Nộp đơn khởi kiện dân sự sau bao lâu thì mới phải tạm ứng án phí?
Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện như thế nào? Nộp đơn khởi kiện dân sự sau bao lâu thì mới phải tạm ứng án phí? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện như thế nào? Căn cứ theo Điều 131 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thủ tục, trình tự nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định như sau: Bước 1: Tiếp nhận đơn khởi kiện - Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính; - Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Bước 2: Cấp giấy xác nhận - Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. - Khi nhận đơn khởi kiện qua dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn,. - Khi nhận đơn khởi kiện qua phương thức gửi trực tuyến, Tòa án thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Bước 3: Xem xét và trả kết quả sau khi xem xét đơn khởi kiện - Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: + Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; + Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5 Điều 317 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015; + Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; + Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. - Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Như vậy, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 đã tạo ra một cơ chế pháp lý minh bạch và hiệu quả bằng cách quy định rõ ràng về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện. Quy trình này thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của hệ thống Tòa án trong việc tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện. Việc quy định cụ thể từng bước giúp các bên liên quan hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện trong việc theo dõi tiến trình vụ án. (2) Nộp đơn khởi kiện dân sự sau bao lâu thì mới phải tạm ứng án phí? Liên quan đến vấn đề này, Điều 195 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau: - Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. - Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. - Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. - Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Như vậy, thời gian nộp tạm ứng án phí đối với người nộp đơn khởi kiện là trong vòng 07 ngày sau khi nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Số tiền tạm ứng án phí được Thẩm phán dự tính và ghi vào giấy báo, sau đó giao cho người nộp đơn khởi kiện. Sau khi người nộp đơn khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Thẩm phán Tòa án sẽ thụ lý vụ án.
Một số trường hợp cấp lại bằng lái phải thi lại lý thuyết và thực hành
Cá nhân phải làm thủ tục cấp lại bằng lái xe khi bằng lái hết hạn, tuy nhiên, có một số trường hợp phải thi lại sát hạch cả lý thuyết và thực hành mới được cấp lại bằng lái xe. (1) 03 trường hợp được đề nghị cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi GPLX. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, người dân được đề nghị cấp lại bằng lái xe trong 03 trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Người có GPLX quá thời hạn sử dụng - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe Trường hợp 2: Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại GPLX - Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. - Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX. Trường hợp 3: Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: phải dự sát hạch lại lý thuyết - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đối với trường hợp 1 và trường hợp 3, nếu thời gian quá hạn của bằng lái xe trên 03 tháng thì người lái xe phải thi sát hạch lại lý thuyết, thời gian quá hạn trên 01 năm thì phải sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành. (2) Hồ sơ dự thi sát hạch lại Người thuộc trường hợp 1 và trường hợp 3 kể trên làm hồ sơ dự thi sát hạch lại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ bao gồm: Đối với trường hợp 1 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx Đối với trường hợp 3 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhậnhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx - Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có) Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ theo trường hợp của mình, sau đó nộp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn việc thi sát hạch lại bằng lái xe. Ngoài ra, nếu có nhu cầu ôn tập, người lái xe không phải học lại theo chương trình đào tạo mà chỉ cần đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập và phải nộp phí ôn tập theo quy định. (3) Thời gian cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, thời gian cấp lại bằng lái xe thực hiện như đối với cấp mới, trừ trường hợp 2. Theo đó, thời gian cấp mới bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch (căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT).
Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào?
