Vụ thầy hiệu trưởng bị tố lạm dụng tình dục: Thầy hiệu trưởng vô tội!
Trong những ngày vừa qua nhiều báo đưa tin về việc ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, có hành vi ứng xử không chuẩn mực với một số học sinh nam của nhà trường. Thầy nhiều lần gọi các em học sinh nam lên phòng làm việc nói chuyện. Thẩm phán làm việc ở Tòa soạn Từ ngữ mà các báo sử dụng gắn với hành vi của người thầy là “lạm dụng tình dục học sinh,” “xâm hại học sinh”, “xâm hại tình dục” hay thậm chí là có cả cụm từ mang tính kết luận tội của người thầy “dâm ô”. Một số tác giả của các báo còn kết luận cả số năm tù mà người thầy này phải nhận. Phòng xử án Facebook Rất nhiều các bài báo được chia sẻ kèm theo bình luận của cư dân mạng, ngoài các bình luận về tội danh, số năm tù, các bạn còn dùng những lời lẽ rất nặng nề cho người thầy, như suy đồi về đạo đức, tha hóa về tâm lý… Trong tâm lý của rất nhiều người, cứ một người bị Công an bắt lên và điều tra thì mặc định là người đó có tội. Đây là một nhận định rất phiến diện. Xin thưa, tính đến thời điểm hiện tại, thầy hiệu trưởng Đinh Bằng My đang vô tội! Việc này là hoàn toàn có căn cứ. Thứ nhất, Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, Luật Hiến pháp đã quy định rất rõ ràng chỉ có tội khi có bản án kết tội của Tòa án, nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có bản án nào được ra cả, chúng ta chỉ mới ở giai đoạn điều tra. Thứ hai, hiện giờ những thông tin của chúng ta có được chỉ là thông tin từ một phía và chưa đầy đủ, đưa ra ngay một kết luận như vậy là quá vội vàng. Chúng ta chưa biết những hành động của thầy là gì cả và thầy có làm những hành động ấy hay không cũng chưa được xác minh. Thứ ba, Cơ quan điều tra còn đang phải tốn rất nhiều thời gian nữa mới xác minh được, rồi đến Viện kiểm sát hoàn thành hồ sơ truy tố chuyển qua cho tòa, sau đó phải xét xử và ra bản án thì người đó mới có tội. Vậy tại sao chúng ta là một người ngoài nhìn vào lại có thể khẳng định chắc chắn như vậy. Đọc những ý kiến như trên mọi người có nghĩ là tôi đang quá máy móc hay là tội đang quá bao che dung túng cho cái ác. Xin thưa là không! Thực tiễn vẫn có rất nhiều trường hợp xảy ra, có bản án những vẫn là vô tội, như tình trạng oan sai của tử tù Hàn Đức Long hay vụ của Nguyễn Thanh Chấn. Vì vậy xin mọi người đừng quá vội vàng kết luận, chúng ta hãy cũng đợi ngày Tòa án ra bản án và cũng mong là các tác giả của Tòa soạn báo, các bài viết của các anh ảnh hưởng nhiều đến công chúng nên mong các bài viết hãy nêu lên đúng sự thật chứ đừng tập làm thẩm phán.
