Văn bản tố tụng hình sự là gì? Một số thủ tục liên quan đến văn bản tố tụng hình sự
Hiện nay chưa có quy định cụ thể văn bản tố tụng hình sự là gì, có thể hiểu văn bản tố tụng là những tài liệu, hồ sơ có liên quan đến vụ án, vụ việc, được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, sử dụng trong quá trình tố tụng. Điều 132 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về văn bản tố tụng hình sự bao gồm: lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất. Các thủ tục liên quan đến văn bản tố tụng hình sự được quy định tại Điều 138 đến Điều 141 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, cụ thể: 1. Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng - Người thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận. - Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. - Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. - Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận của người thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng. - Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc, học tập. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. - Trường hợp người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải được người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. 2. Thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính Việc gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng. Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng. 3. Thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng - Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện khi không rõ địa chỉ hoặc không rõ người được cấp, giao đang ở đâu. - Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cuối cùng người được cấp, giao văn bản tố tụng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi cuối cùng người đó làm việc, học tập. Văn bản tố tụng phải được niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết công khai được lập biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc niêm yết. 4. Thủ tục thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng - Việc thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện khi việc niêm yết công khai không có kết quả hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc thông báo. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Vi phạm về thủ tục tố tụng dân sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật. Vi phạm về thủ tục tố tụng là hành vi vi phạm pháp luật, tùy tính chất, hậu quả, thiệt hại của hành vi mà có thể bị xử lý kỉ luật hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Tại Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau: - Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: + Tòa án; + Viện kiểm sát - Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: + Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; + Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật và nếu gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. - Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. - Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Như vậy, trong vụ án dân sự, khi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cụ thể: Xử lý kỷ luật Người tiến hành tố tụng là các cán bộ, công chức nhà nước. Nếu vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người tiến hành tố tụng có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, giáng chức, buộc thôi việc theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Ngoài bị xử lý kỉ luật thì người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đối với Bản án, Quyết định mà Tòa án đã tuyên Khi Tòa án cấp dưới đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong khi giải quyết vụ án thì tùy vào mức độ, tính chất của những sai phạm cụ thể, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm (gọi chung là giám đốc thẩm) sẽ ra quyết định sửa bản án, quyết định hoặc quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ đối với bản án, quyết định mà trước đó Tòa án đã tuyên theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Rút kinh nghiệm về vụ án “đòi lại tài sản” giải quyết lại theo thủ tục giám đốc thẩm
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng nhận thấy việc giải quyết vụ án dân sự về “Đòi lại tài sản”, giữa nguyên đơn là UBND Tp C.R, tỉnh K.H với bị đơn là Cty TNHH V.T đã được xét xử lại theo Bản án dân sự sơ thẩm 35/2018/DS-ST, cần thông báo rút kinh nghiệm như sau: Nội dung vụ án Ngày 29/3/2011, UBND Tp C.R đã phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, xây dựng công trình kè bảo vệ hai bờ sông T.L, phường B.N, T.p C.R. Ngày 14/12/2011 UBND T.p C.R phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình kè bảo vệ hai bờ sông giao cho Phòng Kinh tế T.p C.R làm chủ đầu tư công trình nêu trên. Ngày 24/11/2011, Phòng Kinh tế T.p C.R đã ký Hợp đồng thi công với liên danh Cty TNHH V.T và Cty TNHH G.N thi công xây dựng gói thầu số 1: Xây lắp kè bờ tả (có lán trại) thuộc dự án kè bảo vệ hai bờ sông với giá trị họp đồng là 3.268.300.000 đồng. Ngày 29/12/2011, Công ty TNHH V.T đã tạm ứng số tiền 1.307.320.000 đồng. Nhưng do không thu hồi được mặt bằng nên từ năm 2013 đến nay, UBND T.p C.R đã chỉ đạo Phòng Kinh tế T.p C.R, yêu cầu Cty TNHH V.T (đại diện