Kịp thời hoàn thiện phương án triển khai chính sách tiền lương năm 2024
Ngày 09/11/2023 Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, Quốc hội đặt ra nhiệm vụ phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vào năm 2024 như sau: Tăng cường công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nhất là Chỉ thị 14-CT/TW năm 2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Khẩn trương ban hành và thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện hiệu quả các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế, trợ giúp xã hội. Chú trọng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Sớm ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động Sớm ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo Chỉ thị 05-CT/TW năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Nghiên cứu ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo, nhất là vốn vay sửa chữa, xây dựng mới nhà ở đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn khu vực nông thôn. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lặp, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Triển khai đồng bộ phương án cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Rà soát, hoàn thiện chính sách tiền lương, các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia; có giải pháp, chính sách hiệu quả để khắc phục tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động Tăng cường kết nối cung - cầu, phát triển mạnh thị trường lao động; thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả, nhất là thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; triển khai nhanh, hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Nâng cao năng lực dự báo các dịch bệnh, các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng Nâng cao năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng, quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân, trẻ vị thành niên, Bảo đảm đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện công lập. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời vắc xin và duy trì tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên 90%. Nghiên cứu, xây dựng khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỷ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số, góp phần kéo dài và tận dụng cơ hội thời kỳ dân số vàng. Sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 Sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 gắn với xây dựng, ban hành Khung chính sách quốc gia thích ứng, giải quyết vấn đề già hóa dân số. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để phát triển trẻ em toàn diện, nâng cao hiệu quả phòng, chống xâm hại, bạo lực, tai nạn, thương tích trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; thực hiện tốt công tác người cao tuổi, thanh niên, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tập trung cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy. Xem thêm Nghị quyết 103/2023/QH15 thông qua ngày 09/11/2023
Chúng ta có thể thất nghiệp ở tuổi 35
Cái ngưỡng con người có thể an phận những bạn sẽ nhận ra những thay đổi số phận đến từ chính sự tự mãn của bản thân Mọi thứ trên đời này cái quái gì cũng có thể xảy ra và tất nhiên việc bạn thất nghiệp ở tuổi 35 là điều không nằm ngoài dự đoán. Bởi: 1. Đề cao quá mức "kinh nghiệm" Đạt đến ngưỡng 35 chắc chắn sẽ không thể không tự tin nói rằng tôi có kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Nhưng nếu kinh nghiệm đó chỉ nằm ở 1-2 vị trí, với những đầu việc được lặp lại đều đặn, thì đó chỉ là 1-3 năm kinh nghiệm được lặp lại vài lần. Nếu áp dụng nguyên tắc 10.000 giờ (theo đó, một người muốn trở nên xuất sắc trong 1 công việc bất kỳ sẽ cần khoảng 10.000 giờ luyện tập), mỗi ngày làm việc 8 tiếng, mỗi năm làm việc 250 ngày, thì cơ bản