Góc nhìn khác về vụ thầy hiệu trưởng bị tố lạm dụng tình dục học sinh
Gần đây dư luận liên tục xôn xao với thông tin thầy Hiệu trưởng trường THCS Thanh Sơn bị tố lạm dụng tình dục. Tôi cũng có một vài quan điểm về vấn đề này để mọi người cùng thảo luận. Tôi tự hỏi, thầy hiệu trưởng đã có hành vi sai trái với nhiều người như vậy, chẳng lẽ hành vi của thầy không một thầy cô nào trong trường phát hiện ra hay sao? Nếu có thì những thầy cô giáo biết và những người có thể biết thầy Hiệu trưởng có ý định gì nhưng vẫn dẫn các em vào phòng của thầy có phạm tội che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm hay không? Thầy cô giáo không lên tiếng sẽ phạm tội khi có hai yếu tố sau: + Thứ nhất: là có những hành vi quy định tại Điều 18 và 19 Bộ luật Hình sự 2015 về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác. + Thứ hai: thầy hiệu trưởng vi phạm một trong các tội quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015. Về yếu tố thứ nhất: Trước tiên, về tội che giấu tội phạm Bộ luật Hình sự có quy định “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm”. (Điều 18, Bộ luật Hình sự 2015) Ở đây đối với hành vi này, nếu thầy cô giáo khác có hành vi che dấu, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy hiệu trưởng phạm tội hoặc cản trở, gây khó khăn việc điều ra thì mới phạm phải tội này, nhưng điều này rất ít khả năng xảy ra. Về tội không tố giác tại Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định như sau: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm”. Xét vào trường hợp này, giả sử các thầy cô giáo biết mà không lên tiếng về việc này thì rất khả năng những người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc giữ im lặng không đúng lúc như thế này. Về yếu tố thứ hai: Ở đây vì các em là học sinh THCS nên thường ở độ tuổi dưới 16 và hành vi của thầy hiệu trưởng là liên quan đến lạm dụng tình dục. Do đó khi đối chiếu với các quy định tại Điều 389 thì nếu thầy Hiệu trưởng phạm một trong những tội sau: + Điều 142: tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi + Điều 144: tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi + Khoản 2, 3 Điều 146: tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Khi đủ hai yếu tố kể trên thì thầy cô giáo, những người biết nhưng không lên tiếng để bảo vệ quyền lợi cho các em học sinh thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Cũng có những trường hợp thầy cô giáo không chịu trách nhiệm hình sự, đó là: + Không chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm khi thầy cô giáo biết đó là cháu, anh chị em ruột, vợ của người phạm tội + Có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt khi đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm. Chưa biết về tội danh của thầy Hiệu trưởng trong vụ này phải chịu là gì, nhưng sự im lặng sai thời điểm của các thầy cô giáo trong trường biết về sự việc này có thể là một tội phạm hình sự và nó là một tội ác đối với người bị hại. Hi vọng sau vụ này những người biết về hành vi phạm tội sẽ không im lặng sai thời điểm như thế này nữa.
Vụ thầy hiệu trưởng bị tố lạm dụng tình dục: Thầy hiệu trưởng vô tội!
Trong những ngày vừa qua nhiều báo đưa tin về việc ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn, có hành vi ứng xử không chuẩn mực với một số học sinh nam của nhà trường. Thầy nhiều lần gọi các em học sinh nam lên phòng làm việc nói chuyện. Thẩm phán làm việc ở Tòa soạn Từ ngữ mà các báo sử dụng gắn với hành vi của người thầy là “lạm dụng tình dục học sinh,” “xâm hại học sinh”, “xâm hại tình dục” hay thậm chí là có cả cụm từ mang tính kết luận tội của người thầy “dâm ô”. Một số tác giả của các báo còn kết luận cả số năm tù mà người thầy này phải nhận. Phòng xử án Facebook Rất nhiều các bài báo được chia sẻ kèm theo bình luận của cư dân mạng, ngoài các bình luận về tội danh, số năm tù, các bạn còn dùng những lời lẽ rất nặng nề cho người thầy, như suy đồi về đạo đức, tha hóa về tâm lý… Trong tâm lý của rất nhiều người, cứ một người bị Công an bắt lên và điều tra thì mặc định là người đó có tội. Đây là một nhận định rất phiến diện. Xin thưa, tính đến thời điểm hiện tại, thầy hiệu trưởng Đinh Bằng My đang vô tội! Việc này là hoàn toàn có căn cứ. Thứ nhất, Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như vậy, Luật Hiến pháp đã quy định rất rõ ràng chỉ có tội khi có bản án kết tội của Tòa án, nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì chưa có bản án nào được ra cả, chúng ta chỉ mới ở giai đoạn điều tra. Thứ hai, hiện giờ những thông tin của chúng ta có được chỉ là thông tin từ một phía và chưa đầy đủ, đưa ra ngay một kết luận như vậy là quá vội vàng. Chúng ta chưa biết những hành động của thầy là gì cả và thầy có làm những hành động ấy hay không cũng chưa được xác minh. Thứ ba, Cơ quan điều tra còn đang phải tốn rất nhiều thời gian nữa mới xác minh được, rồi đến Viện kiểm sát hoàn thành hồ sơ truy tố chuyển qua cho tòa, sau đó phải xét xử và ra bản án thì người đó mới có tội. Vậy tại sao chúng ta là một người ngoài nhìn vào lại có thể khẳng định chắc chắn như vậy. Đọc những ý kiến như trên mọi người có nghĩ là tôi đang quá máy móc hay là tội đang quá bao che dung túng cho cái ác. Xin thưa là không! Thực tiễn vẫn có rất nhiều trường hợp xảy ra, có bản án những vẫn là vô tội, như tình trạng oan sai của tử tù Hàn Đức Long hay vụ của Nguyễn Thanh Chấn. Vì vậy xin mọi người đừng quá vội vàng kết luận, chúng ta hãy cũng đợi ngày Tòa án ra bản án và cũng mong là các tác giả của Tòa soạn báo, các bài viết của các anh ảnh hưởng nhiều đến công chúng nên mong các bài viết hãy nêu lên đúng sự thật chứ đừng tập làm thẩm phán.
