UBND cấp tỉnh có được phê duyệt quy hoạch bến thuỷ nội địa hay không
Cho tôi xin hỏi: UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có được quyền phê duyệt bến thuỷ nội địa địa phương hay không?
Các trường hợp nào bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế?
Các trường hợp nào bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế? thẩm quyền và thủ tục chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Sáng chế có thể hiểu là sản phẩm được sáng tạo bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên, từ đó cho thấy sáng chế là tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Do đó, các quy định pháp luật về quyền sử dụng sáng chế hiện nay đang rất được quan tâm và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc là một trong số đó. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề cơ bản đối với quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. Theo đó, Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc có thể hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định buộc chủ sở hữu sáng chế chuyển giao quyền của mình cho tổ chức, cá nhân khác, không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế. Vì tính chất của nó nên việc chuyển giao này chỉ áp dụng trong một số trường hợp và thủ tục riêng biệt. 1. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Căn cứ quy định tại Điều 145, Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế Trong các trường hợp sau đây: - Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; - Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế; - Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; - Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; - Việc sử dụng sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng bệnh, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Ngoài ra, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau: + Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền; + Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; + Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác; + Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế khoản tiền đền bù theo thỏa thuận, trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã được trả tại nước xuất khẩu; + Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 145 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 2. Thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. Theo quy định tại Điều 147, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định về thẩm quyền ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế như sau: - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế, c và d khoản 1 Điều 145, Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trong trường hợp quy định tại điểm a, đ, Khoản 1, Điều 145, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2022 trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ. 3. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. Căn cứ theo Điều 25, Nghị định 103/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc như sau: - Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung hồ sơ yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; quy định và tổ chức thực hiện thủ tục tiếp nhận và xử lý yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. - Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện thủ tục bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho nhân dân. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực sáng chế có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong các trường hợp: Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng bệnh, chữa bệnh của quốc gia khác; Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế; Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế. Theo thủ tục được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Thẩm quyền điều chỉnh dự toán XD
A/c cho e hỏi chút về thẩm quyền điều chỉnh dự toán trong XD, E đang thẩm tra dự án đầu tư XD của Sở Giao Thông làm chủ đầu tư, Sở giao thông thành lập ban điều hành các dự án công trình giao thông, thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án trình Sở điều chỉnh dự toán lần 1, điều chỉnh dự toán xây dựng không làm thay đổi tổng mức đầu tư, Ban điều hành của sở thẩm định và ký QĐ điều chỉnh dự toán lần 1 liệu có đúng thẩm quyền ko a? Ban vừa ký BC thẩm định vừa ký QĐ phê duyệt dự toán. Sở Giao thông làm chủ đầu tư, theo điều 15, NĐ 10 Chủ đầu tư tổ chức thực hiện và điều chỉnh dự toán. Vậy ban điều hành Sở Giao thông ra QĐ có đúng quy định hay không a? e rất mong được sự tư vấn của các a/c ạ.
Điều kiện và trình tự, thủ tục tại ngoại
Điều kiện được tại ngoại" - Đối với bị can được bảo lãnh: Họ phải bị áp dụng biện pháp tạm giam, phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ ( Căn cứ theo khoản 3 Điều 121 và khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015): Phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; Họ không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này - Người thực hiện bảo lãnh: + Đối với người bảo lãnh theo biện pháp bảo lĩnh Cơ quan, tổ chức là người của cơ quan, tổ chức mình phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập + Đối với người bảo lãnh theo biện pháp đặt tiền để bảo đảm (căn cứ khoản 5 Điều 122 bộ luật Tố tụng Hình sự 2015): Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo - Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định Tùy vào từng giai đoạn của vụ án, thẩm quyền thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành) , Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Thời hạn được tại ngoại Thời hạn bảo lĩnh hoặc thời hạn đặt tiền không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Hồ sơ bao gồm: - Đối với biện pháp bảo lĩnh ( Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP): a) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh; b) Giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can; c) Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc, học tập đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can (phải có giấy cam đoan của ít nhất 02 người bảo lĩnh); d) Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ của bị can được bảo lĩnh theo các nội dung quy đ) Chứng cứ, tài liệu về hành vi phạm tội, nhân thân của bị can để xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam. - Đối với biện pháp đặt tiền để đảm bảo a ) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm; b) Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can; c) Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm; d) Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ đ) Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm. Trình tự, thủ tục - Hồ sơ nêu trên được gửi đến cơ quan có thẩm quyền. - Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để đảm bảo. - Gửi lại các quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để đảm bảo.
Thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động
Người có thẩm quyền ký các quyết định cách chức, sa thải phải là người đứng tên trên giấy phép kinh doanh ký có đúng không ạ? Ví dụ: Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng trên giấy phép kinh doanh. Tổng giám đốc và giám đốc công ty nhận ủy quyền về điều hành công ty và ký HĐLĐ và các hợp đồng dịch vụ có giá trị khoảng 1.000 tỷ chẳng hạn? Vậy tổng giám đốc có được ký quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật cho người lao động ở công ty không ạ? Hiện nay nội dung này được căn cứ vào văn bản nào quy định của nhà nước? Theo Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì: "Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động ... 4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Cụ thể: "Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động 1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau: a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã; b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; c) Chủ hộ gia đình; d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động." Đồng thời tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014: "Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật." Theo đó đối với quyết định cách chức, sa thải thì người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động là người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan - tổ chức - đơn vị. Trường hợp trên là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.
UBND cấp tỉnh có được phê duyệt quy hoạch bến thuỷ nội địa hay không
Cho tôi xin hỏi: UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có được quyền phê duyệt bến thuỷ nội địa địa phương hay không?
Các trường hợp nào bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế?