với một công việc chuyên môn nhất định, người ta sẽ thành thạo sau 3-4 năm. Từ năm thứ 5 trở đi, người ta sẽ trở thành một anh công nhân quen tay ngồi trong văn phòng chứ ko phát triển thêm đáng kể nữa. Hay nói cách khác, cùng công việc bàn giấy đó, kinh nghiệm từ năm thứ 5 trở đi của anh ta trở nên vô giá trị. "Làm quản lý sẽ không lo thất nghiệp". Vâng, điều đó chỉ đúng khi anh là quản lý cấp cao, còn cỡ 'team leader', 'manager' thì chẳng thiếu bao giờ. Mà với vị trí quản lý cấp cao, nhân sự dao động rất ít, ghế thì không nhiều, lý do gì để bạn ngồi được thay chỗ người ta, chưa kể những yếu tố khắt khe khi tuyển dụng cấp cao về tầm nhìn, văn hoá và sự phù hợp. Từ 'manager' công ty A về làm nhân viên cho công ty B không phải là trường hợp hy hữu không xảy ra 2. Lựa chọn đối tượng làm việc mang lại nhiều giá trị Lúc này chính kinh nghiệm lại đang bộc lộ mặt trái của nó. Những người già hơn, có "nhiều-kinh-nghiệm" làm quen tay một công việc bắt đầu bộc lộ nhược điểm về sự kém thích nghi, có xu hướng mong muốn áp dụng kiến thức và mô hình từ công ty cũ sang công ty mới mà thiếu điều chỉnh, tự mãn với thành công cũ mà quên đi rằng thị trường và khách hàng đã thay đổi. Chưa kể các nhân sự "lão đa lão đề" thường đòi hỏi mức lương cao cùng nhiều chế độ khắt khe, đi kèm xu hướng mong muốn "thay-máu" bộ máy đang làm việc và văn hoá công ty hiện tại, đôi khi làm người quản lý đứng trước việc tuyển dụng nhân sự dạng này đồng nghĩa với rủi ro thay thế hầu hết đội ngũ nhân sự đang làm việc hiệu quả. Việc chấp nhận lựa chọn một nhân sự trẻ đời hơn với bản lĩnh linh hoạt, cầu tiến hoàn toàn có khả năng bù đắp ngang hàng với một bô lão tự mãn, đòi hỏi 3. Ngủ quên từ tuổi 25 Không còn quá lạ khi tiềm thức an phận thủ thường ra đời từ thời bố mẹ vẫn còn găm trong tiềm thức. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ dừng luôn việc học hành và phát triển kiến thức bản thân, họ nghĩ việc học đã dừng lại sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp và có một công việc lương đủ sống. Và cuộc đời cứ mãi ổn yên cho đến khi biến cố xảy ra làm thay đổi số phận mà họ không kịp trở tay 4. Thị trường lao động không còn như cái thời ông bà bố mẹ bao cấp những năm 90 Qua rồi cái thời làm một công việc ổn định từ đầu tới cuối đời, qua rồi cái thời vào biên chế nhà nước hay công ty là "kê cao gối ngủ". Không gì đảm bảo mức lương của bạn sẽ tăng đều đặn từ giờ tới cuối đời, một khả năng vô cùng lớn là bỗng một ngày công ty phá sản hoặc đơn giản là thay sếp. Bạn phải tìm việc mới, và nếu năng lực không đủ để ứng tuyển trong thị trường lao động cạnh tranh, ngồi nhà 1 năm thì bạn chỉ còn 1 con đường duy nhất khác: buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và bắt đầu với mức lương như một sinh viên mới ra trường. Khi đó, thu nhập của bạn ở tuổi 35 thấp hơn ở tuổi 30 là rất hiện hữu. Mà rủi ro đó là hoàn toàn có thật, 370 công ty phá sản ở Việt Nam mỗi ngày, là từng ấy lao động sẽ ùa ra đường, hoà cùng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tham gia vào đội ngũ những người săn tìm việc làm. Những người già về tuổi nhưng nghèo về kiến thức và khả năng thích nghi, lấy gì ra làm thế mạnh cạnh tranh trong đội ngũ lao động đó? Chẳng có cách thức nào đảm bảo bạn sẽ không bị sa thải hay thất nghiệp ở tuổi trung niên, nhưng có một số chú ý trong các bài báo và nghiên cứu về vấn đề này cho ta một bức tranh toàn cảnh: - Thời gian thất nghiệp trung bình của 1 người trên 35 tuổi cho tới khi tìm được việc mới tại Mỹ là 53 tuần, so với 19 tuần ở người trẻ. Lúc này bạn thấy rõ, lợi thế kinh nghiệm không được thể hiện ở đây. - Khủng hoảng tâm lý ở người thất nghiệp trung niên trầm trọng hơn nhiều người trẻ do các gánh nặng về trang trải chi phí gia đình, con cái, học hành, y tế, nhà cửa, các