Hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác
Hiện nay, mặc dù người dân đã và đang hoàn thành chuẩn hóa thông tin thuê bao để tránh sim rác, cuộc gọi rác thế nhưng việc bị làm phiền từ các cuộc gọi, tin nhắn rác vẫn còn nhiều. Bài viết sẽ hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Theo đó, nhiều người tìm đến phần mềm chặn cuộc gọi rác để tránh bị làm phiền, dù việc sử dụng cũng có một số bất cập hay việc đăng ký vào danh sách không quảng cáo trên tại website của Cục An toàn thông tin.. Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo (DNC), cho phép mọi thuê bao có thể đăng ký không nhận cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo. Cách thứ nhất, đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác tại website của Cục An Toàn Thông Tin Bước 1: Truy cập vào website chính thức của Cục An Toàn Thông Tin tại website: khongquangcao.ais.gov.vn Bước 2: Nhập số điện thoại muốn đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác vào mục Quản lý danh sách không quảng cáo. Sau đó, sẽ nhận được mã OTP qua tin nhắn gửi về điện thoại. Bước 3: Nhập mã OTP vừa nhận vào khung Pop-up trên website. Ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo: “So dien thoai cua Quy Khach da nam trong danh sach khong quang cao DNC. De huy dang ky soan: HUY DNC gui 5656. Tran trong!” Ngoài ra, người dân cũng có thể truy cập trang web để phản ánh các số phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác. Các số bị chặn qua hệ thống của Cục là chính xác do đã được xác minh, nhưng hầu hết đều là số đã đăng ký dịch vụ quảng cáo từ trước. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu do người dùng báo cáo không cao. Xem bài viết liên quan: Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố Cách thứ hai, soạn cú pháp chặn tin nhắn rác qua đầu số 5656 Bộ Thông tin và truyền thông đã hành Thông tư 22/2021/TT-BTTTT ngày 13/12/2021 hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Trong đó đáng chú ý là việc hướng dẫn cho người dân cách phản ánh, báo cáo thông tin đến Hệ thống tiếp nhận xử lý tin rác. Theo đó, trong trường hợp vẫn nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác sau khi thực hiện đăng ký, bạn có thể thực hiện những cú pháp sau để tương tác với hệ thống 5656 như sau: Phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 Phản ánh tin nhắn rác: S [nguồn phát tán] [nội dung tin nhắn rác] gửi 5656 Đăng ký vào danh sách không quảng cáo: DK DNC gửi 5656 Rút khỏi danh sách không quảng cáo: HUY DNC gửi 5656 Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo: FW [nội dung bản sao tin nhắn quảng cáo] gửi 5656 Cách thứ ba, dịch vụ chặn cuộc gọi có sẵn trên điện thoại Đối với Android, Google trang bị sẵn công cụ Caller ID & Spam Protection. Công ty cho biết tính năng này sử dụng dữ liệu danh bạ được chia sẻ từ nhà mạng và từ cộng đồng để định danh số điện thoại gọi đến thiết bị của người dùng. Do đó, nhiều người sẽ thấy cuộc gọi đến hiển thị tên công ty, cửa hàng dù họ chưa từng lưu vào danh bạ. Dựa vào thông tin người gọi được cung cấp, chủ sở hữu có thể chọn nghe hoặc từ chối để tránh bị làm phiền. Với riêng điện thoại Samsung, hãng có thêm dịch vụ Smart Call bên cạnh Caller ID & Spam Protection của Google. Tính năng này do Samsung hợp tác với Hiya - công ty Mỹ nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xác định và chặn cuộc gọi không mong muốn. Bên cạnh dữ liệu đóng góp từ người dùng và nhà mạng, Smart Call sử dụng AI để tự động dự đoán một cuộc gọi có thể là spam. Nhiều người dùng đánh giá Smart Call lọc cuộc gọi rác hiệu quả hơn so với Caller ID & Spam Protection. Dịch vụ tích hợp sẵn như trên có độ bảo mật cao do không đòi quyền truy cập danh bạ, tin nhắn. Hệ thống cũng chỉ ghi nhận thông tin khi người dùng báo một cuộc gọi đến là spam. Trong khi đó, iPhone không có tính năng chặn cuộc gọi rác tích hợp sẵn trên hệ điều hành như Android. Máy chỉ có Caller ID hiển thị tên doanh nghiệp, người gọi đến nếu các đơn vị này có đăng ký định danh với nhà cung cấp cơ sở dữ liệu danh bạ cho nhà mạng. Từ iOS 16.2, iPhone bổ sung tính năng lọc tin nhắn rác dành cho người dùng Việt. Tuy nhiên, sau bốn tháng hoạt động, nhiều người cho biết điện thoại Apple gần như không lọc được tin rác nào. Cách thứ tư, sử dụng dịch vụ chặn cuộc gọi, tin nhắn bên thứ ba Hiện nay, có nhiều ứng dụng cung cấp tính năng thông báo cuộc gọi, tin nhắn rác như SMS Shield, Hiya, VeroSMS hay phổ biến tại Việt Nam là TrueCaller. Ngoài nhà mạng, ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu thông qua đóng góp từ người dùng. Do sử dụng được cả trên iPhone và điện thoại Android, nguồn dữ liệu từ cộng đồng của các phần mềm như TrueCaller rất phong phú. Nhờ đó, ứng dụng hoạt động hiệu quả trong việc định danh cuộc gọi mời chào dịch vụ, lừa đảo hơn so với tính năng tích hợp sẵn trên Android. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào dữ liệu báo cáo từ người dùng và không được xác minh, phần mềm sẽ hiển thị sai số điện thoại gọi đến trong nhiều trường hợp. Vậy nên, trong phần hướng dẫn sử dụng, ứng dụng cũng đề cập điều này, theo đó chỉ hỗ trợ phát hiện cuộc gọi rác, chứ không thực hiện chặn trực tiếp. Trên đây là hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn cách phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo đến CQCN nhanh nhất
Sẽ quy định chi tiết tin nhắn quảng cáo chỉ được gửi tối đa 1 lần tới mỗi thuê bao
Hạn chế tin nhắn rác - Minh họa Trong Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, có quy định người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất đối với những thuê bao không nằm trong danh sách không quảng cáo. Sắp tới, sẽ có hướng dẫn chi tiết về nội dung này. Cụ thể, nội dung này được quy định tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 91/2020/NĐ-CP đang được lấy ý kiến. Theo đó: - Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất tới 01 số thuê bao. Tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất được gắn nhãn có định dạng DKQC. Nhãn được đặt vị trí đầu tiên trong tin nhắn. - Tin nhắn tối thiểu bao gồm các nội dung: a) Giới thiệu người quảng cáo đề nghị đăng ký. b) Hướng dẫn đăng ký nhận quảng cáo qua hệ thống của Cục An toàn thông tin hoặc hệ thống do người quảng cáo thiết lập c) Hướng dẫn từ chối qua hệ thống của Cục An toàn thông tin hoặc hệ thống do người quảng cáo thiết lập. - Chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất từ 07 giờ đến 22 giờ. - Trong vòng 24h kể từ thời điểm gửi tin nhắn quảng cáo đầu tiên và duy nhất, người dùng không phản hồi thì được hiểu là từ chối. - Người quảng cáo phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất về đầu số 5656 và đồng bộ dữ liệu đăng ký, từ chối nhận tin nhắn quảng cáo đầu tiên và duy nhất về hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo. Ngoài ra dự thảo Thông tư còn hướng dẫn người dân thực hiện việc đăng ký và hủy đăng ký khỏi danh sách không quảng cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Xem chi tiết tại file đính kèm.
