Sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành tại Nghị định 76/2020/NĐ-CP Giấy thông hành là Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, xác nhận quyền của người đó được ra, vào một địa điểm nhất định. Giấy thông hành có giá trị thay cho hộ chiếu, có giá trị 06 tháng từ ngày cấp và không được gia hạn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, cộng với việc gần đây Chính phủ đã có một số thay đổi về các loại giấy tờ, đòi hỏi cần có những thay đổi phù hợp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo an ninh quốc gia. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 09/8/2024. (1) Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành Theo đó, Nghị định 67/2024/NĐ-CP quy định người đề nghị cấp giấy thông hành khai 01 tờ khai theo Mẫu M01a đã điền đầy đủ thông tin. Tờ khai của các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau: - Người quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 76/2020/NĐ-CP thì tờ khai phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý - Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì tờ khai do người đại diện hợp pháp khai và ký tên - Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên. >>> Tải Tờ khai theo Mẫu M01a tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/mau-m01a.docx Bên cạnh sửa đổi về việc khai tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành, Nghị định 67/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định về một số loại giấy tờ để phù hợp với tên gọi và quy định hiện hành đối với các trường hợp dưới đây: - 01 bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp nộp bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu - 01 bản sao có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện theo pháp luật đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp nộp bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu - Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng - Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ (2) Sửa đổi, bổ sung quy định về nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về nơi nộp hồ sơ tại Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP như sau: Người đề nghị cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia Trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an Người đề nghị cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào: - Công dân Việt Nam thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi thường trú hoặc Công an cấp huyện nơi thường trú hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an - Công dân Việt Nam không thường trú ở tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an Người đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi thường trú hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an - Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện nơi cơ quan người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an (3) Sửa đổi, bổ sung về thời hạn, thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành Ngoài ra, Nghị định 67/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định về thời hạn, thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành tại Điều 9 Nghị định 76/2020/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 67/2024/NĐ-CP quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 67/2024/NĐ-CP) cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 67/2024/NĐ-CP) cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
Ai có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật hiện hành có quy định các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Vậy ai có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự? 1. Pháp luật quy định về các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự như thế nào? Khái niệm “miễn nghĩa vụ quân sự” đã không còn quá xa lạ với người dân. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một ít người còn nhầm lẫn giữa “miễn” và “tạm hoãn” nghĩa vụ quân sự. Công dân thuộc diện “miễn” nghĩa vụ quân sự được phép không tham gia nghĩa vụ quân sự dù trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Còn công dân thuộc diện “tạm hoãn” gọi nhập ngũ được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Nếu không còn lý do tạm hoãn và còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì sẽ được gọi nhập ngũ. Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định các trường hợp miễn nghĩa vụ sau: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP những người mắc các bệnh sau cũng được miễn nghĩa vụ quân sự: TÊN BỆNH MÃ BỆNH ICD10 Tâm thần (F20- F29) Động kinh G40 Bệnh Parkinson G20 Mù một mắt H54.4 Điếc H90 Di chứng do lao xương, khớp B90.2 Di chứng do phong B92 Các bệnh lý ác tính C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47 Người nhiễm HIV B20 đến B24, Z21 Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng 2. Giấy miễn nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào? Mẫu đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/13/don-xin-mien-nhap-ngu-i.docx 3. Ai có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự? Căn cứ Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. - Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự. Tham khảo: Căn cứ Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, nếu: Công dân thuộc diện được được miễn gọi nhập ngũ như các quy định trên, tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Thắc mắc đội trật tự đô thị có quyền giữ phương tiện không?
Dear anh chị Luật Sư Ngày 23/10/2023 , tôi có đến quán cà phê trên đường Vĩnh Khánh quận 4 uống nước , tôi đã đỗ xe trên hè phố sai quy định và bị Đội trật tự đô thị quận 4 xử phạt , lập biên bản . Trên biên bản họ yêu cầu ngày 1/11/2023 đến Đội quản lý trật tự đô thị Quận 4 nhận quyết định xử phạt rồi ra ngân hàng đóng tiền, sau đó quay lại đơn vị để nhận xe . Câu hỏi : Tôi xin phép hỏi " Đội trật tự đô thị quận 4 có quyền giữ phương tiện của tồi không ?" Cảm ơn anh chị Luật Sư , chúc anh chị nhiều sức khỏe !
Thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ
Chào luật sư em có một vài câu hỏi nhờ luật sư giải đáp: Theo Điểm b, khoản 2, Điều 47 của Nghị Định 139/2021/NĐ-CP quy định Thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa thì được phép phạt iền đến 50 triệu đồng. Vậy tôi có 1 số câu hỏi như sau: 1. Mức xử phạt trên chỉ áp dụng cho cá nhân hay là cả tổ chức vi phạm luôn. 2. Nếu trong trường hợp mức phạt trên chỉ áp dụng cho cá nhân thì theo khoản 6, Điều 4 của nghị định này mức xử phạt đối với tổ chức gấp đôi cá nhhân vi phạm. Vậy thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa có được phép phạt iền đến 100 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm là tổ chức không? 3. Nếu trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm đồng thời nhiều lỗi mà tổng mức phạt các hành vi đó hơn thẩm quyền xử phạt như trên thì có được không. 4.Thẩm quyền số tiền mức xử phạt như trên là trên từng hành vi vi phạm hay là trên tổng các hành vi vi phạm của cá nhân , tổ chức trong 1 lần. Mong luật sư giải đáp.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài là gì?
Tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài là vụ án xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, do người nước ngoài hay pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện; hoặc tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, do công dân Việt Nam hay pháp nhân thương mại Việt Nam thực hiện hoặc do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện, đã xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài đôi khi cần phải xem xét các vấn đề liên quan đến ngoại giao. Các vụ án có yếu tố nước ngoài có liên hệ mật thiết với tư pháp quốc tế. Tội phạm trong các vụ án có yếu tố nước ngoài có thể là người Việt Nam cũng có thể là người nước ngoài. Thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thẩm quyền điều trị truy tố được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp cơ. bản bao gồm: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo đối tượng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thẩm quyền xét xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài. Theo đó, tương ứng với mỗi “yếu tố nước ngoài của vụ án, thẩm quyền. xét xử" được xác định cụ thể như sau: Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 268 quy định: "Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án ... 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án: ... b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;" Thì vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án Quận 8 cấp Quân khu. – Tại Khoản 2 Điều 269 quy định: Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bi cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao quyết định giao cho Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án Nhân dân thành phô Hồ Chí Minh hoặc Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân khu thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh Tòa án Quân sự Trung ương. Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền kết xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án cấp quân khu. Các cơ quan tố tụng cấp huyện và cấp khu vực hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi phát hiện vụ án có yếu tố nước ngoàii phải tiến hành chuyển vụ án cho cơ quan tố tụng có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc quân khu.
Có giải quyết ly hôn khi vắng mặt bị đơn tại nơi cư trú?
Ly hôn là việc không một gia đình nào mong muốn xảy ra, nhất là các gia đình có vợ hoặc chồng đi làm, công tác xa tình cảm sẽ dễ xảy ra rạn nứt mà không thể hàn gắn thì ly hôn là bước cuối cùng. Tuy nhiên, trong trường hợp mà vợ hoặc chồng là bị đơn nhưng không có mặt tại tòa, thì Tòa án có giải quyết đơn ly hôn khi vắng mặt bị đơn tại nơi cư trú? 1. Những ai quyền yêu cầu ly hôn? Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn là một trong những quyền cơ bản trong hôn nhân, khi cuộc sống không còn hạnh phúc thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo đó, tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các đối tượng sau đây có quyền yêu cầu ly hôn: Thứ nhất: Đối tượng đầu tiên đó là vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Thứ hai: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, ngoài vợ, chồng thì người thân trong gia đình vẫn có thể đệ đơn yêu cầu Tòa án thụ lý việc ly hôn giùm vợ, chồng. 2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn Việc giải quyết ly hôn phải đúng thủ tục và thẩm quyền theo quy định tố tụng dân sự. Trong trường hợp ly hôn thì nguyên đơn tùy theo quốc tịch mà thực hiện việc nộp đơn ly hôn theo 02 trường hợp sau: (1) Trường hợp thông thường Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. (2) Trường hợp không xác định được nơi cư trú Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp thụ lý giải quyết hôn nhân và gia đình mà mà không xác định được nơi cư trú hoặc một bị đơn không có mặt ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo lãnh thổ. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. 3. Trường hợp trả lại đơn kiện Trong trường hợp đơn ly hôn không đủ điều kiện Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; Như vậy, trường hợp mà nguyên đơn yêu cầu giải quyết đơn kiện ly hôn nhưng không có mặt bị đơn tại Tòa án theo quy định của Tòa và cũng không thể xác định được nơi cư trú thì Tòa án vẫn giải quyết đơn kiện theo yêu cầu chung.
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo theo lãnh thổ?
Tôi làm trong ngành công an và làm ở công an thành phố. Cơ quan tôi tiếp nhận được đơn tố cáo của người dân tố cáo một công ty doanh nghiệp trên địa bàn huyện có hành vi vi phạm pháp luật nhưng do cơ quan tôi là công an thành phố nên không có thẩm quyền giải quyết vụ việc liên quan đến công ty doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Vậy tôi muốn nhờ cộng đồng tư vấn cho tôi, tôi có thể áp dụng vào điều luật nào để có thể trả lời bằng văn bản cho người dân để người dân hiểu và làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền về địa giới hành chính giải quyết (Cụ thể ở đây là công an huyện) ?? Tôi xin cảm ơn.
