Bài tập về hợp đồng thương mại quốc tế?
Ngày 15/9/2012, công ty A (Trung Quốc) gửi đề nghị giao kết hợp đồng đến công ty B (Nhật) để chào bán 50 tấn cà phê, thời hạn trả lời cuối cùng là ngày 30/9/2012 (đến hết 5h chiều giờ Trung Quốc). Theo đề nghị, nếu B đồng ý, A sẽ giao hàng cho B trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được chấp nhận đề nghị của B. Ngày 28/9/2012, công ty B đã fax trả lời A với nội dung đồng ý mua 50 tấn cà phê nói trên và thêm rằng A sẽ giao hàng cho B theo điều kiện CIF yokohama INCOTERMS 2010, thời hạn trả lời là 1/10/2012. Nhận được fax của B, A không trả lời, Đến 3h30 chiều ngày 30/9/2012 ( giờ TRung Quốc), B quyết định không mua hàng nữa do giá cà phê trên thị trường giảm đột ngột, liền fax sang cho A. Đến ngày 5/10/2012, B nhận được thông báo của A theo đó A sẽ giao hàng cho bên chuyên chở vào ngày 15/10 và hàng sẽ đến cảng yokohama vào ngày 25/10. Sau khi nhận được thông báo của A, B đã fax lại và khẳng định rằng B từ chối mua hàng của A. A vẫn cứ tiến hành giao hàng cho B và đề nghị B thanh toán. B không nhận hàng và từ chối thanh toán. Biết rằng Trung Quốc là thành viên của CISG 1980 bảo lưu theo quy định tại điều 95. Câu hỏi: giả sử CISG đươc áp dụng. Hãy phân tích các dữ kiện của vụ việc trên và cho biết A và ?hoặc B có vi phạm hợp đồng ko? Mọi người giúp e vs ạ. em cảm ơn nhiều
Thương mại quốc tế mọi người giúp em với ạ
CTNHH A chuyên sx đồ gỗ xuất khẩu thành lập vào tháng 1/2016. Vào tháng 1/2017 sau quá trình chào giá trao đổi thông tin sp, duyệt mẫu, đánh giá tiêu chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn đạo đức trách nhiệm xã hội. Cty B có trụ sở tại Mỹ (k có hiện diện tại trụ sở VN) đã đặt mua của A container hàng bàn ghế gỗ theo mẫu do phía B thiết kế Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế, A đã lấy mẫu HĐ mua bán hàng hoá thường dùng với các đối tác trong nc để ký HĐ với B như sau: Số lượng bàn, ghế gỗ địa điểm phương thức thg giao hàng. Tiêu chuẩn, chất lượng sp quy cách đóng gói Giá cả, đồng tiền thanh toán và tiến độ thanh toán( đặt cọc 20% trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; thanh toán 80% còn lại bằng ck trong vòng 60 ngày kể từ ngày giao đủ hàng) Quyền và nghĩa vụ hai bên Bồi thường hợp đồng trong trường hợp giao hàng chậm tiến độ, k đúng chất lượng đã cam kết Câu 1: Trường hợp loại hàng bàn ghế gỗ này k nằm trong danh mục hàng hoá cấm xk, tạm ngừng xk, xk theo giấy phép hoặc các quy định của cơ quan thẩm quyền trước khi thông quan thì cty A khi xk có phải xin phép hay k? Câu 2: Nhận xét về điều khoản thanh toán. Câu 3: Hãy bổ sung điều khảon cần thiết trong HĐ. Câu 4: Tại thời điểm nhận hàng phía B phát hiện 1 số bàn ghế k đúng chất lượng, B yêu cầu bồi thường 50000$ nhưng A cho rằng nếu sx lại thì chỉ mất khoản 25000$ . Hãy tư vấn khả năng A khởi kiện B.
Phân biệt Ngoại hối và Ngoại tệ
Ở nước ta, nhiều người đồng nhất giữa khái niệm ngoại hối và ngoại tệ. Điều này về bản chất là không sai do ngoại tệ cũng là một loại ngoại hối và thông thường nó chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường, tuy nhiên đây là cách hiểu chưa đầy đủ. Chúng ta có thể phân biệt Ngoại hối và Ngoại tệ thông qua bảng dưới đây: Tiêu chí Ngoại tệ Ngoại hối Khái niệm Là đồng tiền của nước này đối với nước khác, nó có thể được chi trả trực tiếp hoặc thông qua đồng tiền thứ ba trong thanh toán quốc tế. Là ngoại tệ và các phương tiện có giá trị dùng chi trả trong thanh toán quốc tế. Thành phần Bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, tiền tín dụng Bao gồm ngoại tệ; Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ như hối phiếu, séc, kỳ phiếu, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền; Các chứng khoán có giá trị bằng ngoại tệ như cổ phiếu, trái phiếu quốc gia, vàng tiêu chuẩn quốc tế... Phạm vi Có phạm vi hẹp hơn (nằm trong ngoại hối). Có phạm vi lớn hơn. Trên đây là 3 tiêu chí để phân biệt giữa ngoại hối và ngoại tệ, các bạn có thêm tiêu chí thì bổ sung cho bài viết được hoàn chỉnh hơn nhé!