Nhận quảng cáo làm phiền, nhớ 3 điều sau đây!
Chặn quảng cáo gây phiền toái cho người dùng Dân văn phòng, công chức, viên chức chắc chắn không còn xa lạ với việc các số điện thoại lạ gọi đến quảng cáo, hoặc lợi dụng quảng cáo để thực hiện các chiêu trò lừa đảo. Để tránh bị làm phiền bởi các đối tượng này, hãy nhớ ba cách đơn giản nhất sau đây. 1. Không công khai thông tin cá nhân một cách tùy tiện Đây là điều tất cả người dân đều cần biết, để bảo vệ mình không chỉ trong không gian mạng, bưu chính viễn thông mà còn ở tất cả các quan hệ mình tham gia vào. Trước khi quyết định điền vào một mẩu “thu thập thông tin” “thông tin khách hàng” hay một tờ tư vấn mua sắm, bạn nên đặt câu hỏi: Người có thông tin của mình sẽ làm gì với nó. Nếu tổ chức, cá nhân cần thông tin của bạn để phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng, đó là những sự “làm phiền” chấp nhận được, vì thực tế đây là một hình thức nhằm cải thiện trải nghiệm sử dụng dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, bạn cần xác định những tổ chức, doanh nghiệp nào đủ tin cậy, có chính sách bảo mật rõ ràng để cung cấp thông tin. Ngược lại, với những đối tượng mà bạn không hiểu rõ, không thấy cần thiết hoặc không có nhu cầu tiếp xúc thêm, bạn có thể thẳng thắn từ chối cung cấp thông tin. Một sai lầm phổ biến của đa số người dân là ngại đặt câu hỏi: “Tôi không có nhu cầu cung cấp số điện thoại cho anh/chị thì có vấn đề gì không?” Bản chất của việc xin số điện thoại tràn lan thật ra là nhằm thu thập và bán thông tin đó cho những người có nhu cầu mua “data” khách hàng (dữ liệu về khách hàng) để thực hiện việc quảng cáo. Sẽ hoàn toàn không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra nếu bạn từ chối cung cấp số điện thoại cho những cá nhân, tổ chức bạn không biết rõ. 2. Đăng ký vào Danh sách Không quảng cáo của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về “Danh sách không quảng cáo”: “1. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.” Bạn có thể thực hiện việc này bằng 2 cách: (1) Truy cập vào đường dẫn https://khongquangcao.ais.gov.vn/ (2) Gửi tin nhắn theo cú pháp: - Đăng ký: DK DNC gửi 5656. - Hủy đăng ký: HUY DNC gửi 5656. Tất cả tin nhắn gửi đến đầu số này đều miễn phí. Sau khi đăng ký, sẽ không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được phép gọi điện, nhắn tin quảng cáo tới số điện thoại của bạn. 3. Phản ánh cho Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông Kể cả khi đã đăng ký hoặc chưa đăng ký vào Danh sách không quảng cáo, nếu bạn vẫn phát hiện tình trạng làm phiền từ thuê bao lạ, hãy phản ánh cho Cục tại đường dẫn sau: http://thongbaorac.ais.gov.vn/ Hoặc, nhắn tin theo cú pháp: - Phản ánh tin nhắn rác soạn: S (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) - Phản ánh cuộc gọi rác soạn: V (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) Sau đó gửi đến đầu số 5656. Tại khoản 7a Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung tại Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP) quy định: “Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo..."
03 cách để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ
Cách để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ Để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ, người dân chú ý không tùy tiện cung cấp thông tin, số điện thoại cá nhân, đặc biệt không công khai trên Internet, chỉ cung cấp cho các nơi đáng tin cậy, có cam kết bảo mật thông tin rõ ràng. Bạn Nguyễn Văn Long (Tiền Giang) gửi đến mục Hỏi - Đáp trên Cổng TTĐT Bộ TT&TT câu hỏi với nội dung như sau: Tôi có một đơn vị chuyên về tưới tự động và các sản phẩm như bộ hẹn giờ, van điện từ, béc tưới cây... Từ khi tôi làm đơn vị này thì có rất nhiều số điện thoại lạ liên hệ để bán đất nền, bất động sản... họ gọi làm phiền liên tục từ ngày này qua ngày khác. Vậy cho tôi hỏi có cách nào để trong tương lai không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ không? Tôi xin cảm ơn. Về vấn đề này, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau: Để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ, người dân chú ý: 1. Không tùy tiện cung cấp thông tin, số điện thoại cá nhân, đặc biệt không công khai trên Internet, chỉ cung cấp cho các nơi đáng tin cậy, có cam kết bảo mật thông tin rõ ràng. 2. Đăng ký vào Danh sách không quảng cáo (DNC). Khi người dùng đăng ký vào danh sách không quảng cáo thì không tổ chức, cá nhân nào được phép gọi điện, nhắn tin quảng cáo tới số điện thoại của người dùng. Người dùng đăng ký tại địa chỉ https://khongquangcao.ais.gov.vn/ hoặc thông qua tin nhắn theo cú pháp: - Đăng ký: DK DNC gửi 5656. - Hủy đăng ký: HUY DNC gửi 5656. Tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 đều miễn phí. 3. Trong trường hợp đăng ký vào danh sách trên mà vẫn nhận được cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo, đề nghị người dùng phản ánh tới đầu số 5656 để cơ quan chức năng xác minh, xử lý. Người dùng phản ánh tại http://thongbaorac.ais.gov.vn hoặc nhắn tin theo cú pháp: - Phản ánh tin nhắn rác soạn: S (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) - Phản ánh cuộc gọi rác soạn: V (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) BBT Theo Bộ thông tin và truyền thông
Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Xử lý thế nào?
Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Ảnh minh họa Trong thời gian gần đây, người dân liên tục phản ánh tình trạng dù không vay nợ, không giao dịch với ai nhưng bỗng dưng nhận được các tin nhắn, văn bản, thậm chí có người đến tận nhà đòi nợ. Cần lưu ý những điều gì khi gặp phải tình trạng trên? Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo Trong trường hợp bạn không đứng ra vay tiền của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, hãy chắc chắn: - Có bạn bè, người thân nào của mình có thể sử dụng thông tin cá nhân của mình để vay nợ hay không - Nếu người đòi nợ khẳng định bạn có vay, hãy yêu cầu cung cấp thông tin chính xác về khoản vay, bao gồm: thời gian vay, ai ký hợp đồng, số tiền như thế nào - Không cung cấp thêm thông tin cho kẻ gian - Tuyệt đối không đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào - Ghi nhận lại những thông tin mà người đòi nợ cáo buộc bạn để làm bằng chứng và cung cấp ngay cho cơ quan Công an địa phương. Ngoài ra, có những trường hợp người dân vô tình đánh rơi giấy tờ tùy thân, bằng cách này kẻ xấu nhặt được giấy tờ có thể lợi dụng tạo ra hồ sơ vay để xác dịnh bạn có nợ, vì vậy, khi đánh mất giấy tờ nên liên hệ sớm nhất với cơ quan công an nơi mất giấy tờ để thông báo. Nếu kẻ gian lợi dụng giấy tờ bị mất của bạn để vay nợ, hãy bình tĩnh đến trình báo với cơ quan công an vì vẫn còn những biện pháp nghiệp vụ chứng minh bạn không phải người đi vay. Cần thông báo ngay cho người đòi nợ rằng mình không liên quan đến khoản nợ, nếu người này vẫn tiếp tục nhắn tin, gọi điện, tham khảo cách chặn tin nhắn, cuộc gọi rác TẠI ĐÂY Thông tin cần biết Kể cả khi bạn thật sự có nợ, pháp luật quy định giới hạn nhắc nợ của công ty tài chính như sau: “đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;” Đây là quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN, theo đó các công ty tài chính này cũng không có quyền nhắc nợ khi bạn không có nghĩa vụ trả nợ và cũng không có cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào yêu cầu. Hành vi cáo buộc người khác vay nợ có thể bị xử lý theo những quy định dưới đây: - Hành vi gửi tin nhắn rác: Theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, những tin nhắn chứa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân được xem là tin nhắn rác. Đối với hành vi gửi thư điện tử, tin nhắn rác, Điểm b Khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi này có thể bị phạt đến 80.000.000 đồng. - Hành vi vu khống: Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;” Đối với tội vu khống, hình phạt có thể lên đến 50 triệu đồng hoặc đi tù đến 1 năm. - Hành vi xâm phạm chỗ ở: Điều 158 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: [...] d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”. Với hành vi này, người xâm phạm chỗ ở của bạn có thể bị phạt tù đến 2 năm. Ngoài ra nếu việc vu khống có nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì còn có thể phải chịu trách nhiệm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cú pháp nhắn tin để loại bỏ tin nhắn, cuộc gọi rác
Ảnh minh họa: Loại bỏ tin nhắn rác, cuộc gọi rác Từ ngày 1/10.2020 khi Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày ngày 14/8/2020 có hiệu lực thì người sử dụng di động có thể chặn các tin nhắn, cuộc gọi rác không phù hợp. Xem chi tiết TẠI ĐÂY. Theo đó, Tại khoản 7a Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung tại Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP) quy định: "Điều 94. Vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ ... 7a. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo...". * Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm chuyển hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456 sang hệ thống tiếp nhận phản ánh trên đầu số mới 5656. * Để tương tác với hệ thống tổng đài 5656, người dùng di động cần soạn tin nhắn theo các cú pháp sau (Theo VietNamnet): - Phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 - Phản ánh tin nhắn rác: S [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 - Đăng ký vào Danh sách không nhận quảng cáo: DK DNC gửi 5656 - Rút khỏi Danh sách không nhận quảng cáo: HUY DNC gửi 5656 - Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo: FW [Nội dung bản sao tin quảng cáo] gửi 5656
Hiểu thế nào là "Tin nhắn rác"!!!