cho liên danh hai Công ty) hoàn trả vốn tạm ứng nêu trên. Yêu cầu khởi kiện Cty TNHH V.T đã hoàn lại được 500.000.000 đồng, số tiền còn lại 807.320.000 đồng, Công ty TNHH V.T chưa thực hiện. UBND T.p C.R khởi kiện 2 Cty liên doanh phải trả số tiền đã tạm ứng còn lại. Bị đơn Cty TNHH V.T thừa nhận, năm 2011 có ký hợp đồng xây dựng với Phòng Kinh tế T.p C.R. Sau khi ký kết hợp đồng, Cty TNHH G.N đã có văn bản ủy quyền thi công toàn bộ công trình cho Cty TNHH V.T vào ngày 24/12/2011. Cty TNHH V.T đã tạm ứng được 40% giá trị hợp đồng là 307.320.000 đồng. Do bị vướng trong công tác giải tỏa mặt bằng nên UBND T.p C.R và Cty TNHH V.T đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Cty TNHH V.T đã hoàn trả cho UBND được 500.000.000 đồng. Do Công ty gặp khó khăn nên vẫn còn nợ tiền tạm ứng của UBND T.p C.R là 807.320.000 đồng. Cty đề nghị trả nợ cho UBND T.p C.R 200.000.000 đồng vào tháng 6/2018 và tiếp tục hoàn trả số tiền còn lại cho. Quá trình giải quyết của tòa án (1) Bản án sơ thẩm tại TAND T.p C.R Ngày 26/11/2018 TAND T.p C.R ban hành Bản án dân sự sơ thẩm số 35/2018/DS-ST. - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. - Công ty TNHH V.T có nghĩa vụ hoàn trả cho ủy ban nhân dân thành phố Cam Ranh số tiền 807.320.000 đồng. Ngày 27/7/2021, Chi cục Thi hành án dân sự T.p C.R có văn bản số 694/CCTHADS kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự sơ thẩm nêu trên. (2) Kháng nghị giám đốc thẩm tại TAND cấp cao Đ.N Ngày 15/02/2022, TAND cấp cao tại Đ.N đã chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 43/2021/KN-DS ngày 22/12/2021 của Chánh án TAND cấp cao tại Đ.N. Hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm của TAND T.p C.R giao hồ sơ vụ án cho TAND T.p C.R để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm Hồ sơ vụ án thể hiện, tại số 13099/14 ngày 28/10/2014 về việc tại Thông báo về việc doanh nghiệp giải thể, chấm dứt tồn của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc SKHĐT tỉnh K.H thể hiện: Cty TNHH V.T đã giải thể xóa tên doanh nghiệp do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công văn số 81/P.ĐKKD ngày 07/10/2019 của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc SKHĐT tỉnh K.H gửi Chi cục Thi hành án dân sự thành T.p C.R xác định: Công ty TNHH Vạn Thành đã giải thể theo Thông báo số 13099/14 ngày 28/10/2014 của Phòng ĐKKD do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Như vậy. Cty TNHH V.T đã chấm dứt tồn tại pháp nhân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Bộ luật dân sự 2005 (nay là điểm a khoản 1 Điều 96 Bộ luật dân sự 2015). Sự kiện pháp lý này phát sinh trước khi TAND T.p C.R thụ lý và giải quyết vụ án. Nhưng quá trình giải quyết vụ án, tòa án không xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ tình trạng pháp lý của Cty TNHH V.T. Bản án sơ thẩm vẫn xác định Cty TNHH V.T là bị đơn trong vụ án và tuyên buộc Cty TNHH V.T phải có nghĩa vụ hoàn trả cho UBND T.p C.R số tiền 807.320.000 đồng, trong khi Cty TNHH V.T đã bị giải thể và bản án cũng không thi hành án được.
Xem xét đơn đề nghị giám đốc thẩm bao lâu thì hợp lý để kháng nghị?
Giám đốc thẩm - được xem là một giai đoạn tố tụng đặc biệt trong mô hình tố tụng. Các trình tự, thủ tục được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 tuy nhiên với tình trạng đơn đề nghị xem xét Giám đốc thẩm ngày càng nhiều chứng tỏ sự sai sót trong các giai đoạn xét xử trước đó vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong những vấn đề được quan tâm là việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục như thế nào? Một bản án muốn được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi có đủ các điều kiện đó rồi, bạn phải gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tùy theo bản án có hiệu lực pháp luật trước đó là của cơ quan cấp nào. Tuy nhiên, nếu bạn là người gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án thì sẽ được xem xét trong thời gian bao lâu. Đây là một quy định không cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 khi thời hạn giải quyết đơn đề nghị không được ghi rõ. Trong trường hợp bạn đã nộp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm cho người có thẩm quyền kháng nghị và đã nhận được biên nhận từ Tòa án hoặc Viện Kiểm sát hoặc của cả hai cơ quan thì chỉ có thể chờ văn bản trả lời; văn bản yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ cho đến khi có quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm. Nhưng khoảng thời gian xem xét Luật cho phép là bao nhiêu thì chưa có quy định cho nên xuất hiện nhiều vụ việc chờ quyết định kháng nghị đến 6 tháng nhưng không có văn bản giải quyết. Như vậy, cần phải nhận định rằng việc không có quy định rõ ràng trong trường hợp này gây ra tâm lý lo lắng vì khi xem xét nộp đơn thì mỗi người dân đang đối mặt với một bản án có hiệu lực pháp luật trước đó. Nếu không xử lý kịp thời thì quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng thậm chí bị cưỡng chế thi hành bản án. Chính vì thế, việc quy định rõ hay ít nhất phải có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nhằm bảo đảm quyền lợi tối đa cho người dân.
Người bao nhiêu tuổi mới có thể thực hiện bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự?