Sau khi biết điểm thi, các thí sinh sẽ xem xét và điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà mình mong muốn. Không ít các bạn học sinh thắc mắc thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Mỗi năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT là một sự kiện quan trọng, quyết định bước đi tương lai của hàng triệu học sinh trên cả nước. Việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT giúp thí sinh có cơ hội tối ưu hóa khả năng trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định rõ ràng về thời gian và quy trình điều chỉnh nguyện vọng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh. (1) Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Căn cứ điểm a tiểu mục 7 Mục 1 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định về việc đăng ký và xử lý nguyện vọng đối với thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau: Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần: - Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống. - Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia). - Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký). - Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển. - Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Như vậy, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Xem thêm bài viết: Phúc khảo là gì? Các lưu ý về phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024 (2) Thí sinh có bị hạn chế số lượng đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không? Theo khoản 3 Điều 19 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung như sau: - Bộ GD&ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT. - Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất. - Thí sinh thể hiện nguyện vọng của mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT) như sau: + Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất) + Lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường) + Lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo (mã ngành) + Lựa chọn phương thức tuyển sinh (mã phương thức) + Lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo bài thi/môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học cấp THPT. Như vậy, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp Tóm lại, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Ngoài ra, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024
Trình tự thủ tục thực hiện kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải
Đối với các phương tiện vận tải hiện tại như tàu bay, thuyền, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt,...phải thực hiện kiểm dịch y tế như thế nào. Thành phần hồ sơ kiểm dịch bao gồm những gì và thời gian thực hiện kiểm dịch là bao lâu? Trình tự thực hiện kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải Bước 1. Khai báo y tế với phương tiện vận tải: Đối với tàu bay: Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp tờ khai chung hàng không và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh: Trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay cất, hạ cánh. Đối với tàu thuyền: Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền (nếu có), giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có) và bản khai chung cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi tàu thuyền dự kiến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có) trước khi phương tiện qua cửa khẩu. Bước 2. Thu thập thông tin trước khi phương tiện vận tải qua biên giới: Số hiệu hoặc biển số của phương tiện vận tải; Lộ trình của phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh; Thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải; Các thông tin cần thiết khác. Bước 3. Xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải: Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm: Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát; Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ theo quy định, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau: Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải; Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải. Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp có yếu tố nguy cơ hoặc không cần phải kiểm tra y tế, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch. Bước 4. Kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện vận tải: Loại giấy tờ kiểm tra: Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có); Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có); Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có). Bước 5. Kiểm tra thực tế đối với phương tiện vận tải: Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa phương tiện vận tải vào khu vực cách ly để thực hiện các nội dung sau: Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện vận tải; Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên phương tiện vận tải; Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng: Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Bước 6. Xử lý y tế đối với phương tiện vận tải: Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau: Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh: Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm; Khử trùng. Thành phần hồ sơ thực hiện kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có); Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có); Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có). Đơn đề nghị: Trường hợp người khai báo y tế yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế phương tiện vận tải để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận vệ sinh tàu thuyền. Thời gian giải quyết kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải - Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với một phương tiện vận tải không quá 01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy. - Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ. - Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không: 02 giờ đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy. Trường hợp quá thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch y tế, trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ. - Thời gian cấp giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền không quá 30 phút sau khi hoàn thành việc xử lý y tế. - Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế: + Không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa, một tàu bay; + Không quá 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. + Không quá 24 giờ đối với tàu thuyền trong trường hợp phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông hơi diệt chuột. + Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay; không quá 04 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm có thông báo gia hạn. Nguồn: Cổng thông tin điện tử HCM
Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh năm 2024?
Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề là Bác sỹ; Y sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Dinh dưỡng lâm sàng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng ;Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Nguyên tắc thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện Theo khoản 2 Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây - Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp; - Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành; - Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn; - Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành; - Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật; - Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh. Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó: +Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó: + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó: +Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; +Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. - Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng. - Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trên đây là một số quy định mới nhất về thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự năm 2023