Bạn Nguyễn Châu Phong, gửi đến mục Hỏi Đáp trên Cổng TTĐT Bộ TT&TT một câu hỏi thắc mắc về quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác. Cụ thể như sau: (i) Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định trên thì Tin nhắn rác là tin nhắn nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi/ không sinh lợi. Về việc này theo cách hiểu của em thì những tin nhắn có nội hàm và mục đích là quảng cáo nhưng không thể hiện dưới dạng giới thiệu sản phẩm, hàng hóa,.. thì không được xem là tin nhắn rác. Ví dụ tin nhắn có nội dung "Nhắc nhở/ xác nhận khách hàng A tham gia buổi sự kiện chào bán vào ngày BCD - dù rằng A không hề đăng ký tham gia" thì liệu có được xem là tin nhắn rác hay không? Trả lời: Về thắc mắc của bạn, Bộ TT&TT trả lời như sau: Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 91 quy định về “Tin nhắn quảng cáo” chứ không phải là “Tin nhắn rác” như bạn hiểu. Cụ thể: “Tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo là tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân; tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông”. “Tin nhắn rác” được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3, cụ thể: “Tin nhắn rác bao gồm các loại sau: a)Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này; b)Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.” Như vậy, “Tin nhắn rác” là tin quảng cáo không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin vi phạm các nội dung bị cấm tại các Luật nêu trên. Nghị định 91 quy định rõ việc gửi tin nhắn quảng cáo phải sử dụng tên định danh và phải được người sử dụng đồng ý trước khi gửi tin nhắn quảng cáo; không cho phép sử dụng thuê bao gửi tin nhắn quảng cáo. Do vây, trước khi gửi tin nhắn quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hay người quảng cáo cần phải xác định rõ xem đối tượng sẽ nhận tin nhắn quảng cáo đã đồng ý nhận quảng cáo hay chưa. Tin nhắn có nội dung như bạn nêu ra: “Nhắc nhở/xác nhận khách hàng A tham gia buổi sự kiện chào bán vào ngày BCD- dù rằng A không hề đăng ký tham gia”, căn cứ theo các quy định của Nghị định số 91 thì đây là tin nhắn quảng cáo và nếu khách hàng không hề đăng ký tham gia hoặc khách hàng không đồng ý nhận quảng cáo, như vậy sẽ bị coi là tin nhắn rác. Hành vi gửi tin nhắn như theo đề cập của bạn là vi phạm pháp luật theo định tại Nghị định số 91 và sẽ bị xử lý.
Sử dụng dịch vụ gửi tin nhắn hàng loạt có bị xem là gửi tin nhắn rác không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2008/NĐ-CP quy định: "Thư rác (spam) là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư rác trong Nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác." Theo đó tin nhắn rác là tin nhắn được gửi cho người nhận mà người nhận không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận. Nếu bạn muốn gửi tin nhắn thông báo hàng loạt theo diện dịch vụ thì nên báo trước cho người nhận biết, nếu người nhận đã đồng ý thì việc gửi tin nhắn của mình sẽ không được xem là tin nhắn rác.
Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
Chính phủ ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Quy định chuyển tiếp: Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2020 và thay thế Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP.
Danh sách số điện thoại không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo
Là nội dung Chính phủ đang dự thảo Nghị định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo qua gửi tin nhắn, thư điện tử và gọi điện Nghị định này quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo qua việc gửi tin nhắn, thư điện tử và gọi điện; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân). Theo đó, danh sách số điện thoại không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo 1. Danh sách số điện thoại không nhận mọi tin nhắn quảng cáo,cuộc gọi quảng cáo là tập hợp số điện thoại mà người sở hữu số điện thoại đó đã đăng ký không nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo. 2. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện quảng cáo tới danh sách số điện thoại không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo. 3. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. 4. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng hệ thống quản lý danh sách số điện thoại, không chấp nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo bằng cách cho phép các thuê bao đăng ký hoặc hủy đăng ký thông qua cú pháp tin nhắn gửi về đầu số 456. Bãi bỏ Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác, Nghị định 77/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Xem chi tiết Dự thảo tại file đính kèm
Sắp có Thông tư hướng dẫn chống tin nhắn rác
Theo ghi nhận từ Bộ Thông tin Truyền thông thì trong thời gian tới, sẽ ban hành Thông tư mới hướng dẫn Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác. Thông tư này sẽ thay thế loạt các Thông tư 12/2008/TT-BTTTT, Thông tư 03/2009/TT-BTTTT và Thông tư 09/2011/TT-BTTTT. Theo đó, tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo đến người dùng khi người dùng đã thể hiện sự đồng ý nhận quảng cáo một cách rõ ràng, cụ thể qua 01 trong 05 cách sau: 1. Gửi tin nhắn đăng ký. 2. Khai báo và xác nhận vào mẫu đăng ký trên giấy in, cổng/trang thông tin điện tử. 3. Gửi thư điện tử đăng ký. 4. Gọi điện đến tổng đài thoại để đăng ký. 5. Sử dụng phần mềm hỗ trợ đăng ký nhận quảng cáo. Tổ chức, cá nhân phải gửi thư điện tử xác nhận tới địa chỉ thư điện tử đã đăng ký nhận thư điện tử quảng cáo. Thư điện tử xác nhận phải có thông tin hướng dẫn về cách từ chối nhận thư điện tử quảng cáo. Tổ chức, cá nhân phải gửi tin nhắn xác nhận tới số điện thoại đã đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo. Tin nhắn xác nhận phải có thông tin hướng dẫn về cách từ chối nhận tin nhắn quảng cáo. Tổ chức, cá nhân phải công khai thỏa thuận về việc đăng ký, gửi nhận, từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo trên cổng/trang thông tin điện tử của mình và thực hiện đúng các thỏa thuận gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, đối với người nhận. Không được sử dụng số thuê bao điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo Hoặc dùng số này để cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, trường hợp này phải sử dụng số dịch vụ tin nhắn ngắn theo Thông tư 22/2014/TT-BTTTT hoặc sử dụng tên định danh do Cục An toàn thông tin cấp. Số dịch vụ tin nhắn ngắn là dãy số theo nguyên tắc sau: - Có độ dài từ 4 đến 5 chữ số. - Bắt đầu bằng các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và có cấu trúc 1ABC, 2ABCD, 3ABCD, 4ABCD, 5ABC, 6ABC, 7ABC, 8ABC, 9ABC, trong đó A, B, C, D, E là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9. Ví dụ: Tổng đài 1789, 8198…đây là những số dịch vụ tin nhắn ngắn được dùng để quảng cáo, tuy nhiên phải được đăng ký và thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Mời các bạn xem chi tiết tại dự thảo Thông tư mới hướng dẫn Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác tại file đính kèm.
Hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác
Hiện nay, mặc dù người dân đã và đang hoàn thành chuẩn hóa thông tin thuê bao để tránh sim rác, cuộc gọi rác thế nhưng việc bị làm phiền từ các cuộc gọi, tin nhắn rác vẫn còn nhiều. Bài viết sẽ hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Theo đó, nhiều người tìm đến phần mềm chặn cuộc gọi rác để tránh bị làm phiền, dù việc sử dụng cũng có một số bất cập hay việc đăng ký vào danh sách không quảng cáo trên tại website của Cục An toàn thông tin.. Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai hệ thống quản lý danh sách không quảng cáo (DNC), cho phép mọi thuê bao có thể đăng ký không nhận cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo. Cách thứ nhất, đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác tại website của Cục An Toàn Thông Tin Bước 1: Truy cập vào website chính thức của Cục An Toàn Thông Tin tại website: khongquangcao.ais.gov.vn Bước 2: Nhập số điện thoại muốn đăng ký chặn cuộc gọi và tin nhắn rác vào mục Quản lý danh sách không quảng cáo. Sau đó, sẽ nhận được mã OTP qua tin nhắn gửi về điện thoại. Bước 3: Nhập mã OTP vừa nhận vào khung Pop-up trên website. Ngay lập tức bạn sẽ nhận được thông báo: “So dien thoai cua Quy Khach da nam trong danh sach khong quang cao DNC. De huy dang ky soan: HUY DNC gui 5656. Tran trong!” Ngoài ra, người dân cũng có thể truy cập trang web để phản ánh các số phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác. Các số bị chặn qua hệ thống của Cục là chính xác do đã được xác minh, nhưng hầu hết đều là số đã đăng ký dịch vụ quảng cáo từ trước. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu do người dùng báo cáo không cao. Xem bài viết liên quan: Xử phạt hành vi dùng “sim rác” để khủng bố Cách thứ hai, soạn cú pháp chặn tin nhắn rác qua đầu số 5656 Bộ Thông tin và truyền thông đã hành Thông tư 22/2021/TT-BTTTT ngày 13/12/2021 hướng dẫn Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Trong đó đáng chú ý là việc hướng dẫn cho người dân cách phản ánh, báo cáo thông tin đến Hệ thống tiếp nhận xử lý tin rác. Theo đó, trong trường hợp vẫn nhận được tin nhắn rác, cuộc gọi rác sau khi thực hiện đăng ký, bạn có thể thực hiện những cú pháp sau để tương tác với hệ thống 5656 như sau: Phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 Phản ánh tin nhắn rác: S [nguồn phát tán] [nội dung tin nhắn rác] gửi 5656 Đăng ký vào danh sách không quảng cáo: DK DNC gửi 5656 Rút khỏi danh sách không quảng cáo: HUY DNC gửi 5656 Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo: FW [nội dung bản sao tin nhắn quảng cáo] gửi 5656 Cách thứ ba, dịch vụ chặn cuộc gọi có sẵn trên điện thoại Đối với Android, Google trang bị sẵn công cụ Caller ID & Spam Protection. Công ty cho biết tính năng này sử dụng dữ liệu danh bạ được chia sẻ từ nhà mạng và từ cộng đồng để định danh số điện thoại gọi đến thiết bị của người dùng. Do đó, nhiều người sẽ thấy cuộc gọi đến hiển thị tên công ty, cửa hàng dù họ chưa từng lưu vào danh bạ. Dựa vào thông tin người gọi được cung cấp, chủ sở hữu có thể chọn nghe hoặc từ chối để tránh bị làm phiền. Với riêng điện thoại Samsung, hãng có thêm dịch vụ Smart Call bên cạnh Caller ID & Spam Protection của Google. Tính năng này do Samsung hợp tác với Hiya - công ty Mỹ nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xác định và chặn cuộc gọi không mong muốn. Bên cạnh dữ liệu đóng góp từ người dùng và nhà mạng, Smart Call sử dụng AI để tự động dự đoán một cuộc gọi có thể là spam. Nhiều người dùng đánh giá Smart Call lọc cuộc gọi rác hiệu quả hơn so với Caller ID & Spam Protection. Dịch vụ tích hợp sẵn như trên có độ bảo mật cao do không đòi quyền truy cập danh bạ, tin nhắn. Hệ thống cũng chỉ ghi nhận thông tin khi người dùng báo một cuộc gọi đến là spam. Trong khi đó, iPhone không có tính năng chặn cuộc gọi rác tích hợp sẵn trên hệ điều hành như Android. Máy chỉ có Caller ID hiển thị tên doanh nghiệp, người gọi đến nếu các đơn vị này có đăng ký định danh với nhà cung cấp cơ sở dữ liệu danh bạ cho nhà mạng. Từ iOS 16.2, iPhone bổ sung tính năng lọc tin nhắn rác dành cho người dùng Việt. Tuy nhiên, sau bốn tháng hoạt động, nhiều người cho biết điện thoại Apple gần như không lọc được tin rác nào. Cách thứ tư, sử dụng dịch vụ chặn cuộc gọi, tin nhắn bên thứ ba Hiện nay, có nhiều ứng dụng cung cấp tính năng thông báo cuộc gọi, tin nhắn rác như SMS Shield, Hiya, VeroSMS hay phổ biến tại Việt Nam là TrueCaller. Ngoài nhà mạng, ứng dụng xây dựng cơ sở dữ liệu thông qua đóng góp từ người dùng. Do sử dụng được cả trên iPhone và điện thoại Android, nguồn dữ liệu từ cộng đồng của các phần mềm như TrueCaller rất phong phú. Nhờ đó, ứng dụng hoạt động hiệu quả trong việc định danh cuộc gọi mời chào dịch vụ, lừa đảo hơn so với tính năng tích hợp sẵn trên Android. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào dữ liệu báo cáo từ người dùng và không được xác minh, phần mềm sẽ hiển thị sai số điện thoại gọi đến trong nhiều trường hợp. Vậy nên, trong phần hướng dẫn sử dụng, ứng dụng cũng đề cập điều này, theo đó chỉ hỗ trợ phát hiện cuộc gọi rác, chứ không thực hiện chặn trực tiếp. Trên đây là hướng dẫn 04 cách chặn cuộc gọi, tin nhắn rác. Xem bài viết liên quan: Hướng dẫn cách phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo đến CQCN nhanh nhất
Sẽ quy định chi tiết tin nhắn quảng cáo chỉ được gửi tối đa 1 lần tới mỗi thuê bao
Hạn chế tin nhắn rác - Minh họa Trong Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, có quy định người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất đối với những thuê bao không nằm trong danh sách không quảng cáo. Sắp tới, sẽ có hướng dẫn chi tiết về nội dung này. Cụ thể, nội dung này được quy định tại Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 91/2020/NĐ-CP đang được lấy ý kiến. Theo đó: - Người quảng cáo chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất tới 01 số thuê bao. Tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất được gắn nhãn có định dạng DKQC. Nhãn được đặt vị trí đầu tiên trong tin nhắn. - Tin nhắn tối thiểu bao gồm các nội dung: a) Giới thiệu người quảng cáo đề nghị đăng ký. b) Hướng dẫn đăng ký nhận quảng cáo qua hệ thống của Cục An toàn thông tin hoặc hệ thống do người quảng cáo thiết lập c) Hướng dẫn từ chối qua hệ thống của Cục An toàn thông tin hoặc hệ thống do người quảng cáo thiết lập. - Chỉ được phép gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất từ 07 giờ đến 22 giờ. - Trong vòng 24h kể từ thời điểm gửi tin nhắn quảng cáo đầu tiên và duy nhất, người dùng không phản hồi thì được hiểu là từ chối. - Người quảng cáo phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất về đầu số 5656 và đồng bộ dữ liệu đăng ký, từ chối nhận tin nhắn quảng cáo đầu tiên và duy nhất về hệ thống quản lý Danh sách không quảng cáo. Ngoài ra dự thảo Thông tư còn hướng dẫn người dân thực hiện việc đăng ký và hủy đăng ký khỏi danh sách không quảng cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Xem chi tiết tại file đính kèm.