Cách giải bài tập Luật thương mại quốc tế người học Luật cần phải biết
Phương pháp IRAC là phương pháp phổ biến và quen thuộc với sinh viên luật và dân luật nói chung đặc biệt đối với những bạn học môn Luật thương mại quốc tế. Vậy phương pháp này là gì, cách áp dụng phương pháp này như thế nào? Các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây nha IRAC có thể được hiểu như sau: • I: Issue - Vấn đề • R: Rules - Quy định pháp luật được áp dụng • A: Application Facts - Vận dụng luật vào tình huống • C: Conclusion - Kết luận Đây là một phương pháp sắp xếp lập luận, suy nghĩ pháp lý cơ bản, giúp chúng ta hình thành lập luận rõ ràng, logic. IRAC cũng là một phương pháp viết và nói pháp lý dễ hiểu cho người viết và người đọc Trong đó: 1. Issue (Vấn đề) Bước đầu tiên của suy nghĩ và lập luận pháp lý là phát hiện ra vấn đề pháp lý từ các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc (facts). Một vụ việc có thể có một hay nhiều vấn đề pháp lý. Để có thể phát hiện ra vấn đề pháp lý ít nhất chúng ta phải hình dung được ngành luật nào, chế định nào điều chỉnh vụ việc chúng ta đang xử lý. Nói cách khác là quan hệ pháp lý nào tồn tại trong vụ việc. Mục đích của phần này đó chính là giải quyết được câu hỏi “Vấn đề pháp lý gì đang được tranh luận là gì?”. 2. Rule (Quy định) Khi đã tìm ra được vấn đề pháp lý (quan hệ pháp lý) của vụ việc, chúng ta cần rà soát, nghiên cứu quy định của ngành luật liên quan để tìm ra chính xác quy định cụ thể áp dụng, điều chỉnh vụ việc. Cần ra soát tất cả các nguồn luật của ngành luật: điều ước, tập quán, nguyên tắc chung và cả án lệ liên quan. 3. Application (áp dụng) Khi đã biết quy định áp dụng rồi thì cần áp dụng quy định đó vào vụ việc thực tế. Phần Application sẽ yêu cầu giải thích quy định liên quan đã được phát hiện ở trên, kết hợp với các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc để đi đến kết luận. Kết luận này không phải là kết luận trong Conclusion phía dưới mà kết luận cho các câu hỏi kiểu như: liệu có bằng chứng, dữ kiện cho thấy tất cả các điều kiện ở quy định M đã được thõa mãn hay chưa? Phần này là phần quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề pháp lý, bởi lẽ việc kết nối giữa I và R chính là A, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy định pháp luật liên quan để đưa ra được những phân tích cụ thể. Vận dụng luật vào tình huống để chứng minh rằng vì sao dùng điều luật này mà không vận dụng điều luật khác để giải quyết vấn đề. 4. Conclusion (kết luận) Phần kết luận thường là đưa ra câu trả lời tổng kết cho các phần trên, đặc biệt là phần Application. Ở phần này, chúng ta sẽ không đưa thêm thông tin hay lập luận mới. Nói chính xác thì, phần này chúng ta sẽ phải trình bày được kết luận của từng vấn đề hoặc đưa ra được kết luận tổng thể. Lưu ý rằng, không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện để hướng đến một kết luận hợp lý. Phương pháp IRAC cho một bài tập được áp dụng như sau: - Issue: Ta phải nêu được vấn đề cần phân tích trong bài tập là gì. Ví dụ: “Luật của nước A ban hành về sản phẩm nhập khẩu X có vi phạm quy định của điều I:1 GATT 1994 hay không?” Một bài tập thường có nhiều hơn một vấn đề cần phân tích, chỉ ra được càng nhiều vấn đề thì phân tích càng chi tiết, và như thế dễ ăn điểm hơn. - Rules: Đưa ra cơ sở pháp lý dùng để giải quyết vấn đề, có thể chỉ là các quy định trong văn bản pháp lý của WTO hoặc thêm vào các án lệ. - Application: Lập luận để xem vấn đề nêu ra có phù hợp với cơ sở pháp lý hay không. Phần này tùy thuộc vào từng dạng bài tập, ví dụ như với vấn đề vi phạm quy định của Điều I:1 của GATT 1994. Khi đó cần phân tích các yếu tố để biết được phương pháp điều chỉnh của một quốc gia như vậy đã hợp lệ hay chưa, mỗi yếu tố lại có giá trị phân tích như một vấn đề nhỏ. Như vậy, có thể trong một vấn đề sẽ tồn tại những “vấn đề con” cũng có thể được giải quyết bằng phương pháp IRAC. Tuy nhiên, đây cũng là một nhược điểm của IRAC, phương pháp này có thể khiến bạn phải viết rất nhiều và có thể không kịp thời gian, nếu như bạn không biết cách trình bày lập luận của mình một cách vắn tắt. - Conclusion: Từ phân tích và lập luận đã nêu ở trên, trả lời cho câu hỏi mà vấn đề nêu ra. Lưu ý chỉ trả lời đúng cho câu hỏi mà vấn đề nêu ra, không đưa ra thêm cơ sở pháp lý hay phân tích mới nào.
Hệ quả pháp lý trong áp dụng điều khoản bất khả kháng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 thì : “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Như vậy, “Điều khoản về những trường hợp bất khả kháng” được hiểu ngắn gọn là điều khoản về những trường hợp mà khi xảy ra các bên không phải chịu trách nhiệm dù đã có hành vi vi phạm hợp đồng. Hệ quả pháp lí của việc áp dụng Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ: (i) được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra; (ii) được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng; (iii) nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng. Như vậy, hệ quả pháp lí của việc áp dụng điều khoản những trường hợp về bất khả kháng như sau: - Hệ quả thứ nhất, được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng gây ra Theo quy định chung của thế giới (khoản 1 Điều 79 Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980(CISG), hay khoản 1 Điều 7.1.7 của Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004) thì sự kiện bất khả kháng sẽ là căn cứ để bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trách nhiệm. Đối với quy định của pháp luật Việt Nam cũng vậy, ngay tại khoản 2 Điều 351 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định "Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác." Như vậy, nếu không thực hiện được nghĩa vụ của hợp đồng nhưng do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm được miễn trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, để đươc coi là một căn cứ miễn trách nhiệm, thì sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng. Do vậy, việc chứng minh của bên gặp bất khả kháng sẽ gồm 2 điểm: một là, sự tồn tại của trường hợp bất khả kháng và hai là, quan hệ nhân quả giữa nó và hành vi vi phạm hợp đồng. Do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tiến hành ký kết và thực hiện giữa các thương nhân ở các nước khác nhau, thậm chí ở rất xa nhau. Cho nên, để tránh việc một bên đưa ra các sự kiện minh chứng giả tạo, người ta đòi họ phải đưa ra được các bằng chứng xác thực. Công ước Viên năm 1980 không quy định các biện pháp, cách thức chứng minh cho trường hợp gặp bất khả kháng. Còn trong thực tiễn thì các bên thường quy định trong hợp đồng về việc chứng minh bất khả kháng là một giấy chứng nhận của Phòng thương mại tại quốc gia nơi xảy ra sự kiện hoặc là xác nhận của một cơ quan nào đó có thẩm quyền của Nhà nước. Ví dụ, năm 1993, công ty Vegetexco của Việt Nam, có ký một hợp đồng xuất khẩu đưa sang Nga trong vụ đông xuân. Bên người mua đã ứng trước tiền hàng bằng phân bón, xăng dầu. Các vùng trồng dưa đã triển khai đúng tiến độ, cây phát triển tốt cho thấy triển vọng được mùa. Thế nhưng, trước khi thu hoạch một tháng, miền Bắc bị một đợt sương muối nặng, cây bị tát hết lá, nhiều quả non bị rụng. Miền trung là vùng trồng dưa lớn thứ hai thì bị bão sớm đổ bộ làm hư hỏng gần hết. Kết quả là trong năm đó Vegetexco chỉ thực hiện được 65% hợp đồng đã ký. Để được miễn trách nhiệm trong trường hợp này, Công