Thực hư người đàn ông được giới thiệu có khả năng cầu mưa?!?
Thời gian vừa qua, dân cư mạng xôn xao lá thư của một vị Tiến sĩ gửi Chi cục Thủy lợi TP.HCM để giới thiệu một người có khả năng cầu mưa… Khả năng cầu mưa…chưa được kiểm chứng Mới đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền văn bản với nội dung "Giới thiệu người có khả năng cầu mưa nhưng chưa kiểm chứng". Văn bản do Trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ gửi Chi cục Thủy lợi TPHCM. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu đang là Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ (CTCS); đồng thời hiện là giảng viên thỉnh giảng cao cấp của 3 trường đại học và nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người. Thông qua văn bản, người có khả năng "siêu nhiên" được ông Điệp giới thiệu tên Lê Minh Hoàng (SN 1967, ngụ huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Theo nội dung văn bản, sau 2 lần gặp gỡ trực tiếp, ông Lê Minh Hoàng nhờ CTCS giới thiệu ông với các tỉnh phía Nam bởi "có khả năng cầu mưa có hiệu quả". Ông Điệp cũng nêu khả năng cầu mưa của ông Lê Minh Hoàng "chưa được kiểm chứng". Ông cho biết rất xót xa, dằn vặt về việc nạn hạn hán, thất bát mùa màng của một số tỉnh phía Nam nên đã giới thiệu về ông Lê Minh Hoàng. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hoàng Điệp cho biết, Việt Nam và thế giới có rất nhiều người sở hữu năng lực đặc biệt, đến nay khoa học chưa kiểm chứng được. Vật lý lượng tử hiện làm đảo lộn toàn bộ các nghiên cứu vật lý trước đây. Ví dụ, một người đàn ông tên Thế Trường ở nước ta gần 100 tuổi, bác sĩ chẩn đoán ông ta chết từ năm 1960 vì bị cắt gần hết dạ dày và phổi. Tuy nhiên, ông này luyện tập yoga và có khả năng ngồi vào chậu, hút nước từ hậu môn qua đại tràng. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có một nhà địa chất cầm cành cây đi trên đường. Nếu khu vực nào cành cây quay, khi đào xuống sẽ có mạch nước ngầm. Ông Điệp tiếp tục dẫn chứng thời ông Donald Trump còn làm Tổng thống Mỹ, có một cơn bão dự báo đổ bộ vào bang Taxas. Lúc này, một nhà thờ đã rung chuông, hàng nghìn con chiên hướng não bộ vào tâm bão. Quả thật cơn bão không đổ bộ vào bang này. Ông Điệp cho rằng khả năng của ông Hoàng chưa ai kiểm định. Ông không phủ định cũng không khẳng định ông Hoàng có khả năng "hô mưa, gọi gió", nhưng ông tin rằng con người có năng lực vô tận. "Nhìn vào khoa học hiện tại phán xét sẽ không ổn. Tôi nghĩ nên để ông Hoàng có điều kiện phát huy hết khả năng để chứng minh sức mạnh của mình, thử nghiệm. Biết đâu ông cứu được hàng triệu nông dân ở miền Nam đang khốn khổ vì thiếu nước", tiến sĩ này nói. Người được giới thiệu nói gì? Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Minh Hoàng cho biết, ông khám phá ra năng lực siêu nhiên của bản thân từ những năm 2000-2004. Năng lực cầu mưa của ông đã được hàng triệu người ở các tỉnh thành chứng kiến và công nhận. Sau mỗi lần cầu mưa thành công, ông đều lấy sổ ghi chép lại. "Năm 2015, tôi vào Lâm Đồng cầu mưa cho người dân tưới cà phê, lượng mưa đổ xuống hơn 100mm. Tôi cầu đến 7 trận tầm tã, ngập nương rẫy mới về quê. Năm 2019, tôi cầu mưa lớn ở Bến Tre. Các tỉnh khác, tôi cầu mưa không biết bao nhiêu lần", ông Hoàng nói. Theo người đàn ông, việc cầu mưa nhờ vào khả năng cầu nguyện của ông. Ông đang theo một tôn giáo được pháp luật nước ta công nhận. Nhiều năm qua, ông đi cầu mưa một cách âm thầm, ít nói ai biết. "Tôi muốn các cơ quan chức năng phía Nam bảo hộ để tôi cầu mưa. Nếu làm tự phát, công an kiểm tra, tôi lại mang tiếng này kia. Tôi hy vọng khả năng của tôi được công nhận, có kinh phí tạo nên một lễ hội có sự lan tỏa", ông Hoàng nói. Ông cho biết, nhiều người không tin khả năng của ông, bắt ông cầu mưa trong vòng 1 giờ. Tuy nhiên, ông khẳng định chỉ cầu mưa hiệu quả trong khoảng thời