Nhận quảng cáo làm phiền, nhớ 3 điều sau đây!
Chặn quảng cáo gây phiền toái cho người dùng Dân văn phòng, công chức, viên chức chắc chắn không còn xa lạ với việc các số điện thoại lạ gọi đến quảng cáo, hoặc lợi dụng quảng cáo để thực hiện các chiêu trò lừa đảo. Để tránh bị làm phiền bởi các đối tượng này, hãy nhớ ba cách đơn giản nhất sau đây. 1. Không công khai thông tin cá nhân một cách tùy tiện Đây là điều tất cả người dân đều cần biết, để bảo vệ mình không chỉ trong không gian mạng, bưu chính viễn thông mà còn ở tất cả các quan hệ mình tham gia vào. Trước khi quyết định điền vào một mẩu “thu thập thông tin” “thông tin khách hàng” hay một tờ tư vấn mua sắm, bạn nên đặt câu hỏi: Người có thông tin của mình sẽ làm gì với nó. Nếu tổ chức, cá nhân cần thông tin của bạn để phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng, đó là những sự “làm phiền” chấp nhận được, vì thực tế đây là một hình thức nhằm cải thiện trải nghiệm sử dụng dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, bạn cần xác định những tổ chức, doanh nghiệp nào đủ tin cậy, có chính sách bảo mật rõ ràng để cung cấp thông tin. Ngược lại, với những đối tượng mà bạn không hiểu rõ, không thấy cần thiết hoặc không có nhu cầu tiếp xúc thêm, bạn có thể thẳng thắn từ chối cung cấp thông tin. Một sai lầm phổ biến của đa số người dân là ngại đặt câu hỏi: “Tôi không có nhu cầu cung cấp số điện thoại cho anh/chị thì có vấn đề gì không?” Bản chất của việc xin số điện thoại tràn lan thật ra là nhằm thu thập và bán thông tin đó cho những người có nhu cầu mua “data” khách hàng (dữ liệu về khách hàng) để thực hiện việc quảng cáo. Sẽ hoàn toàn không có bất kỳ vấn đề gì xảy ra nếu bạn từ chối cung cấp số điện thoại cho những cá nhân, tổ chức bạn không biết rõ. 2. Đăng ký vào Danh sách Không quảng cáo của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về “Danh sách không quảng cáo”: “1. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.” Bạn có thể thực hiện việc này bằng 2 cách: (1) Truy cập vào đường dẫn https://khongquangcao.ais.gov.vn/ (2) Gửi tin nhắn theo cú pháp: - Đăng ký: DK DNC gửi 5656. - Hủy đăng ký: HUY DNC gửi 5656. Tất cả tin nhắn gửi đến đầu số này đều miễn phí. Sau khi đăng ký, sẽ không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào được phép gọi điện, nhắn tin quảng cáo tới số điện thoại của bạn. 3. Phản ánh cho Cục An toàn thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông Kể cả khi đã đăng ký hoặc chưa đăng ký vào Danh sách không quảng cáo, nếu bạn vẫn phát hiện tình trạng làm phiền từ thuê bao lạ, hãy phản ánh cho Cục tại đường dẫn sau: http://thongbaorac.ais.gov.vn/ Hoặc, nhắn tin theo cú pháp: - Phản ánh tin nhắn rác soạn: S (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) - Phản ánh cuộc gọi rác soạn: V (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) Sau đó gửi đến đầu số 5656. Tại khoản 7a Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung tại Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP) quy định: “Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo..."
03 cách để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ
Cách để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ Để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ, người dân chú ý không tùy tiện cung cấp thông tin, số điện thoại cá nhân, đặc biệt không công khai trên Internet, chỉ cung cấp cho các nơi đáng tin cậy, có cam kết bảo mật thông tin rõ ràng. Bạn Nguyễn Văn Long (Tiền Giang) gửi đến mục Hỏi - Đáp trên Cổng TTĐT Bộ TT&TT câu hỏi với nội dung như sau: Tôi có một đơn vị chuyên về tưới tự động và các sản phẩm như bộ hẹn giờ, van điện từ, béc tưới cây... Từ khi tôi làm đơn vị này thì có rất nhiều số điện thoại lạ liên hệ để bán đất nền, bất động sản... họ gọi làm phiền liên tục từ ngày này qua ngày khác. Vậy cho tôi hỏi có cách nào để trong tương lai không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ không? Tôi xin cảm ơn. Về vấn đề này, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau: Để không bị làm phiền bởi các số điện thoại lạ, người dân chú ý: 1. Không tùy tiện cung cấp thông tin, số điện thoại cá nhân, đặc biệt không công khai trên Internet, chỉ cung cấp cho các nơi đáng tin cậy, có cam kết bảo mật thông tin rõ ràng. 2. Đăng ký vào Danh sách không quảng cáo (DNC). Khi người dùng đăng ký vào danh sách không quảng cáo thì không tổ chức, cá nhân nào được phép gọi điện, nhắn tin quảng cáo tới số điện thoại của người dùng. Người dùng đăng ký tại địa chỉ https://khongquangcao.ais.gov.vn/ hoặc thông qua tin nhắn theo cú pháp: - Đăng ký: DK DNC gửi 5656. - Hủy đăng ký: HUY DNC gửi 5656. Tất cả các tin nhắn gửi tới đầu số 5656 đều miễn phí. 3. Trong trường hợp đăng ký vào danh sách trên mà vẫn nhận được cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo, đề nghị người dùng phản ánh tới đầu số 5656 để cơ quan chức năng xác minh, xử lý. Người dùng phản ánh tại http://thongbaorac.ais.gov.vn hoặc nhắn tin theo cú pháp: - Phản ánh tin nhắn rác soạn: S (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) - Phản ánh cuộc gọi rác soạn: V (nguồn phát tán) (Nội dung phát tán) BBT Theo Bộ thông tin và truyền thông
Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Xử lý thế nào?