khoản vay và trả góp. Sự bế tắc về nghề nghiệp ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ trầm cảm và tự sát. - Dù không bị thất nghiệp, nhưng xu hướng thu nhập bắt đầu giảm dần ở hơn 21% lượng lao động trên 45 tuổi. - Tỷ lệ thất nghiệp và bị sa thải ở bậc quản lý chỉ thấp hơn 8% cấp bậc nhân viên. Hãy thôi tự phụ! - Học tập, đọc sách và cập nhật kiến thức mới là cách tốt nhất đảm bảo giá trị của bản thân trên thị trường lao động. Học tập, học tập, và tiếp tục học tập. Hãy học nhiều hơn và giỏi hơn những gì công việc hiện tại của bạn yêu cầu, đừng chỉ học đủ. - Xây dựng giá trị không thể thay thế của bản thân trong công ty và thị trường lao động, chủ động thay đổi và tạo nên thử thách trong công việc hàng ngày, đừng để các công việc xử lý hàng ngày của mình lặp lại đều đặn trong quá 6 tháng. - Làm công việc mình thích ngay từ thời còn trẻ, hoặc sớm nhận ra và chuyển đổi nghề nghiệp khi còn trẻ. Bởi cơ bản, khó ai có thể làm công việc mình căm ghét cả cuộc đời, và đạt kết quả tốt. - Dù theo ngạch chuyên gia hay quản lý, bạn vẫn phải học kỹ năng quản lý, trước tiên là quản lý công việc của chính mình. Sau đó là các kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc, những cá nhân bị lựa chọn sa thải thường là các cá nhân khó hòa nhập với tập thể chung nhất. Tôi không đồng tình với cách lựa chọn này nhưng nó là sự thật. Có lẽ đây sẽ là cái bóng nhắc chúng ta rằng: "Mình không thể ngủ quên an nhàn ở tuổi dưới 30!" Nguồn tham khảo: cafebiz
Kịp thời hoàn thiện phương án triển khai chính sách tiền lương năm 2024
Ngày 09/11/2023 Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, Quốc hội đặt ra nhiệm vụ phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vào năm 2024 như sau: Tăng cường công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nhất là Chỉ thị 14-CT/TW năm 2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng và Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Khẩn trương ban hành và thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025. Thực hiện hiệu quả các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với các đối tượng yếu thế, trợ giúp xã hội. Chú trọng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Sớm ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động Sớm ban hành chính sách bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động theo Chỉ thị 05-CT/TW năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Nghiên cứu ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo, nhất là vốn vay sửa chữa, xây dựng mới nhà ở đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn khu vực nông thôn. Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững theo hướng tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực khác nhau để không bị chồng chéo, trùng lặp, bảo đảm sự đồng bộ, hiệu quả, gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Triển khai đồng bộ phương án cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ để triển khai kịp thời, hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 01/7/2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Rà soát, hoàn thiện chính sách tiền lương, các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hướng mở rộng độ bao phủ và phát triển đối tượng tham gia; có giải pháp, chính sách hiệu quả để khắc phục tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần. Hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động Tăng cường kết nối cung - cầu, phát triển mạnh thị trường lao động; thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả, nhất là thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, tham gia thị trường lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; triển khai nhanh, hiệu quả Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Nâng cao năng lực dự báo các dịch bệnh, các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng Nâng cao năng lực dự báo, giám sát và phát hiện sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng, quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần của người dân, trẻ vị thành niên, Bảo đảm đủ, kịp thời thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện công lập. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời vắc xin và duy trì tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên 90%. Nghiên cứu, xây dựng khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỷ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số, góp phần kéo dài và tận dụng cơ hội thời kỳ dân số vàng. Sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 Sơ kết 05 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 gắn với xây dựng, ban hành Khung chính sách quốc gia thích ứng, giải quyết vấn đề già hóa dân số. Thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để phát triển trẻ em toàn diện, nâng cao hiệu quả phòng, chống xâm hại, bạo lực, tai nạn, thương tích trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; thực hiện tốt công tác người cao tuổi, thanh niên, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tập trung cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc, người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn. Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy, nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy. Xem thêm Nghị quyết 103/2023/QH15 thông qua ngày 09/11/2023
Chúng ta có thể thất nghiệp ở tuổi 35
Cái ngưỡng con người có thể an phận những bạn sẽ nhận ra những thay đổi số phận đến từ chính sự tự mãn của bản thân Mọi thứ trên đời này cái quái gì cũng có thể xảy ra và tất nhiên việc bạn thất nghiệp ở tuổi 35 là điều không nằm ngoài dự đoán. Bởi: 1. Đề cao quá mức "kinh nghiệm" Đạt đến ngưỡng 35 chắc chắn sẽ không thể không tự tin nói rằng tôi có kinh nghiệp trong lĩnh vực này. Nhưng nếu kinh nghiệm đó chỉ nằm ở 1-2 vị trí, với những đầu việc được lặp lại đều đặn, thì đó chỉ là 1-3 năm kinh nghiệm được lặp lại vài lần. Nếu áp dụng nguyên tắc 10.000 giờ (theo đó, một người muốn trở nên xuất sắc trong 1 công việc bất kỳ sẽ cần khoảng 10.000 giờ luyện tập), mỗi ngày làm việc 8 tiếng, mỗi năm làm việc 250 ngày, thì cơ bản với một công việc chuyên môn nhất định, người ta sẽ thành thạo sau 3-4 năm. Từ năm thứ 5 trở đi, người ta sẽ trở thành một anh công nhân quen tay ngồi trong văn phòng chứ ko phát triển thêm đáng kể nữa. Hay nói cách khác, cùng công việc bàn giấy đó, kinh nghiệm từ năm thứ 5 trở đi của anh ta trở nên vô giá trị. "Làm quản lý sẽ không lo thất nghiệp". Vâng, điều đó chỉ đúng khi anh là quản lý cấp cao, còn cỡ 'team leader', 'manager' thì chẳng thiếu bao giờ. Mà với vị trí quản lý cấp cao, nhân sự dao động rất ít, ghế thì không nhiều, lý do gì để bạn ngồi được thay chỗ người ta, chưa kể những yếu tố khắt khe khi tuyển dụng cấp cao về tầm nhìn, văn hoá và sự phù hợp. Từ 'manager' công ty A về làm nhân viên cho công ty B không phải là trường hợp hy hữu không xảy ra 2. Lựa chọn đối tượng làm việc mang lại nhiều giá trị Lúc này chính kinh nghiệm lại đang bộc lộ mặt trái của nó. Những người già hơn, có "nhiều-kinh-nghiệm" làm quen tay một công việc bắt đầu bộc lộ nhược điểm về sự kém thích nghi, có xu hướng mong muốn áp dụng kiến thức và mô hình từ công ty cũ sang công ty mới mà thiếu điều chỉnh, tự mãn với thành công cũ mà quên đi rằng thị trường và khách hàng đã thay đổi. Chưa kể các nhân sự "lão đa lão đề" thường đòi hỏi mức lương cao cùng nhiều chế độ khắt khe, đi kèm xu hướng mong muốn "thay-máu" bộ máy đang làm việc và văn hoá công ty hiện tại, đôi khi làm người quản lý đứng trước việc tuyển dụng nhân sự dạng này đồng nghĩa với