ty đã phải xin Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã bị thiên tai, xin Giấy chứng nhận của Tổng cục khí tượng thủy văn và giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trước các bằng chứng xác thực của công ty, bạn hàng của Nga đã chấp nhận, coi đây là trường hợp bất khả kháng, không bắt công ty Vegetexco bồi thường và tiếp tục hợp đồng đã ký trong các năm sau. - Hệ quả thứ hai, kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tương ứng với thời gian tổn tại bất khả kháng. Điều này có thể được lý giải như sau: Khi một nhà kinh doanh ký kết HĐTMQT thì họ đã có những kế hoạch riêng của mình và chờ đợi thu được lợi nhuận thông qua việc thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng không thực hiện được, mục đích thương mại không đạt, các chi phí đã bỏ ra không thu hồi được sẽ gây ra những tổn thất lớn không những về kinh tế mà còn về mối quan hệ làm ăn lâu năm giữa các bên. Như vậy, việc không thực hiện nghĩa vụ, dù không do lỗi của bên nào đi nữa cũng có thể mang lại thiệt hại lớn cho các bên. Cho nên, trong thực tiễn thương mại quốc tế người ta đã rút ra kết luận là: thà được thực hiện chậm còn hơn là không có. Tuy nhiên, việc đó còn phụ thuộc vào thời gian tồn tại của bất khả kháng. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại 2005: “ Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả,…”. Ví dụ, trong hợp đồng bên A ở Thái Lan bán bột dinh dưỡng cho bên B tại Việt Nam theo điều kiện FOB Cảng Laem Chabang Incoterms 2010. Luật áp dụng là CISG. Theo quy định của hợp đồng, bên A phải giao hàng lên tàu cho bên B chỉ định không muộn hơn ngày 30/01/2015. Nhưng tại thời điểm giao hàng, cảng Laem Chabang phải đóng cửa do có sự kiện đảo chính quân sự tại Thái Lan. Sự kiện đóng cửa này kéo dài từ ngày 29/01/2015 đến hết ngày 03/02/2015 khiến bên A không thể giao hàng theo đúng thời hạn của hợp đồng. Sự kiện này là bất khả kháng và bên A được miễn trách theo Điều 79 CISG. Tuy nhiên, thời hạn miễn trách và được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ này chỉ được diễn ra trong đúng thời gian từ ngày 29/01 – 03/02/2015. Qua thời hạn trên, bên A phải thực hiện tất cả các biện pháp trong khả năng của mình để giao hàng lên tàu cho bên B. Bất cứ sự giao hàng chậm trễ nào ngoài thời hạn cảng đóng cửa từ 29/01 – 03/02, bên A không được viện dẫn sự kiện bất khả kháng đảo chính nêu trên để miễn trách nhiệt. Như vậy, theo quy định của CISG và Luật Thương mại Việt Nam 2005 đều quy định bên gặp bất khả kháng được kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng trong thời gian tồn tại bất khả kháng. - Hệ quả thứ ba: chấm dứt các quan hệ hợp đồng giữa hai bên Đây là trường hợp bất khả kháng xảy ra và tổn tại trong một thời gian khá dài làm cho việc thực hiện hợp đồng không còn ý nghĩa đối với một hoặc cả hai bên hoặc hậu quả của bất khả kháng là rất nghiêm trọng mà bên vi phạm hợp đồng dù đã áp dụng biện pháp cần thiết nhưng cũng không thể khắc phục được. Chẳng hạn, người bán đã bị tổn thất rất nặng nề về toàn bộ lô hàng đang được giao cho đối tác giao (do sự kiện bão lớn làm chìm tàu, hàng hóa không thể cứu vớt), sau đó người bán không còn cách nào để có hàng giao cho người mua nữa. Lúc này, bên vi phạm hợp đồng có thể viện dẫn điều khoản về những trường hợp bất khả để được chấm dứt hợp đồng, miễn trách nhiệm của mình. Mọi người trao đổi cùng mình về vấn đề này nhé!
Điều kiện để thương nhân tham gia thương mại quốc tế
Theo quy định của pháp luật việt nam thì thương nhân phải đáp ứng được có thể tham gia thương mại quốc tế..cho ví dụ và giải thích kèm cơ sở pháp luật ..
TÀI LIỆU MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
>>> Phân biệt giữa xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh >>> 6 điều cần lưu ý khi áp dụng Incoterms >>> Tài liệu Incoterms 2010 - quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện TMQT và nội địa >>> Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm >>> Tiếng anh trong hợp đồng thương mại quốc tế >>> Danh mục các chữ viết tắt dùng trong thương mại quốc tế Gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO từ 11/01/2007, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới, khai thác hiệu quả các nguồn lực quốc tế. Do đó việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế rất được chú trọng và chương trình đào tạo Luật đã, đang cung cấp kiến thức cho sinh viên về vấn đề này. Môn luật Thương mại quốc tế có nhiều hiệp định, văn bản quy định liên quan nhưng sinh viên chủ yếu được giảng dạy về một số văn bản mang tính căn bản sau đây: 1) GATT – Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch: GATT - General Agreement on Tariffs and Trade, là một hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia thành viên dựa trên 3 nguyên tắc: - Không phân biệt đối xử(non-discrimination): Theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua "quy tắc tối huệ quốc" và " quy tắc đối xử quốc gia". - Bảo hộ thông qua thuế quan: Nguyên tắc quan trọng thứ hai của GATT là mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan. Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng. - Minh bạch: Các thành viên phải công khai một cách chính thức cho thành viên khác biết về quy định của quốc gia mình. 2) Hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng: Hiệp định được ký kết với mục tiêu ngăn cản các hành vi trợ cấp của Nhà nước, Chính phủ vượt quá các giới hạn và điều kiện nhất định để bảo hộ nền sản xuất nội địa, tránh tình trạng bị hàng hóa nhập khẩu có trợ cấp chiếm hết thị trường hàng hóa trong nước. 3) Hiệp định về chống bán phá giá: Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định được ký kết nhằm ngăn cản hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp hơn giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước. 4) Hiệp định về biện pháp tự vệ: là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định cho phép thành viên WTO áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi sự tăng đột biến của nhập khẩu một mặt hàng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. 5) Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG): Đây là một văn bản rất quan trọng khi học môn Thương mại quốc tế cũng như đối với những bạn có đam mê về Hợp đồng quốc tế. CISG vừa có hiệu lực tại Việt Nam từ 01/01/2017, là một hiệp ước quy định một luật mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất. Việt Nam trở thành thành viên thứ 84 của CISG, cho thấy nó là một trong những pháp luật quốc tế thống nhất thành công nhất. CISG tạo ra hành lang pháp lý chung để các doanh nghiệp an tâm thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, tạo thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư. Trên đây là một số văn bản nổi bật để học môn Thương mại quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm: - Luật Thương maị Quốc tế, PGS. TS Mai Hồng Quỳ, Ths. Trần Việt Dũng, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 2005 - Giáo trình luật TMQT, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2003. - Giáo trình LTMQT, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, 2005. - Giáo trình Luật Kinh tế Quốc tế, Học viện Quan hệ ngọai giao, 2001 - Hợp đồng thương mại quốc tế, PGS. TS Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê thị Bích Thọ, TS. Dương Anh Sơn, NXB Công an nhân dân, 2003.
