Nguy hiểm rình rập trong bữa ăn của mọi người
Hiện nay, vấn nạn thực phẩm bẩn vấn luôn là vấn đề nhức nhối, đáng quan tâm và cần báo động. Sức khỏe là cái đãng nhẽ chúng ta cần đặt lên hàng đầu để quan tâm, chăm sóc chứ đâu phải đặt lợi nhuận, đặt kinh tế lên trên tất cả đâu. Từng đọc đâu đó có bài viết về việc gia đình trồng rau mà 1 mảnh để bán riêng, luôn tươi tốt và 1 mảnh để gia đình ăn thì cằn cối, già, sâu bệnh. Phải chăng là cái gì tốt, cái gì ngon thì đem đi bán hay ẩn sau bên trong là câu chuyện khác. Rõ ràng trong luật có quy định về quyền của người tiêu dùng thực phẩm tại khoản 1 Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: “Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm 1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây: a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm; b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật; c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.” Quyền thì nhiều vậy đấy, nhưng trong cuộc sống đầy dẫy những mánh khóe, những thủ đoạn để kiếm lời cao nhất có thể mà bất chấp sức khỏe của mọi người khác thì những quyền đấy liệu có còn được tôn trọng. Bài viết này mình sẽ điểm sơ qua các Bữa sáng mà thực phẩm ẨN CHỨA NHIỀU điểu nguy hại đối với sức khỏe, không đảm bảo vệ sinh vẫn được bày bán tràn lan. Bữa sáng với bánh mì thịt các loại. - Pate và xúc xích: rùng mình trước sự bẩn của pate và xúc xích được làm từ nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh và hóa chất: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/phat-hoang-voi-quy-trinh-lam-ra-pate-xuc-xich-ban-318924.html - Tương ớt không rõ nguồn gốc và còn có chứa chất gây ung thư: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/kinh-hoang-tuong-bot-ot-ban-105816.html - Chà bông: được sản xuất bằng quy trình không thể bẩn hơn: http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/kinh-hai-lo-san-xuat-cha-bong-day-ruoi-va-hoa-chat-20151020231018756.chn - Giấy gói bánh mì cũng không hề đảm bảo vệ sinh: https://baosuckhoecongdong.vn/ly-do-tuyet-doi-khong-nen-an-banh-mi-goi-bang-giay-bao-124042.html Bữa sáng với các món ăn được bỏ trong hộp xốp trắng. - Hộp xốp trắng vừa rẻ vừa tiện lời nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe nên khuyến cáo dùng hộp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng đặc biệt như chỉ nên dùng hộp xốp để đựng đồ ăn nguội hoặc có nhiệt độ dưới 70%, không dùng để chứa các loại đồ ăn nóng, có nhiều mỡ hay nước sôi. Ngoài ra, không được dùng loại hộp này đựng đồ ăn có tính chua như dưa muối, dấm, nước chanh... Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để làm nóng đồ ăn trong hộp xốp: https://vtv.vn/suc-khoe/tac-hai-cua-thoi-quen-dung-hop-xop-dung-thuc-pham-20181016185238577.htm - Đũa tre dùng 1 lần muốn trắng không bị mốc thì ủ với lưu huỳnh và dùng thêm bột trắng để tạo độ trơn bóng cho đũa, bột này dùng trong công nghiệp nhưng bây giờ được sử dụng luôn trong thực phẩm: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/su-that-dang-so-ve-loai-dua-dung-mot-lan-371856.html Bữa sáng được chuẩn bị tại nhà: 3 quả trứng ốp la, 1 quả dưa leo, 1 quả cà chua. Các nguyên liệu trên nếu mua trong siêu thị thì có thể phần nào an tâm hơn vì gắn mác siêu thị rồi. Sâu xa thì không biết nữa.Nhưng nếu nguyên liệu trên mua ngoài chợ thì có lẽ nào: - Trứng gà có phải do con gà đẻ ra hay là trứng giả: https://www.dkn.tv/khac/cach-nhan-biet-trung-ga-gia-trung-quoc.html - Dưa leo, cà chua ngâm…ngâm thuốc: https://thuonghieucongluan.com.vn/dua-chuot-ngam-hoa-chat-a14998.html Người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm nhưng thực phẩm không có nguồn gốc, không có thông tin thì lấy gì cung cấp. Vậy nên dù là ăn ở ngoài hay ăn ở nhà thì chúng ta hãy là NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI – VÌ SỨC KHỎE CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
