Thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp QSDĐ là bao lâu? Thủ tục huỷ hồ sơ thế chấp?
Thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là bao lâu? Và thủ tục tiêu hủy hồ sơ thế chấp được thực hiện như thế nào? Thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp QSDĐ là bao lâu? Theo điểm b khoản 3 Điều 24 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau: Bảo quản trong thời hạn 05 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; thông báo về việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo. Đồng thời, theo phụ lục III về Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường được ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản: - Hồ sơ, tài liệu về đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là 05 năm (từ khi hết giao dịch) - Hồ sơ, tài liệu về xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là 05 năm. Như vậy, thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là 5 năm kể từ khi hết giao dịch. Thủ tục tiêu huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ? Theo Điều 28 Luật lưu trữ 2011 quy định về huỷ tài liệu hết giá trị thì thủ tục tiêu huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ sẽ được thực hiện như sau: (1) Thẩm quyền quyết định huỷ - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan. - Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ các cấp quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử cùng cấp. (2) Hồ sơ huỷ - Quyết định thành lập Hội đồng; - Danh mục tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; - Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu; Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu; - Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị; - Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; - Quyết định huỷ tài liệu hết giá trị; - Biên bản bàn giao tài liệu hủy; - Biên bản huỷ tài liệu hết giá trị. (3) Thủ tục huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ - Theo đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cùng cấp thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy; người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có ý kiến đối với tài liệu hết giá trị cần hủy; Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Hội đồng xác định giá trị tài liệu hoặc ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp, người có thẩm quyền quyết định việc hủy tài liệu hết giá trị; - Theo đề nghị của Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử. Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định thành lập để thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử; - Việc hủy tài liệu hết giá trị phải bảo đảm hủy hết thông tin trong tài liệu và phải được lập thành biên bản. - Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, tổ chức có tài liệu bị huỷ ít nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu. Như vậy, thủ tục huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ cũng sẽ được thực hiện theo quy định trên. Khi đăng ký thế chấp QSDĐ thì phải chỉnh lý, cập nhật tài liệu nào? Theo Điều 21 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về tài liệu hồ sơ địa chính phải chỉnh lý, cập nhật biến động và căn cứ chỉnh lý, cập nhật thì: Trường hợp đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải chỉnh lý, cập nhật Sổ địa chính dựa trên căn cứ là Giấy chứng nhận đã cấp và hồ sơ thủ tục đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp. Như vậy, khi đăng ký thế chấp QSDĐ thì phải chỉnh lý, cập nhật Sổ địa chính.
Chỉ thế chấp mảnh đất mà không thế chấp nhà ở thì có bị cưỡng chế căn nhà?
Vay thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một hình thức vay ngân hàng có đảm bảo bằng tài sản là quyền sử dụng đất đai của mình. Vậy trường hợp chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp căn nhà gắn liền thì khi cưỡng chế thu hồi có tác động đến căn nhà? 1. Thế chấp tài sản là QSDĐ được quy định thế nào? Căn cứ Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản thế chấp đối với ngân hàng bao gồm những loại tài sản sau đây: - Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp. Theo quy định trên có thể thấy trường hợp mà chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp nhà ở gắn liền với mảnh đất đó thì nhà ở vẫn được xem là tài sản thế chấp. 2. Xử lý thế nào khi chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp nhà ở? Cụ thể Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì xử lý như sau: - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý QSDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình. - Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển QSDĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Người thế chấp QSDĐ có nghĩa vụ gì? Bên thế chấp QSDĐ cho bên ngân hàng thì có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ sau: - Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. - Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. - Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. - Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015. - Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. - Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015. 4. Người thế chấp QSDĐ có quyền gì? Cụ thể Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định quyền của bên thế chấp QSDĐ bao gồm: - Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. - Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. - Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. - Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Như vậy, đối với trường hợp người thế chấp QSDĐ chính là người sử dụng đất thì xử lý cả ngôi nhà gắn liền. Trường hợp người thế chấp không đồng thời là người sử dụng đất cũng như sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình.
Giấy chứng nhận QSDĐ đã thế chấp có được cho thuê, mượn?
Quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một trong những tài sản phổ biến có thể dùng để chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và đặc biệt còn được dùng để thế chấp tài sản với ngân hàng. Trong trường hợp người thế chấp Giấy chứng nhận QSDĐ có nhu cầu cho thuê, mượn Giấy chứng nhận QSDĐ đã được thế chấp, thì có được hay không? 1. Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có giải thích thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Trong đó, tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ và các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Những tài sản này có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá có thể là tài sản hiện hữu hoặc hình thành trong tương lai (QSDĐ là một trong những loại này). Do đó, thế chấp QSDĐ là việc người có quyền đối với Giấy chứng nhận QSDĐ giao cho bên nhận thế chấp hoặc cho bên thứ ba để vay vốn. 2. 04 lưu ý khi sử dụng QSDĐ làm tài sản thế chấp Khi người thế chấp sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ làm tài sản thế chấp cần lưu ý một số quy định về tài sản thế chấp được quy định cụ thể tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Trường hợp thế chấp toàn bộ BĐS, động sản có vật phụ thì vật phụ của BĐS, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp một phần BĐS, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp. 3. Người thế chấp quyền sử dụng đất có những quyền nào? Căn cứ Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có những quyền đối với tài sản là QSDĐ đang được thế chấp như sau: - Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. - Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. - Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. - Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Qua các quy định nêu trên, có thể thấy dù Giấy chứng nhận QSDĐ đã được thế chấp với nhận thế chấp thì vẫn có thể cho thuê, mượn tài sản nhưng phải thông báo cho bên thuê cũng như bên nhận thế chấp.
Cập nhật Thông tư hướng dẫn đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất
Ngày 25/11/2019 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 07/2019/TT-BTP về hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Trong đó, các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản găn liền với đất gồm: a) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất; c) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất; d) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đ) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; e) Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật; g) Đăng ký thay đổi nội dung thể chấp đã đăng ký: h) Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp; i) Xóa đăng ký thế chấp. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 10/01/2020 thay thế cho thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm
Thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp QSDĐ là bao lâu? Thủ tục huỷ hồ sơ thế chấp?
Thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là bao lâu? Và thủ tục tiêu hủy hồ sơ thế chấp được thực hiện như thế nào? Thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp QSDĐ là bao lâu? Theo điểm b khoản 3 Điều 24 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản hồ sơ địa chính được quy định như sau: Bảo quản trong thời hạn 05 năm đối với hồ sơ thủ tục đăng ký cho thuê, cho thuê lại, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã đăng ký xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa thế chấp; thông báo về việc chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính và các giấy tờ khác kèm theo. Đồng thời, theo phụ lục III về Thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường được ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BTNMT quy định thời hạn bảo quản: - Hồ sơ, tài liệu về đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là 05 năm (từ khi hết giao dịch) - Hồ sơ, tài liệu về xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là 05 năm. Như vậy, thời gian lưu trữ hồ sơ thế chấp QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là 5 năm kể từ khi hết giao dịch. Thủ tục tiêu huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ? Theo Điều 28 Luật lưu trữ 2011 quy định về huỷ tài liệu hết giá trị thì thủ tục tiêu huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ sẽ được thực hiện như sau: (1) Thẩm quyền quyết định huỷ - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan. - Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ các cấp quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử cùng cấp. (2) Hồ sơ huỷ - Quyết định thành lập Hội đồng; - Danh mục tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; - Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu; Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu; - Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị; - Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; - Quyết định huỷ tài liệu hết giá trị; - Biên bản bàn giao tài liệu hủy; - Biên bản huỷ tài liệu hết giá trị. (3) Thủ tục huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ - Theo đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cùng cấp thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy; người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có ý kiến đối với tài liệu hết giá trị cần hủy; Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Hội đồng xác định giá trị tài liệu hoặc ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp, người có thẩm quyền quyết định việc hủy tài liệu hết giá trị; - Theo đề nghị của Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử. Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định thành lập để thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử; - Việc hủy tài liệu hết giá trị phải bảo đảm hủy hết thông tin trong tài liệu và phải được lập thành biên bản. - Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, tổ chức có tài liệu bị huỷ ít nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu. Như vậy, thủ tục huỷ hồ sơ thế chấp QSDĐ cũng sẽ được thực hiện theo quy định trên. Khi đăng ký thế chấp QSDĐ thì phải chỉnh lý, cập nhật tài liệu nào? Theo Điều 21 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về tài liệu hồ sơ địa chính phải chỉnh lý, cập nhật biến động và căn cứ chỉnh lý, cập nhật thì: Trường hợp đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất phải chỉnh lý, cập nhật Sổ địa chính dựa trên căn cứ là Giấy chứng nhận đã cấp và hồ sơ thủ tục đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp. Như vậy, khi đăng ký thế chấp QSDĐ thì phải chỉnh lý, cập nhật Sổ địa chính.