Căn cứ vào Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc bảo lĩnh trong đó có quy định như sau: 1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. 2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. 3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ: a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam. 4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định trên có thể thấy theo quy định thì chỉ cần cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can là người thân thích của họ và và cần ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Phân biệt văn bản hành chính và văn bản tố tụng
Nội dung dưới đây mình sẽ viện dẫn quy định pháp luật để các bạn dễ nhận diện được thế nào là văn bản hành chính, văn bản tố tụng. Văn bản hành chính Văn bản tố tụng Khái niệm Là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Có thể hiểu là tài liệu, hồ sơ có liên quan đến vụ án, vụ việc, được cơ quan có thẩm quyền, tống đạt cung cấp, sử dụng trong quá trình tố tụng. Mục đích Chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức Tống đạt cung cấp, sử dụng trong quá trình tố tụng Phân loại - Văn bản hành chính cá biệt - Văn bản hành chính thông dụng Văn bản tố tụng trong: - Hình sự, - Dân sự - Hành chính. Đối tượng tác động Có thể là các cơ quan, đơn vị cấp dưới trực thuộc hoặc cấp trên của chủ thể ban hành văn bản HCTD hay cũng có thể là cơ quan, tổ chức khác khi cần trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện một công việc nào đó. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Các loại văn bản Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY Biểu mẫu, kỹ thuật trình bày Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính áp dụng từ 05/3/2020: Xem TẠI ĐÂY Toàn bộ biểu mẫu dùng trong tố tụng hình sự: Xem TẠI ĐÂY Còn vấn đề nào khác thì cùng chia sẻ ở topic này nhé!
Vụ bé Nhật Linh: chữ ký của người dân có giá trị như thế nào?
Chắc các bạn đã biết vấn đề mà tôi muốn bàn luận ở đây là gì đúng rồi phải không? Đó chính là việc bố bé Nhật Linh (bị sát hại ở Nhật) đã và đang huy động 50.000 chữ ký để yêu cầu áp dụng án tử hình cho nghi phạm người Nhật đã sát hại bé Nhật Linh (P/s: đây là mục đích mà nhiều báo đưa tin nhất, chưa chắc đã chính xác). Về bản thu thập chữ ký trên có 2 vấn đề cần phải có sự xem xét một cách kỹ lưỡng, không chỉ đơn thuần là YES or NO (ký hoặc không ký) mà vấn đề lớn hơn là vì sao ký và vì sao không ký. Là một người cha bị mất con trong một bối cảnh nơi đất khách quê người như vậy tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm cho hành động kêu gọi chữ ký của bố bé Linh, việc làm của bố bé Linh không sai nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng hành động này thiên nhiều về tình cảm hơn là lý trí. Trong trường hợp lý tưởng, bản thu thập huy động được đủ 50.000 chữ ký của người ủng hộ thì giá trị của nó đến đâu? Nó có thúc đẩy cơ quan tố tụng Nhật Bản tiến hành xét xử vụ án nhanh chóng hơn hay không? Đó có phải là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và Tòa sẽ áp dụng mức phạt cao nhất là tử hình cho người phạm tội hay không? Tôi không biết, nhiều người đã đặt bút ký cũng không biết và chính người vận động chữ ký – bố bé Linh cũng không biết được điều này. Hệ thống pháp luật của Nhật Bản không phải là một hệ thống pháp luật đơn giản, có cả sự ảnh hưởng của pháp luật phương Tây có cả pháp luật phong kiến, sự ảnh hưởng của Nhật Hoàng v.v…những điều đó làm cho hệ thống pháp luật Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự rất phức tạp và tôi tin rất ít tai trong chúng ta có thể hiểu cặn kẽ, tường tận về nó. Tuy vậy như đã nói, bố bé Linh trong trường hợp này, với bản năng của một người cha, ông ấy sẽ làm mọi cách mà theo ông là có thể đem lại sự tường minh về cái chết của con gái mình để bé được thanh thản nơi một thế giới khác. Tôi không lên án hay phản bác hành động thiêng liêng này. Tuy nhiên đối với những người nhận được lời đề nghị ký tên vào đơn thì bối cảnh hoàn toàn khác, có thể các bạn có một phần cảm xúc nhất định – đó là sự đồng cảm với cái chết của bé Linh và mong muốn người thực hiện hành vi thủ ác sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, khi quyết định đặt bút ký tên lên lá đơn là hoàn toàn do sự kiểm soát của lý trí, các bạn phải ý thức được việc mình làm, hệ quả pháp lý của những việc đó và hãy nhớ đừng vội ký khi chưa hiểu tường tận về hệ quả pháp lý của nó, đặc biệt là những người trong ngành luật (đang