết được mức lương hưu cô M được nhận, mọi người đều “Ồ” lên rồi bảo: "Không sao, sau này hết tiền chúng ta sẽ xin chị cả. Chị ấy nhất định sẽ cho, phải không?”, cô M tuy có chút không thoải mái nhưng vẫn bảo có khó khăn cứ đến tìm chị. Sau đó, các ngày lễ tết, các em đều nói cô M trả các khoản tiền sắm sửa. Khi họ hàng ở quê gửi đồ ra, cô M chưa bao giờ có phần. Các em của cô M sẽ giành hết vì "chị cả có tiền chắc không thiếu mấy món này". Nhưng mỗi lần về quê, mua đồ cảm ơn họ hàng, cô M đều là người trả tiền. Sau hai câu chuyện trên, có lẽ mỗi chúng ta đều rút ra được bài học là không được tiết lộ tiền lương, mức lương của mình cho người khác. Trong lúc trò chuyện vui và vô tình tiết lộ mức lương, có thể ngay lúc đó sẽ nhận được sự kinh ngạc, thán phục của mọi người, nở mày nở mặt khi mọi người tung hô mức lương cao của mình. Tuy nhiên những hậu quả sau câu chuyện đó thật đáng để người ta phải suy nghĩ lại về việc tiết lộ tiền lương của mình cho người khác. (Nguồn sưu tầm)
Theo như quy định tại điều 31 Nghị định 71/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2017 : "Điều 31. Công bố thông tin về thu nhập của Giám đốc (Tổng giám đốc) : Tiền lương của Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên." Theo đó, ngoài việc công bố đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin định kỳ và bất thường về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và tình hình quản trị công ty cho cổ đông và công chúng, công ty đại chúng còn phải công khai tiền lương của giám đốc (tổng giám đốc) và người quản lý khác của công ty đại chúng, thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty và phải báo cáo đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Đó là quy định bắt buộc phải công khai tiền lương cụ thể ở trường hợp này, vì đây là điểm mà Nhà nước nhận thấy cần sự minh bạch cũng như cần thiết để tạo ra hệ thống quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Chúng ta không bàn cãi về trường hợp trên vì đó là quy định pháp luật và đã được xem xét trước khi thông qua, mặt khác, trong thực tế, việc công khai tiền lương là một vấn đề khá nhạy cảm mà ở mỗi nơi làm việc có một văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Hai luồng suy nghĩ trái ngược nhau đang tồn tại song song : thứ nhất là các doanh nghiệp có quy định cấm nhân viên tiết lộ hay bàn tán về mức lương của mình ; thứ hai là số khác các doanh nghiệp công khai mức tiền lương của mỗi nhân viên được chi trả hàng thán. Mỗi phương án trên đều có những lý lẽ thuyết phục riêng trong cách quản lý của họ như : - Ở chính sách công khai lương, điều này tạo nên sự trao đổi về vấn đề tiền lương giữa các nhân viên dẫn đến sự cạnh tranh để phát triển công ty, và một CEO nổi tiếng người Mỹ đã nói : " Nếu nhân viên hiểu được phải làm việc và đạt được thành tích như thế nào để kiếm được mức lương nhiều hơn thì họ cũng sẽ có động lực đê phấn đấu nhiều hơn." Vì trong quá trình làm việc ông nhận được những câu hỏi như : Tại sao bạn lại trả cho giám đốc khu vực này nhiều còn tôi chỉ được trả như vậy? Tôi đã phải trả lời rằng bởi vì người đó tạo ra nhiều giá trị hơn bạn. Nếu bạn làm việc và tạo ra được kết quả giống như người đó, tôi cũng sẽ trả cho bạn mức lương tương tự”. Điều đó thôi thúc sự tự giác hoàn thiện, phấn đấu của người nhân viên đem đến lợi ích là sự phát triển doanh nghiệp. - Thế nhưng, ở chiều ngược lại, những nhà quản lý sử dụng chính sách bảo mật tiền lương cho rằng : việc công khai tiền lương sẽ đưa đến quá nhiều rủi ro không đáng như nảy sinh các đoạn hội thoại khó xử giữa các nhân viên hay kích động cái tôi của những cá nhân cho răng họ đang được hưởng mức lương chưa xứng đáng với năng lực. Họ cho rằng việc giữ bí mật về tiền lương giúp đội ngũ nhân viên của họ tránh được sự tị nạnh bởi các nhân viên khác, điều đó làm rạn nứt tính cảm đồng nghiệp và hợp tác sẽ không còn hiệu quả; hay tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các nhân viên, vì người biết mình được trả lương thấp hơn có thể sẽ không còn muốn cố gắng hết sức và đùn đẩy sang người được trả lương cao hơn. Vì vậy, việc công khai lương hay bảo mật tiền lương ở mỗi doanh nghiệp khác nhau đều có những điểm hiệu quả và bất lợi tùy theo cách quản lý của họ, quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào và bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc theo chính sách nào hơn ?