Nam bấm lỗ tai có được thi vào ngành công an không?
Các thí sinh thi tuyển vào ngành công an, quân đội luôn được yêu cầu những điều kiện nghiêm ngặt về năng lực, sức khỏe, ngoại hình,... Vậy, thí sinh nam bấm lỗ tai có được thi vào ngành công an không? Nam bấm lỗ tai có được thi vào ngành công an không? Theo Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định các chỉ số đặc thù đối với lực lượng Công an nhân dân như sau: Công dân tham gia tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn vào Công an nhân dân và hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp phải bảo đảm các chỉ số đặc thù sau: - Không nghiện các chất ma túy, tiền chất được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP; - Màu và dạng tóc bình thường (theo Điều lệnh Công an nhân dân); - Không bị rối loạn sắc tố da, trừ trường hợp sạm da khu trú vùng má (rám má); - Không có lỗ bấm ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức. Đối với nam, không có lỗ bấm ở tai hoặc có lỗ bấm ở tai nhưng đã liền thành sẹo; đối với nữ, không có từ 02 lỗ bấm trở lên trên 01 tai hoặc chỉ có 01 lỗ bấm ở tai, các lỗ bấm khác ở tai đã liền thành sẹo; - Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân; - Không có các vết trổ, vết xăm, kể cả phun xăm trên da, trừ trường hợp xăm lông mày, xăm môi thẩm mỹ đối với nữ. Như vậy, thí sinh nam bấm lỗ tai sẽ không được thi vào ngành công an, dù cho lỗ bấm đã liền lại thành sẹo. Thí sinh thi tuyển vào ngành công an năm 2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe gì? Theo Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù trong tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân như sau: - Tiêu chuẩn chung: Công dân tham gia tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn vào Công an nhân dân, hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp được công nhận đủ điều kiện sức khỏe khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai); + Chiều cao từ 1m64 đến 1m95 đối với nam, từ 1m58 đến 1m80 đối với nữ, trừ trường hợp cụ thể được giảm tiêu chuẩn về chiều cao được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA; + Thị lực không kính mỗi mắt đạt 09-10/10, tổng thị lực 02 mắt đạt 18/10 trở lên. Nếu mắt bị tật khúc xạ: ++ Cận thị, viễn thị thì mỗi mắt không quá 03 (ba) đi-ốp; ++ Loạn thị thì loạn thị sinh lý hoặc mỗi mắt dưới 01 (một) đi-ốp; ++ Kiểm tra thị lực một mắt qua kính tối thiểu đạt 09/10, tổng thị lực hai mắt qua kính đạt từ 19/10 trở lên (phải cam kết bảo đảm tiêu chuẩn thị lực theo quy định nếu trúng tuyển đối với đối tượng tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân), trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA; + Đáp ứng các chỉ số đặc thù theo quy định tại Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA. - Tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù: + Công dân dự tuyển vào các trường Công an nhân dân là hạ sĩ quan nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân: Chiều cao áp dụng tiêu chuẩn chiều cao tại thời điểm tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; + Công dân dự tuyển vào các trường Công an nhân dân là người dân tộc thiểu số: Chiều cao từ 1m62 đến 1m95 đối với nam, từ 1m56 đến 1m80 đối với nữ. Công dân thuộc đối tượng chính sách ưu tiên 01 Nhóm UT1 tại Phụ lục II Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT: Chiều cao từ 1m60 đến 1m95 đối với nam, 1m55 đến 1m80 đối với nữ; + Công dân dự tuyển vào các trường Công an nhân dân là công dân Việt Nam tốt nghiệp trình độ đại học tại các trường đại học trong và ngoài nước trở lên: Công dân tốt nghiệp khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học máy tính, công nghệ thông tin được áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe về chiều cao từ 1m62 đến 1m95 đối với nam, 1m56 đến 1m80 đối với nữ; + Công dân dự tuyển giáo dục văn hóa bậc trung học phổ thông là đối tượng tuyển thẳng và đối tượng xét tuyển: Chiều cao từ 1m55 trở lên đối với nam, từ 1m50 trở lên đối với nữ; + Công dân có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng thì chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất. Như vậy, các thí sinh thi tuyển mới vào ngành công an năm 2024 sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khoẻ chung và tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù như trên. Khám sức khỏe tuyển sinh vào ngành công an được phân loại như thế nào? Theo Điều 7 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định phương pháp phân loại sức khỏe như sau: Phương pháp phân loại sức khỏe trong khám sức khỏe tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân - Việc phân loại sức khỏe căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 62/2023/TT-BCA. - Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1-6 vào cột “Điểm”, cụ thể: Điểm 1 : Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt. Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt. Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá. Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình. Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém. Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém. - Cách phân loại sức khỏe: Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1. Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2. Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3. Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4. Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5. Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy, thí sinh khám sức khỏe thi vào ngành công an sẽ được phân loại thành 6 loại từ cao xuống thấp, từ loại 1 đến loại 6.