học hoặc đang hành nghề). Theo thông tin được nhiều tờ báo chính thống đưa ra thì bản thu thập chữ ký mà gia đình cháu bé Nhật Linh đang tiến hành về pháp luật Nhật Bản thì không có giá trị pháp lý, đồng thời cũng không có tác dụng đẩy nhanh tiến trình xét xử. vì việc xét xử là căn cứ trên các bằng chứng phạm tội của nghi phạm mà nó chỉ có giá trị để lượng hình (tình tiết tăng nặng) vì sẽ có cơ sở để Tòa án sẽ đánh giá mức độ tác động xã hội, độ man rợ. Như vậy có thể thấy việc thu thập đủ chữ ký cũng có một giá trị nhất định. Nhưng các bạn phải hết sức TỈNH TÁO vì bản thu thập chứng cứ chỉ là một phần và phần còn lại là lá đơn mà bố bé Nhật Linh viết để nộp cho cơ quan tố tụng của Nhật Bản và nội dung chính xác của lá đơn đó là gì thì những người ký không hề biết và rất có thể nội dung của nó là đòi tử hình nghi phạm đang bị tạm giữ (chưa đưa ra xét xử, chưa biết có tội hay không – vì ông ta vẫn đang sử dụng quyền im lặng một cách tuyệt đối) và nếu sự thật đúng là như vậy thì từng chữ ký của các bạn là một cú đấm trực diện vào thành trì lịch sử tư pháp nhân loại đã được xây dựng và tinh lọc qua hàng trăm năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Quay ngược lại lịch sử chúng ta thấy rằng, từ thời nguyên thủy đến phong kiến chúng ta tiến hành việc xét xử các hành vi phạm tội là theo số đông và đa phần là xét xử theo cảm tính. Một ai đó bị tuyên là có tội hay vô tội hoàn toàn dựa vào sự khảo sát ý kiến của số đông và quyết định theo đa số. Những người được hỏi ý kiến là bất kỳ người nào có mặt tại buổi xét xử đó, không phân biệt thành phần lứa tuổi, trình độ nhận thức và cũng không quan tâm đến việc người đó có am hiểu luật pháp hay không và do đó án tuyên ra oan sai rất nhiều. Nhân loại nhận thức được hạn chế đó, qua thời gian đã trao quyền xét xử và phán quyết cho một nhóm người, tuy vào từng hệ thống pháp luật quốc gia mà nó có tên gọi khác nhau như Bồi thẩm đoàn, Hội đồng xét xử v.v… nhưng dù tên gọi là gì đi nữa thì về bản chất đều là tập hợp những con người có am hiểu pháp luật, có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có khuôn phép, mực thước rõ ràng và quan trọng là rất lý trí, công minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Thời gian đã chứng minh mô hình xét xử như vậy đã hạn chế oan sai đi rất nhiều, bản án được tuyên đa phần là đúng người, đúng tội. Những nghi phạm được điều tra, truy tố xét xử theo một quy trình rất chặt chẽ và tôn trọng tối đa quyền con người theo thủ tục tố tụng hình sự, có sự tham gia của đội ngũ luật sư bào chữa cũng như bên công tố (buộc tội) và bồi thẩm đoàn, hội đồng xét xử sẽ ra phán quyết cuối cùng dựa trên những chứng cứ và những luận tội, gỡ tội của đôi bên. Đó có thể gọi là một thành công của nền tư pháp nhân loại, nhưng những người đang thực hiện việc ký vào bản thu thập đã và đang làm gì? có phải họ đã đi ngược lại những gì mà nhân loại đã thừa nhận là tiến bộ? Cho đến thời điểm này, nghi phạm vẫn chưa phải là tội phạm và cũng rất có thể sẽ không là tội phạm sau khi xét xử, nhưng những người tham gia ký tên đã tuyên sẵn một bản án cho nghi phạm rồi và đó là án tử và nó hoàn toàn dựa trên sự cảm tính – một lần nữa tôi xin khẳng định không ai có thể hiểu được hệ thống pháp luật Nhật Bản trong vụ án này- không hề khác với thời nguyên thủy, phong kiến lạc hậu. Nguy hiểm hơn một áp lực xã hội kinh khủng như vậy (50.000 người) sẽ đè lên một nhóm những người có quyền xét xử và liệu họ có còn được sự công tâm để chỉ tuân theo pháp luật? chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ tuyên nghi phạm vô tội hoặc không phải là án tử hình như những người ký mong muốn (một cách có chủ đích hay không có chủ đích)? chắc mọi người cũng đoán được viễn cảnh sau khi buổi tuyên án kết thúc. Trường hợp này án lệ của Ấn Độ đã có, rằng trong trường hợp Hội đồng xét xử một vụ án mà dư luận xã hội đã có sẵn một bản án cho nghi phạm – giống vụ này, thì họ sẽ tuyên trả tự do cho nghi phạm ngay tại phiên tòa vì không có gì đảm bảo họ sẽ xét xử một cách công tâm, khách quan đối với nghi phạm và bản án họ tuyên sẽ không còn ý nghĩa. Nếu trường hợp này xảy ra thì rõ ràng là lợi bất cập hại, một kết thúc buồn đối với những người ủng hộ bố bé Nhật Linh. Vậy nên có ký hay không ký các bạn phải hết sức tỉnh táo, đừng vì phong trào hay một phút đánh mất lý trí vì bút sa thì gà chết và hệ quả của nó là mạng sống của một con người. Đừng ký chỉ vì muốn ủng hộ mà không biết là mình ủng hộ cái gì.