Chú ý khi áp dụng điều kiện FOB trong thương mại quốc tế với các thương nhân Bắc Mỹ
Các doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với Hoa Kỳ Canada cần lưu ý rằng điều kiện thương mại áp dụng bởi các thương nhân Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada, thậm chí cả Mexico) đều thích áp dụng các điều kiện thương mại theo tập quán của Bắc Mỹ. Văn bản qui phạm pháp luật thể hiện rõ nét các điều kiện thương mại này là Bộ Luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ. Các điều kiện thương mại của Bắc Mỹ khác nhiều so với các điều kiện thương mại được qui định trong Incoterms 2010. Trong Bộ Luật Thương mại thống nhất có năm điều kiện thương mại cơ bản là FOB, FAS, CIF, C&F, và Ex-Ship. Điều kiện FOB Bắc Mỹ có hai loại là FOB nơi bốc xếp và FOB nơi đến: - Nếu áp dụng FOB nơi bốc xếp (the place of shipment) thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển và chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng được giao cho người vận chuyển tại cảng bốc xếp. - Còn theo FOB nơi đến (the place of destination) thì người bán phải chịu rủi ro cho đến khi hàng được giao cho bên bán tại nơi đến. Đây là một điểm khác biệt so với FOB trong Incoterms 2010, theo FOB – Incoterms 2010 thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp, từ thời điểm đó trở đi tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ được chuyển sang cho bên mua. Do vậy nếu áp dụng FOB Bắc Mỹ cần lưu ý ghi rõ là FOB nơi bốc xếp hay FOB nơi đến.
6 điều cần lưu ý khi áp dụng Incoterms
>>> Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm Thứ nhất, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thứ hai, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. Thứ ba, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán. Thứ tư, hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán. Thứ năm, Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó. Cuối cùng, tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.
Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm
Có rất nhiều quy tắc, thông lệ quốc tế chi phối quan hệ Thương mại quốc tế (TMQT) như: UCP điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, URR điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu,.v.v. Incoterms (International Commerce Terms – các điều kiện TMQT) cũng là một trong những quy tắc như vậy. Đây là quy tắc chính thức của Phòng thương mại quốc tế (ICC) nhằm giải thích thống nhất các điều kiện thương mại, thông qua đó tạo điều kiện cho các giao dịch TMQT diễn ra thuận lợi, trôi chảy. Năm 1936, Incoterms phiên bản đầu tiên ra đời. Và đến nay, qua 80 năm, Incoterm đã qua 5 lần sửa đổi hoặc ban hành các phiên bản mới. Những thay đổi qua các phiên bản được tóm tắt trong bảng dưới đây. Mặc dù các phiên bản Incoterms là không phủ nhận lẫn nhau và sự cập nhật thường xuyên chính là để bắt kịp với nhịp độ phát triển của TMQT. Tuy vậy, tùy thuộc vào thói quen giao dịch mua bán, tập quán của từng vùng, địa điểm giao dịch mà người ta có thể lựa chọn phiên bản cập nhật hay các phiên bản khác cũ hơn để áp dụng. Cho đến nay thì hầu như người ta không sử dụng các phiên bản cũ nữa mà chỉ dùng các phiên bản năm 1990, 2000 và gần đây nhất là 2010. Chính vì thế, việc hiểu rõ những thay đổi giữa các phiên bản này là hết sức cần thiết cho người mua, người bán. Tên phiên bản Nội dung ban hành/ sửa đổi Incoterms 1936 Ban hành với 07 điều kiện giao hàng: · EXW (: Ex Works) – Giao tại xưởng · FCA (: Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở · FOT/FOR (:Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa · FAS (: Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu · FOB (: Free On Board) – Giao lên tàu · C&F (:Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí · CIF (: Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng. Incoterms 1953 Ban hành với 09 điều kiện giao hàng: · 07 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1936 · Bổ sung thêm 02 điều kiện: DES (: Delivered Ex Ship) – Giao tại tàu; DEQ (: Delivered Ex Quay) – Giao trên cầu cảng, sử dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội bộ. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1 vào năm 1967) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ nhất đã thay đổi như sau: · 09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 · Bổ sung thêm 02 điều kiện: DAF (Delivered: At Frontier) – Giao tại biên giới; DDP (: Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế), sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2 vào năm 1976) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ hai đã thay đổi như sau: · 11 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1) · Bổ sung thêm 01 điều kiện: FOA (: FOB Airport) – Giao lên máy bay, để giải quyết các vấn đề giao hàng tại sân bay. Incoterms 1980 Ban hành với 14 điều kiện giao hàng: · 12 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2) · Bổ sung thêm 02 điều kiện CIP (: Carriage and Insurance Paid to) - Cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm đích quy định và CPT (: Carriage Paid to) – Cước phí trả tới địa điểm đích quy định, nhằm thay thế cho CIF và CFR khi không chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Incoterms 1990 Ban hành với 13 điều kiện giao hàng. So với Incoterms 1980, có những thay đổi như sau: · Bỏ 2 điều kiện FOA và FOT, vì bản chất của chúng giống FCA. · Bổ sung điều kiện DDU (: Delivered Duty Unpaid) – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Incoterms 2000 Incoterms 2000 giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 nhưng sửa đổi nội dung 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ. Incoterms 2010 Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện, trong đó: · Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (: Delivered At Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (: Delivered At Place) – Giao tại nơi đến.
Bài tập về hợp đồng thương mại quốc tế?