Không vay tiền vẫn bị đòi nợ: Ảnh minh họa Trong thời gian gần đây, người dân liên tục phản ánh tình trạng dù không vay nợ, không giao dịch với ai nhưng bỗng dưng nhận được các tin nhắn, văn bản, thậm chí có người đến tận nhà đòi nợ. Cần lưu ý những điều gì khi gặp phải tình trạng trên? Cảnh giác trước những chiêu lừa đảo Trong trường hợp bạn không đứng ra vay tiền của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, hãy chắc chắn: - Có bạn bè, người thân nào của mình có thể sử dụng thông tin cá nhân của mình để vay nợ hay không - Nếu người đòi nợ khẳng định bạn có vay, hãy yêu cầu cung cấp thông tin chính xác về khoản vay, bao gồm: thời gian vay, ai ký hợp đồng, số tiền như thế nào - Không cung cấp thêm thông tin cho kẻ gian - Tuyệt đối không đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào - Ghi nhận lại những thông tin mà người đòi nợ cáo buộc bạn để làm bằng chứng và cung cấp ngay cho cơ quan Công an địa phương. Ngoài ra, có những trường hợp người dân vô tình đánh rơi giấy tờ tùy thân, bằng cách này kẻ xấu nhặt được giấy tờ có thể lợi dụng tạo ra hồ sơ vay để xác dịnh bạn có nợ, vì vậy, khi đánh mất giấy tờ nên liên hệ sớm nhất với cơ quan công an nơi mất giấy tờ để thông báo. Nếu kẻ gian lợi dụng giấy tờ bị mất của bạn để vay nợ, hãy bình tĩnh đến trình báo với cơ quan công an vì vẫn còn những biện pháp nghiệp vụ chứng minh bạn không phải người đi vay. Cần thông báo ngay cho người đòi nợ rằng mình không liên quan đến khoản nợ, nếu người này vẫn tiếp tục nhắn tin, gọi điện, tham khảo cách chặn tin nhắn, cuộc gọi rác TẠI ĐÂY Thông tin cần biết Kể cả khi bạn thật sự có nợ, pháp luật quy định giới hạn nhắc nợ của công ty tài chính như sau: “đ) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật;” Đây là quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN, theo đó các công ty tài chính này cũng không có quyền nhắc nợ khi bạn không có nghĩa vụ trả nợ và cũng không có cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào yêu cầu. Hành vi cáo buộc người khác vay nợ có thể bị xử lý theo những quy định dưới đây: - Hành vi gửi tin nhắn rác: Theo Điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, những tin nhắn chứa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân được xem là tin nhắn rác. Đối với hành vi gửi thư điện tử, tin nhắn rác, Điểm b Khoản 6 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi này có thể bị phạt đến 80.000.000 đồng. - Hành vi vu khống: Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;” Đối với tội vu khống, hình phạt có thể lên đến 50 triệu đồng hoặc đi tù đến 1 năm. - Hành vi xâm phạm chỗ ở: Điều 158 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: [...] d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”. Với hành vi này, người xâm phạm chỗ ở của bạn có thể bị phạt tù đến 2 năm. Ngoài ra nếu việc vu khống có nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thì còn có thể phải chịu trách nhiệm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cú pháp nhắn tin để loại bỏ tin nhắn, cuộc gọi rác
Ảnh minh họa: Loại bỏ tin nhắn rác, cuộc gọi rác Từ ngày 1/10.2020 khi Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày ngày 14/8/2020 có hiệu lực thì người sử dụng di động có thể chặn các tin nhắn, cuộc gọi rác không phù hợp. Xem chi tiết TẠI ĐÂY. Theo đó, Tại khoản 7a Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung tại Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP) quy định: "Điều 94. Vi phạm quy định liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ ... 7a. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo...". * Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác: Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) có trách nhiệm chuyển hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 456 sang hệ thống tiếp nhận phản ánh trên đầu số mới 5656. * Để tương tác với hệ thống tổng đài 5656, người dùng di động cần soạn tin nhắn theo các cú pháp sau (Theo VietNamnet): - Phản ánh cuộc gọi rác: V [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 - Phản ánh tin nhắn rác: S [nguồn phát tán] [Nội dung cuộc gọi rác] gửi 5656 - Đăng ký vào Danh sách không nhận quảng cáo: DK DNC gửi 5656 - Rút khỏi Danh sách không nhận quảng cáo: HUY DNC gửi 5656 - Gửi bản sao tin nhắn quảng cáo: FW [Nội dung bản sao tin quảng cáo] gửi 5656
Hiểu thế nào là "Tin nhắn rác"!!!