Khi có căn cứ quyết định gọi nhập ngũ là xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì công dân có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định gọi công dân nhập ngũ. Vậy thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự như thế nào? Trình tự khiếu nại Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 về trình tự khiếu nại thì: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự Trong trường hợp không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ban chỉ huy quân sự thì trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm nhận được quyết định, bạn có thể thực hiện gửi đơn khiếu nại lần đầu đến chính Ban chỉ huy quân sự ra quyết định nhập ngũ hoặc gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND quận, huyện nơi có Ban chỉ huy quân sự đã ra quyết định gọi nhập ngũ đó. Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 thì có thể tiến hành trực tiếp khiếu nại hoặc làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong trường hợp làm đơn khiếu nại thì đơn khiếu nại cần đáp ứng được các nội dung sau: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại va đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. Trong trường hợp này cần trình bày rõ các yêu cầu cần giải quyết khiếu nại của mình. Đưa ra các chứng cứ chứng minh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính. Bởi theo quy định tại Điều 17 Luật Khiếu nại 2011 thì: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.” Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại của bạn. Trong thời hạn 30 ngày (hoặc 45 ngày nếu vụ việc phức tạp), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định khiếu nại trên thì có thể khiếu nại lần hai theo quy định của Luật Khiếu nại 2011. Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, sau khi đã gửi đơn khiếu nại lần thứ nhất tại Ban chỉ huy quân sự hoặc Chủ tịch quận, huyện bạn đang thường trú mà cơ quan có thẩm quyền trên đã quá thời hạn giải quyết mà không giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền tiếp tục khiếu nại lần hai đến đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Cụ thể: – Nếu tiếp tục khiếu nại Trường hợp nếu khiếu nại lần thứ nhất, Ban chỉ huy quân sự tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban chỉ huy quân sự thì bạn có thể tiếp tục khiếu nại lên Bộ tư lệnh thành phố. Trường hợp nếu chủ thể giải quyết khiếu nại đối với đơn khiếu nại lần thứ nhất của bạn là chủ tịch UBND huyện thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại làn hai đối với quyết định trúng tuyển nhập ngũ là do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giải quyết khiếu nại – Nếu không tiếp tục khiếu nại và tiến hành khởi kiện tại Tòa án cấp huyện (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất của Ban chỉ Huy Quân sự), hoặc tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất của Chủ tịch UBND huyện).
Thủ tục và thời gian rút hồ sơ gốc xe máy mất bao lâu
Thông tư số 58/2020/TT-BCA vừa được ban hành để giảm thiểu các thủ tục rườm rà liên quan đến quy trình cấp, thu hồi đăng ký và biển số cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới.. Vậy Thủ tục và thời gian rút hồ sơ gốc xe máy mất bao lâu? 1. Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy 1.1. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán xe xong thì chuẩn bị giấy tờ sau để rút hồ sơ gốc xe máy: Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe; Hai giấy khai sang tên và di chuyển xe kèm theo quy định; Hợp đồng mua bán xe hoặc giấy tờ chứng minh mua bán xe; Thẻ chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ liên quan của hai bên mua bán xe; Sổ hộ khẩu của hai bên mua bán xe trong hợp đồng. 1.2 Thủ tục giải quyết: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cần thiết thì cán bộ thực hiện sẽ tiến hành các bước sau: Kiểm tra giấy tờ của chủ xe, kiểm tra thực tế xe (đối chiếu nội dung trong Giấy khai đăng ký xe với thực tế của xe về nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác của xe); Kiểm tra hồ sơ đăng ký xe và cấp biển số xe Sau khi nộp lệ phí đăng ký xe thì người mua sẽ được cấp biển số xe theo Giấy hẹn. 2. Thời gian rút hồ sơ gốc xe máy mất bao lâu? Cấp lần đầu, cấp đổi biển số xe: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ. Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời và biển số xe tạm thời: Trong ngày. Cấp lần đầu, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe, cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe: Không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cấp lại biển số xe bị mất, biển số xe bị mờ, hỏng: Không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quy định về thời gian thử việc đối với người lao động
Quy định này là một trong những quy định mới được Quốc hội thông qua tại Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20/11/2019 và có hiệu lực từ 01/01/2022 Theo đó, Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần với 01 công việc và bảo đảm điều kiện sau: - Không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp nêu tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (quy định mới được bổ sung); - Không quá 60 ngày với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác Ngoài ra, khi kết thúc thời gian thử việc, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm yêu cầu, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Đồng thời, trong thời gian thử việc, theo quy định mới, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Trong khi hiện nay chỉ không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Thời gian tạm tuyển đối với công dân có trình độ đại học vào Công an là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 55/2019/TT-BCA quy định về việc thực hiện chế độ tạm tuyển đối với công dân được tuyển ngành Công an như sau: “1. Công dân được tuyển vào Công an nhân dân phải thực hiện chế độ tạm tuyển, trừ các trường hợp sau: a) Người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I và dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học, dược học hoặc tốt nghiệp đại học loại xuất sắc; b) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3, điểm c khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 21 Thông tư này. 2. Thời gian tạm tuyển được quy định như sau: a) 06 tháng đối với người có trình độ đại học; b) 09 tháng đối với người có trình độ cao đẳng; c) 12 tháng đối với người có trình độ trung cấp, sơ cấp; d) Thời gian tạm tuyển tính từ ngày quyết định tạm tuyển có hiệu lực thi hành. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tạm tuyển. 3. Công dân được tạm tuyển ở các đơn vị nghiệp vụ không được bố trí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bí mật nghiệp vụ công an.” Như vậy, theo quy định tại khoản 2 điều trên đối với công dân có trình độ đại học khi được tuyển vào Công an thì thời gian tạm tuyển là 06 tháng. Với công dân có trình độ cao đẳng thì thời gian sẽ là 9 tháng, còn đối với công dân trình độ trung cấp hay sơ cấp thì sẽ là 12 tháng. Thời gian tạm tuyển sẽ được tính từ ngày có quyết định tạm tuyển, thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH và thời gian nghỉ ốm đau theo quy định thì sẽ không được tính vào thời gian tạm tuyển.