Góc nhìn khác về vụ thầy hiệu trưởng bị tố lạm dụng tình dục học sinh
Gần đây dư luận liên tục xôn xao với thông tin thầy Hiệu trưởng trường THCS Thanh Sơn bị tố lạm dụng tình dục. Tôi cũng có một vài quan điểm về vấn đề này để mọi người cùng thảo luận. Tôi tự hỏi, thầy hiệu trưởng đã có hành vi sai trái với nhiều người như vậy, chẳng lẽ hành vi của thầy không một thầy cô nào trong trường phát hiện ra hay sao? Nếu có thì những thầy cô giáo biết và những người có thể biết thầy Hiệu trưởng có ý định gì nhưng vẫn dẫn các em vào phòng của thầy có phạm tội che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm hay không? Thầy cô giáo không lên tiếng sẽ phạm tội khi có hai yếu tố sau: + Thứ nhất: là có những hành vi quy định tại Điều 18 và 19 Bộ luật Hình sự 2015 về tội che giấu tội phạm và tội không tố giác. + Thứ hai: thầy hiệu trưởng vi phạm một trong các tội quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015. Về yếu tố thứ nhất: Trước tiên, về tội che giấu tội phạm Bộ luật Hình sự có quy định “Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm”. (Điều 18, Bộ luật Hình sự 2015) Ở đây đối với hành vi này, nếu thầy cô giáo khác có hành vi che dấu, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy hiệu trưởng phạm tội hoặc cản trở, gây khó khăn việc điều ra thì mới phạm phải tội này, nhưng điều này rất ít khả năng xảy ra. Về tội không tố giác tại Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định như sau: “Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm”. Xét vào trường hợp này, giả sử các thầy cô giáo biết mà không lên tiếng về việc này thì rất khả năng những người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc giữ im lặng không đúng lúc như thế này. Về yếu tố thứ hai: Ở đây vì các em là học sinh THCS nên thường ở độ tuổi dưới 16 và hành vi của thầy hiệu trưởng là liên quan đến lạm dụng tình dục. Do đó khi đối chiếu với các quy định tại Điều 389 thì nếu thầy Hiệu trưởng phạm một trong những tội sau: + Điều 142: tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi + Điều 144: tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi + Khoản 2, 3 Điều 146: tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Khi đủ hai yếu tố kể trên thì thầy cô giáo, những người biết nhưng không lên tiếng để bảo vệ quyền lợi cho các em học sinh thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Cũng có những trường hợp thầy cô giáo không chịu trách nhiệm hình sự, đó là: + Không chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm khi thầy cô giáo biết đó là cháu, anh chị em ruột, vợ của người phạm tội + Có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt khi đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm. Chưa biết về tội danh của thầy Hiệu trưởng trong vụ này phải chịu là gì, nhưng sự im lặng sai thời điểm của các thầy cô giáo trong trường biết về sự việc này có thể là một tội phạm hình sự và nó là một tội ác đối với người bị hại. Hi vọng sau vụ này những người biết về hành vi phạm tội sẽ không im lặng sai thời điểm như thế này nữa.