gian 11-17h. Có thời gian, ông cầu mưa 100 lần trong 4 ngày đều thành công 100%. Người cầu mưa muốn vào TP.HCM nghiên cứu Chiều 14-4, ông Lê Minh Hoàng, người được TS Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu với Chi cục Thủy lợi TP.HCM về khả năng cầu mưa, cho biết muốn vào TP.HCM để khảo sát, nghiên cứu tìm cách "giải hạn". Ông Lê Minh Hoàng cho biết công việc chủ yếu thường ngày của ông là thợ mộc, ngoài công việc thường ngày thì ông có khoảng 20 năm nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Ông cho biết đã từng cầu mưa cho Hà Nội, Lâm Đồng cùng một số tỉnh thành và đã có kết quả. "Tôi dự định ngày mai sẽ vào TP.HCM để nghiên cứu và thực hiện cầu mưa cho TP.HCM. Trước đây tôi có văn bản có con dấu và chữ ký của giám đốc một HTX ở Hà Nội, văn bản tôi có trình bày mình có khả năng đặc biệt giúp giảm được thiên tai, có giấy này tôi mới nộp cho Bộ KH&CN để làm đề tài nghiên cứu"- ông Lê Minh Hoàng nói. Đơn vị nhận được văn bản sẽ có phúc đáp TS TS Nguyễn Hoàng Điệp đã ký cho ông Hoàng nhiều văn bản có nội dung như nhau để gửi đi các một số đơn vị có liên quan như Chi cục Thủy lợi TP.HCM. Liên hệ với lãnh đạo Chi cục Thủy lợi TP.HCM, vị này cho biết có nhận được văn bản nêu trên nhưng phía Chi cục vẫn chưa phúc đáp. Lãnh đạo Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết tất cả những văn bản gửi đơn vị sẽ được phúc đáp. "Chúng tôi đã nhận được văn bản có nội dung nêu trên, đơn vị sẽ có văn bản phúc đáp về vấn đề này"- vị này nói. Công an điều tra…dị nhân xin lỗi Sau khi nắm sự việc, UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo xã Mỹ Thành (nơi thường trú của ông Hoàng) và công an xác minh. Đồng thời, lãnh đạo UBND huyện cũng yêu cầu Giám đốc Hợp tác xã Mỹ Thành kiểm điểm vì ký xác nhận cho ông Lê Minh Hoàng có khả năng "cầu cho cây lúa bớt đổ" vào năm 2023. Quan điểm của huyện đây là vụ việc có tính chất mê tín dị đoan, do đó cán bộ xã ký xác nhận cho sự việc này là khó chấp nhận. Sau khi nhận chỉ đạo, UBND xã Mỹ Thành và công an đã có buổi làm việc với ông Hoàng. Ông Lê Minh Hoàng - Người được giới thiệu có khả năng cầu mưa Qua buổi làm việc của cơ quan chức năng, ông Hoàng đã nhận lỗi về việc nói có khả năng cầu nguyện cầu mưa cho TPHCM và cầu nguyện cho cây lúa bớt đổ ngã. Ông Hoàng đã nhận sai vì đưa ra thông tin không được kiểm chứng, không có cơ sở khoa học. "Hiện chưa có kết luận cụ thể song từ trước đến nay, địa phương chưa từng ghi nhận năng lực cầu mưa của ông Hoàng" - lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức thông tin và cho biết UBND huyện đang chờ báo cáo cụ thể để có các bước tiếp theo và xem xét hình thức xử lý đối với người này. (Nguồn tổng hợp)
Thay đổi quy định về bố trí kỹ sư chuyên ngành thủy lợi vận hành đập
Ngày 27/6/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi 2017. Theo đó, Nghị định thay đổi quy định về bố trí kỹ sư chuyên ngành thủy lợi vận hành đập như sau: (1) Tăng cường số lượng kỹ sư thủy lợi bố trí quản lý vận hành đập Sửa đổi Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP về yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước như sau: - Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt: bổ trí ít nhất 07 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phái được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. - Đập, hồ chứa nước lớn: + Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên: bổ trì ít nhất 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. + Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3: bố trí ít nhất 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đỏ có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập. hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phái được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. + Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản này: bố trí ít nhất 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phái được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. (So với Nghị định 67/2018/NĐ-CP yêu cầu bố trí 02 kỹ sư ngành thủy lợi được bồi dưỡng nghiệp vụ thay vì 01 kỹ sư như trước). - Đập, hồ chứa nước vừa: + Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1,000.000 m1 đến dưới 3,000.000 m3: tổ chức, cá nhân khai thác phái có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phái dược đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. + Đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản này: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. (Nghị định 67/2018/NĐ-CP thay đổi hồ có chứa dung tích trữ từ 1,000.000 m1 đến dưới 3,000.000 m3 không còn tuyển dụng người có bằng cao đẳng ngành thủy lợi). - Đập, hồ chứa nước nhỏ: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. (Không còn quy định dung tích trữ đập, hồ chứa nước nhỏ và tuyển dụng người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên được đào tạo nghiệp vụ). (2) Bổ sung nguyên tắc sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi Sửa đổi Điều 14 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc cấp phép như sau: - Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu, sử dụng tổng hợp đất đai, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại Luật Thủy lợi 2017, Luật Đất đai 2013, Luật Tài nguyên nước 2012 và các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. - Đối với nhiều hoạt động thuộc cùng một dự án do tổ chức, cá nhân đầu tư từ giai đoạn xây dựng công trình dên giai đoạn khai thác, sử dụng thuộc thẩm quyền cấp phép của một cơ quan thi cấp một giấy phép. - Đối với các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hoặc bổ sung hạng mục vào công trình thủy lợi hiện có do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định chủ trương đầu tư thì không phải xin giấy phép. (Bổ sung nguyên tắc về các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi) (3) Căn cứ cấp phép đối với các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi Sửa đổi Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định căn cứ cấp phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ: - Nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi. - Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thi cãn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không anh huong den an toàn và vận hành công trình thủy lợi. - Tỉnh hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép. Xem thêm Nghị định 40/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP.
Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thủy lợi
Ngày 17/6/2019 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2019/NĐ-CP hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê. Về quy trình lập, thẩm đinh, phê duyệt quy hoạch thủy lợi như sau: - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho cơ quan lập quy hoạch. - Cơ quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng, hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ lập quy hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch. - Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn thẩm tra quy hoạch; xây dựng quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. - Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình hội đồng thẩm định quy hoạch. - Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của hội đồng thẩm định quy hoạch, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổ chức có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch bao gồm báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện phương án quy hoạch; - Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.
Thực hư người đàn ông được giới thiệu có khả năng cầu mưa?!?