Văn bản tố tụng hình sự là gì? Một số thủ tục liên quan đến văn bản tố tụng hình sự
Hiện nay chưa có quy định cụ thể văn bản tố tụng hình sự là gì, có thể hiểu văn bản tố tụng là những tài liệu, hồ sơ có liên quan đến vụ án, vụ việc, được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, sử dụng trong quá trình tố tụng. Điều 132 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về văn bản tố tụng hình sự bao gồm: lệnh, quyết định, yêu cầu, kết luận điều tra, bản cáo trạng, bản án và các văn bản tố tụng khác trong hoạt động tố tụng được lập theo mẫu thống nhất. Các thủ tục liên quan đến văn bản tố tụng hình sự được quy định tại Điều 138 đến Điều 141 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, cụ thể: 1. Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng - Người thực hiện việc cấp, giao, chuyển văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận. - Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. - Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. - Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt thì văn bản tố tụng có thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận của người thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng. - Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc, học tập. Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. - Trường hợp người được cấp, giao văn bản tố tụng là cơ quan, tổ chức thì văn bản tố tụng được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải được người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. 2. Thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính Việc gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng. Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng. 3. Thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng - Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện khi không rõ địa chỉ hoặc không rõ người được cấp, giao đang ở đâu. - Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cuối cùng người được cấp, giao văn bản tố tụng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi cuối cùng người đó làm việc, học tập. Văn bản tố tụng phải được niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết công khai được lập biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc niêm yết. 4. Thủ tục thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng - Việc thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng được thực hiện khi việc niêm yết công khai không có kết quả hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng được đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong 03 số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày kết thúc việc thông báo. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Vi phạm về thủ tục tố tụng dân sự sẽ bị xử lý như thế nào?
Thủ tục tố tụng là cách thức, trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật. Vi phạm về thủ tục tố tụng là hành vi vi phạm pháp luật, tùy tính chất, hậu quả, thiệt hại của hành vi mà có thể bị xử lý kỉ luật hoặc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thủ tục tố tụng dân sự được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, những tranh chấp kinh doanh thương mại, những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Tại Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng như sau: - Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: + Tòa án; + Viện kiểm sát - Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có: + Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; + Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật và nếu gây thiệt hại sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân. - Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ. - Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. - Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Như vậy, trong vụ án dân sự, khi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cụ thể: Xử lý kỷ luật Người tiến hành tố tụng là các cán bộ, công chức nhà nước. Nếu vi phạm các quy định của pháp luật thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người tiến hành tố tụng có thể phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương, giáng chức, buộc thôi việc theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Ngoài bị xử lý kỉ luật thì người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đối với Bản án, Quyết định mà Tòa án đã tuyên Khi Tòa án cấp dưới đã có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong khi giải quyết vụ án thì tùy vào mức độ, tính chất của những sai phạm cụ thể, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm (gọi chung là giám đốc thẩm) sẽ ra quyết định sửa bản án, quyết định hoặc quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ đối với bản án, quyết định mà trước đó Tòa án đã tuyên theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Rút kinh nghiệm về vụ án “đòi lại tài sản” giải quyết lại theo thủ tục giám đốc thẩm
