Cơ quan nào giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện?
Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra giải quyết? Mẫu đơn tố cáo, quy trình xử lý tố cáo HĐND cấp huyện được quy định như thế nào? Cơ quan nào giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện? Theo khoản 2 Điều 17 Luật tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước, trong đó: Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình. Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Mà theo khoản 6 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định: Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện là Thường trực HĐND. Trong đó, Thường trực HĐND cấp huyện giải quyết đơn tố cáo đại biểu HĐND cấp huyện, Thường trực HĐND cấp tỉnh giải quyết đơn tố cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện. Mẫu đơn tố cáo HĐND cấp huyện mới nhất? Theo khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định trường hợp tố cáo cán bộ, công chức được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi các thông tin sau: - Ngày, tháng, năm tố cáo; - Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; - Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; - Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. - Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Theo đó, người đọc có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo HĐND cấp huyện mới nhất tại đây: Quy trình xử lý tố cáo HĐND cấp huyện? Theo Điều 24 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo như sau: - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo. - Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. -Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý. Theo Điều 27 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm - Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. - Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm. Như vậy, sau khi nhận được đơn tố cáo thì người, cơ quan có thẩm quyền sẽ vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo, đủ điều kiện sẽ ra quyết định thụ lý, không đủ điều kiện thì sẽ thông báo lý do cho người tố cáo. Trong quá trình này, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người, cơ quan có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ đến Công an hoặc Viện kiểm sát.
Tố cáo là gì? Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu?
Tố cáo là gì? Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu? Và nếu có thì gửi tố cáo cho ai khi cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu? (1) Tố cáo là gì? Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo là việc cá nhân thực hiện theo thủ tục theo quy định để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo; người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo và người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Mục đích của việc tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. >>> Tải Mẫu đơn tố cáo mới nhất hiện nayhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-don-to-cao.doc (2) Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu? Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây: - Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Cơ quan, tổ chức Như vậy, dù cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác, hay nghỉ hưu không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì vẫn sẽ bị tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian còn là cán bộ, công chức, viên chức. (3) Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu thì gửi đơn cho ai? Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau: - Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết. - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. Có thể thấy, việc giải quyết tố cáo thường là do cấp trên trực tiếp của cá nhân bị tố cáo thụ lý và giải quyết, nếu người bị tố cáo là người đứng đầu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức của người bị tố cáo giải quyết. Đối với trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức (nghỉ việc, nghỉ hưu) thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết, nếu có liên quan đến cơ quan, tổ chức khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. >>> Tải Mẫu đơn tố cáo mới nhất hiện nayhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-don-to-cao.doc
Quy trình xử lý đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo được thực hiện thế nào?
Khi công dân có đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan phải có trách nhiệm xử lý, hướng dẫn cho công dân, vậy quy trình xử lý đơn được thực hiện thế nào? 1. Công dân lần đầu gửi đơn khiếu nại, tố cáo thì xử lý thế nào? Cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 25 Luật Tiếp công dân 2013 thực hiện tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân như sau: - Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc. - Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm: + Số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có). + Yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc. Lưu ý: Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ. - Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. 2. Cơ quan không có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì xử lý ra sao? Trong trường hợp công dân gửi đơn tố cáo, khiếu nại đến cơ quan không có thẩm quyền xử lý thì thực hiện theo Điều 26 Luật Tiếp công dân 2013 phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết như sau: - Việc phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo; + Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết; + Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết. Do đó, trường hợp đơn tố cáo, khiếu nại mà không thuộc thẩm quyền thụ lý thì cơ quan cần phân loại hướng dẫn công dân thực hiện trình tự gửi đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý. 3. Thời hạn trả kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Căn cứ Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013 thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thực hiện như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây: + Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được thụ lý để giải quyết; + Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo; + Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý; + Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tiếp công dân 2013, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban tiếp công dân có trách nhiệm thông báo cho người khiếu nại, tố cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp người đó đã có yêu cầu trước đó.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo công chức không còn giữ chức vụ