Ngày 15/9/2012, công ty A (Trung Quốc) gửi đề nghị giao kết hợp đồng đến công ty B (Nhật) để chào bán 50 tấn cà phê, thời hạn trả lời cuối cùng là ngày 30/9/2012 (đến hết 5h chiều giờ Trung Quốc). Theo đề nghị, nếu B đồng ý, A sẽ giao hàng cho B trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được chấp nhận đề nghị của B. Ngày 28/9/2012, công ty B đã fax trả lời A với nội dung đồng ý mua 50 tấn cà phê nói trên và thêm rằng A sẽ giao hàng cho B theo điều kiện CIF yokohama INCOTERMS 2010, thời hạn trả lời là 1/10/2012. Nhận được fax của B, A không trả lời, Đến 3h30 chiều ngày 30/9/2012 ( giờ TRung Quốc), B quyết định không mua hàng nữa do giá cà phê trên thị trường giảm đột ngột, liền fax sang cho A. Đến ngày 5/10/2012, B nhận được thông báo của A theo đó A sẽ giao hàng cho bên chuyên chở vào ngày 15/10 và hàng sẽ đến cảng yokohama vào ngày 25/10. Sau khi nhận được thông báo của A, B đã fax lại và khẳng định rằng B từ chối mua hàng của A. A vẫn cứ tiến hành giao hàng cho B và đề nghị B thanh toán. B không nhận hàng và từ chối thanh toán. Biết rằng Trung Quốc là thành viên của CISG 1980 bảo lưu theo quy định tại điều 95. Câu hỏi: giả sử CISG đươc áp dụng. Hãy phân tích các dữ kiện của vụ việc trên và cho biết A và ?hoặc B có vi phạm hợp đồng ko? Mọi người giúp e vs ạ. em cảm ơn nhiều
Thương mại quốc tế mọi người giúp em với ạ
CTNHH A chuyên sx đồ gỗ xuất khẩu thành lập vào tháng 1/2016. Vào tháng 1/2017 sau quá trình chào giá trao đổi thông tin sp, duyệt mẫu, đánh giá tiêu chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn đạo đức trách nhiệm xã hội. Cty B có trụ sở tại Mỹ (k có hiện diện tại trụ sở VN) đã đặt mua của A container hàng bàn ghế gỗ theo mẫu do phía B thiết kế Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế, A đã lấy mẫu HĐ mua bán hàng hoá thường dùng với các đối tác trong nc để ký HĐ với B như sau: Số lượng bàn, ghế gỗ địa điểm phương thức thg giao hàng. Tiêu chuẩn, chất lượng sp quy cách đóng gói Giá cả, đồng tiền thanh toán và tiến độ thanh toán( đặt cọc 20% trong vòng 5 ngày kể từ ngày ký hợp đồng; thanh toán 80% còn lại bằng ck trong vòng 60 ngày kể từ ngày giao đủ hàng) Quyền và nghĩa vụ hai bên Bồi thường hợp đồng trong trường hợp giao hàng chậm tiến độ, k đúng chất lượng đã cam kết Câu 1: Trường hợp loại hàng bàn ghế gỗ này k nằm trong danh mục hàng hoá cấm xk, tạm ngừng xk, xk theo giấy phép hoặc các quy định của cơ quan thẩm quyền trước khi thông quan thì cty A khi xk có phải xin phép hay k? Câu 2: Nhận xét về điều khoản thanh toán. Câu 3: Hãy bổ sung điều khảon cần thiết trong HĐ. Câu 4: Tại thời điểm nhận hàng phía B phát hiện 1 số bàn ghế k đúng chất lượng, B yêu cầu bồi thường 50000$ nhưng A cho rằng nếu sx lại thì chỉ mất khoản 25000$ . Hãy tư vấn khả năng A khởi kiện B.
Phân biệt Ngoại hối và Ngoại tệ
Ở nước ta, nhiều người đồng nhất giữa khái niệm ngoại hối và ngoại tệ. Điều này về bản chất là không sai do ngoại tệ cũng là một loại ngoại hối và thông thường nó chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường, tuy nhiên đây là cách hiểu chưa đầy đủ. Chúng ta có thể phân biệt Ngoại hối và Ngoại tệ thông qua bảng dưới đây: Tiêu chí Ngoại tệ Ngoại hối Khái niệm Là đồng tiền của nước này đối với nước khác, nó có thể được chi trả trực tiếp hoặc thông qua đồng tiền thứ ba trong thanh toán quốc tế. Là ngoại tệ và các phương tiện có giá trị dùng chi trả trong thanh toán quốc tế. Thành phần Bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, tiền tín dụng Bao gồm ngoại tệ; Các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ như hối phiếu, séc, kỳ phiếu, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền; Các chứng khoán có giá trị bằng ngoại tệ như cổ phiếu, trái phiếu quốc gia, vàng tiêu chuẩn quốc tế... Phạm vi Có phạm vi hẹp hơn (nằm trong ngoại hối). Có phạm vi lớn hơn. Trên đây là 3 tiêu chí để phân biệt giữa ngoại hối và ngoại tệ, các bạn có thêm tiêu chí thì bổ sung cho bài viết được hoàn chỉnh hơn nhé!
Cách giải bài tập Luật thương mại quốc tế người học Luật cần phải biết
Phương pháp IRAC là phương pháp phổ biến và quen thuộc với sinh viên luật và dân luật nói chung đặc biệt đối với những bạn học môn Luật thương mại quốc tế. Vậy phương pháp này là gì, cách áp dụng phương pháp này như thế nào? Các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây nha IRAC có thể được hiểu như sau: • I: Issue - Vấn đề • R: Rules - Quy định pháp luật được áp dụng • A: Application Facts - Vận dụng luật vào tình huống • C: Conclusion - Kết luận Đây là một phương pháp sắp xếp lập luận, suy nghĩ pháp lý cơ bản, giúp chúng ta hình thành lập luận rõ ràng, logic. IRAC cũng là một phương pháp viết và nói pháp lý dễ hiểu cho người viết và người đọc Trong đó: 1. Issue (Vấn đề) Bước đầu tiên của suy nghĩ và lập luận pháp lý là phát hiện ra vấn đề pháp lý từ các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc (facts). Một vụ việc có thể có một hay nhiều vấn đề pháp lý. Để có thể phát hiện ra vấn đề pháp lý ít nhất chúng ta phải hình dung được ngành luật nào, chế định nào điều chỉnh vụ việc chúng ta đang xử lý. Nói cách khác là quan hệ pháp lý nào tồn tại trong vụ việc. Mục đích của phần này đó chính là giải quyết được câu hỏi “Vấn đề pháp lý gì đang được tranh luận là gì?”. 2. Rule (Quy định) Khi đã tìm ra được vấn đề pháp lý (quan hệ pháp lý) của vụ việc, chúng ta cần rà soát, nghiên cứu quy định của ngành luật liên quan để tìm ra chính xác quy định cụ thể áp dụng, điều chỉnh vụ việc. Cần ra soát tất cả các nguồn luật của ngành luật: điều ước, tập quán, nguyên tắc chung và cả án lệ liên quan. 3. Application (áp dụng) Khi đã biết quy định áp dụng rồi thì cần áp dụng quy định đó vào vụ việc thực tế. Phần Application sẽ yêu cầu giải thích quy định liên quan đã được phát hiện ở trên, kết hợp với các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc để đi đến kết luận. Kết luận này không phải là kết luận trong Conclusion phía dưới mà kết luận cho các câu hỏi kiểu như: liệu có bằng chứng, dữ kiện cho thấy tất cả các điều kiện ở quy định M đã được thõa mãn hay chưa? Phần này là phần quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề pháp lý, bởi lẽ việc kết nối giữa I và R chính là A, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy định pháp luật liên