Thời gian vừa qua, dân cư mạng xôn xao lá thư của một vị Tiến sĩ gửi Chi cục Thủy lợi TP.HCM để giới thiệu một người có khả năng cầu mưa… Khả năng cầu mưa…chưa được kiểm chứng Mới đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền văn bản với nội dung "Giới thiệu người có khả năng cầu mưa nhưng chưa kiểm chứng". Văn bản do Trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ gửi Chi cục Thủy lợi TPHCM. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu đang là Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ (CTCS); đồng thời hiện là giảng viên thỉnh giảng cao cấp của 3 trường đại học và nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người. Thông qua văn bản, người có khả năng "siêu nhiên" được ông Điệp giới thiệu tên Lê Minh Hoàng (SN 1967, ngụ huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Theo nội dung văn bản, sau 2 lần gặp gỡ trực tiếp, ông Lê Minh Hoàng nhờ CTCS giới thiệu ông với các tỉnh phía Nam bởi "có khả năng cầu mưa có hiệu quả". Ông Điệp cũng nêu khả năng cầu mưa của ông Lê Minh Hoàng "chưa được kiểm chứng". Ông cho biết rất xót xa, dằn vặt về việc nạn hạn hán, thất bát mùa màng của một số tỉnh phía Nam nên đã giới thiệu về ông Lê Minh Hoàng. Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hoàng Điệp cho biết, Việt Nam và thế giới có rất nhiều người sở hữu năng lực đặc biệt, đến nay khoa học chưa kiểm chứng được. Vật lý lượng tử hiện làm đảo lộn toàn bộ các nghiên cứu vật lý trước đây. Ví dụ, một người đàn ông tên Thế Trường ở nước ta gần 100 tuổi, bác sĩ chẩn đoán ông ta chết từ năm 1960 vì bị cắt gần hết dạ dày và phổi. Tuy nhiên, ông này luyện tập yoga và có khả năng ngồi vào chậu, hút nước từ hậu môn qua đại tràng. Bên cạnh đó, ở Việt Nam có một nhà địa chất cầm cành cây đi trên đường. Nếu khu vực nào cành cây quay, khi đào xuống sẽ có mạch nước ngầm. Ông Điệp tiếp tục dẫn chứng thời ông Donald Trump còn làm Tổng thống Mỹ, có một cơn bão dự báo đổ bộ vào bang Taxas. Lúc này, một nhà thờ đã rung chuông, hàng nghìn con chiên hướng não bộ vào tâm bão. Quả thật cơn bão không đổ bộ vào bang này. Ông Điệp cho rằng khả năng của ông Hoàng chưa ai kiểm định. Ông không phủ định cũng không khẳng định ông Hoàng có khả năng "hô mưa, gọi gió", nhưng ông tin rằng con người có năng lực vô tận. "Nhìn vào khoa học hiện tại phán xét sẽ không ổn. Tôi nghĩ nên để ông Hoàng có điều kiện phát huy hết khả năng để chứng minh sức mạnh của mình, thử nghiệm. Biết đâu ông cứu được hàng triệu nông dân ở miền Nam đang khốn khổ vì thiếu nước", tiến sĩ này nói. Người được giới thiệu nói gì? Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Minh Hoàng cho biết, ông khám phá ra năng lực siêu nhiên của bản thân từ những năm 2000-2004. Năng lực cầu mưa của ông đã được hàng triệu người ở các tỉnh thành chứng kiến và công nhận. Sau mỗi lần cầu mưa thành công, ông đều lấy sổ ghi chép lại. "Năm 2015, tôi vào Lâm Đồng cầu mưa cho người dân tưới cà phê, lượng mưa đổ xuống hơn 100mm. Tôi cầu đến 7 trận tầm tã, ngập nương rẫy mới về quê. Năm 2019, tôi cầu mưa lớn ở Bến Tre. Các tỉnh khác, tôi cầu mưa không biết bao nhiêu lần", ông Hoàng nói. Theo người đàn ông, việc cầu mưa nhờ vào khả năng cầu nguyện của ông. Ông đang theo một tôn giáo được pháp luật nước ta công nhận. Nhiều năm qua, ông đi cầu mưa một cách âm thầm, ít nói ai biết. "Tôi muốn các cơ quan chức năng phía Nam bảo hộ để tôi cầu mưa. Nếu làm tự phát, công an kiểm tra, tôi lại mang tiếng này kia. Tôi hy vọng khả năng của tôi được công nhận, có kinh phí tạo nên một lễ hội có sự lan tỏa", ông Hoàng nói. Ông cho biết, nhiều người không tin khả năng của ông, bắt ông cầu mưa trong vòng 1 giờ. Tuy nhiên, ông khẳng định chỉ cầu mưa hiệu quả trong khoảng thời gian 11-17h. Có thời gian, ông cầu mưa 100 lần trong 4 ngày đều thành công 100%. Người cầu mưa muốn vào TP.HCM nghiên cứu Chiều 14-4, ông Lê Minh Hoàng, người được