rủi ro thay thế hầu hết đội ngũ nhân sự đang làm việc hiệu quả. Việc chấp nhận lựa chọn một nhân sự trẻ đời hơn với bản lĩnh linh hoạt, cầu tiến hoàn toàn có khả năng bù đắp ngang hàng với một bô lão tự mãn, đòi hỏi 3. Ngủ quên từ tuổi 25 Không còn quá lạ khi tiềm thức an phận thủ thường ra đời từ thời bố mẹ vẫn còn găm trong tiềm thức. Sau khi tốt nghiệp đại học, họ dừng luôn việc học hành và phát triển kiến thức bản thân, họ nghĩ việc học đã dừng lại sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp và có một công việc lương đủ sống. Và cuộc đời cứ mãi ổn yên cho đến khi biến cố xảy ra làm thay đổi số phận mà họ không kịp trở tay 4. Thị trường lao động không còn như cái thời ông bà bố mẹ bao cấp những năm 90 Qua rồi cái thời làm một công việc ổn định từ đầu tới cuối đời, qua rồi cái thời vào biên chế nhà nước hay công ty là "kê cao gối ngủ". Không gì đảm bảo mức lương của bạn sẽ tăng đều đặn từ giờ tới cuối đời, một khả năng vô cùng lớn là bỗng một ngày công ty phá sản hoặc đơn giản là thay sếp. Bạn phải tìm việc mới, và nếu năng lực không đủ để ứng tuyển trong thị trường lao động cạnh tranh, ngồi nhà 1 năm thì bạn chỉ còn 1 con đường duy nhất khác: buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và bắt đầu với mức lương như một sinh viên mới ra trường. Khi đó, thu nhập của bạn ở tuổi 35 thấp hơn ở tuổi 30 là rất hiện hữu. Mà rủi ro đó là hoàn toàn có thật, 370 công ty phá sản ở Việt Nam mỗi ngày, là từng ấy lao động sẽ ùa ra đường, hoà cùng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tham gia vào đội ngũ những người săn tìm việc làm. Những người già về tuổi nhưng nghèo về kiến thức và khả năng thích nghi, lấy gì ra làm thế mạnh cạnh tranh trong đội ngũ lao động đó? Chẳng có cách thức nào đảm bảo bạn sẽ không bị sa thải hay thất nghiệp ở tuổi trung niên, nhưng có một số chú ý trong các bài báo và nghiên cứu về vấn đề này cho ta một bức tranh toàn cảnh: - Thời gian thất nghiệp trung bình của 1 người trên 35 tuổi cho tới khi tìm được việc mới tại Mỹ là 53 tuần, so với 19 tuần ở người trẻ. Lúc này bạn thấy rõ, lợi thế kinh nghiệm không được thể hiện ở đây. - Khủng hoảng tâm lý ở người thất nghiệp trung niên trầm trọng hơn nhiều người trẻ do các gánh nặng về trang trải chi phí gia đình, con cái, học hành, y tế, nhà cửa, các khoản vay và trả góp. Sự bế tắc về nghề nghiệp ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ trầm cảm và tự sát. - Dù không bị thất nghiệp, nhưng xu hướng thu nhập bắt đầu giảm dần ở hơn 21% lượng lao động trên 45 tuổi. - Tỷ lệ thất nghiệp và bị sa thải ở bậc quản lý chỉ thấp hơn 8% cấp bậc nhân viên. Hãy thôi tự phụ! - Học tập, đọc sách và cập nhật kiến thức mới là cách tốt nhất đảm bảo giá trị của bản thân trên thị trường lao động. Học tập, học tập, và tiếp tục học tập. Hãy học nhiều hơn và giỏi hơn những gì công việc hiện tại của bạn yêu cầu, đừng chỉ học đủ. - Xây dựng giá trị không thể thay thế của bản thân trong công ty và thị trường lao động, chủ động thay đổi và tạo nên thử thách trong công việc hàng ngày, đừng để các công việc xử lý hàng ngày của mình lặp lại đều đặn trong quá 6 tháng. - Làm công việc mình thích ngay từ thời còn trẻ, hoặc sớm nhận ra và chuyển đổi nghề nghiệp khi còn trẻ. Bởi cơ bản, khó ai có thể làm công việc mình căm ghét cả cuộc đời, và đạt kết quả tốt. - Dù theo ngạch chuyên gia hay quản lý, bạn vẫn phải học kỹ năng quản lý, trước tiên là quản lý công việc của chính mình. Sau đó là các kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc, những cá nhân bị lựa chọn sa thải thường là các cá nhân khó hòa nhập với tập thể chung nhất. Tôi không đồng tình với cách lựa chọn này nhưng nó là sự thật. Có lẽ đây sẽ là cái bóng nhắc chúng ta rằng: "Mình không thể ngủ quên an nhàn ở tuổi dưới 30!" Nguồn tham khảo: cafebiz