Quy định phân loại, giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2023
Ngày 06/12/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Theo đó quy định phân loại, giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2023 như sau: Phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này. - Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự + Thành viên Hội đồng sau khi khám mỗi chuyên khoa, ghi điểm nội dung khám vào cột “Điểm”; ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó ở cột “Lý do”; ký và ghi rõ họ tên ở cột “Ký”; + Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự căn cứ vào điểm tại từng chỉ tiêu để kết luận phân loại sức khỏe, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ trong ngoặc đơn) ở “Phần kết luận”. - Những điểm cần chú ý + Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe; + Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gửi công dân tới khám chuyên khoa tại cơ sở y tế khác để có kết luận chính xác. Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết; + Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ sở y tế để điều trị; + Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật, mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập quân sự, lao động, sinh hoạt, tiên lượng mức độ tiến triển bệnh, tật để kết luận phân loại sức khỏe. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị do Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện đề nghị. - Yêu cầu giám định: Kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật, phân loại sức khỏe theo Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. - Hồ sơ đề nghị giám định, gồm: + Đơn đề nghị giám định cá nhân (theo Mẫu 8 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này); + Văn bản đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện; + Bản sao hợp lệ Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự, Phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị hoặc Phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tùy theo nội dung đề nghị giám định). - Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải có kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện. - Quyết định của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực ngày 01/01/2024.
Nam bấm lỗ tai có được thi vào ngành công an không?
Các thí sinh thi tuyển vào ngành công an, quân đội luôn được yêu cầu những điều kiện nghiêm ngặt về năng lực, sức khỏe, ngoại hình,... Vậy, thí sinh nam bấm lỗ tai có được thi vào ngành công an không? Nam bấm lỗ tai có được thi vào ngành công an không? Theo Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định các chỉ số đặc thù đối với lực lượng Công an nhân dân như sau: Công dân tham gia tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn vào Công an nhân dân và hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp phải bảo đảm các chỉ số đặc thù sau: - Không nghiện các chất ma túy, tiền chất được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP; - Màu và dạng tóc bình thường (theo Điều lệnh Công an nhân dân); - Không bị rối loạn sắc tố da, trừ trường hợp sạm da khu trú vùng má (rám má); - Không có lỗ bấm ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức. Đối với nam, không có lỗ bấm ở tai hoặc có lỗ bấm ở tai nhưng đã liền thành sẹo; đối với nữ, không có từ 02 lỗ bấm trở lên trên 01 tai hoặc chỉ có 01 lỗ bấm ở tai, các lỗ bấm khác ở tai đã liền thành sẹo; - Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân; - Không có các vết trổ, vết xăm, kể cả phun xăm trên da, trừ trường hợp xăm lông mày, xăm môi thẩm mỹ đối với nữ. Như vậy, thí sinh nam bấm lỗ tai sẽ không được thi vào ngành công an, dù cho lỗ bấm đã liền lại thành sẹo. Thí sinh thi tuyển vào ngành công an năm 2024 phải đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe gì? Theo Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù trong tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân như sau: - Tiêu chuẩn chung: Công dân tham gia tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn vào Công an nhân dân, hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp được công nhận đủ điều kiện sức khỏe khi đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Có sức khỏe Loại 1 (một), Loại 2 (hai); + Chiều cao từ 1m64 đến 1m95 đối với nam, từ 1m58 đến 1m80 đối với nữ, trừ trường hợp cụ thể được giảm tiêu chuẩn về chiều cao được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA; + Thị lực không kính mỗi mắt đạt 09-10/10, tổng thị lực 02 mắt đạt 18/10 trở lên. Nếu mắt bị tật khúc xạ: ++ Cận thị, viễn thị thì mỗi mắt không quá 03 (ba) đi-ốp; ++ Loạn thị thì loạn thị sinh lý hoặc mỗi mắt dưới 01 (một) đi-ốp; ++ Kiểm tra thị lực một mắt qua kính tối thiểu đạt 09/10, tổng thị lực hai mắt qua kính đạt từ 19/10 trở lên (phải cam kết bảo đảm tiêu chuẩn thị lực theo quy định nếu trúng tuyển đối với đối tượng tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân), trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 62/2023/TT-BCA; + Đáp ứng các chỉ số đặc thù theo quy định tại Điều 6 Thông tư 62/2023/TT-BCA. - Tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù: + Công dân dự tuyển vào