TS Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu với Chi cục Thủy lợi TP.HCM về khả năng cầu mưa, cho biết muốn vào TP.HCM để khảo sát, nghiên cứu tìm cách "giải hạn". Ông Lê Minh Hoàng cho biết công việc chủ yếu thường ngày của ông là thợ mộc, ngoài công việc thường ngày thì ông có khoảng 20 năm nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Ông cho biết đã từng cầu mưa cho Hà Nội, Lâm Đồng cùng một số tỉnh thành và đã có kết quả. "Tôi dự định ngày mai sẽ vào TP.HCM để nghiên cứu và thực hiện cầu mưa cho TP.HCM. Trước đây tôi có văn bản có con dấu và chữ ký của giám đốc một HTX ở Hà Nội, văn bản tôi có trình bày mình có khả năng đặc biệt giúp giảm được thiên tai, có giấy này tôi mới nộp cho Bộ KH&CN để làm đề tài nghiên cứu"- ông Lê Minh Hoàng nói. Đơn vị nhận được văn bản sẽ có phúc đáp TS TS Nguyễn Hoàng Điệp đã ký cho ông Hoàng nhiều văn bản có nội dung như nhau để gửi đi các một số đơn vị có liên quan như Chi cục Thủy lợi TP.HCM. Liên hệ với lãnh đạo Chi cục Thủy lợi TP.HCM, vị này cho biết có nhận được văn bản nêu trên nhưng phía Chi cục vẫn chưa phúc đáp. Lãnh đạo Sở NN&PTNT TP.HCM cho biết tất cả những văn bản gửi đơn vị sẽ được phúc đáp. "Chúng tôi đã nhận được văn bản có nội dung nêu trên, đơn vị sẽ có văn bản phúc đáp về vấn đề này"- vị này nói. Công an điều tra…dị nhân xin lỗi Sau khi nắm sự việc, UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo xã Mỹ Thành (nơi thường trú của ông Hoàng) và công an xác minh. Đồng thời, lãnh đạo UBND huyện cũng yêu cầu Giám đốc Hợp tác xã Mỹ Thành kiểm điểm vì ký xác nhận cho ông Lê Minh Hoàng có khả năng "cầu cho cây lúa bớt đổ" vào năm 2023. Quan điểm của huyện đây là vụ việc có tính chất mê tín dị đoan, do đó cán bộ xã ký xác nhận cho sự việc này là khó chấp nhận. Sau khi nhận chỉ đạo, UBND xã Mỹ Thành và công an đã có buổi làm việc với ông Hoàng. Ông Lê Minh Hoàng - Người được giới thiệu có khả năng cầu mưa Qua buổi làm việc của cơ quan chức năng, ông Hoàng đã nhận lỗi về việc nói có khả năng cầu nguyện cầu mưa cho TPHCM và cầu nguyện cho cây lúa bớt đổ ngã. Ông Hoàng đã nhận sai vì đưa ra thông tin không được kiểm chứng, không có cơ sở khoa học. "Hiện chưa có kết luận cụ thể song từ trước đến nay, địa phương chưa từng ghi nhận năng lực cầu mưa của ông Hoàng" - lãnh đạo UBND huyện Mỹ Đức thông tin và cho biết UBND huyện đang chờ báo cáo cụ thể để có các bước tiếp theo và xem xét hình thức xử lý đối với người này. (Nguồn tổng hợp)
Thay đổi quy định về bố trí kỹ sư chuyên ngành thủy lợi vận hành đập
Ngày 27/6/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi 2017. Theo đó, Nghị định thay đổi quy định về bố trí kỹ sư chuyên ngành thủy lợi vận hành đập như sau: (1) Tăng cường số lượng kỹ sư thủy lợi bố trí quản lý vận hành đập Sửa đổi Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP về yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước như sau: - Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt: bổ trí ít nhất 07 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phái được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. - Đập, hồ chứa nước lớn: + Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên: bổ trì ít nhất 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. + Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3: bố trí ít nhất 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đỏ có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập. hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phái được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. + Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản này: bố trí ít nhất 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phái được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. (So với Nghị định 67/2018/NĐ-CP yêu cầu bố trí 02 kỹ sư ngành thủy lợi được bồi dưỡng nghiệp vụ thay vì 01 kỹ sư như trước). - Đập, hồ chứa nước vừa: + Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1,000.000 m1 đến dưới 3,000.000 m3: tổ chức, cá nhân khai thác phái có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phái dược đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. + Đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản này: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. (Nghị định 67/2018/NĐ-CP thay đổi hồ có chứa dung tích trữ từ 1,000.000 m1 đến dưới 3,000.000 m3 không còn tuyển dụng người có bằng cao đẳng ngành thủy lợi). - Đập, hồ chứa nước nhỏ: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước. (Không còn quy định dung tích trữ đập, hồ chứa nước nhỏ và tuyển dụng người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên được đào tạo nghiệp vụ). (2) Bổ sung nguyên tắc sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi Sửa đổi Điều 14 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc cấp phép như sau: - Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và công trình được cấp phép, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi; không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của công trình thủy lợi, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; phù hợp với nguyên tắc sử dụng công trình đa mục tiêu, sử dụng tổng hợp đất đai, quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo quy định tại Luật Thủy lợi 2017, Luật Đất đai 2013, Luật Tài nguyên nước 2012 và các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. - Đối với nhiều hoạt động thuộc cùng một dự án do tổ chức, cá nhân đầu tư từ giai đoạn xây dựng công trình dên giai đoạn khai thác, sử dụng thuộc thẩm quyền cấp phép của một cơ quan thi cấp một giấy phép. - Đối với các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa hoặc bổ sung hạng mục vào công trình thủy lợi hiện có do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định chủ trương đầu tư thì không phải xin giấy phép. (Bổ sung nguyên tắc về các dự án bảo trì, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi) (3) Căn cứ cấp phép đối với các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi Sửa đổi Điều 15 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định căn cứ cấp phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ: - Nhiệm vụ, hiện trạng công trình thủy lợi. - Quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thi cãn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi và bảo đảm không anh huong den an toàn và vận hành công trình thủy lợi. - Tỉnh hình thực hiện các quy định trong giấy phép đã cấp của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép. Xem thêm Nghị định 40/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi Nghị định 67/2018/NĐ-CP.
Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thủy lợi
Ngày 17/6/2019 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 53/2019/NĐ-CP hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê. Về quy trình lập, thẩm đinh, phê duyệt quy hoạch thủy lợi như sau: - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ lập quy hoạch cho cơ quan lập quy hoạch. - Cơ quan lập quy hoạch tổ chức xây dựng, hoặc thuê tư vấn lập nhiệm vụ lập quy hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch. - Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn thẩm tra quy hoạch; xây dựng quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. - Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình hội đồng thẩm định quy hoạch. - Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của hội đồng thẩm định quy hoạch, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc lấy ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổ chức có liên quan về quy hoạch được thực hiện như sau: - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch bao gồm báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện phương án quy hoạch; - Các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch.