06 hành vi bị nghiêm cấm tại Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính
Ngày 15/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2449/QĐ-BTC để công bố Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính. (1) Phạm vi điều chỉnh Quy chế thực hiện dân chủ của Bộ Tài chính Theo quy định tại Điều 1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Quy chế) được ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC, Quy chế này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ, quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính. Đối tượng áp dụng của Quy chế bao gồm: - Các Cục, Vụ thuộc Bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; cơ quan chuyên trách của Đảng ủy Bộ, Công đoàn Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ; các Ban quản lý dự án của Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập (sau đây trong phạm vi Quy chế này gọi tắt là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính). - Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Viện Chiến lược và Chính sách tài chính; Nhà xuất bản Tài chính; Tạp chí Tài chính; Thời báo Tài chính; Học viện Tài chính; Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính; Trường Đại học Tài chính - Kế toán; Trường Đại học Tài chính - Marketing; Trường Đại học Tài chính - Quản trị Marketing; Nhà nghỉ Bộ Tài chính (sau đây trong phạm vi Quy chế này gọi tắt là các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính). - Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam; Công ty Xổ số điện toán Việt Nam; Sở giao Chứng khoán Việt Nam; Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (sau đây trong phạm vi Quy chế này gọi tắt là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính). - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tài chính. Theo đó, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính được định nghĩa là những phương thức phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. (2) 06 hành vi bị nghiêm cấm tại Quy chế thực hiện dân chủ của Bộ Tài chính Tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC có nêu rõ 06 hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính như sau: 1- Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa, trù dập cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở. 2- Bao che hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. 3- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. 4- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. 5- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 6- Lợi dụng không gian mạng, lợi dụng việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân khác. Có thể thấy, các hành vi này không chỉ vi phạm quy định Quy chế của Bộ Tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làm việc, sự an toàn và quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, cũng như sự ổn định của xã hội. Để thực hiện tốt dân chủ tại cơ sở, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giám sát và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng phải tự nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo môi trường làm việc minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Quy định nội dung công khai khi thực hiện dân chủ trong hoạt động trong cơ quan BHXH Việt Nam
Thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị là phương thức phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động, được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ quan, đơn vị theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Theo đó đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan BHXH Việt Nam thì những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai theo quy định tại Điều 9 Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải công khai trong nội bộ cơ quan các nội dung sau: - Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan; - Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cơ quan; - Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật và của ngành BHXH; tình hình thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật và của ngành BHXH; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có); - Tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được giao quản lý, sử dụng; - Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kế hoạch, chương trình đầu tư công của cơ quan, vốn bố trí theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công cho từng dự án; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; quyết toán vốn đầu tư công; - Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác khác; - Kết luận của cấp có thẩm quyền về vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai (theo quy định của pháp luật); - Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, tố cáo trong nội bộ cơ quan; - Nội quy, quy chế, quy định của cơ quan; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan; - Kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức, người lao động về những nội dung công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023; - Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải công khai trong nội bộ đơn vị các nội dung sau: - Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý của đơn vị; - Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác khác; - Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai tại đơn vị (theo quy định của pháp luật); - Nội quy, quy chế làm việc của đơn vị. =>> Theo đó các nội dung mà Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong VKSND
Ngày 03/3/2023 VKSND tối cao vừa ban hành Quyết định 51/QĐ-VKSNDTC năm 2023 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND” Theo đó, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND như sau: (1) Chức năng của Ban Chí đạo Ban Chỉ đạo tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước Dân chủ ở cơ quan nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định của Ngành đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành chính của các đơn vị thuộc: - VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện). Ngoài ra, thực hiện quyền dân chủ của công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân. (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành VKSND, hằng năm để ra chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ đối với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh. Đồng thời, trực tiếp tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh tổ chức kiểm tra việc quán triệt và thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị. Chủ động nghiên cứu, tham mưu Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quyền dân chủ của công dân và của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao. Bên cạnh đó, làm việc với cấp uỷ Đảng; yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp huyện. Cung cấp thông tin, tài liệu về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND. Dự các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội nghị chuyên đề ở các đơn vị, Viện kiểm sát nhân dân các cấp về thực hiện dân chủ. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức và người lao động về những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND nhàm rút ra được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm. Đặc biệt, kiến nghị, đề xuất với Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND. Đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ và Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND; khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt dân chủ. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của VKSND tối cao khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. (3) Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo - Ban Chỉ đạo do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định thành lập. + Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban là Phó Viện trưởng VKSND tối cao. + Phó Trưởng Ban là Chánh Thanh tra VKSND tối cao. + Các thành viên gồm: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, đại diện đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. - Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban. - Cơ quan thường trực: + Thanh tra VKSND tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra VKSND tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo. + Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất. Chi tiết Quyết định 51/QĐ-VKSNDTC có hiệu lực ngày 03/3/2023 thay thế Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC năm 2018.