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng nhận thấy việc giải quyết vụ án dân sự về “Đòi lại tài sản”, giữa nguyên đơn là UBND Tp C.R, tỉnh K.H với bị đơn là Cty TNHH V.T đã được xét xử lại theo Bản án dân sự sơ thẩm 35/2018/DS-ST, cần thông báo rút kinh nghiệm như sau: Nội dung vụ án Ngày 29/3/2011, UBND Tp C.R đã phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật, xây dựng công trình kè bảo vệ hai bờ sông T.L, phường B.N, T.p C.R. Ngày 14/12/2011 UBND T.p C.R phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình kè bảo vệ hai bờ sông giao cho Phòng Kinh tế T.p C.R làm chủ đầu tư công trình nêu trên. Ngày 24/11/2011, Phòng Kinh tế T.p C.R đã ký Hợp đồng thi công với liên danh Cty TNHH V.T và Cty TNHH G.N thi công xây dựng gói thầu số 1: Xây lắp kè bờ tả (có lán trại) thuộc dự án kè bảo vệ hai bờ sông với giá trị họp đồng là 3.268.300.000 đồng. Ngày 29/12/2011, Công ty TNHH V.T đã tạm ứng số tiền 1.307.320.000 đồng. Nhưng do không thu hồi được mặt bằng nên từ năm 2013 đến nay, UBND T.p C.R đã chỉ đạo Phòng Kinh tế T.p C.R, yêu cầu Cty TNHH V.T (đại diện cho liên danh hai Công ty) hoàn trả vốn tạm ứng nêu trên. Yêu cầu khởi kiện Cty TNHH V.T đã hoàn lại được 500.000.000 đồng, số tiền còn lại 807.320.000 đồng, Công ty TNHH V.T chưa thực hiện. UBND T.p C.R khởi kiện 2 Cty liên doanh phải trả số tiền đã tạm ứng còn lại. Bị đơn Cty TNHH V.T thừa nhận, năm 2011 có ký hợp đồng xây dựng với Phòng Kinh tế T.p C.R. Sau khi ký kết hợp đồng, Cty TNHH G.N đã có văn bản ủy quyền thi công toàn bộ công trình cho Cty TNHH V.T vào ngày 24/12/2011. Cty TNHH V.T đã tạm ứng được 40% giá trị hợp đồng là 307.320.000 đồng. Do bị vướng trong công tác giải tỏa mặt bằng nên UBND T.p C.R và Cty TNHH V.T đã thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Cty TNHH V.T đã hoàn trả cho UBND được 500.000.000 đồng. Do Công ty gặp khó khăn nên vẫn còn nợ tiền tạm ứng của UBND T.p C.R là 807.320.000 đồng. Cty đề nghị trả nợ cho UBND T.p C.R 200.000.000 đồng vào tháng 6/2018 và tiếp tục hoàn trả số tiền còn lại cho. Quá trình giải quyết của tòa án (1) Bản án sơ thẩm tại TAND T.p C.R Ngày 26/11/2018 TAND T.p C.R ban hành Bản án dân sự sơ thẩm số 35/2018/DS-ST. - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. - Công ty TNHH V.T có nghĩa vụ hoàn trả cho ủy ban nhân dân thành phố Cam Ranh số tiền 807.320.000 đồng. Ngày 27/7/2021, Chi cục Thi hành án dân sự T.p C.R có văn bản số 694/CCTHADS kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án dân sự sơ thẩm nêu trên. (2) Kháng nghị giám đốc thẩm tại TAND cấp cao Đ.N Ngày 15/02/2022, TAND cấp cao tại Đ.N đã chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 43/2021/KN-DS ngày 22/12/2021 của Chánh án TAND cấp cao tại Đ.N. Hủy toàn bộ Bản án dân sự sơ thẩm của TAND T.p C.R giao hồ sơ vụ án cho TAND T.p C.R để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Những vấn đề cần rút kinh nghiệm Hồ sơ vụ án thể hiện, tại số 13099/14 ngày 28/10/2014 về việc tại Thông báo về việc doanh nghiệp giải thể, chấm dứt tồn của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc SKHĐT tỉnh K.H thể hiện: Cty TNHH V.T đã giải thể xóa tên doanh nghiệp do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công văn số 81/P.ĐKKD ngày 07/10/2019 của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc SKHĐT tỉnh K.H gửi Chi cục Thi hành án dân sự thành T.p C.R xác định: Công ty TNHH Vạn Thành đã giải thể theo Thông báo số 13099/14 ngày 28/10/2014 của Phòng ĐKKD do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Như vậy. Cty TNHH V.T đã chấm dứt tồn tại pháp nhân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Bộ luật dân sự 2005 (nay là điểm a khoản 1 Điều 96 Bộ luật dân sự 2015). Sự kiện pháp lý này phát sinh trước khi TAND T.p C.R thụ lý và giải quyết vụ án. Nhưng quá trình giải quyết vụ án, tòa án không xác minh, thu thập tài liệu để làm rõ tình trạng pháp lý của Cty TNHH V.T. Bản án sơ thẩm vẫn xác định Cty TNHH V.T là bị đơn trong vụ án và tuyên buộc Cty TNHH V.T phải có nghĩa vụ hoàn trả cho UBND T.p C.R số tiền 807.320.000 đồng, trong khi Cty TNHH V.T đã bị giải thể và bản án cũng không thi hành án được.
Xem xét đơn đề nghị giám đốc thẩm bao lâu thì hợp lý để kháng nghị?
Giám đốc thẩm - được xem là một giai đoạn tố tụng đặc biệt trong mô hình tố tụng. Các trình tự, thủ tục được quy định rõ trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 tuy nhiên với tình trạng đơn đề nghị xem xét Giám đốc thẩm ngày càng nhiều chứng tỏ sự sai sót trong các giai đoạn xét xử trước đó vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong những vấn đề được quan tâm là việc giải quyết các vướng mắc về thủ tục như thế nào? Một bản án muốn được xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Khi có đủ các điều kiện đó rồi, bạn phải gửi đơn đến người có thẩm quyền kháng nghị là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tùy theo bản án có hiệu lực pháp luật trước đó là của cơ quan cấp nào. Tuy nhiên, nếu bạn là người gửi đơn đề nghị xem xét lại bản án thì sẽ được xem xét trong thời gian bao lâu. Đây là một quy định không cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 khi thời hạn giải quyết đơn đề nghị không được ghi rõ. Trong trường hợp bạn đã nộp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm cho người có thẩm quyền kháng nghị và đã nhận được biên nhận từ Tòa án hoặc Viện Kiểm sát hoặc của cả hai cơ quan thì chỉ có thể chờ văn bản trả lời; văn bản yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ cho đến khi có quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm. Nhưng khoảng thời gian xem xét Luật cho phép là bao nhiêu thì chưa có quy định cho nên xuất hiện nhiều vụ việc chờ quyết định kháng nghị đến 6 tháng nhưng không có văn bản giải quyết. Như vậy, cần phải nhận định rằng việc không có quy định rõ ràng trong trường hợp này gây ra tâm lý lo lắng vì khi xem xét nộp đơn thì mỗi người dân đang đối mặt với một bản án có hiệu lực pháp luật trước đó. Nếu không xử lý kịp thời thì quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng thậm chí bị cưỡng chế thi hành bản án. Chính vì thế, việc quy định rõ hay ít nhất phải có văn bản hướng dẫn về vấn đề này nhằm bảo đảm quyền lợi tối đa cho người dân.
Người bao nhiêu tuổi mới có thể thực hiện bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự?