Thời gian huấn luyện phòng cháy chữa cháy cơ sở tại doanh nghiệp là bao lâu?
Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, nhân viên, các bộ trong doanh nghiệp cần phải được tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định. Vậy thời gian để thực hiện huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp là bảo lâu? Căn cứ Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau: "Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy 1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy; b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; ... 3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này." =>> Như vậy, tùy vào từng đối tượng cụ thể và từng giai đoạn khác nhau lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở tại doanh nghiệp sẽ có thời gian tham gia huấn luyện khác nhau.
Đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao nhiêu ngày sẽ có kết quả?
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định: "Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ... 2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau: ... p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày; ... 4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. ..." Như vậy, Thời hạn giải quyết thủ tục này không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. - Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày. - Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp trước khi đến thanh tra?
Có văn bản nào quy định thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp là bao lâu trước khi đến thanh tra không?
Nộp đơn khởi kiện dân sự sau bao lâu thì mới phải tạm ứng án phí?
Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện như thế nào? Nộp đơn khởi kiện dân sự sau bao lâu thì mới phải tạm ứng án phí? Cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện như thế nào? Căn cứ theo Điều 131 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thủ tục, trình tự nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định như sau: Bước 1: Tiếp nhận đơn khởi kiện - Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính; - Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Bước 2: Cấp giấy xác nhận - Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. - Khi nhận đơn khởi kiện qua dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn,. - Khi nhận đơn khởi kiện qua phương thức gửi trực tuyến, Tòa án thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Bước 3: Xem xét và trả kết quả sau khi xem xét đơn khởi kiện - Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện; - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: + Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; + Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 5 Điều 317 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015; + Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; + Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. - Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Như vậy, Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 đã tạo ra một cơ chế pháp lý minh bạch và hiệu quả bằng cách quy định rõ ràng về thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện. Quy trình này thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của hệ thống Tòa án trong việc tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện. Việc quy định cụ thể từng bước giúp các bên liên quan hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện trong việc theo dõi tiến trình vụ án. (2) Nộp đơn khởi kiện dân sự sau bao lâu thì mới phải tạm ứng án phí? Liên quan đến vấn đề này, Điều 195 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau: - Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. - Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. - Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. - Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Như vậy, thời gian nộp tạm ứng án phí đối với người nộp đơn khởi kiện là trong vòng 07 ngày sau khi nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí. Số tiền tạm ứng án phí được Thẩm phán dự tính và ghi vào giấy báo, sau đó giao cho người nộp đơn khởi kiện. Sau khi người nộp đơn khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí, Thẩm phán Tòa án sẽ thụ lý vụ án.