quan để đưa ra được những phân tích cụ thể. Vận dụng luật vào tình huống để chứng minh rằng vì sao dùng điều luật này mà không vận dụng điều luật khác để giải quyết vấn đề. 4. Conclusion (kết luận) Phần kết luận thường là đưa ra câu trả lời tổng kết cho các phần trên, đặc biệt là phần Application. Ở phần này, chúng ta sẽ không đưa thêm thông tin hay lập luận mới. Nói chính xác thì, phần này chúng ta sẽ phải trình bày được kết luận của từng vấn đề hoặc đưa ra được kết luận tổng thể. Lưu ý rằng, không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện để hướng đến một kết luận hợp lý. Phương pháp IRAC cho một bài tập được áp dụng như sau: - Issue: Ta phải nêu được vấn đề cần phân tích trong bài tập là gì. Ví dụ: “Luật của nước A ban hành về sản phẩm nhập khẩu X có vi phạm quy định của điều I:1 GATT 1994 hay không?” Một bài tập thường có nhiều hơn một vấn đề cần phân tích, chỉ ra được càng nhiều vấn đề thì phân tích càng chi tiết, và như thế dễ ăn điểm hơn. - Rules: Đưa ra cơ sở pháp lý dùng để giải quyết vấn đề, có thể chỉ là các quy định trong văn bản pháp lý của WTO hoặc thêm vào các án lệ. - Application: Lập luận để xem vấn đề nêu ra có phù hợp với cơ sở pháp lý hay không. Phần này tùy thuộc vào từng dạng bài tập, ví dụ như với vấn đề vi phạm quy định của Điều I:1 của GATT 1994. Khi đó cần phân tích các yếu tố để biết được phương pháp điều chỉnh của một quốc gia như vậy đã hợp lệ hay chưa, mỗi yếu tố lại có giá trị phân tích như một vấn đề nhỏ. Như vậy, có thể trong một vấn đề sẽ tồn tại những “vấn đề con” cũng có thể được giải quyết bằng phương pháp IRAC. Tuy nhiên, đây cũng là một nhược điểm của IRAC, phương pháp này có thể khiến bạn phải viết rất nhiều và có thể không kịp thời gian, nếu như bạn không biết cách trình bày lập luận của mình một cách vắn tắt. - Conclusion: Từ phân tích và lập luận đã nêu ở trên, trả lời cho câu hỏi mà vấn đề nêu ra. Lưu ý chỉ trả lời đúng cho câu hỏi mà vấn đề nêu ra, không đưa ra thêm cơ sở pháp lý hay phân tích mới nào.
Hệ quả pháp lý trong áp dụng điều khoản bất khả kháng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 thì : “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Như vậy, “Điều khoản về những trường hợp bất khả kháng” được hiểu ngắn gọn là điều khoản về những trường hợp mà khi xảy ra các bên không phải chịu trách nhiệm dù đã có hành vi vi phạm hợp đồng. Hệ quả pháp lí của việc áp dụng Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ: (i) được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra; (ii) được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng; (iii) nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng. Như vậy, hệ quả pháp lí của việc áp dụng điều khoản những trường hợp về bất khả kháng như sau: - Hệ quả thứ nhất, được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng gây ra Theo quy định chung của thế giới (khoản 1 Điều 79 Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980(CISG), hay khoản 1 Điều 7.1.7 của Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004) thì sự kiện bất khả kháng sẽ là căn cứ để bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được miễn trách nhiệm. Đối với quy định của pháp luật Việt Nam cũng vậy, ngay tại khoản 2 Điều 351 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định "Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác." Như vậy, nếu không thực hiện được nghĩa vụ của hợp đồng nhưng do sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm được miễn trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, để đươc coi là một căn cứ miễn trách nhiệm, thì sự kiện bất khả kháng phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hợp đồng. Do vậy, việc chứng minh của bên gặp bất khả kháng sẽ gồm 2 điểm: một là, sự tồn tại của trường hợp bất khả kháng và hai là, quan hệ nhân quả giữa nó và hành vi vi phạm hợp đồng. Do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tiến hành ký kết và thực hiện giữa các thương nhân ở các nước khác nhau, thậm chí ở rất xa nhau. Cho nên, để tránh việc một bên đưa ra các sự kiện minh chứng giả tạo, người ta đòi họ phải đưa ra được các bằng chứng xác thực. Công ước Viên năm 1980 không quy định các biện pháp, cách thức chứng minh cho trường hợp gặp bất khả kháng. Còn trong thực tiễn thì các bên thường quy định trong hợp đồng về việc chứng minh bất khả kháng là một giấy chứng nhận của Phòng thương mại tại quốc gia nơi xảy ra sự kiện hoặc là xác nhận của một cơ quan nào đó có thẩm quyền của Nhà nước. Ví dụ, năm 1993, công ty Vegetexco của Việt Nam, có ký một hợp đồng xuất khẩu đưa sang Nga trong vụ đông xuân. Bên người mua đã ứng trước tiền hàng bằng phân bón, xăng dầu. Các vùng trồng dưa đã triển khai đúng tiến độ, cây phát triển tốt cho thấy triển vọng được mùa. Thế nhưng, trước khi thu hoạch một tháng, miền Bắc bị một đợt sương muối nặng, cây bị tát hết lá, nhiều quả non bị rụng. Miền trung là vùng trồng dưa lớn thứ hai thì bị bão sớm đổ bộ làm hư hỏng gần hết. Kết quả là trong năm đó Vegetexco chỉ thực hiện được 65% hợp đồng đã ký. Để được miễn trách nhiệm trong trường hợp này, Công ty đã phải xin Giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện, xã bị thiên tai, xin Giấy chứng nhận của Tổng cục khí tượng thủy văn và giấy chứng nhận bất khả kháng của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trước các bằng chứng xác thực của công ty, bạn hàng của Nga đã chấp nhận, coi đây là trường hợp bất khả kháng, không bắt công ty Vegetexco bồi thường và tiếp tục hợp đồng đã ký trong các năm sau. - Hệ quả thứ hai, kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tương ứng với thời gian tổn tại bất khả kháng. Điều này có thể được lý giải như sau: Khi một nhà kinh doanh ký kết HĐTMQT thì họ đã có những kế hoạch riêng của mình và chờ đợi thu được lợi nhuận thông qua việc thực hiện hợp đồng. Nếu hợp đồng không thực hiện được, mục đích thương mại không đạt, các chi phí đã bỏ ra không thu hồi được sẽ gây ra những tổn thất lớn không những về kinh tế mà còn về mối quan hệ làm ăn lâu năm giữa các bên. Như vậy, việc không thực hiện nghĩa vụ, dù không do lỗi của bên nào đi nữa cũng có thể mang lại thiệt hại lớn cho các bên. Cho nên, trong thực tiễn thương mại quốc tế người ta đã rút ra kết luận là: thà được thực hiện chậm còn hơn là không có. Tuy nhiên, việc đó còn phụ thuộc vào thời gian tồn tại của bất khả kháng. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật Thương mại 2005: “ Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả,…”. Ví dụ, trong hợp đồng bên A ở Thái Lan bán bột dinh dưỡng cho bên B tại Việt Nam theo điều kiện FOB Cảng Laem Chabang Incoterms 2010. Luật áp dụng là CISG. Theo quy định của hợp đồng, bên A phải giao hàng lên tàu cho bên B chỉ định không muộn hơn ngày 30/01/2015. Nhưng tại thời điểm giao hàng, cảng Laem Chabang phải đóng cửa do có sự kiện đảo chính quân sự tại Thái Lan. Sự kiện đóng cửa này kéo dài từ ngày 29/01/2015 đến hết ngày 03/02/2015 khiến bên A không thể giao hàng theo đúng thời hạn của hợp đồng. Sự kiện này là bất khả kháng và bên A được miễn trách theo Điều 79 CISG. Tuy nhiên, thời hạn miễn trách và được kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ này chỉ được diễn ra trong đúng thời gian từ ngày 29/01 – 03/02/2015. Qua thời hạn trên, bên A phải thực hiện tất cả các biện pháp trong khả năng của mình để giao hàng lên tàu cho bên B. Bất cứ sự giao hàng chậm trễ nào ngoài thời hạn cảng đóng cửa từ 29/01 – 03/02, bên A không được viện dẫn sự kiện bất khả kháng đảo chính nêu trên để miễn trách nhiệt. Như vậy, theo quy định của CISG và Luật Thương mại Việt Nam 2005 đều quy định bên gặp bất khả kháng được kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng trong thời gian tồn tại bất khả kháng. - Hệ quả thứ ba: chấm dứt các quan hệ hợp đồng giữa hai bên Đây là trường hợp bất khả kháng xảy ra và tổn tại trong một thời gian khá dài làm cho việc thực hiện hợp đồng không còn ý nghĩa đối với một hoặc cả hai bên hoặc hậu quả của bất khả kháng là rất nghiêm trọng mà bên vi phạm hợp đồng dù đã áp dụng biện pháp cần thiết nhưng cũng không thể khắc phục được. Chẳng hạn, người bán đã bị tổn thất rất nặng nề về toàn bộ lô hàng đang được giao cho đối tác giao (do sự kiện bão lớn làm chìm tàu, hàng hóa không thể cứu vớt), sau đó người bán không còn cách nào để có hàng giao cho người mua nữa. Lúc này, bên vi phạm hợp đồng có thể viện dẫn điều khoản về những trường hợp bất khả để được chấm dứt hợp đồng, miễn trách nhiệm của mình. Mọi người trao đổi cùng mình về vấn đề này nhé!
Điều kiện để thương nhân tham gia thương mại quốc tế
Theo quy định của pháp luật việt nam thì thương nhân phải đáp ứng được có thể tham gia thương mại quốc tế..cho ví dụ và giải thích kèm cơ sở pháp luật ..
TÀI LIỆU MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
>>> Phân biệt giữa xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh >>> 6 điều cần lưu ý khi áp dụng Incoterms >>> Tài liệu Incoterms 2010 - quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện TMQT và nội địa >>> Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm >>> Tiếng anh trong hợp đồng thương mại quốc tế >>> Danh mục các chữ viết tắt dùng trong thương mại quốc tế Gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO từ 11/01/2007, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới, khai thác hiệu quả các nguồn lực quốc tế. Do đó việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại quốc tế rất được chú trọng và chương trình đào tạo Luật đã, đang cung cấp kiến thức cho sinh viên về vấn đề này. Môn luật Thương mại quốc tế có nhiều hiệp định, văn bản quy định liên quan nhưng sinh viên chủ yếu được giảng dạy về một số văn bản mang tính căn bản sau đây: 1) GATT – Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch: GATT - General Agreement on Tariffs and Trade, là một hiệp ước được ký kết giữa các quốc gia thành viên dựa trên 3 nguyên tắc: - Không phân biệt đối xử(non-discrimination): Theo tinh thần không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau. Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua "quy tắc tối huệ quốc" và " quy tắc đối xử quốc gia". - Bảo hộ thông qua thuế quan: Nguyên tắc quan trọng thứ hai của GATT là mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan. Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng. - Minh bạch: Các thành viên phải công khai một cách chính thức cho thành viên khác biết về quy định của quốc gia mình. 2) Hiệp định về chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng: Hiệp định được ký kết với mục tiêu ngăn cản các hành vi trợ cấp của Nhà nước, Chính phủ vượt quá các giới hạn và điều kiện nhất định để bảo hộ nền sản xuất nội địa, tránh tình trạng bị hàng hóa nhập khẩu có trợ cấp chiếm hết thị trường hàng hóa trong nước. 3) Hiệp định về chống bán phá giá: Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định được ký kết nhằm ngăn cản hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp hơn giá thông thường mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước. 4) Hiệp định về biện pháp tự vệ: là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. Hiệp định cho phép thành viên WTO áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi sự tăng đột biến của nhập khẩu một mặt hàng gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. 5) Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG): Đây là một văn bản rất quan trọng khi học môn Thương mại quốc tế cũng như đối với những bạn có đam mê về Hợp đồng quốc tế. CISG vừa có hiệu lực tại Việt Nam từ 01/01/2017, là một hiệp ước quy định một luật mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất. Việt Nam trở thành thành viên thứ 84 của CISG, cho thấy nó là một trong những pháp luật quốc tế thống nhất thành công nhất. CISG tạo ra hành lang pháp lý chung để các doanh nghiệp an tâm thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, tạo thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư. Trên đây là một số văn bản nổi bật để học môn Thương mại quốc tế. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm: - Luật Thương maị Quốc tế, PGS. TS Mai Hồng Quỳ, Ths. Trần Việt Dũng, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 2005 - Giáo trình luật TMQT, trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2003. - Giáo trình LTMQT, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, 2005. - Giáo trình Luật Kinh tế Quốc tế, Học viện Quan hệ ngọai giao, 2001 - Hợp đồng thương mại quốc tế, PGS. TS Nguyễn Văn Luyện, TS. Lê thị Bích Thọ, TS. Dương Anh Sơn, NXB Công an nhân dân, 2003.
