Hội thẩm nhân dân là ai? Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm?
Hội thẩm nhân dân là một thành phần trong Hội đồng xét xử tại Tòa án nhân dân. Vậy, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ gì trong phiên Toà? Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm? Hội thẩm nhân dân là ai? Có nhiệm vụ gì trong phiên Toà? Theo Điều 84 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định niệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân như sau: - Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân. - Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do. -Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do. Đồng thời, theo Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định trách nhiệm của Hội thẩm như sau: - Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật. - Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. - Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử. - Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật. Như vậy, Hội thẩm nhân dân là đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm? Theo Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn Hội thẩm như sau: - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. - Có kiến thức pháp luật. - Có hiểu biết xã hội. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, Hội thẩm nhân dân không bắt buộc là những người làm trong ngành Toà án mà chỉ cần là công dân Việt Nam có kiến thức pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Hội thẩm nhân dân do ai bầu ra? Theo khoản 1 Điều 86 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân như sau: - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân; - Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân. Như vậy, Hội đồng nhân dân sẽ là cơ quan bầu, cử Hội thẩm nhân dân. Sau khi được bầu làm Hội thẩm, Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân sẽ phân công Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các phiên toà.
Thủ tục bầu hòa giải viên phường xã
Luật Hòa giải ở cơ sở đã tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, hòa giải ở cơ sở cần được củng cố và phát huy vai trò hơn nữa từ các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý, đặc biệt là UBND cấp xã với vai trò trực tiếp củng cố, tạo điều kiện cơ sở vật chất và kiện toàn hoạt động hòa giải ở cơ sở. Vậy thủ tục thực hiện bầu hòa giải viên xã phường như thế nào? - Bước 1: Chuẩn bị bầu hòa giải viên: + Trong thời hạn 20 ngày, trước ngày dự kiến bầu hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với tổ trưởng tổ dân phố, đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận dự kiến những người được bầu làm hòa giải viên; thống nhất thời gian bầu hòa giải viên; quyết định hình thức bầu hòa giải viên; quyết định danh sách Tổ bầu hòa giải viên do Trưởng ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng, tổ trưởng tổ dân phố làm phó tổ trưởng, một số trưởng các chi, tổ, hội của tổ dân phố là thành viên. Tổ bầu hòa giải viên lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên (sau đây gọi tắt là danh sách bầu hòa giải viên) sau khi đã trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu bầu làm hòa giải viên. Trường hợp thành lập Tổ hòa giải mới, danh sách bầu hòa giải viên ít nhất bằng với số lượng hòa giải viên đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn quyết định, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, danh sách bầu hòa giải viên phải có người dân tộc thiểu số; + Danh sách bầu hòa giải viên được thông báo công khai tại tổ dân phố trong thời hạn 07 ngày, trước ngày bầu hòa giải viên. Trường hợp có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên, thì Trưởng ban công tác Mặt trận xem xét, giải quyết. - Bước 2: Tổ chức bầu hòa giải viên: + Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong tổ dân phố trở lên tham dự và thực hiện như sau: Đại diện Tổ bầu hòa giải viên giới thiệu danh sách Tổ bầu hòa giải viên; tiêu chuẩn của hòa giải viên; danh sách bầu hòa giải viên; thống nhất hình thức bầu hòa giải viên tại cuộc họp. Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai, Tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT - CPUBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở). Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu hòa giải viên làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN); + Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình trong Tổ dân phố được thực hiện như sau: Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu bầu đến các hộ gia đình, thu nhận lại phiếu bầu và kiểm phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên, lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN). - Bước 3: Đề nghị và xem xét, quyết định công nhận hòa giải viên: + Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu cầu (người được đề nghị công nhận là hòa giải viên đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý; trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, xã, thị trấn, thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp), Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định; + Trường hợp số người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định; + Việc bầu lại hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không có người nào đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong tổ dân phố đồng ý. Việc bầu bổ sung hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không đủ số lượng hòa giải viên để thành lập Tổ hòa giải theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; + Trường hợp tổ hòa giải đã được thành lập đủ số lượng hòa giải viên theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, nhưng chưa có hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số theo quy định, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định việc bầu bổ sung hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số; - Nếu việc bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên không đạt kết quả, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định số lượng, thành phần tổ hòa giải. - Bước 4: Trưởng ban công tác Mặt trận hoàn tất hồ sơ và nộp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút). - Bước 5: Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ; + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định công nhận hòa giải viên. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Hội thẩm nhân dân là ai? Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm?