Một số trường hợp cấp lại bằng lái phải thi lại lý thuyết và thực hành
Cá nhân phải làm thủ tục cấp lại bằng lái xe khi bằng lái hết hạn, tuy nhiên, có một số trường hợp phải thi lại sát hạch cả lý thuyết và thực hành mới được cấp lại bằng lái xe. (1) 03 trường hợp được đề nghị cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 9 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn, trước khi hết thời hạn sử dụng người lái xe phải khám sức khỏe và làm các thủ tục theo quy định để được đổi GPLX. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, người dân được đề nghị cấp lại bằng lái xe trong 03 trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Người có GPLX quá thời hạn sử dụng - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe Trường hợp 2: Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại GPLX - Người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. - Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện GPLX đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX. Trường hợp 3: Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định - Thời gian quá hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: phải dự sát hạch lại lý thuyết - Thời gian quá hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành Như vậy, đối với trường hợp 1 và trường hợp 3, nếu thời gian quá hạn của bằng lái xe trên 03 tháng thì người lái xe phải thi sát hạch lại lý thuyết, thời gian quá hạn trên 01 năm thì phải sát hạch lại cả lý thuyết lẫn thực hành. (2) Hồ sơ dự thi sát hạch lại Người thuộc trường hợp 1 và trường hợp 3 kể trên làm hồ sơ dự thi sát hạch lại theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 19 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT, thành phần hồ sơ bao gồm: Đối với trường hợp 1 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx Đối với trường hợp 3 - Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số CMND hoặc CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài - Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định - Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhậnhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/07/03/don-de-nghi-cap-lai-gplx.docx - Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có) Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ theo trường hợp của mình, sau đó nộp tại Cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn việc thi sát hạch lại bằng lái xe. Ngoài ra, nếu có nhu cầu ôn tập, người lái xe không phải học lại theo chương trình đào tạo mà chỉ cần đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập và phải nộp phí ôn tập theo quy định. (3) Thời gian cấp lại bằng lái xe Theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, thời gian cấp lại bằng lái xe thực hiện như đối với cấp mới, trừ trường hợp 2. Theo đó, thời gian cấp mới bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch (căn cứ khoản 3 Điều 35 Thông tư 12/20217/TT-BGTVT).
Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào?
Sau khi biết điểm thi, các thí sinh sẽ xem xét và điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng mà mình mong muốn. Không ít các bạn học sinh thắc mắc thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Mỗi năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT là một sự kiện quan trọng, quyết định bước đi tương lai của hàng triệu học sinh trên cả nước. Việc điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT giúp thí sinh có cơ hội tối ưu hóa khả năng trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng phù hợp với năng lực và sở thích của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định rõ ràng về thời gian và quy trình điều chỉnh nguyện vọng để đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong tuyển sinh. (1) Thời gian đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 là khi nào? Căn cứ điểm a tiểu mục 7 Mục 1 Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định về việc đăng ký và xử lý nguyện vọng đối với thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 như sau: Từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung NVXT không giới hạn số lần: - Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, xem, sửa,) thông tin của thí sinh trên Hệ thống. - Việc đăng ký NVXT đối với các ngành/chương trình phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia). - Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào tất cả các CSĐT đăng ký theo ngành/chương trình và được xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), đồng thời thí sinh phải cung cấp các dữ liệu (theo tiêu chí, điều kiện, quy trình đăng ký được quy định tại ĐATS của các CSĐT) tương ứng với ngành/chương trình mà thí sinh đã ĐKXT để các CSĐT sử dụng xét tuyển (Hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký được đăng tải trên Hệ thống khi thí sinh truy cập vào để đăng ký). - Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm đủ điều kiện trúng tuyển. - Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Như vậy, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 6/8/2024, thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT. Xem thêm bài viết: Phúc khảo là gì? Các lưu ý về phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024 (2) Thí sinh có bị hạn chế số lượng đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không? Theo khoản 3 Điều 19 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về đăng ký xét tuyển trên hệ thống theo kế hoạch chung như sau: - Bộ GD&ĐT hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các cơ sở đào tạo. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT. - Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. - Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất. - Thí sinh thể hiện nguyện vọng của mình qua những lựa chọn trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh (theo hướng dẫn của Bộ GDĐT) như sau: + Thứ tự ưu tiên của nguyện vọng (số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất) + Lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh (mã trường) + Lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo (mã ngành) + Lựa chọn phương thức tuyển sinh (mã phương thức) + Lựa chọn tổ hợp xét tuyển (mã tổ hợp) đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo bài thi/môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học cấp THPT. Như vậy, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp Tóm lại, thời gian thay đổi nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2024 là từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024. Ngoài ra, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng, nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Xem thêm bài viết: Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp mới nhất năm 2024