Bạn Nguyễn Châu Phong, gửi đến mục Hỏi Đáp trên Cổng TTĐT Bộ TT&TT một câu hỏi thắc mắc về quy định tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác. Cụ thể như sau: (i) Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định trên thì Tin nhắn rác là tin nhắn nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi/ không sinh lợi. Về việc này theo cách hiểu của em thì những tin nhắn có nội hàm và mục đích là quảng cáo nhưng không thể hiện dưới dạng giới thiệu sản phẩm, hàng hóa,.. thì không được xem là tin nhắn rác. Ví dụ tin nhắn có nội dung "Nhắc nhở/ xác nhận khách hàng A tham gia buổi sự kiện chào bán vào ngày BCD - dù rằng A không hề đăng ký tham gia" thì liệu có được xem là tin nhắn rác hay không? Trả lời: Về thắc mắc của bạn, Bộ TT&TT trả lời như sau: Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 91 quy định về “Tin nhắn quảng cáo” chứ không phải là “Tin nhắn rác” như bạn hiểu. Cụ thể: “Tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo là tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân; tin nhắn chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp viễn thông”. “Tin nhắn rác” được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3, cụ thể: “Tin nhắn rác bao gồm các loại sau: a)Tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này; b)Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.” Như vậy, “Tin nhắn rác” là tin quảng cáo không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin vi phạm các nội dung bị cấm tại các Luật nêu trên. Nghị định 91 quy định rõ việc gửi tin nhắn quảng cáo phải sử dụng tên định danh và phải được người sử dụng đồng ý trước khi gửi tin nhắn quảng cáo; không cho phép sử dụng thuê bao gửi tin nhắn quảng cáo. Do vây, trước khi gửi tin nhắn quảng cáo, nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hay người quảng cáo cần phải xác định rõ xem đối tượng sẽ nhận tin nhắn quảng cáo đã đồng ý nhận quảng cáo hay chưa. Tin nhắn có nội dung như bạn nêu ra: “Nhắc nhở/xác nhận khách hàng A tham gia buổi sự kiện chào bán vào ngày BCD- dù rằng A không hề đăng ký tham gia”, căn cứ theo các quy định của Nghị định số 91 thì đây là tin nhắn quảng cáo và nếu khách hàng không hề đăng ký tham gia hoặc khách hàng không đồng ý nhận quảng cáo, như vậy sẽ bị coi là tin nhắn rác. Hành vi gửi tin nhắn như theo đề cập của bạn là vi phạm pháp luật theo định tại Nghị định số 91 và sẽ bị xử lý.
Sử dụng dịch vụ gửi tin nhắn hàng loạt có bị xem là gửi tin nhắn rác không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2008/NĐ-CP quy định: "Thư rác (spam) là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật. Thư rác trong Nghị định này bao gồm thư điện tử rác và tin nhắn rác." Theo đó tin nhắn rác là tin nhắn được gửi cho người nhận mà người nhận không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận. Nếu bạn muốn gửi tin nhắn thông báo hàng loạt theo diện dịch vụ thì nên báo trước cho người nhận biết, nếu người nhận đã đồng ý thì việc gửi tin nhắn của mình sẽ không được xem là tin nhắn rác.
Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
Chính phủ ban hành Nghị định 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Quy định chuyển tiếp: Nghị định 91/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2020 và thay thế Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP.
Danh sách số điện thoại không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo
Là nội dung Chính phủ đang dự thảo Nghị định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo qua gửi tin nhắn, thư điện tử và gọi điện Nghị định này quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo qua việc gửi tin nhắn, thư điện tử và gọi điện; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân). Theo đó, danh sách số điện thoại không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo 1. Danh sách số điện thoại không nhận mọi tin nhắn quảng cáo,cuộc gọi quảng cáo là tập hợp số điện thoại mà người sở hữu số điện thoại đó đã đăng ký không nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo. 2. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện quảng cáo tới danh sách số điện thoại không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo. 3. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký không chấp nhận mọi tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo đối với số điện thoại thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình. 4. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng hệ thống quản lý danh sách số điện thoại, không chấp nhận tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo bằng cách cho phép các thuê bao đăng ký hoặc hủy đăng ký thông qua cú pháp tin nhắn gửi về đầu số 456. Bãi bỏ Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác, Nghị định 77/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác. Xem chi tiết Dự thảo tại file đính kèm
Sắp có Thông tư hướng dẫn chống tin nhắn rác
Theo ghi nhận từ Bộ Thông tin Truyền thông thì trong thời gian tới, sẽ ban hành Thông tư mới hướng dẫn Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác. Thông tư này sẽ thay thế loạt các Thông tư 12/2008/TT-BTTTT, Thông tư 03/2009/TT-BTTTT và Thông tư 09/2011/TT-BTTTT. Theo đó, tổ chức, cá nhân chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo đến người dùng khi người dùng đã thể hiện sự đồng ý nhận quảng cáo một cách rõ ràng, cụ thể qua 01 trong 05 cách sau: 1. Gửi tin nhắn đăng ký. 2. Khai báo và xác nhận vào mẫu đăng ký trên giấy in, cổng/trang thông tin điện tử. 3. Gửi thư điện tử đăng ký. 4. Gọi điện đến tổng đài thoại để đăng ký. 5. Sử dụng phần mềm hỗ trợ đăng ký nhận quảng cáo. Tổ chức, cá nhân phải gửi thư điện tử xác nhận tới địa chỉ thư điện tử đã đăng ký nhận thư điện tử quảng cáo. Thư điện tử xác nhận phải có thông tin hướng dẫn về cách từ chối nhận thư điện tử quảng cáo. Tổ chức, cá nhân phải gửi tin nhắn xác nhận tới số điện thoại đã đăng ký nhận tin nhắn quảng cáo. Tin nhắn xác nhận phải có thông tin hướng dẫn về cách từ chối nhận tin nhắn quảng cáo. Tổ chức, cá nhân phải công khai thỏa thuận về việc đăng ký, gửi nhận, từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo trên cổng/trang thông tin điện tử của mình và thực hiện đúng các thỏa thuận gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, đối với người nhận. Không được sử dụng số thuê bao điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo Hoặc dùng số này để cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn, trường hợp này phải sử dụng số dịch vụ tin nhắn ngắn theo Thông tư 22/2014/TT-BTTTT hoặc sử dụng tên định danh do Cục An toàn thông tin cấp. Số dịch vụ tin nhắn ngắn là dãy số theo nguyên tắc sau: - Có độ dài từ 4 đến 5 chữ số. - Bắt đầu bằng các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và có cấu trúc 1ABC, 2ABCD, 3ABCD, 4ABCD, 5ABC, 6ABC, 7ABC, 8ABC, 9ABC, trong đó A, B, C, D, E là các chữ số bất kỳ từ 0 đến 9. Ví dụ: Tổng đài 1789, 8198…đây là những số dịch vụ tin nhắn ngắn được dùng để quảng cáo, tuy nhiên phải được đăng ký và thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Mời các bạn xem chi tiết tại dự thảo Thông tư mới hướng dẫn Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác tại file đính kèm.