Tình huống đặt ra là cá nhân phát hiện giám đốc văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện năm 2014 (thời kỳ còn thuộc phòng Tài nguyên và môi trường) có hành vi vi phạm mà bây giờ không còn làm nữa thì giờ gửi đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo là ai? Và nếu không được trả lời thì thế nào? Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo Liên quan đến vấn đề này, tại Khoản 3 Điều 12 Luật Tố cáo 2018 có nêu về trường hợp hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức như sau: - Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. Theo đó, tùy vào thời điểm hiện nay cá nhân đó đang như thế nào (chuyển công tác, không còn làm,...) mà có quy định xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như trên chứ không mặc định là thủ trưởng của đơn vị cũ có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Xử lý trường hợp quá thời hạn tố cáo mà không được giải quyết Trong trường hợp cá nhân đã gửi đơn tố cáo cho đúng chủ thể có thẩm quyền giải quyết nêu trên và người có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn quy định thì người tố cáo có quyền thực hiện các quy định tại Điều 38 Luật Tố cáo 2018: - Trường hợp quá thời hạn giải quyết tố cáo này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại phần trên; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại trường hợp cuối phía dưới. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định. - Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo. Cá nhân căn cứ theo các hướng dẫn trên để tiến hành tố cáo giám đốc văn phòng đăng ký đất đai cho hành vi vi phạm vào năm 2014. Việc tố cáo không có thời hiệu cụ thể nên cá nhân có thể tiến hành thời điểm này và chờ câu trả lời từ chủ thể có thẩm quyền sau quá trình giải quyết tố cáo.
Cơ quan nào giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện?
Hội đồng nhân dân cấp huyện bị tố cáo thì cơ quan nào có thẩm quyền đứng ra giải quyết? Mẫu đơn tố cáo, quy trình xử lý tố cáo HĐND cấp huyện được quy định như thế nào? Cơ quan nào giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện? Theo khoản 2 Điều 17 Luật tố cáo 2018 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước, trong đó: Thường trực Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của đại biểu Hội đồng nhân dân khác khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, trừ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp mình. Cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Mà theo khoản 6 Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định: Kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo HĐND cấp huyện là Thường trực HĐND. Trong đó, Thường trực HĐND cấp huyện giải quyết đơn tố cáo đại biểu HĐND cấp huyện, Thường trực HĐND cấp tỉnh giải quyết đơn tố cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện. Mẫu đơn tố cáo HĐND cấp huyện mới nhất? Theo khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định trường hợp tố cáo cán bộ, công chức được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi các thông tin sau: - Ngày, tháng, năm tố cáo; - Họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; - Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; - Người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. - Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Theo đó, người đọc có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo HĐND cấp huyện mới nhất tại đây: Quy trình xử lý tố cáo HĐND cấp huyện? Theo Điều 24 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc xử lý ban đầu thông tin tố cáo như sau: - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo. - Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. -Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý. Theo Điều 27 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc xử lý tố cáo có dấu hiệu của tội phạm, áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm - Trong quá trình tiếp nhận, xử lý tố cáo, nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. - Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay cho cơ quan Công an, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm. Như vậy, sau khi nhận được đơn tố cáo thì người, cơ quan có thẩm quyền sẽ vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo, đủ điều kiện sẽ ra quyết định thụ lý, không đủ điều kiện thì sẽ thông báo lý do cho người tố cáo. Trong quá trình này, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người, cơ quan có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ đến Công an hoặc Viện kiểm sát.
Tố cáo là gì? Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu?
Tố cáo là gì? Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu? Và nếu có thì gửi tố cáo cho ai khi cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu? (1) Tố cáo là gì? Khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo là việc cá nhân thực hiện theo thủ tục theo quy định để báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Luật Tố cáo 2018, người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo; người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo và người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Mục đích của việc tố cáo là nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. >>> Tải Mẫu đơn tố cáo mới nhất hiện nayhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-don-to-cao.doc (2) Có được tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu? Theo khoản 2 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định, việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây: - Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Cơ quan, tổ chức Như vậy, dù cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác, hay nghỉ hưu không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì vẫn sẽ bị tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian còn là cán bộ, công chức, viên chức. (3) Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu thì gửi đơn cho ai? Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Luật Tố cáo 2018 quy định, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức được xử lý như sau: - Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết. - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. Có thể thấy, việc giải quyết tố cáo thường là do cấp trên trực tiếp của cá nhân bị tố cáo thụ lý và giải quyết, nếu người bị tố cáo là người đứng đầu thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức của người bị tố cáo giải quyết. Đối với trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức (nghỉ việc, nghỉ hưu) thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết, nếu có liên quan đến cơ quan, tổ chức khác thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. >>> Tải Mẫu đơn tố cáo mới nhất hiện nayhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/08/mau-don-to-cao.doc
Quy trình xử lý đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo được thực hiện thế nào?