Chỉ thế chấp mảnh đất mà không thế chấp nhà ở thì có bị cưỡng chế căn nhà?
Vay thế chấp quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một hình thức vay ngân hàng có đảm bảo bằng tài sản là quyền sử dụng đất đai của mình. Vậy trường hợp chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp căn nhà gắn liền thì khi cưỡng chế thu hồi có tác động đến căn nhà? 1. Thế chấp tài sản là QSDĐ được quy định thế nào? Căn cứ Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản thế chấp đối với ngân hàng bao gồm những loại tài sản sau đây: - Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp. Theo quy định trên có thể thấy trường hợp mà chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp nhà ở gắn liền với mảnh đất đó thì nhà ở vẫn được xem là tài sản thế chấp. 2. Xử lý thế nào khi chỉ thế chấp QSDĐ mà không thế chấp nhà ở? Cụ thể Điều 325 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất thì xử lý như sau: - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý QSDĐ, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình. - Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển QSDĐ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Người thế chấp QSDĐ có nghĩa vụ gì? Bên thế chấp QSDĐ cho bên ngân hàng thì có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ sau: - Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác. - Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. - Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị. - Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. - Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015. - Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. - Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015. 4. Người thế chấp QSDĐ có quyền gì? Cụ thể Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định quyền của bên thế chấp QSDĐ bao gồm: - Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. - Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. - Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. - Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Như vậy, đối với trường hợp người thế chấp QSDĐ chính là người sử dụng đất thì xử lý cả ngôi nhà gắn liền. Trường hợp người thế chấp không đồng thời là người sử dụng đất cũng như sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình.
Giấy chứng nhận QSDĐ đã thế chấp có được cho thuê, mượn?
Quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một trong những tài sản phổ biến có thể dùng để chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và đặc biệt còn được dùng để thế chấp tài sản với ngân hàng. Trong trường hợp người thế chấp Giấy chứng nhận QSDĐ có nhu cầu cho thuê, mượn Giấy chứng nhận QSDĐ đã được thế chấp, thì có được hay không? 1. Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có giải thích thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Trong đó, tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ và các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Những tài sản này có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá có thể là tài sản hiện hữu hoặc hình thành trong tương lai (QSDĐ là một trong những loại này). Do đó, thế chấp QSDĐ là việc người có quyền đối với Giấy chứng nhận QSDĐ giao cho bên nhận thế chấp hoặc cho bên thứ ba để vay vốn. 2. 04 lưu ý khi sử dụng QSDĐ làm tài sản thế chấp Khi người thế chấp sử dụng Giấy chứng nhận QSDĐ làm tài sản thế chấp cần lưu ý một số quy định về tài sản thế chấp được quy định cụ thể tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: - Trường hợp thế chấp toàn bộ BĐS, động sản có vật phụ thì vật phụ của BĐS, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp một phần BĐS, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp thế chấp QSDĐ mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp. 3. Người thế chấp quyền sử dụng đất có những quyền nào? Căn cứ Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên thế chấp có những quyền đối với tài sản là QSDĐ đang được thế chấp như sau: - Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận. - Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. - Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. - Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. - Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật. - Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết. Qua các quy định nêu trên, có thể thấy dù Giấy chứng nhận QSDĐ đã được thế chấp với nhận thế chấp thì vẫn có thể cho thuê, mượn tài sản nhưng phải thông báo cho bên thuê cũng như bên nhận thế chấp.
Cập nhật Thông tư hướng dẫn đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất
Ngày 25/11/2019 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 07/2019/TT-BTP về hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Trong đó, các trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản găn liền với đất gồm: a) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất; b) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất; c) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất; d) Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đ) Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; e) Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật; g) Đăng ký thay đổi nội dung thể chấp đã đăng ký: h) Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp; i) Xóa đăng ký thế chấp. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 10/01/2020 thay thế cho thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT Mời bạn xem chi tiết văn bản tại file đính kèm