Làm ơn giúp tôi về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính
việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính lần đầu do chính chủ thể ban hành quyết định hành chinh, hành vi hành chính bị khiếu nai giải quyết có những thuận lợi khó khăn gì
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Xin chào mọi người. Em có 1 vướng mắc mong muốn được ý kiến của mọi người, liên quan đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân. Đơn khiếu nại của công dân liên quan đến việc đòi lại đất vào năm 1978 (UBND xã thu hồi). Thẩm quyền giải quyết thuộc UBND cấp xã, tuy nhiên sau năm 2000 thì UBND xã đó đã chia tách, sáp nhập thành 3 xã khác nhau. Vậy hiện nay, UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không ? và căn cứ pháp lý nào để UBND cấp huyện xem xét thụ lý vụ việc này. Em cám ơn mọi người đã quan tâm.
Quy định về việc nhập, tách vụ án hình sự
Để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng đồng thời không làm mất đi quyền của các đương sự, trong nhưng trường hợp theo luật định thì tùy từng trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhập hoặc tách các quan hệ pháp luật để xử lý cho phù hợp với đúng bản chất của vụ án. Vì vậy việc quyết định nhập, tách vụ án có ý nghĩa quan trọng mà đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải thực hiện đúng. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền và trong trường hợp nào thì thực hiện nhập, tách vụ án? Theo quy định hiện hành về nhập, tách vụ án tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: *Giai đoạn điều tra (Điều 170 BLTTHS 2015) : Thẩm quyền: Thủ trưởng Cơ quan điều tra Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: a) Bị can phạm nhiều tội; b) Bị can phạm tội nhiều lần; c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Lưu ý: Chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do. * Giai đoạn truy tố (Điều 242 BLTTHS 2015): Thẩm quyền: Viện trưởng Viện kiểm sát Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: a) Bị can phạm nhiều tội; b) Bị can phạm tội nhiều lần; c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can: a) Bị can bỏ trốn; b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo; c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. * Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự (Điều 273 BLTTHS 2015) Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện: - Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; - Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Tổng hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai
Bài viết liên quan: >>> Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết; >>> THỦ TỤC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; >>>Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Tranh chấp về đất đai hiện nay diễn ra khá phổ biến, thông thường tập trung chủ yếu tại vùng nông thôn hay ven thành phố nơi mà người dân ít tìm hiểu về các quy định pháp luật. Theo đó, người sử dụng đất thường không hài lòng với quyết định của cơ quan chức năng nhưng không biết thực hiện khiếu nại như thế nào là đúng luật? và thường nộp đến nơi không đúng thẩm quyền và bị trả đơn. Sau đây là bài viết tổng hợp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai phổ biến mà người dân thường gặp, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn và sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Căn cứ theo Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định về Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau: “1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. 2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.” Do đó, khi người sử dụng đất không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND các cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền, thì có quyền được khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan đó theo quy định pháp luật hoặc tòa án theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính theo quy định. >>>Khiếu nại tại tòa án theo Luật tố tụng hành chính, mời các bạn tham khảo TẠI ĐÂY. Theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định về trình tự khiếu nại như sau: - Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. -- > Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. -- > Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính." >>> Trình tự giải quyết vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính 2015, mới bạn tham khảo TẠI ĐÂY. Cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người sử dụng đất được xác định như sau, mời các bạn cùng tham khảo bảng mình đã tổng hợp dưới đây: Cơ quan ra quyết định STT Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Căn cứ: Luật đất đai 2013) Thẩm quyền giải quyết khiếu nại UBND cấp tỉnh 1 Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo (Điều 59). LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. LẦN 2 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 59). 3 Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 59). 4 Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 66). 5 Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn (Điều 66). 6 Bồi thường chi phí di chuyển Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt (Điều 91). 7 Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 8 Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn. LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hoặc Chủ tịch UBND cấp Huyện, nếu được ủy quyền bởi UBND cấp tỉnh) LẦN 2 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Nếu lần 1 do Chủ tịch UBND cấp Huyện giải quyết) 9 Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu được ủy quyền bởi UBND cấp tỉnh). LẦN 2 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Nếu lần 1 do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết). UBND cấp huyện 10 Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp huyện. LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. 11 Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (khoản 2, Điều 105). 12 Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau (khoản 3 Điều 203). UBND cấp xã 13 Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (khoản 3, Điều 59). LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp xã. LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường 14 Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân. LẦN 1 Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp huyện Sở Tài nguyên và Môi trường 15 Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức. LẦN 1 Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trên đây là những cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phổ biến mình liệt kê các bạn cùng tham khảo. Tương tự như các cơ quan có thẩm quyền khác khi các bạn không đồng ý với quyết định đó, bạn có quyền khiếu nại bằng cách xác định cơ quan nào ban hành như mình đã hướng đẫn ở phần lưu ý và tiến hành khiếu nại cơ quan có thẩm quyền rồi tiến hành khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền như mình hướng dẫn trên đây nhé!
Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
Dưới đây mình sẽ post nội dung liên quan đến thẩm quyền xét xử của tòa án trong tố tụng hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. - Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. - Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. - Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.
Ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ giữa hai vợ chồng trên danh nghĩa pháp luật công nhận theo yêu cầu của vợ chồng. Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dẫn đến các hệ quả về nhân thân, quyền nuôi con, các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Vì thế, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định rõ các quy trình, thủ tục ly hôn, cụ thể như sau: Thủ tục và hồ sơ ly hôn: - Đơn trình xin ly hôn. - CMND, Bản sao hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu - Yều cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn ( Bản chính giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao) - Nếu 2 vợ chồng có con thì cung cấp giấy khai của con - Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của 2 vợ chồng nếu có tranh chấp tài sản - Trường hợp 2 vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà 1 trong 2 người ( vợ - Chồng ) xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của 1 trong 2 vợ chồng. - Trường hợp nếu nếu 2 vợ chồng làm kết hôn tại nước ngoài mà muốn hủy kết hôn tại Việt Nam thì được sự sở tư pháp công nhận ký và ghi chú vào sổ tại sở tư pháp. -> Làm đơn ly hôn tại Việt Nam. Trình tự thủ tục ly hôn: B1: Nộp đơn ly hôn đến Tòa án Nhân dân nơi cư trú của vợ/chồng B2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra lệ phí của việc ly hôn của 2 vợ chồng " Phí tạm ứng ly hôn". B3: Sau khi nộp phí tạm ứng dân dự sơ thẩm thì đến tòa án nộp biên lai phí tạm ứng B4: Tòa án thụ lý giải quyết: Nếu vụ việc là Thuận tình ly hôn: - Trong 15 ngày làm việc tại tòa án - Tòa án sẽ mở phiên hòa giải cho 2 bên. - Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. - Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án. Thời hạn xét xử việc ly hôn là: Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (Khoản 1 điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015) Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn: Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng. (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự)
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Xin nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp sau: Cô Nguyễn Thị A công tác tại trường Mẫu giáo X, cô vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật nhà trường kỷ luật buộc thôi việc (Quyết định thôi việc do Hiệu trưởng trường Mẫu Giáo X ký). Cô không đồng ý với quyết định kỷ luật trên, cô làm đơn khiếu nại về Phòng GD&ĐT Y (là đơn vị quản lý của trường Mẫu Giáo X. Vây xin hỏi phòng Giáo dục và Đào tạo Y có thẩm quyền giải quyết đơn thư trên không và hướng xử lý như thế nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
Tư cách của nguyên đơn và bị đơn trong tố tụng
Tôi có một vụ việc như sau rất mong sự giúp đỡ của mọi người: Chi nhanh ( giám đốc chi nhánh là đại diện theo ủy quyền)của Tổng công ty cổ phần A ký 2 hợp đồng với Công ty B. Hợp đồng 1 được Chi nhánh ngân hàng C tại Hải Dương ( trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh thanh toán cho công ty B. Hợp đồng 2 được Chi nhánh ngân hàng D tại Hà Nội ( trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh thanh toán cho CT B. Hết thời hạn thanh toán, công ty B không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán cho Chi nhánh công ty A, Công ty A yêu cầu 2 ngân hàng trên thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Tuy nhiên 2 ngân hàng trên không hợp tác, Công ty A quyết định nộp đơn khởi kiện ra tòa án. Tôi có một số vấn đề băn khoăn như sau: 1. Nguyên đơn là Tổng công ty cổ phần A chứ không phải là Chi nhánh của Tổng công ty cổ phần A 2. Bị đơn là 2 ngân hàng C và D chứ không phải là chi nhánh của 2 ngân hàng trên. ( căn cứ theo Luật doanh nghiệp thì : chi nhanh và văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không có tư cách đứng đơn trong tố tụng trừ trường hợp chi nhánh độc lập với công ty mẹ) 3. Tôi đang băn khoăn không biết tòa án nơi nào sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết? Trogn đơn khởi kiện, bị đơn là Ngân hàng C và Ngân hàng D có hợp lý không ? Rất mong sự giúp đỡ của các luật sư. Trân trọng,
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành tại Nghị định 76/2020/NĐ-CP Giấy thông hành là Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, xác nhận quyền của người đó được ra, vào một địa điểm nhất định. Giấy thông hành có giá trị thay cho hộ chiếu, có giá trị 06 tháng từ ngày cấp và không được gia hạn. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, cộng với việc gần đây Chính phủ đã có một số thay đổi về các loại giấy tờ, đòi hỏi cần có những thay đổi phù hợp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo an ninh quốc gia. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về giấy thông hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 09/8/2024. (1) Sửa đổi, bổ sung một số quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành Theo đó, Nghị định 67/2024/NĐ-CP quy định người đề nghị cấp giấy thông hành khai 01 tờ khai theo Mẫu M01a đã điền đầy đủ thông tin. Tờ khai của các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau: - Người quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 76/2020/NĐ-CP thì tờ khai phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý - Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì tờ khai do người đại diện hợp pháp khai và ký tên - Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên. >>> Tải Tờ khai theo Mẫu M01a tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/26/mau-m01a.docx Bên cạnh sửa đổi về việc khai tờ khai đề nghị cấp giấy thông hành, Nghị định 67/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi quy định về một số loại giấy tờ để phù hợp với tên gọi và quy định hiện hành đối với các trường hợp dưới đây: - 01 bản sao Giấy khai sinh hoặc Trích lục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp mã số định danh cá nhân; trường hợp nộp bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu - 01 bản sao có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện theo