** Hình phạt nào xứng đáng cho những kẻ chỉ vì lợi ích bản thân mà làm ra những thực phẩm, sản phẩm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng? Thưa tất cả các bạn, thời gian gần đây cứ đến giờ ăn cơm trưa là lại thấy "Chuyển động 24h" đưa ra hàng loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn hay các sản phẩm lừa đảo gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, nào là: + Thịt heo hôi thối được chế biến trở thành đặc sản thịt heo rừng. Rồi tiêm thuốc an thần cho heo...v..v.. + Thuốc chữa bệnh ung thư từ tro tre. ( Thuốc không hề rẻ nhưng nguyên liệu làm nên nó lại rẻ như cho không), độc ác đến không tả được. + ...v..v.. Thật sự xem mà bực mình (vì lợi nhuận mà không thích đức cho con cháu cũng như người thân - Phật giáo), cảm thấy lo lắng cho bản thân cũng như những người xung quanh, nhưng tại sao những kẻ đó lộng hành ngang nhiên vậy? phải chăng chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Theo tôi tìm hiểu thì bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) đã đặt ra các chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ và khả thi hơn. Điều 317 về tội “vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm” quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi như sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; hoặc sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm, nằm ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm; hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với tội danh này là 20 năm tù). Vậy, thử hỏi luật đặt ra rõ ràng như vậy mà tại sao chỉ toàn thấy hình thức xử phạt hành chính hay đình chỉ sản xuất trong 1 thời gian nhất định. Vậy để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng thì ai có thể nêu lên giải pháp khả thi, từng bước có thể giải quyết triệt để được vấn nạn trên không? ------------ HÃY CHUNG TAY VÌ MỘT XÃ HỘI TỐT ĐẸP HƠN -------------
"Bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn thực phẩm, bước ra đường thì sợ vì an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây" Đây là lời phát biểu tâm huyết của một vị Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận kinh tế ngày 9/6 vừa qua. Phải nói hiện nay người dân ở các thành phố lớn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều có những bất an về cuộc sống thường ngày. Thực phẩm bẩn tràn lan, nào là thịt chứa tạp chất tăng trưởng, rau, củ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trái cây thì ngâm thuốc. Người dân ta đang bị đầu độc bởi chính đồng bào ta. Cả nước ta, một ngày có hơn 30 người chết vì tai nạn giao thông, một con số đáng báo động. Mặc dù công tác tuyên truyền an toàn giao thông được hưởng ứng khắp nơi, nhưng do đất nước ta phương tiện chính là xe máy, đường xá ở các thành phố lớn thì đông đúc, ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn còn kém cộng với thói quen "nhậu nhẹt" thường xuyên, dẫn đến tai nạn giao thông trở thành gánh nặng của toàn xã hội. Không dám giúp người khác vì sợ vạ lây, nghe thì có vẻ sống vô tâm nhưng đây là một thực tế hiện nay. Xã hội bây giờ quá phức tạp, con người thì sống một cách vội vã, cho nên việc giúp đỡ người khác trở thành một sự phiền phức mà chẳng có ai muốn dính vào. Các cơ quan nhà nước cần đưa ra những chính sách thiết thực hơn để cải thiện cuộc sống cho người dân mình, xóa bỏ những bất an luôn thường trực mỗi ngày trong mỗi người dân ta.