các trường Công an nhân dân là hạ sĩ quan nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân: Chiều cao áp dụng tiêu chuẩn chiều cao tại thời điểm tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; + Công dân dự tuyển vào các trường Công an nhân dân là người dân tộc thiểu số: Chiều cao từ 1m62 đến 1m95 đối với nam, từ 1m56 đến 1m80 đối với nữ. Công dân thuộc đối tượng chính sách ưu tiên 01 Nhóm UT1 tại Phụ lục II Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT: Chiều cao từ 1m60 đến 1m95 đối với nam, 1m55 đến 1m80 đối với nữ; + Công dân dự tuyển vào các trường Công an nhân dân là công dân Việt Nam tốt nghiệp trình độ đại học tại các trường đại học trong và ngoài nước trở lên: Công dân tốt nghiệp khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học máy tính, công nghệ thông tin được áp dụng tiêu chuẩn sức khỏe về chiều cao từ 1m62 đến 1m95 đối với nam, 1m56 đến 1m80 đối với nữ; + Công dân dự tuyển giáo dục văn hóa bậc trung học phổ thông là đối tượng tuyển thẳng và đối tượng xét tuyển: Chiều cao từ 1m55 trở lên đối với nam, từ 1m50 trở lên đối với nữ; + Công dân có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng thì chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất. Như vậy, các thí sinh thi tuyển mới vào ngành công an năm 2024 sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sức khoẻ chung và tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù như trên. Khám sức khỏe tuyển sinh vào ngành công an được phân loại như thế nào? Theo Điều 7 Thông tư 62/2023/TT-BCA quy định phương pháp phân loại sức khỏe như sau: Phương pháp phân loại sức khỏe trong khám sức khỏe tuyển sinh tuyển mới, tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết thời hạn phục vụ tại ngũ trong Công an nhân dân - Việc phân loại sức khỏe căn cứ theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 62/2023/TT-BCA. - Cách cho điểm: Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1-6 vào cột “Điểm”, cụ thể: Điểm 1 : Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt. Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt. Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá. Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình. Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém. Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém. - Cách phân loại sức khỏe: Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1. Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2. Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3. Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4. Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5. Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6. Như vậy, thí sinh khám sức khỏe thi vào ngành công an sẽ được phân loại thành 6 loại từ cao xuống thấp, từ loại 1 đến loại 6.
Quy định phân loại, giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2023
Ngày 06/12/2023, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Theo đó quy định phân loại, giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2023 như sau: Phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này. - Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự + Thành viên Hội đồng sau khi khám mỗi chuyên khoa, ghi điểm nội dung khám vào cột “Điểm”; ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó ở cột “Lý do”; ký và ghi rõ họ tên ở cột “Ký”; + Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự căn cứ vào điểm tại từng chỉ tiêu để kết luận phân loại sức khỏe, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ trong ngoặc đơn) ở “Phần kết luận”. - Những điểm cần chú ý + Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe; + Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gửi công dân tới khám chuyên khoa tại cơ sở y tế khác để có kết luận chính xác. Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết; + Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ sở y tế để điều trị; + Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật, mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập quân sự, lao động, sinh hoạt, tiên lượng mức độ tiến triển bệnh, tật để kết luận phân loại sức khỏe. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự - Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị do Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện đề nghị. - Yêu cầu giám định: Kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật, phân loại sức khỏe theo Mục I, Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. - Hồ sơ đề nghị giám định, gồm: + Đơn đề nghị giám định cá nhân (theo Mẫu 8 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này); + Văn bản đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện; + Bản sao hợp lệ Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự, Phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị hoặc Phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tùy theo nội dung đề nghị giám định). - Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải có kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện. - Quyết định của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thông tư 105/2023/TT-BQP có hiệu lực ngày 01/01/2024.