Trình tự thủ tục thực hiện kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải
Đối với các phương tiện vận tải hiện tại như tàu bay, thuyền, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt,...phải thực hiện kiểm dịch y tế như thế nào. Thành phần hồ sơ kiểm dịch bao gồm những gì và thời gian thực hiện kiểm dịch là bao lâu? Trình tự thực hiện kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải Bước 1. Khai báo y tế với phương tiện vận tải: Đối với tàu bay: Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp tờ khai chung hàng không và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi phương tiện vận tải được phép nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh: Trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, cơ trưởng hoặc tiếp viên trưởng phải liên lạc ngay với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay cất, hạ cánh. Đối với tàu thuyền: Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền (nếu có), giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có) và bản khai chung cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi tàu thuyền dự kiến nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh. Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: Thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có) trước khi phương tiện qua cửa khẩu. Bước 2. Thu thập thông tin trước khi phương tiện vận tải qua biên giới: Số hiệu hoặc biển số của phương tiện vận tải; Lộ trình của phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh; Thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải; Các thông tin cần thiết khác. Bước 3. Xử lý thông tin đối với phương tiện vận tải: Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm: Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát; Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ theo quy định, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh gồm các nội dung sau: Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải; Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải. Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp có yếu tố nguy cơ hoặc không cần phải kiểm tra y tế, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch. Bước 4. Kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện vận tải: Loại giấy tờ kiểm tra: Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có); Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có); Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có). Bước 5. Kiểm tra thực tế đối với phương tiện vận tải: Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa phương tiện vận tải vào khu vực cách ly để thực hiện các nội dung sau: Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện vận tải; Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên phương tiện vận tải; Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng: Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Bước 6. Xử lý y tế đối với phương tiện vận tải: Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau: Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh: Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm; Khử trùng. Thành phần hồ sơ thực hiện kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải Đối với tàu bay: tờ khai chung hàng không đối với tàu bay, giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có); Đối với tàu thuyền: giấy khai báo y tế hàng hải, giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền, bản khai chung (nếu có) và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền (nếu có); Đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt: giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không (nếu có). Đơn đề nghị: Trường hợp người khai báo y tế yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế phương tiện vận tải để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận vệ sinh tàu thuyền. Thời gian giải quyết kiểm dịch y tế đối với phương tiện vận tải - Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với một phương tiện vận tải không quá 01 giờ đối với phương tiện đường bộ, đường hàng không; 02 giờ đối với phương tiện đường sắt, đường thủy. - Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ. - Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ, đường hàng không: 02 giờ đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy. Trường hợp quá thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch y tế, trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ. - Thời gian cấp giấy chứng nhận miễn xử lý vệ sinh tàu thuyền/chứng nhận xử lý vệ sinh tàu thuyền không quá 30 phút sau khi hoàn thành việc xử lý y tế. - Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế: + Không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa, một tàu bay; + Không quá 06 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm phát hiện ra phương tiện vận tải thuộc diện phải xử lý y tế. + Không quá 24 giờ đối với tàu thuyền trong trường hợp phải xử lý y tế bằng hình thức bẫy chuột, đặt mồi, xông hơi diệt chuột. + Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ hoặc một toa tàu hỏa hoặc một tàu bay; không quá 04 giờ đối với cả đoàn tàu hỏa hoặc một tàu thuyền kể từ thời điểm có thông báo gia hạn. Nguồn: Cổng thông tin điện tử HCM
Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh năm 2024?
Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề theo một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh. Các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề là Bác sỹ; Y sỹ; Điều dưỡng; Hộ sinh; Kỹ thuật y; Dinh dưỡng lâm sàng; Cấp cứu viên ngoại viện; Tâm lý lâm sàng ;Lương y; Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền. Nguyên tắc thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện Theo khoản 2 Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thực hành khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo nguyên tắc sau đây - Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp; - Thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành; - Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn; - Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người hướng dẫn thực hành, phải đăng ký danh sách người thực hành tại cơ sở trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và cấp giấy xác nhận việc thực hành cho người thực hành; - Người hướng dẫn thực hành phải là người hành nghề có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung hướng dẫn thực hành và phải chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của người thực hành trong quá trình thực hành, trừ trường hợp người thực hành cố ý vi phạm pháp luật; - Người thực hành phải tuân thủ sự phân công, hướng dẫn của người hướng dẫn thực hành và phải tôn trọng các quyền, nghĩa vụ của người bệnh. Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng; + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó: +Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng; + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó: + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng; + Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng. -Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó: +Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng; +Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng. - Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng. - Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trên đây là một số quy định mới nhất về thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024
Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự năm 2023
Khi có căn cứ quyết định gọi nhập ngũ là xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì công dân có quyền khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định gọi công dân nhập ngũ. Vậy thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự như thế nào? Trình tự khiếu nại Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 về trình tự khiếu nại thì: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự Trong trường hợp không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ban chỉ huy quân sự thì trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm nhận được quyết định, bạn có thể thực hiện gửi đơn khiếu nại lần đầu đến chính Ban chỉ huy quân sự ra quyết định nhập ngũ hoặc gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND quận, huyện nơi có Ban chỉ huy quân sự đã ra quyết định gọi nhập ngũ đó. Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011 thì có thể tiến hành trực tiếp khiếu nại hoặc làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong trường hợp làm đơn khiếu nại thì đơn khiếu nại cần đáp ứng được các nội dung sau: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại va đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ. Trong trường hợp này cần trình bày rõ các yêu cầu cần giải quyết khiếu nại của mình. Đưa ra các chứng cứ chứng minh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính. Bởi theo quy định tại Điều 17 Luật Khiếu nại 2011 thì: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.” Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại của bạn. Trong thời hạn 30 ngày (hoặc 45 ngày nếu vụ việc phức tạp), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định khiếu nại trên thì có thể khiếu nại lần hai theo quy định của Luật Khiếu nại 2011. Đối với giải quyết khiếu nại lần hai, sau khi đã gửi đơn khiếu nại lần thứ nhất tại Ban chỉ huy quân sự hoặc Chủ tịch quận, huyện bạn đang thường trú mà cơ quan có thẩm quyền trên đã quá thời hạn giải quyết mà không giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì có quyền tiếp tục khiếu nại lần hai đến đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Cụ thể: – Nếu tiếp tục khiếu nại Trường hợp nếu khiếu nại lần thứ nhất, Ban chỉ huy quân sự tiếp nhận và giải quyết đơn khiếu nại mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban chỉ huy quân sự thì bạn có thể tiếp tục khiếu nại lên Bộ tư lệnh thành phố. Trường hợp nếu chủ thể giải quyết khiếu nại đối với đơn khiếu nại lần thứ nhất của bạn là chủ tịch UBND huyện thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại làn hai đối với quyết định trúng tuyển nhập ngũ là do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giải quyết khiếu nại – Nếu không tiếp tục khiếu nại và tiến hành khởi kiện tại Tòa án cấp huyện (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất của Ban chỉ Huy Quân sự), hoặc tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất của Chủ tịch UBND huyện).
Thủ tục và thời gian rút hồ sơ gốc xe máy mất bao lâu
Thông tư số 58/2020/TT-BCA vừa được ban hành để giảm thiểu các thủ tục rườm rà liên quan đến quy trình cấp, thu hồi đăng ký và biển số cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới.. Vậy Thủ tục và thời gian rút hồ sơ gốc xe máy mất bao lâu? 1. Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy 1.1. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán xe xong thì chuẩn bị giấy tờ sau để rút hồ sơ gốc xe máy: Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe; Hai giấy khai sang tên và di chuyển xe kèm theo quy định; Hợp đồng mua bán xe hoặc giấy tờ chứng minh mua bán xe; Thẻ chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ liên quan của hai bên mua bán xe; Sổ hộ khẩu của hai bên mua bán xe trong hợp đồng. 1.2 Thủ tục giải quyết: Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ cần thiết thì cán bộ thực hiện sẽ tiến hành các bước sau: Kiểm tra giấy tờ của chủ xe, kiểm tra thực tế xe (đối chiếu nội dung trong Giấy khai đăng ký xe với thực tế của xe về nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, tải trọng và các thông số kỹ thuật khác của xe); Kiểm tra hồ sơ đăng ký xe và cấp biển số xe Sau khi nộp lệ phí đăng ký xe thì người mua sẽ được cấp biển số xe theo Giấy hẹn. 2. Thời gian rút hồ sơ gốc xe máy mất bao lâu? Cấp lần đầu, cấp đổi biển số xe: Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe hợp lệ. Cấp giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời và biển số xe tạm thời: Trong ngày. Cấp lần đầu, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe, cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe: Không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cấp lại biển số xe bị mất, biển số xe bị mờ, hỏng: Không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quy định về thời gian thử việc đối với người lao động
Quy định này là một trong những quy định mới được Quốc hội thông qua tại Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày 20/11/2019 và có hiệu lực từ 01/01/2022 Theo đó, Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần với 01 công việc và bảo đảm điều kiện sau: - Không quá 180 ngày với công việc của người quản lý doanh nghiệp nêu tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (quy định mới được bổ sung); - Không quá 60 ngày với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ - Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác Ngoài ra, khi kết thúc thời gian thử việc, Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm yêu cầu, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Đồng thời, trong thời gian thử việc, theo quy định mới, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Trong khi hiện nay chỉ không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.
Thời gian tạm tuyển đối với công dân có trình độ đại học vào Công an là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 55/2019/TT-BCA quy định về việc thực hiện chế độ tạm tuyển đối với công dân được tuyển ngành Công an như sau: “1. Công dân được tuyển vào Công an nhân dân phải thực hiện chế độ tạm tuyển, trừ các trường hợp sau: a) Người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I và dược sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành y học, dược học hoặc tốt nghiệp đại học loại xuất sắc; b) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3, điểm c khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 21 Thông tư này. 2. Thời gian tạm tuyển được quy định như sau: a) 06 tháng đối với người có trình độ đại học; b) 09 tháng đối với người có trình độ cao đẳng; c) 12 tháng đối với người có trình độ trung cấp, sơ cấp; d) Thời gian tạm tuyển tính từ ngày quyết định tạm tuyển có hiệu lực thi hành. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tạm tuyển. 3. Công dân được tạm tuyển ở các đơn vị nghiệp vụ không được bố trí thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến bí mật nghiệp vụ công an.” Như vậy, theo quy định tại khoản 2 điều trên đối với công dân có trình độ đại học khi được tuyển vào Công an thì thời gian tạm tuyển là 06 tháng. Với công dân có trình độ cao đẳng thì thời gian sẽ là 9 tháng, còn đối với công dân trình độ trung cấp hay sơ cấp thì sẽ là 12 tháng. Thời gian tạm tuyển sẽ được tính từ ngày có quyết định tạm tuyển, thời gian nghỉ sinh con theo chế độ BHXH và thời gian nghỉ ốm đau theo quy định thì sẽ không được tính vào thời gian tạm tuyển.
Thời gian huấn luyện phòng cháy chữa cháy cơ sở tại doanh nghiệp là bao lâu?
Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Doanh nghiệp cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy, nhân viên, các bộ trong doanh nghiệp cần phải được tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy theo quy định. Vậy thời gian để thực hiện huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp là bảo lâu? Căn cứ Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau: "Điều 33. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy 1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy; b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; ... 3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này." =>> Như vậy, tùy vào từng đối tượng cụ thể và từng giai đoạn khác nhau lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở tại doanh nghiệp sẽ có thời gian tham gia huấn luyện khác nhau.
Đổi sổ đỏ sang sổ hồng bao nhiêu ngày sẽ có kết quả?
Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định: "Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ... 2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau: ... p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày; ... 4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. ..." Như vậy, Thời hạn giải quyết thủ tục này không quá 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 17 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. - Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ thì không quá 50 ngày. - Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp trước khi đến thanh tra?
Có văn bản nào quy định thời gian cơ quan nhà nước phải báo cho doanh nghiệp là bao lâu trước khi đến thanh tra không?