Trình tự, thủ tục đăng ký Nội quy lao động từ năm 2021
Trình tự, thủ tục đăng ký nộ quy lao động - Ảnh minh họa Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi kỷ luật lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất. Nội quy lao động không chỉ cần thiết cho đơn vị sử dụng lao động mà còn có ý nghĩa thiết thực với chính bản thân người lao động. Theo Khoản 1 Điều 118 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) thì người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. * Hồ sơ đăng ký nội quy lao động Theo Điều 120 Bộ luật lao động 2019 thì hồ sơ gồm: 1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; 2. Nội quy lao động; 3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; 4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có). * Trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao động Để đăng ký, người sử dụng lao động thực hiện theo trình tự: Bước 1. Nộp hồ sơ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. Bước 2. Cơ quan chuyên môn xem xét, tiếp nhận hồ sơ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. Việc đăng ký là điều kiện để nội quy lao động có hiệu lực pháp luật. Lưu ý: Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Xác định kỳ kê khai và thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 của Thông tư 156/2013/TT-BTC, thì thuế TNCN có hai kỳ kê khai là theo tháng hoặc theo quý. Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể được xác định như sau: - Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý sẽ kê khai thuế TNCN theo quý. - Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì xét trong hai trường hợp sau: +). Nếu trong tháng có phát sinh số thuế TNCN phải nộp của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên thì kê khai theo tháng. +). Nếu trong tháng có phát sinh số thuế TNCN phải nộp của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên thì kê khai theo quý. Như vậy trong trường hợp của doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý, thì kê khai thuế TNCN cũng sẽ theo quý. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 của Thông tư 156/2013/TT-BTC, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được xác định như sau: “d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế . - Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch”.
Trình tự, thủ tục đăng ký Nội quy lao động từ năm 2021
Trình tự, thủ tục đăng ký nộ quy lao động - Ảnh minh họa Nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành, quy định về các quy tắc xử sự mà người lao động có trách nhiệm bắt buộc phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động, quy định về các hành vi kỷ luật lao động, cách thức xử lý và trách nhiệm vật chất. Nội quy lao động không chỉ cần thiết cho đơn vị sử dụng lao động mà còn có ý nghĩa thiết thực với chính bản thân người lao động. Theo Khoản 1 Điều 118 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) thì người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. * Hồ sơ đăng ký nội quy lao động Theo Điều 120 Bộ luật lao động 2019 thì hồ sơ gồm: 1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; 2. Nội quy lao động; 3. Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; 4. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có). * Trình tự, thủ tục đăng ký nội quy lao động Để đăng ký, người sử dụng lao động thực hiện theo trình tự: Bước 1. Nộp hồ sơ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. Bước 2. Cơ quan chuyên môn xem xét, tiếp nhận hồ sơ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu nội dung nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại. Việc đăng ký là điều kiện để nội quy lao động có hiệu lực pháp luật. Lưu ý: Người sử dụng lao động có các chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều địa bàn khác nhau thì gửi nội quy lao động đã được đăng ký đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Xác định kỳ kê khai và thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 của Thông tư 156/2013/TT-BTC, thì thuế TNCN có hai kỳ kê khai là theo tháng hoặc theo quý. Việc khai thuế theo tháng hoặc quý được xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm. Cụ thể được xác định như sau: - Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý sẽ kê khai thuế TNCN theo quý. - Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì xét trong hai trường hợp sau: +). Nếu trong tháng có phát sinh số thuế TNCN phải nộp của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên thì kê khai theo tháng. +). Nếu trong tháng có phát sinh số thuế TNCN phải nộp của ít nhất một loại tờ khai thuế thu nhập cá nhân từ 50 triệu đồng trở lên thì kê khai theo quý. Như vậy trong trường hợp của doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý, thì kê khai thuế TNCN cũng sẽ theo quý. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 của Thông tư 156/2013/TT-BTC, thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được xác định như sau: “d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế . - Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch”.