Hội thẩm nhân dân là một thành phần trong Hội đồng xét xử tại Tòa án nhân dân. Vậy, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ gì trong phiên Toà? Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm? Hội thẩm nhân dân là ai? Có nhiệm vụ gì trong phiên Toà? Theo Điều 84 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định niệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân như sau: - Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân. - Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do. -Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do. Đồng thời, theo Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định trách nhiệm của Hội thẩm như sau: - Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật. - Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định. - Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. - Tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. - Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử. - Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của pháp luật. Như vậy, Hội thẩm nhân dân là đại diện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Có phải người làm ngành Toà án mới được làm Hội thẩm? Theo Điều 85 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn Hội thẩm như sau: - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. - Có kiến thức pháp luật. - Có hiểu biết xã hội. - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Như vậy, Hội thẩm nhân dân không bắt buộc là những người làm trong ngành Toà án mà chỉ cần là công dân Việt Nam có kiến thức pháp luật và đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Hội thẩm nhân dân do ai bầu ra? Theo khoản 1 Điều 86 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân như sau: - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương: Đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn theo quy định để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân; - Chánh án Tòa án nhân dân sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân. Như vậy, Hội đồng nhân dân sẽ là cơ quan bầu, cử Hội thẩm nhân dân. Sau khi được bầu làm Hội thẩm, Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân sẽ phân công Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các phiên toà.
Thủ tục bầu hòa giải viên phường xã
Luật Hòa giải ở cơ sở đã tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, hòa giải ở cơ sở cần được củng cố và phát huy vai trò hơn nữa từ các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý, đặc biệt là UBND cấp xã với vai trò trực tiếp củng cố, tạo điều kiện cơ sở vật chất và kiện toàn hoạt động hòa giải ở cơ sở. Vậy thủ tục thực hiện bầu hòa giải viên xã phường như thế nào? - Bước 1: Chuẩn bị bầu hòa giải viên: + Trong thời hạn 20 ngày, trước ngày dự kiến bầu hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với tổ trưởng tổ dân phố, đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận dự kiến những người được bầu làm hòa giải viên; thống nhất thời gian bầu hòa giải viên; quyết định hình thức bầu hòa giải viên; quyết định danh sách Tổ bầu hòa giải viên do Trưởng ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng, tổ trưởng tổ dân phố làm phó tổ trưởng, một số trưởng các chi, tổ, hội của tổ dân phố là thành viên. Tổ bầu hòa giải viên lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên (sau đây gọi tắt là danh sách bầu hòa giải viên) sau khi đã trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu bầu làm hòa giải viên. Trường hợp thành lập Tổ hòa giải mới, danh sách bầu hòa giải viên ít nhất bằng với số lượng hòa giải viên đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn quyết định, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, danh sách bầu hòa giải viên phải có người dân tộc thiểu số; + Danh sách bầu hòa giải viên được thông báo công khai tại tổ dân phố trong thời hạn 07 ngày, trước ngày bầu hòa giải viên. Trường hợp có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên, thì Trưởng ban công tác Mặt trận xem xét, giải quyết. - Bước 2: Tổ chức bầu hòa giải viên: + Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong tổ dân phố trở lên tham dự và thực hiện như sau: Đại diện Tổ bầu hòa giải viên giới thiệu danh sách Tổ bầu hòa giải viên; tiêu chuẩn của hòa giải viên; danh sách bầu hòa giải viên; thống nhất hình thức bầu hòa giải viên tại cuộc họp. Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai, Tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT - CPUBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở). Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu hòa giải viên làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN); + Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình trong Tổ dân phố được thực hiện như sau: Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu bầu đến các hộ gia đình, thu nhận lại phiếu bầu và kiểm phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên, lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN). - Bước 3: Đề nghị và xem xét, quyết định công nhận hòa giải viên: + Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu cầu (người được đề nghị công nhận là hòa giải viên đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý; trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, xã, thị trấn, thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp), Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định; + Trường hợp số người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định; + Việc bầu lại hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không có người nào đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong tổ dân phố đồng ý. Việc bầu bổ sung hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không đủ số lượng hòa giải viên để thành lập Tổ hòa giải theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; + Trường hợp tổ hòa giải đã được thành lập đủ số lượng hòa giải viên theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, nhưng chưa có hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số theo quy định, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định việc bầu bổ sung hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số; - Nếu việc bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên không đạt kết quả, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định số lượng, thành phần tổ hòa giải. - Bước 4: Trưởng ban công tác Mặt trận hoàn tất hồ sơ và nộp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút). - Bước 5: Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ: + Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ; + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định. - Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn xem xét, quyết định công nhận hòa giải viên. Trường hợp từ chối, thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.