pháp luật đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi; trường hợp nộp bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu - Giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng - Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ (2) Sửa đổi, bổ sung quy định về nơi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành Nghị định 67/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về nơi nộp hồ sơ tại Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP như sau: Người đề nghị cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia Trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an Người đề nghị cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào: - Công dân Việt Nam thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi thường trú hoặc Công an cấp huyện nơi thường trú hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an - Công dân Việt Nam không thường trú ở tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào trực tiếp nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an Người đề nghị cấp giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp xã nơi thường trú hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an - Cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác trực tiếp nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện nơi cơ quan người đó làm việc có trụ sở hoặc trên môi trường điện tử tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công Bộ Công an (3) Sửa đổi, bổ sung về thời hạn, thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành Ngoài ra, Nghị định 67/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định về thời hạn, thẩm quyền giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành tại Điều 9 Nghị định 76/2020/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định 67/2024/NĐ-CP quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 67/2024/NĐ-CP) cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 76/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 67/2024/NĐ-CP) cấp giấy thông hành và trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp chưa cấp thì trả lời bằng văn bản, nêu lý do.
Ai có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật hiện hành có quy định các trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Vậy ai có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự? 1. Pháp luật quy định về các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự như thế nào? Khái niệm “miễn nghĩa vụ quân sự” đã không còn quá xa lạ với người dân. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một ít người còn nhầm lẫn giữa “miễn” và “tạm hoãn” nghĩa vụ quân sự. Công dân thuộc diện “miễn” nghĩa vụ quân sự được phép không tham gia nghĩa vụ quân sự dù trong độ tuổi gọi nhập ngũ. Còn công dân thuộc diện “tạm hoãn” gọi nhập ngũ được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Nếu không còn lý do tạm hoãn và còn trong độ tuổi gọi nhập ngũ thì sẽ được gọi nhập ngũ. Căn cứ khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định các trường hợp miễn nghĩa vụ sau: - Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một; - Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ; - Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên; - Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an nhân dân; - Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên. Ngoài ra, theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP những người mắc các bệnh sau cũng được miễn nghĩa vụ quân sự: TÊN BỆNH MÃ BỆNH ICD10 Tâm thần (F20- F29) Động kinh G40 Bệnh Parkinson G20 Mù một mắt H54.4 Điếc H90 Di chứng do lao xương, khớp B90.2 Di chứng do phong B92 Các bệnh lý ác tính C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47 Người nhiễm HIV B20 đến B24, Z21 Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng 2. Giấy miễn nghĩa vụ quân sự được quy định như thế nào? Mẫu đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/13/don-xin-mien-nhap-ngu-i.docx 3. Ai có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự? Căn cứ Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. - Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết giấy miễn nghĩa vụ quân sự. Tham khảo: Căn cứ Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, nếu: Công dân thuộc diện được được miễn gọi nhập ngũ như các quy định trên, tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
Thắc mắc đội trật tự đô thị có quyền giữ phương tiện không?
Dear anh chị Luật Sư Ngày 23/10/2023 , tôi có đến quán cà phê trên đường Vĩnh Khánh quận 4 uống nước , tôi đã đỗ xe trên hè phố sai quy định và bị Đội trật tự đô thị quận 4 xử phạt , lập biên bản . Trên biên bản họ yêu cầu ngày 1/11/2023 đến Đội quản lý trật tự đô thị Quận 4 nhận quyết định xử phạt rồi ra ngân hàng đóng tiền, sau đó quay lại đơn vị để nhận xe . Câu hỏi : Tôi xin phép hỏi " Đội trật tự đô thị quận 4 có quyền giữ phương tiện của tồi không ?" Cảm ơn anh chị Luật Sư , chúc anh chị nhiều sức khỏe !
Thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ
Chào luật sư em có một vài câu hỏi nhờ luật sư giải đáp: Theo Điểm b, khoản 2, Điều 47 của Nghị Định 139/2021/NĐ-CP quy định Thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa thì được phép phạt iền đến 50 triệu đồng. Vậy tôi có 1 số câu hỏi như sau: 1. Mức xử phạt trên chỉ áp dụng cho cá nhân hay là cả tổ chức vi phạm luôn. 2. Nếu trong trường hợp mức phạt trên chỉ áp dụng cho cá nhân thì theo khoản 6, Điều 4 của nghị định này mức xử phạt đối với tổ chức gấp đôi cá nhhân vi phạm. Vậy thẩm quyền xử phạt của Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa có được phép phạt iền đến 100 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm là tổ chức không? 3. Nếu trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm đồng thời nhiều lỗi mà tổng mức phạt các hành vi đó hơn thẩm quyền xử phạt như trên thì có được không. 4.Thẩm quyền số tiền mức xử phạt như trên là trên từng hành vi vi phạm hay là trên tổng các hành vi vi phạm của cá nhân , tổ chức trong 1 lần. Mong luật sư giải đáp.