Các trường hợp nào bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế? thẩm quyền và thủ tục chuyển giao theo quyết định bắt buộc. Sáng chế có thể hiểu là sản phẩm được sáng tạo bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên, từ đó cho thấy sáng chế là tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Do đó, các quy định pháp luật về quyền sử dụng sáng chế hiện nay đang rất được quan tâm và chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc là một trong số đó. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề cơ bản đối với quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. Theo đó, Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc có thể hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định buộc chủ sở hữu sáng chế chuyển giao quyền của mình cho tổ chức, cá nhân khác, không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế. Vì tính chất của nó nên việc chuyển giao này chỉ áp dụng trong một số trường hợp và thủ tục riêng biệt. 1. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Căn cứ quy định tại Điều 145, Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế Trong các trường hợp sau đây: - Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội; - Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế; - Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng; - Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; - Việc sử dụng sáng chế nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng bệnh, chữa bệnh của quốc gia khác có đủ điều kiện nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Ngoài ra, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện sau: + Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền; + Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; + Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác; + Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế khoản tiền đền bù theo thỏa thuận, trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ, trừ trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và khoản tiền đền bù cho việc sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc đã được trả tại nước xuất khẩu; + Quyền sử dụng được chuyển giao chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 145 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 2. Thẩm quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. Theo quy định tại Điều 147, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định về thẩm quyền ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế như sau: - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế, c và d khoản 1 Điều 145, Luật Sở hữu trí tuệ 2005. - Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trong trường hợp quy định tại điểm a, đ, Khoản 1, Điều 145, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2022 trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ. 3. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc. Căn cứ theo Điều 25, Nghị định 103/2006/NĐ-CP được hướng dẫn bởi thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định về thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc như sau: - Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung hồ sơ yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì; quy định và tổ chức thực hiện thủ tục tiếp nhận và xử lý yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. - Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện thủ tục bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho nhân dân. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực sáng chế có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong các trường hợp: Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, nhằm đáp ứng nhu cầu về dược phẩm để phòng bệnh, chữa bệnh của quốc gia khác; Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hoặc không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế; Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế. Theo thủ tục được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Thẩm quyền điều chỉnh dự toán XD
A/c cho e hỏi chút về thẩm quyền điều chỉnh dự toán trong XD, E đang thẩm tra dự án đầu tư XD của Sở Giao Thông làm chủ đầu tư, Sở giao thông thành lập ban điều hành các dự án công trình giao thông, thực hiện toàn bộ nhiệm vụ của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án trình Sở điều chỉnh dự toán lần 1, điều chỉnh dự toán xây dựng không làm thay đổi tổng mức đầu tư, Ban điều hành của sở thẩm định và ký QĐ điều chỉnh dự toán lần 1 liệu có đúng thẩm quyền ko a? Ban vừa ký BC thẩm định vừa ký QĐ phê duyệt dự toán. Sở Giao thông làm chủ đầu tư, theo điều 15, NĐ 10 Chủ đầu tư tổ chức thực hiện và điều chỉnh dự toán. Vậy ban điều hành Sở Giao thông ra QĐ có đúng quy định hay không a? e rất mong được sự tư vấn của các a/c ạ.
Điều kiện và trình tự, thủ tục tại ngoại
Điều kiện được tại ngoại" - Đối với bị can được bảo lãnh: Họ phải bị áp dụng biện pháp tạm giam, phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ ( Căn cứ theo khoản 3 Điều 121 và khoản 2 Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015): Phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan; Họ không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này - Người thực hiện bảo lãnh: + Đối với người bảo lãnh theo biện pháp bảo lĩnh Cơ quan, tổ chức là người của cơ quan, tổ chức mình phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập + Đối với người bảo lãnh theo biện pháp đặt tiền để bảo đảm (căn cứ khoản 5 Điều 122 bộ luật Tố tụng Hình sự 2015): Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo - Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định Tùy vào từng giai đoạn của vụ án, thẩm quyền thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành) , Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp, Hội đồng xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Thời hạn được tại ngoại Thời hạn bảo lĩnh hoặc thời hạn đặt tiền không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Hồ sơ bao gồm: - Đối với biện pháp bảo lĩnh ( Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP): a) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh; b) Giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can; c) Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc, học tập đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can (phải có giấy cam đoan của ít nhất 02 người bảo lĩnh); d) Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ của bị can được bảo lĩnh theo các nội dung quy đ) Chứng cứ, tài liệu về hành vi phạm tội, nhân thân của bị can để xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam. - Đối với biện pháp đặt tiền để đảm bảo a ) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm; b) Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can; c) Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm; d) Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ đ) Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm. Trình tự, thủ tục - Hồ sơ nêu trên được gửi đến cơ quan có thẩm quyền. - Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để đảm bảo. - Gửi lại các quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để đảm bảo.
Thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động
Người có thẩm quyền ký các quyết định cách chức, sa thải phải là người đứng tên trên giấy phép kinh doanh ký có đúng không ạ? Ví dụ: Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng trên giấy phép kinh doanh. Tổng giám đốc và giám đốc công ty nhận ủy quyền về điều hành công ty và ký HĐLĐ và các hợp đồng dịch vụ có giá trị khoảng 1.000 tỷ chẳng hạn? Vậy tổng giám đốc có được ký quyết định sa thải hoặc quyết định kỷ luật cho người lao động ở công ty không ạ? Hiện nay nội dung này được căn cứ vào văn bản nào quy định của nhà nước? Theo Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì: "Điều 30. Trình tự xử lý kỷ luật lao động ... 4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. Cụ thể: "Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động 1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau: a) Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã; b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; c) Chủ hộ gia đình; d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động." Đồng thời tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014: "Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật." Theo đó đối với quyết định cách chức, sa thải thì người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động là người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan - tổ chức - đơn vị. Trường hợp trên là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.