Xua tan nỗi lo về thực phẩm bẩn
Không chỉ dạo gần đây, mà đã từ rất lâu vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đôi khi người ta toàn nói đùa với nhau rằng: “Giờ ăn gì cũng chết, không chết ngay mà chết từ từ, nhưng mà thà chết no còn hơn chết đói”. Thực phẩm bẩn xem như đang là vấn nạn cho xã hội, cho dù chế tài có răn đe cỡ nào thì hàng ngày vẫn tràn lan lượng thực phẩm không đủ chất lượng vẫn được tiêu thụ ra thị trường. Hằng ngày không biết có bao nhiêu kênh, tin tức đưa tin về việc phát hiện thực phẩm bẩn. Mới đây nhất như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 10.6, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã công bố thông tin qua kiểm nghiệm phát hiện mẫu thử của lô 30 tấn cá nục đông lạnh đang tồn kho, thu mua ngay sau thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết bất thường dọc bờ biển miền Trung, có chứa chất cực độc phenol. Sắp tới đây Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7 theo đó Người chăn nuôi dùng chất cấm, người biết rõ thực phẩm bẩn mà vẫn cố tình chế biến, cung cấp ra thị trường sẽ bị phạt 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm, thậm chí tới 20 năm. Quy định chi tiết định tại Điều 317: Tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định 119/2013 quy định “Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ”. Khoản 3 Điều 36 nghị định nói trên có nội dung “Buộc chủ chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ”. Thiết nghĩ, quy định mới trên đây cũng là một tin vui đến với những người tiêu dùng. Nhưng xét về hành vi thì đối với tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể gián tiếp hoặc trực tiếp đe dọa tính mạng con người, không chỉ trực tiếp tới một người mà với rất nhiều người theo tình tiết tăng nặng trong BLHS. Vì vậy, Theo tôi quy định xử phạt nêu trên vẫn còn là quá nhẹ đối với những người chăn nuôi cố tình sử dụng chất cấm và những người kinh doanh thực phẩm bẩn. Do đó, cần thiết kiến nghị tăng nặng và đa dạng khung hình phạt bao gồm cả chung thân và tử hình để mang tính răn đe cao hơn, tạo sự an tâm cho người tiêu dùng.
Nguy hiểm rình rập trong bữa ăn của mọi người
Hiện nay, vấn nạn thực phẩm bẩn vấn luôn là vấn đề nhức nhối, đáng quan tâm và cần báo động. Sức khỏe là cái đãng nhẽ chúng ta cần đặt lên hàng đầu để quan tâm, chăm sóc chứ đâu phải đặt lợi nhuận, đặt kinh tế lên trên tất cả đâu. Từng đọc đâu đó có bài viết về việc gia đình trồng rau mà 1 mảnh để bán riêng, luôn tươi tốt và 1 mảnh để gia đình ăn thì cằn cối, già, sâu bệnh. Phải chăng là cái gì tốt, cái gì ngon thì đem đi bán hay ẩn sau bên trong là câu chuyện khác. Rõ ràng trong luật có quy định về quyền của người tiêu dùng thực phẩm tại khoản 1 Điều 9 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định: “Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm 1. Người tiêu dùng thực phẩm có các quyền sau đây: a) Được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm; b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật; c) Yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.” Quyền thì nhiều vậy đấy, nhưng trong cuộc sống đầy dẫy những mánh khóe, những thủ đoạn để kiếm lời cao nhất có thể mà bất chấp sức khỏe của mọi người khác thì những quyền đấy liệu có còn được tôn trọng. Bài viết này mình sẽ điểm sơ qua các Bữa sáng mà thực phẩm ẨN CHỨA NHIỀU điểu nguy hại đối với sức khỏe, không đảm bảo vệ sinh vẫn được bày bán tràn lan. Bữa sáng với bánh mì thịt các loại. - Pate và xúc xích: rùng mình trước sự bẩn của pate và xúc xích được làm từ nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh và hóa chất: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/phat-hoang-voi-quy-trinh-lam-ra-pate-xuc-xich-ban-318924.html - Tương ớt không rõ nguồn gốc và còn có chứa chất gây ung thư: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/kinh-hoang-tuong-bot-ot-ban-105816.html - Chà bông: được sản xuất bằng quy trình không thể bẩn hơn: http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/kinh-hai-lo-san-xuat-cha-bong-day-ruoi-va-hoa-chat-20151020231018756.chn - Giấy gói bánh mì cũng không hề đảm bảo vệ sinh: https://baosuckhoecongdong.vn/ly-do-tuyet-doi-khong-nen-an-banh-mi-goi-bang-giay-bao-124042.html Bữa sáng với các món ăn được bỏ trong hộp xốp trắng. - Hộp xốp trắng vừa rẻ vừa tiện lời nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ tổn hại sức khỏe nên khuyến cáo dùng hộp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tuân thủ hướng dẫn sử dụng đặc biệt như chỉ nên dùng hộp xốp để đựng đồ ăn nguội hoặc có nhiệt độ dưới 70%, không dùng để chứa các loại đồ ăn nóng, có nhiều mỡ hay nước sôi. Ngoài ra, không được dùng loại hộp này đựng đồ ăn có tính chua như dưa muối, dấm, nước chanh... Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để làm nóng đồ ăn trong hộp xốp: https://vtv.vn/suc-khoe/tac-hai-cua-thoi-quen-dung-hop-xop-dung-thuc-pham-20181016185238577.htm - Đũa tre dùng 1 lần muốn trắng không bị mốc thì ủ với lưu huỳnh và dùng thêm bột trắng để tạo độ trơn bóng cho đũa, bột này dùng trong công nghiệp nhưng bây giờ được sử dụng luôn trong thực phẩm: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/su-that-dang-so-ve-loai-dua-dung-mot-lan-371856.html Bữa sáng được chuẩn bị tại nhà: 3 quả trứng ốp la, 1 quả dưa leo, 1 quả cà chua. Các nguyên liệu trên nếu mua trong siêu thị thì có thể phần nào an tâm hơn vì gắn mác siêu thị rồi. Sâu xa thì không biết nữa.Nhưng nếu nguyên liệu trên mua ngoài chợ thì có lẽ nào: - Trứng gà có phải do con gà đẻ ra hay là trứng giả: https://www.dkn.tv/khac/cach-nhan-biet-trung-ga-gia-trung-quoc.html - Dưa leo, cà chua ngâm…ngâm thuốc: https://thuonghieucongluan.com.vn/dua-chuot-ngam-hoa-chat-a14998.html Người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm nhưng thực phẩm không có nguồn gốc, không có thông tin thì lấy gì cung cấp. Vậy nên dù là ăn ở ngoài hay ăn ở nhà thì chúng ta hãy là NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG THÁI – VÌ SỨC KHỎE CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI.
** Hình phạt nào xứng đáng cho những kẻ chỉ vì lợi ích bản thân mà làm ra những thực phẩm, sản phẩm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng? Thưa tất cả các bạn, thời gian gần đây cứ đến giờ ăn cơm trưa là lại thấy "Chuyển động 24h" đưa ra hàng loạt các vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn hay các sản phẩm lừa đảo gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, nào là: + Thịt heo hôi thối được chế biến trở thành đặc sản thịt heo rừng. Rồi tiêm thuốc an thần cho heo...v..v.. + Thuốc chữa bệnh ung thư từ tro tre. ( Thuốc không hề rẻ nhưng nguyên liệu làm nên nó lại rẻ như cho không), độc ác đến không tả được. + ...v..v.. Thật sự xem mà bực mình (vì lợi nhuận mà không thích đức cho con cháu cũng như người thân - Phật giáo), cảm thấy lo lắng cho bản thân cũng như những người xung quanh, nhưng tại sao những kẻ đó lộng hành ngang nhiên vậy? phải chăng chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe. Theo tôi tìm hiểu thì bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) đã đặt ra các chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ và khả thi hơn. Điều 317 về tội “vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm” quy định: Người nào thực hiện một trong các hành vi như sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; hoặc sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm, nằm ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm; hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với tội danh này là 20 năm tù). Vậy, thử hỏi luật đặt ra rõ ràng như vậy mà tại sao chỉ toàn thấy hình thức xử phạt hành chính hay đình chỉ sản xuất trong 1 thời gian nhất