Căn cứ vào Điều 121 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc bảo lĩnh trong đó có quy định như sau: 1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. 2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. 3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ: a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam. 4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định trên có thể thấy theo quy định thì chỉ cần cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can là người thân thích của họ và và cần ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Phân biệt văn bản hành chính và văn bản tố tụng
Nội dung dưới đây mình sẽ viện dẫn quy định pháp luật để các bạn dễ nhận diện được thế nào là văn bản hành chính, văn bản tố tụng. Văn bản hành chính Văn bản tố tụng Khái niệm Là văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức. Có thể hiểu là tài liệu, hồ sơ có liên quan đến vụ án, vụ việc, được cơ quan có thẩm quyền, tống đạt cung cấp, sử dụng trong quá trình tố tụng. Mục đích Chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức Tống đạt cung cấp, sử dụng trong quá trình tố tụng Phân loại - Văn bản hành chính cá biệt - Văn bản hành chính thông dụng Văn bản tố tụng trong: - Hình sự, - Dân sự - Hành chính. Đối tượng tác động Có thể là các cơ quan, đơn vị cấp dưới trực thuộc hoặc cấp trên của chủ thể ban hành văn bản HCTD hay cũng có thể là cơ quan, tổ chức khác khi cần trao đổi thông tin và phối hợp thực hiện một công việc nào đó. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Các loại văn bản Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công. Xem chi tiết: TẠI ĐÂY Biểu mẫu, kỹ thuật trình bày Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính áp dụng từ 05/3/2020: Xem TẠI ĐÂY Toàn bộ biểu mẫu dùng trong tố tụng hình sự: Xem TẠI ĐÂY Còn vấn đề nào khác thì cùng chia sẻ ở topic này nhé!
Vụ bé Nhật Linh: chữ ký của người dân có giá trị như thế nào?
Chắc các bạn đã biết vấn đề mà tôi muốn bàn luận ở đây là gì đúng rồi phải không? Đó chính là việc bố bé Nhật Linh (bị sát hại ở Nhật) đã và đang huy động 50.000 chữ ký để yêu cầu áp dụng án tử hình cho nghi phạm người Nhật đã sát hại bé Nhật Linh (P/s: đây là mục đích mà nhiều báo đưa tin nhất, chưa chắc đã chính xác). Về bản thu thập chữ ký trên có 2 vấn đề cần phải có sự xem xét một cách kỹ lưỡng, không chỉ đơn thuần là YES or NO (ký hoặc không ký) mà vấn đề lớn hơn là vì sao ký và vì sao không ký. Là một người cha bị mất con trong một bối cảnh nơi đất khách quê người như vậy tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm cho hành động kêu gọi chữ ký của bố bé Linh, việc làm của bố bé Linh không sai nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng hành động này thiên nhiều về tình cảm hơn là lý trí. Trong trường hợp lý tưởng, bản thu thập huy động được đủ 50.000 chữ ký của người ủng hộ thì giá trị của nó đến đâu? Nó có thúc đẩy cơ quan tố tụng Nhật Bản tiến hành xét xử vụ án nhanh chóng hơn hay không? Đó có phải là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và Tòa sẽ áp dụng mức phạt cao nhất là tử hình cho người phạm tội hay không? Tôi không biết, nhiều người đã đặt bút ký cũng không biết và chính người vận động chữ ký – bố bé Linh cũng không biết được điều này. Hệ thống pháp luật của Nhật Bản không phải là một hệ thống pháp luật đơn giản, có cả sự ảnh hưởng của pháp luật phương Tây có cả pháp luật phong kiến, sự ảnh hưởng của Nhật Hoàng v.v…những điều đó làm cho hệ thống pháp luật Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự rất phức tạp và tôi tin rất ít tai trong chúng ta có thể hiểu cặn kẽ, tường tận về nó. Tuy vậy như đã nói, bố bé Linh trong trường hợp này, với bản năng của một người cha, ông ấy sẽ làm mọi cách mà theo ông là có thể đem lại sự tường minh về cái chết của con gái mình để bé được thanh thản nơi một thế giới khác. Tôi không lên án hay phản bác hành động thiêng liêng này. Tuy nhiên đối với những người nhận được lời đề nghị ký tên vào đơn thì bối cảnh hoàn toàn khác, có thể các bạn có một phần cảm xúc nhất định – đó là sự đồng cảm với cái chết của bé Linh và mong muốn người thực hiện hành vi thủ ác sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, khi quyết định đặt bút ký tên lên lá đơn là hoàn toàn do sự kiểm soát của lý trí, các bạn phải ý thức được việc mình làm, hệ quả pháp lý của những việc đó và hãy nhớ đừng vội ký khi chưa hiểu tường tận về hệ quả pháp lý của nó, đặc biệt là những người trong