Tội phạm có yếu tố nước ngoài là gì?
Tội phạm có yếu tố nước ngoài liên quan đến vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài. Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài là vụ án xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, do người nước ngoài hay pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện; hoặc tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, do công dân Việt Nam hay pháp nhân thương mại Việt Nam thực hiện hoặc do người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện, đã xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc lợi ích của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài đôi khi cần phải xem xét các vấn đề liên quan đến ngoại giao. Các vụ án có yếu tố nước ngoài có liên hệ mật thiết với tư pháp quốc tế. Tội phạm trong các vụ án có yếu tố nước ngoài có thể là người Việt Nam cũng có thể là người nước ngoài. Thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài Trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, thẩm quyền điều trị truy tố được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp cơ. bản bao gồm: Thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo đối tượng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định thẩm quyền xét xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài. Theo đó, tương ứng với mỗi “yếu tố nước ngoài của vụ án, thẩm quyền. xét xử" được xác định cụ thể như sau: Theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 268 quy định: "Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án ... 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án: ... b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;" Thì vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án Quận 8 cấp Quân khu. – Tại Khoản 2 Điều 269 quy định: Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án Nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bi cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao quyết định giao cho Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án Nhân dân thành phô Hồ Chí Minh hoặc Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân khu thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh Tòa án Quân sự Trung ương. Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền kết xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án cấp quân khu. Các cơ quan tố tụng cấp huyện và cấp khu vực hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khi phát hiện vụ án có yếu tố nước ngoàii phải tiến hành chuyển vụ án cho cơ quan tố tụng có thẩm quyền cấp tỉnh hoặc quân khu.
Có giải quyết ly hôn khi vắng mặt bị đơn tại nơi cư trú?
Ly hôn là việc không một gia đình nào mong muốn xảy ra, nhất là các gia đình có vợ hoặc chồng đi làm, công tác xa tình cảm sẽ dễ xảy ra rạn nứt mà không thể hàn gắn thì ly hôn là bước cuối cùng. Tuy nhiên, trong trường hợp mà vợ hoặc chồng là bị đơn nhưng không có mặt tại tòa, thì Tòa án có giải quyết đơn ly hôn khi vắng mặt bị đơn tại nơi cư trú? 1. Những ai quyền yêu cầu ly hôn? Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn là một trong những quyền cơ bản trong hôn nhân, khi cuộc sống không còn hạnh phúc thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Theo đó, tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các đối tượng sau đây có quyền yêu cầu ly hôn: Thứ nhất: Đối tượng đầu tiên đó là vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Thứ hai: Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Lưu ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, ngoài vợ, chồng thì người thân trong gia đình vẫn có thể đệ đơn yêu cầu Tòa án thụ lý việc ly hôn giùm vợ, chồng. 2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn Việc giải quyết ly hôn phải đúng thủ tục và thẩm quyền theo quy định tố tụng dân sự. Trong trường hợp ly hôn thì nguyên đơn tùy theo quốc tịch mà thực hiện việc nộp đơn ly hôn theo 02 trường hợp sau: (1) Trường hợp thông thường Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm với những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. (2) Trường hợp không xác định được nơi cư trú Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp thụ lý giải quyết hôn nhân và gia đình mà mà không xác định được nơi cư trú hoặc một bị đơn không có mặt ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tòa án theo lãnh thổ. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. 3. Trường hợp trả lại đơn kiện Trong trường hợp đơn ly hôn không đủ điều kiện Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện; Như vậy, trường hợp mà nguyên đơn yêu cầu giải quyết đơn kiện ly hôn nhưng không có mặt bị đơn tại Tòa án theo quy định của Tòa và cũng không thể xác định được nơi cư trú thì Tòa án vẫn giải quyết đơn kiện theo yêu cầu chung.
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo theo lãnh thổ?
Tôi làm trong ngành công an và làm ở công an thành phố. Cơ quan tôi tiếp nhận được đơn tố cáo của người dân tố cáo một công ty doanh nghiệp trên địa bàn huyện có hành vi vi phạm pháp luật nhưng do cơ quan tôi là công an thành phố nên không có thẩm quyền giải quyết vụ việc liên quan đến công ty doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Vậy tôi muốn nhờ cộng đồng tư vấn cho tôi, tôi có thể áp dụng vào điều luật nào để có thể trả lời bằng văn bản cho người dân để người dân hiểu và làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền về địa giới hành chính giải quyết (Cụ thể ở đây là công an huyện) ?? Tôi xin cảm ơn.