Chú ý khi áp dụng điều kiện FOB trong thương mại quốc tế với các thương nhân Bắc Mỹ
Các doanh nghiệp Việt Nam khi giao kết hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu với Hoa Kỳ Canada cần lưu ý rằng điều kiện thương mại áp dụng bởi các thương nhân Bắc Mỹ (bao gồm Mỹ và Canada, thậm chí cả Mexico) đều thích áp dụng các điều kiện thương mại theo tập quán của Bắc Mỹ. Văn bản qui phạm pháp luật thể hiện rõ nét các điều kiện thương mại này là Bộ Luật Thương mại thống nhất của Hoa Kỳ. Các điều kiện thương mại của Bắc Mỹ khác nhiều so với các điều kiện thương mại được qui định trong Incoterms 2010. Trong Bộ Luật Thương mại thống nhất có năm điều kiện thương mại cơ bản là FOB, FAS, CIF, C&F, và Ex-Ship. Điều kiện FOB Bắc Mỹ có hai loại là FOB nơi bốc xếp và FOB nơi đến: - Nếu áp dụng FOB nơi bốc xếp (the place of shipment) thì người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển và chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng được giao cho người vận chuyển tại cảng bốc xếp. - Còn theo FOB nơi đến (the place of destination) thì người bán phải chịu rủi ro cho đến khi hàng được giao cho bên bán tại nơi đến. Đây là một điểm khác biệt so với FOB trong Incoterms 2010, theo FOB – Incoterms 2010 thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng vượt qua lan can tàu tại cảng bốc xếp, từ thời điểm đó trở đi tất cả rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng sẽ được chuyển sang cho bên mua. Do vậy nếu áp dụng FOB Bắc Mỹ cần lưu ý ghi rõ là FOB nơi bốc xếp hay FOB nơi đến.
6 điều cần lưu ý khi áp dụng Incoterms
>>> Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm Thứ nhất, Incoterms là tập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc. Chỉ khi nào các bên tham gia hợp đồng quy định sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì nó mới trở thành điều kiện bắt buộc, ràng buộc nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Thứ hai, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ áp dụng Incoterms phiên bản nào để đối chiếu, để xác định trách nhiệm của các bên. Thứ ba, Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao. Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán. Thứ tư, hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán. Thứ năm, Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong luật điều chỉnh hợp đồng. Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội dung nào của hợp đồng, kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó. Cuối cùng, tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.
Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterm
Có rất nhiều quy tắc, thông lệ quốc tế chi phối quan hệ Thương mại quốc tế (TMQT) như: UCP điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, URR điều chỉnh các quan hệ trong giao dịch sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu,.v.v. Incoterms (International Commerce Terms – các điều kiện TMQT) cũng là một trong những quy tắc như vậy. Đây là quy tắc chính thức của Phòng thương mại quốc tế (ICC) nhằm giải thích thống nhất các điều kiện thương mại, thông qua đó tạo điều kiện cho các giao dịch TMQT diễn ra thuận lợi, trôi chảy. Năm 1936, Incoterms phiên bản đầu tiên ra đời. Và đến nay, qua 80 năm, Incoterm đã qua 5 lần sửa đổi hoặc ban hành các phiên bản mới. Những thay đổi qua các phiên bản được tóm tắt trong bảng dưới đây. Mặc dù các phiên bản Incoterms là không phủ nhận lẫn nhau và sự cập nhật thường xuyên chính là để bắt kịp với nhịp độ phát triển của TMQT. Tuy vậy, tùy thuộc vào thói quen giao dịch mua bán, tập quán của từng vùng, địa điểm giao dịch mà người ta có thể lựa chọn phiên bản cập nhật hay các phiên bản khác cũ hơn để áp dụng. Cho đến nay thì hầu như người ta không sử dụng các phiên bản cũ nữa mà chỉ dùng các phiên bản năm 1990, 2000 và gần đây nhất là 2010. Chính vì thế, việc hiểu rõ những thay đổi giữa các phiên bản này là hết sức cần thiết cho người mua, người bán. Tên phiên bản Nội dung ban hành/ sửa đổi Incoterms 1936 Ban hành với 07 điều kiện giao hàng: · EXW (: Ex Works) – Giao tại xưởng · FCA (: Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở · FOT/FOR (:Free on Rail/Free on Truck) – Giao lên tàu hỏa · FAS (: Free Alongside Ship) - Giao dọc mạn tàu · FOB (: Free On Board) – Giao lên tàu · C&F (:Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phí · CIF (: Cost, Insurance, Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Incoterms 1936 chủ yếu giải thích những điều kiện sử dụng phương thức vận tải đường bộ và đường thuỷ. Trên thực tế, Incoterms 1936 không được các nhà kinh doanh thừa nhận và sử dụng rộng rãi vì không giải thích hết được những tập quán thương mại quan trọng. Incoterms 1953 Ban hành với 09 điều kiện giao hàng: · 07 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1936 · Bổ sung thêm 02 điều kiện: DES (: Delivered Ex Ship) – Giao tại tàu; DEQ (: Delivered Ex Quay) – Giao trên cầu cảng, sử dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội bộ. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1 vào năm 1967) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ nhất đã thay đổi như sau: · 09 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 · Bổ sung thêm 02 điều kiện: DAF (Delivered: At Frontier) – Giao tại biên giới; DDP (: Delivered Duty Paid) – Giao hàng đã nộp thuế), sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau. Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2 vào năm 1976) Incoterms 1953 trong lần sửa đổi thứ hai đã thay đổi như sau: · 11 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 1) · Bổ sung thêm 01 điều kiện: FOA (: FOB Airport) – Giao lên máy bay, để giải quyết các vấn đề giao hàng tại sân bay. Incoterms 1980 Ban hành với 14 điều kiện giao hàng: · 12 điều kiện giao hàng tương tự như Incoterms 1953 (sửa đổi lần 2) · Bổ sung thêm 02 điều kiện CIP (: Carriage and Insurance Paid to) - Cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm đích quy định và CPT (: Carriage Paid to) – Cước phí trả tới địa điểm đích quy định, nhằm thay thế cho CIF và CFR khi không chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Incoterms 1990 Ban hành với 13 điều kiện giao hàng. So với Incoterms 1980, có những thay đổi như sau: · Bỏ 2 điều kiện FOA và FOT, vì bản chất của chúng giống FCA. · Bổ sung điều kiện DDU (: Delivered Duty Unpaid) – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Incoterms 2000 Incoterms 2000 giữ nguyên 13 điều kiện như Incoterms 1990 nhưng sửa đổi nội dung 3 điều kiện FCA, FAS và DEQ. Incoterms 2010 Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện, trong đó: · Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (: Delivered At Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (: Delivered At Place) – Giao tại nơi đến.