ngành luật (đang học hoặc đang hành nghề). Theo thông tin được nhiều tờ báo chính thống đưa ra thì bản thu thập chữ ký mà gia đình cháu bé Nhật Linh đang tiến hành về pháp luật Nhật Bản thì không có giá trị pháp lý, đồng thời cũng không có tác dụng đẩy nhanh tiến trình xét xử. vì việc xét xử là căn cứ trên các bằng chứng phạm tội của nghi phạm mà nó chỉ có giá trị để lượng hình (tình tiết tăng nặng) vì sẽ có cơ sở để Tòa án sẽ đánh giá mức độ tác động xã hội, độ man rợ. Như vậy có thể thấy việc thu thập đủ chữ ký cũng có một giá trị nhất định. Nhưng các bạn phải hết sức TỈNH TÁO vì bản thu thập chứng cứ chỉ là một phần và phần còn lại là lá đơn mà bố bé Nhật Linh viết để nộp cho cơ quan tố tụng của Nhật Bản và nội dung chính xác của lá đơn đó là gì thì những người ký không hề biết và rất có thể nội dung của nó là đòi tử hình nghi phạm đang bị tạm giữ (chưa đưa ra xét xử, chưa biết có tội hay không – vì ông ta vẫn đang sử dụng quyền im lặng một cách tuyệt đối) và nếu sự thật đúng là như vậy thì từng chữ ký của các bạn là một cú đấm trực diện vào thành trì lịch sử tư pháp nhân loại đã được xây dựng và tinh lọc qua hàng trăm năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Quay ngược lại lịch sử chúng ta thấy rằng, từ thời nguyên thủy đến phong kiến chúng ta tiến hành việc xét xử các hành vi phạm tội là theo số đông và đa phần là xét xử theo cảm tính. Một ai đó bị tuyên là có tội hay vô tội hoàn toàn dựa vào sự khảo sát ý kiến của số đông và quyết định theo đa số. Những người được hỏi ý kiến là bất kỳ người nào có mặt tại buổi xét xử đó, không phân biệt thành phần lứa tuổi, trình độ nhận thức và cũng không quan tâm đến việc người đó có am hiểu luật pháp hay không và do đó án tuyên ra oan sai rất nhiều. Nhân loại nhận thức được hạn chế đó, qua thời gian đã trao quyền xét xử và phán quyết cho một nhóm người, tuy vào từng hệ thống pháp luật quốc gia mà nó có tên gọi khác nhau như Bồi thẩm đoàn, Hội đồng xét xử v.v… nhưng dù tên gọi là gì đi nữa thì về bản chất đều là tập hợp những con người có am hiểu pháp luật, có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có khuôn phép, mực thước rõ ràng và quan trọng là rất lý trí, công minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Thời gian đã chứng minh mô hình xét xử như vậy đã hạn chế oan sai đi rất nhiều, bản án được tuyên đa phần là đúng người, đúng tội. Những nghi phạm được điều tra, truy tố xét xử theo một quy trình rất chặt chẽ và tôn trọng tối đa quyền con người theo thủ tục tố tụng hình sự, có sự tham gia của đội ngũ luật sư bào chữa cũng như bên công tố (buộc tội) và bồi thẩm đoàn, hội đồng xét xử sẽ ra phán quyết cuối cùng dựa trên những chứng cứ và những luận tội, gỡ tội của đôi bên. Đó có thể gọi là một thành công của nền tư pháp nhân loại, nhưng những người đang thực hiện việc ký vào bản thu thập đã và đang làm gì? có phải họ đã đi ngược lại những gì mà nhân loại đã thừa nhận là tiến bộ? Cho đến thời điểm này, nghi phạm vẫn chưa phải là tội phạm và cũng rất có thể sẽ không là tội phạm sau khi xét xử, nhưng những người tham gia ký tên đã tuyên sẵn một bản án cho nghi phạm rồi và đó là án tử và nó hoàn toàn dựa trên sự cảm tính – một lần nữa tôi xin khẳng định không ai có thể hiểu được hệ thống pháp luật Nhật Bản trong vụ án này- không hề khác với thời nguyên thủy, phong kiến lạc hậu. Nguy hiểm hơn một áp lực xã hội kinh khủng như vậy (50.000 người) sẽ đè lên một nhóm những người có quyền xét xử và liệu họ có còn được sự công tâm để chỉ tuân theo pháp luật? chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ tuyên nghi phạm vô tội hoặc không phải là án tử hình như những người ký mong muốn (một cách có chủ đích hay không có chủ đích)? chắc mọi người cũng đoán được viễn cảnh sau khi buổi tuyên án kết thúc. Trường hợp này án lệ của Ấn Độ đã có, rằng trong trường hợp Hội đồng xét xử một vụ án mà dư luận xã hội đã có sẵn một bản án cho nghi phạm – giống vụ này, thì họ sẽ tuyên trả tự do cho nghi phạm ngay tại phiên tòa vì không có gì đảm bảo họ sẽ xét xử một cách công tâm, khách quan đối với nghi phạm và bản án họ tuyên sẽ không còn ý nghĩa. Nếu trường hợp này xảy ra thì rõ ràng là lợi bất cập hại, một kết thúc buồn đối với những người ủng hộ bố bé Nhật Linh. Vậy nên có ký hay không ký các bạn phải hết sức tỉnh táo, đừng vì phong trào hay một phút đánh mất lý trí vì bút sa thì gà chết và hệ quả của nó là mạng sống của một con người. Đừng ký chỉ vì muốn ủng hộ mà không biết là mình ủng hộ cái gì.