Làm ơn giúp tôi về thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính
việc quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính lần đầu do chính chủ thể ban hành quyết định hành chinh, hành vi hành chính bị khiếu nai giải quyết có những thuận lợi khó khăn gì
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Xin chào mọi người. Em có 1 vướng mắc mong muốn được ý kiến của mọi người, liên quan đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công dân. Đơn khiếu nại của công dân liên quan đến việc đòi lại đất vào năm 1978 (UBND xã thu hồi). Thẩm quyền giải quyết thuộc UBND cấp xã, tuy nhiên sau năm 2000 thì UBND xã đó đã chia tách, sáp nhập thành 3 xã khác nhau. Vậy hiện nay, UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không ? và căn cứ pháp lý nào để UBND cấp huyện xem xét thụ lý vụ việc này. Em cám ơn mọi người đã quan tâm.
Quy định về việc nhập, tách vụ án hình sự
Để đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng đồng thời không làm mất đi quyền của các đương sự, trong nhưng trường hợp theo luật định thì tùy từng trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhập hoặc tách các quan hệ pháp luật để xử lý cho phù hợp với đúng bản chất của vụ án. Vì vậy việc quyết định nhập, tách vụ án có ý nghĩa quan trọng mà đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải thực hiện đúng. Vậy cơ quan nào có thẩm quyền và trong trường hợp nào thì thực hiện nhập, tách vụ án? Theo quy định hiện hành về nhập, tách vụ án tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau: *Giai đoạn điều tra (Điều 170 BLTTHS 2015) : Thẩm quyền: Thủ trưởng Cơ quan điều tra Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: a) Bị can phạm nhiều tội; b) Bị can phạm tội nhiều lần; c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Lưu ý: Chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do. * Giai đoạn truy tố (Điều 242 BLTTHS 2015): Thẩm quyền: Viện trưởng Viện kiểm sát Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: a) Bị can phạm nhiều tội; b) Bị can phạm tội nhiều lần; c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can: a) Bị can bỏ trốn; b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo; c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. * Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự (Điều 273 BLTTHS 2015) Khi vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện: - Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; - Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.
Tổng hợp cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai
Bài viết liên quan: >>> Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cần biết; >>> THỦ TỤC KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; >>>Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Tranh chấp về đất đai hiện nay diễn ra khá phổ biến, thông thường tập trung chủ yếu tại vùng nông thôn hay ven thành phố nơi mà người dân ít tìm hiểu về các quy định pháp luật. Theo đó, người sử dụng đất thường không hài lòng với quyết định của cơ quan chức năng nhưng không biết thực hiện khiếu nại như thế nào là đúng luật? và thường nộp đến nơi không đúng thẩm quyền và bị trả đơn. Sau đây là bài viết tổng hợp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai phổ biến mà người dân thường gặp, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn và sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Căn cứ theo Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định về Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau: “1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. 2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.” Do đó, khi người sử dụng đất không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND các cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền, thì có quyền được khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan đó theo quy định pháp luật hoặc tòa án theo quy định tại Luật Tố tụng hành chính theo quy định. >>>Khiếu nại tại tòa án theo Luật tố tụng hành chính, mời các bạn tham khảo TẠI ĐÂY. Theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định về trình tự khiếu nại như sau: - Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. -- > Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. -- > Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính." >>> Trình tự giải quyết vụ án hành chính theo Luật tố tụng hành chính 2015, mới bạn tham khảo TẠI ĐÂY. Cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người sử dụng đất được xác định như sau, mời các bạn cùng tham khảo bảng mình đã tổng hợp dưới đây: Cơ quan ra quyết định STT Quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Căn cứ: Luật đất đai 2013) Thẩm quyền giải quyết khiếu nại UBND cấp tỉnh 1 Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo (Điều 59). LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. LẦN 2 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường 2 Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 59). 3 Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 59). 4 Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Điều 66). 5 Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn (Điều 66). 6 Bồi thường chi phí di chuyển Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt (Điều 91). 7 Quyết định giải quyết tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 8 Quyết định thu hồi đất mà trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…và đất công ích của xã, phường, thị trấn. LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hoặc Chủ tịch UBND cấp Huyện, nếu được ủy quyền bởi UBND cấp tỉnh) LẦN 2 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Nếu lần 1 do Chủ tịch UBND cấp Huyện giải quyết) 9 Cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (nếu được ủy quyền bởi UBND cấp tỉnh). LẦN 2 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Nếu lần 1 do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết). UBND cấp huyện 10 Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp huyện. LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. 11 Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (khoản 2, Điều 105). 12 Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau (khoản 3 Điều 203). UBND cấp xã 13 Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn (khoản 3, Điều 59). LẦN 1 Chủ tịch UBND cấp xã. LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp huyện Phòng Tài nguyên và Môi trường 14 Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng, tặng cho…của hộ gia đình, cá nhân. LẦN 1 Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp huyện Sở Tài nguyên và Môi trường 15 Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng khi chuyển nhượng của tổ chức. LẦN 1 Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; LẦN 2 Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trên đây là những cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phổ biến mình liệt kê các bạn cùng tham khảo. Tương tự như các cơ quan có thẩm quyền khác khi các bạn không đồng ý với quyết định đó, bạn có quyền khiếu nại bằng cách xác định cơ quan nào ban hành như mình đã hướng đẫn ở phần lưu ý và tiến hành khiếu nại cơ quan có thẩm quyền rồi tiến hành khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền như mình hướng dẫn trên đây nhé!
Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
Dưới đây mình sẽ post nội dung liên quan đến thẩm quyền xét xử của tòa án trong tố tụng hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó. - Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. - Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. - Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.
Ly hôn là sự chấm dứt mối quan hệ giữa hai vợ chồng trên danh nghĩa pháp luật công nhận theo yêu cầu của vợ chồng. Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân dẫn đến các hệ quả về nhân thân, quyền nuôi con, các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Vì thế, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định rõ các quy trình, thủ tục ly hôn, cụ thể như sau: Thủ tục và hồ sơ ly hôn: - Đơn trình xin ly hôn. - CMND, Bản sao hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu - Yều cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn ( Bản chính giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao) - Nếu 2 vợ chồng có con thì cung cấp giấy khai của con - Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của 2 vợ chồng nếu có tranh chấp tài sản - Trường hợp 2 vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà 1 trong 2 người ( vợ - Chồng ) xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của 1 trong 2 vợ chồng. - Trường hợp nếu nếu 2 vợ chồng làm kết hôn tại nước ngoài mà muốn hủy kết hôn tại Việt Nam thì được sự sở tư pháp công nhận ký và ghi chú vào sổ tại sở tư pháp. -> Làm đơn ly hôn tại Việt Nam. Trình tự thủ tục ly hôn: B1: Nộp đơn ly hôn đến Tòa án Nhân dân nơi cư trú của vợ/chồng B2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra lệ phí của việc ly hôn của 2 vợ chồng " Phí tạm ứng ly hôn". B3: Sau khi nộp phí tạm ứng dân dự sơ thẩm thì đến tòa án nộp biên lai phí tạm ứng B4: Tòa án thụ lý giải quyết: Nếu vụ việc là Thuận tình ly hôn: - Trong 15 ngày làm việc tại tòa án - Tòa án sẽ mở phiên hòa giải cho 2 bên. - Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. - Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án. Thời hạn xét xử việc ly hôn là: Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án (Khoản 1 điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015) Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn: Tòa án nhân dân quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cư trú của vợ hoặc chồng. (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự)
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Xin nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi về trường hợp sau: Cô Nguyễn Thị A công tác tại trường Mẫu giáo X, cô vi phạm kỷ luật được Hội đồng kỷ luật nhà trường kỷ luật buộc thôi việc (Quyết định thôi việc do Hiệu trưởng trường Mẫu Giáo X ký). Cô không đồng ý với quyết định kỷ luật trên, cô làm đơn khiếu nại về Phòng GD&ĐT Y (là đơn vị quản lý của trường Mẫu Giáo X. Vây xin hỏi phòng Giáo dục và Đào tạo Y có thẩm quyền giải quyết đơn thư trên không và hướng xử lý như thế nào? Nhờ luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
Tư cách của nguyên đơn và bị đơn trong tố tụng
Tôi có một vụ việc như sau rất mong sự giúp đỡ của mọi người: Chi nhanh ( giám đốc chi nhánh là đại diện theo ủy quyền)của Tổng công ty cổ phần A ký 2 hợp đồng với Công ty B. Hợp đồng 1 được Chi nhánh ngân hàng C tại Hải Dương ( trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh thanh toán cho công ty B. Hợp đồng 2 được Chi nhánh ngân hàng D tại Hà Nội ( trụ sở tại Hà Nội) phát hành Bảo lãnh thanh toán cho CT B. Hết thời hạn thanh toán, công ty B không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán cho Chi nhánh công ty A, Công ty A yêu cầu 2 ngân hàng trên thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Tuy nhiên 2 ngân hàng trên không hợp tác, Công ty A quyết định nộp đơn khởi kiện ra tòa án. Tôi có một số vấn đề băn khoăn như sau: 1. Nguyên đơn là Tổng công ty cổ phần A chứ không phải là Chi nhánh của Tổng công ty cổ phần A 2. Bị đơn là 2 ngân hàng C và D chứ không phải là chi nhánh của 2 ngân hàng trên. ( căn cứ theo Luật doanh nghiệp thì : chi nhanh và văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân do đó, chi nhánh và văn phòng đại diện không có tư cách đứng đơn trong tố tụng trừ trường hợp chi nhánh độc lập với công ty mẹ) 3. Tôi đang băn khoăn không biết tòa án nơi nào sẽ là nơi có thẩm quyền giải quyết? Trogn đơn khởi kiện, bị đơn là Ngân hàng C và Ngân hàng D có hợp lý không ? Rất mong sự giúp đỡ của các luật sư. Trân trọng,