06 hành vi bị nghiêm cấm tại Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính
Ngày 15/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 2449/QĐ-BTC để công bố Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính. (1) Phạm vi điều chỉnh Quy chế thực hiện dân chủ của Bộ Tài chính Theo quy định tại Điều 1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính (sau đây gọi là Quy chế) được ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC, Quy chế này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ, quyền và nghĩa vụ của công chức, viên chức, người lao động và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính. Đối tượng áp dụng của Quy chế bao gồm: - Các Cục, Vụ thuộc Bộ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; cơ quan chuyên trách của Đảng ủy Bộ, Công đoàn Bộ, Đoàn Thanh niên Bộ; các Ban quản lý dự án của Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập (sau đây trong phạm vi Quy chế này gọi tắt là các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính). - Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Viện Chiến lược và Chính sách tài chính; Nhà xuất bản Tài chính; Tạp chí Tài chính; Thời báo Tài chính; Học viện Tài chính; Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính; Trường Đại học Tài chính - Kế toán; Trường Đại học Tài chính - Marketing; Trường Đại học Tài chính - Quản trị Marketing; Nhà nghỉ Bộ Tài chính (sau đây trong phạm vi Quy chế này gọi tắt là các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính). - Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam; Công ty Xổ số điện toán Việt Nam; Sở giao Chứng khoán Việt Nam; Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (sau đây trong phạm vi Quy chế này gọi tắt là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính). - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Tài chính. Theo đó, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính được định nghĩa là những phương thức phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. (2) 06 hành vi bị nghiêm cấm tại Quy chế thực hiện dân chủ của Bộ Tài chính Tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2449/QĐ-BTC có nêu rõ 06 hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ tại Bộ Tài chính như sau: 1- Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa, trù dập cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở. 2- Bao che hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. 3- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. 4- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. 5- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 6- Lợi dụng không gian mạng, lợi dụng việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân khác. Có thể thấy, các hành vi này không chỉ vi phạm quy định Quy chế của Bộ Tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làm việc, sự an toàn và quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, cũng như sự ổn định của xã hội. Để thực hiện tốt dân chủ tại cơ sở, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong việc giám sát và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng phải tự nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo môi trường làm việc minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Quy định nội dung công khai khi thực hiện dân chủ trong hoạt động trong cơ quan BHXH Việt Nam
Thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị là phương thức phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động, được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ quan, đơn vị theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Theo đó đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan BHXH Việt Nam thì những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai theo quy định tại Điều 9 Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải công khai trong nội bộ cơ quan các nội dung sau: - Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan; - Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cơ quan; - Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật và của ngành BHXH; tình hình thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật và của ngành BHXH; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có); - Tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được giao quản lý, sử dụng; - Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kế hoạch, chương trình đầu tư công của cơ quan, vốn bố trí theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công cho từng dự án; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; quyết toán vốn đầu tư công; - Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác khác; - Kết luận của cấp có thẩm quyền về vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai (theo quy định của pháp luật); - Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, tố cáo trong nội bộ cơ quan; - Nội quy, quy chế, quy định của cơ quan; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan; - Kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức, người lao động về những nội dung công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1979/QĐ-BHXH năm 2023; - Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải công khai trong nội bộ đơn vị các nội dung sau: - Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý của đơn vị; - Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch công tác khác; - Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai tại đơn vị (theo quy định của pháp luật); - Nội quy, quy chế làm việc của đơn vị. =>> Theo đó các nội dung mà Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và thủ trưởng đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong VKSND
Ngày 03/3/2023 VKSND tối cao vừa ban hành Quyết định 51/QĐ-VKSNDTC năm 2023 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND” Theo đó, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND như sau: (1) Chức năng của Ban Chí đạo Ban Chỉ đạo tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước Dân chủ ở cơ quan nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định của Ngành đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành chính của các đơn vị thuộc: - VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện). Ngoài ra, thực hiện quyền dân chủ của công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân. (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, Chỉ thị của Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành VKSND, hằng năm để ra chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ đối với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh. Đồng thời, trực tiếp tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh tổ chức kiểm tra việc quán triệt và thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị. Chủ động nghiên cứu, tham mưu Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Kiến nghị với Đảng, Nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quyền dân chủ của công dân và của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao. Bên cạnh đó, làm việc với cấp uỷ Đảng; yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp huyện. Cung cấp thông tin, tài liệu về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND. Dự các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội nghị chuyên đề ở các đơn vị, Viện kiểm sát nhân dân các cấp về thực hiện dân chủ. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức và người lao động về những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND nhàm rút ra được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm. Đặc biệt, kiến nghị, đề xuất với Ban cán sự đảng, Viện trưởng VKSND tối cao về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND. Đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ và Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của VKSND; khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt dân chủ. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của VKSND tối cao khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. (3) Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo - Ban Chỉ đạo do Viện trưởng VKSND tối cao quyết định thành lập. + Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban là Phó Viện trưởng VKSND tối cao. + Phó Trưởng Ban là Chánh Thanh tra VKSND tối cao. + Các thành viên gồm: Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng VKSND tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, đại diện đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. - Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban. - Cơ quan thường trực: + Thanh tra VKSND tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra VKSND tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo. + Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất. Chi tiết Quyết định 51/QĐ-VKSNDTC có hiệu lực ngày 03/3/2023 thay thế Quyết định 260/QĐ-VKSNDTC năm 2018.