Khi công dân có đơn khiếu nại, phản ánh, tố cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan phải có trách nhiệm xử lý, hướng dẫn cho công dân, vậy quy trình xử lý đơn được thực hiện thế nào? 1. Công dân lần đầu gửi đơn khiếu nại, tố cáo thì xử lý thế nào? Cơ quan có thẩm quyền căn cứ Điều 25 Luật Tiếp công dân 2013 thực hiện tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân như sau: - Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc. - Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm: + Số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có). + Yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc. Lưu ý: Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ. - Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. 2. Cơ quan không có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì xử lý ra sao? Trong trường hợp công dân gửi đơn tố cáo, khiếu nại đến cơ quan không có thẩm quyền xử lý thì thực hiện theo Điều 26 Luật Tiếp công dân 2013 phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết như sau: - Việc phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới mà chưa được giải quyết thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; + Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo; + Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp công dân được thực hiện như sau: + Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết; + Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người tiếp công dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nội dung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết. Do đó, trường hợp đơn tố cáo, khiếu nại mà không thuộc thẩm quyền thụ lý thì cơ quan cần phân loại hướng dẫn công dân thực hiện trình tự gửi đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý. 3. Thời hạn trả kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Căn cứ Điều 28 Luật Tiếp công dân 2013 thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân thực hiện như sau: - Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến người đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây: + Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được thụ lý để giải quyết; + Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo; + Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý; + Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tiếp công dân 2013, cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban tiếp công dân có trách nhiệm thông báo cho người khiếu nại, tố cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp người đó đã có yêu cầu trước đó.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo công chức không còn giữ chức vụ
Tình huống đặt ra là cá nhân phát hiện giám đốc văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện năm 2014 (thời kỳ còn thuộc phòng Tài nguyên và môi trường) có hành vi vi phạm mà bây giờ không còn làm nữa thì giờ gửi đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo là ai? Và nếu không được trả lời thì thế nào? Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo Liên quan đến vấn đề này, tại Khoản 3 Điều 12 Luật Tố cáo 2018 có nêu về trường hợp hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức xảy ra trong thời gian công tác trước đây nay đã chuyển sang cơ quan, tổ chức khác hoặc không còn là cán bộ, công chức, viên chức như sau: - Trường hợp người bị tố cáo là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà vẫn giữ chức vụ tương đương thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và giữ chức vụ cao hơn thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết. Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác và là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo đã chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức đang quản lý người bị tố cáo phối hợp giải quyết; - Trường hợp người bị tố cáo không còn là cán bộ, công chức, viên chức thì do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật chủ trì giải quyết; người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp giải quyết. Theo đó, tùy vào thời điểm hiện nay cá nhân đó đang như thế nào (chuyển công tác, không còn làm,...) mà có quy định xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như trên chứ không mặc định là thủ trưởng của đơn vị cũ có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Xử lý trường hợp quá thời hạn tố cáo mà không được giải quyết Trong trường hợp cá nhân đã gửi đơn tố cáo cho đúng chủ thể có thẩm quyền giải quyết nêu trên và người có thẩm quyền không giải quyết trong thời hạn quy định thì người tố cáo có quyền thực hiện các quy định tại Điều 38 Luật Tố cáo 2018: - Trường hợp quá thời hạn giải quyết tố cáo này mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trình giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo. - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp, người giải quyết tố cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại phần trên; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại trường hợp cuối phía dưới. - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tố cáo biết về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định. - Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo. Cá nhân căn cứ theo các hướng dẫn trên để tiến hành tố cáo giám đốc văn phòng đăng ký đất đai cho hành vi vi phạm vào năm 2014. Việc tố cáo không có thời hiệu cụ thể nên cá nhân có thể tiến hành thời điểm này và chờ câu trả lời từ chủ thể có thẩm quyền sau quá trình giải quyết tố cáo.