định. Vậy để bảo vệ cho sức khỏe của bản thân cũng như cộng đồng thì ai có thể nêu lên giải pháp khả thi, từng bước có thể giải quyết triệt để được vấn nạn trên không? ------------ HÃY CHUNG TAY VÌ MỘT XÃ HỘI TỐT ĐẸP HƠN -------------
"Bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn thực phẩm, bước ra đường thì sợ vì an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây" Đây là lời phát biểu tâm huyết của một vị Đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận kinh tế ngày 9/6 vừa qua. Phải nói hiện nay người dân ở các thành phố lớn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều có những bất an về cuộc sống thường ngày. Thực phẩm bẩn tràn lan, nào là thịt chứa tạp chất tăng trưởng, rau, củ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, trái cây thì ngâm thuốc. Người dân ta đang bị đầu độc bởi chính đồng bào ta. Cả nước ta, một ngày có hơn 30 người chết vì tai nạn giao thông, một con số đáng báo động. Mặc dù công tác tuyên truyền an toàn giao thông được hưởng ứng khắp nơi, nhưng do đất nước ta phương tiện chính là xe máy, đường xá ở các thành phố lớn thì đông đúc, ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn còn kém cộng với thói quen "nhậu nhẹt" thường xuyên, dẫn đến tai nạn giao thông trở thành gánh nặng của toàn xã hội. Không dám giúp người khác vì sợ vạ lây, nghe thì có vẻ sống vô tâm nhưng đây là một thực tế hiện nay. Xã hội bây giờ quá phức tạp, con người thì sống một cách vội vã, cho nên việc giúp đỡ người khác trở thành một sự phiền phức mà chẳng có ai muốn dính vào. Các cơ quan nhà nước cần đưa ra những chính sách thiết thực hơn để cải thiện cuộc sống cho người dân mình, xóa bỏ những bất an luôn thường trực mỗi ngày trong mỗi người dân ta.
Xua tan nỗi lo về thực phẩm bẩn
Không chỉ dạo gần đây, mà đã từ rất lâu vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đôi khi người ta toàn nói đùa với nhau rằng: “Giờ ăn gì cũng chết, không chết ngay mà chết từ từ, nhưng mà thà chết no còn hơn chết đói”. Thực phẩm bẩn xem như đang là vấn nạn cho xã hội, cho dù chế tài có răn đe cỡ nào thì hàng ngày vẫn tràn lan lượng thực phẩm không đủ chất lượng vẫn được tiêu thụ ra thị trường. Hằng ngày không biết có bao nhiêu kênh, tin tức đưa tin về việc phát hiện thực phẩm bẩn. Mới đây nhất như Thanh Niên đã đưa tin, ngày 10.6, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã công bố thông tin qua kiểm nghiệm phát hiện mẫu thử của lô 30 tấn cá nục đông lạnh đang tồn kho, thu mua ngay sau thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết bất thường dọc bờ biển miền Trung, có chứa chất cực độc phenol. Sắp tới đây Bộ luật Hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7 theo đó Người chăn nuôi dùng chất cấm, người biết rõ thực phẩm bẩn mà vẫn cố tình chế biến, cung cấp ra thị trường sẽ bị phạt 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-5 năm, thậm chí tới 20 năm. Quy định chi tiết định tại Điều 317: Tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định 119/2013 quy định “Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ”. Khoản 3 Điều 36 nghị định nói trên có nội dung “Buộc chủ chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ”. Thiết nghĩ, quy định mới trên đây cũng là một tin vui đến với những người tiêu dùng. Nhưng xét về hành vi thì đối với tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những hậu quả nghiêm trọng, có thể gián tiếp hoặc trực tiếp đe dọa tính mạng con người, không chỉ trực tiếp tới một người mà với rất nhiều người theo tình tiết tăng nặng trong BLHS. Vì vậy, Theo tôi quy định xử phạt nêu trên vẫn còn là quá nhẹ đối với những người chăn nuôi cố tình sử dụng chất cấm và những người kinh doanh thực phẩm bẩn. Do đó, cần thiết kiến nghị tăng nặng và đa dạng khung hình phạt bao gồm cả chung thân và tử hình để mang tính răn đe cao hơn, tạo sự an tâm cho người tiêu dùng.