Quy trình, thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập còn được tiếp nhận vào viên chức trong một số trường hợp đặc cách. Vậy thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào? Căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức, yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng, Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định, sẽ xem xét tiếp nhận vào viên chức các trường hợp sau đây: Đối tượng 1: Có đủ 5 năm công tác trở lên, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc dự kiến được tiếp nhận. Tức là, thời gian này phải là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc ở vị trí dự kiến được tiếp nhận. Trong khi đó, Nghị định 115/2020/NĐ-CP đang yêu cầu có ít nhất 5 năm làm việc ở vị trí có yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, phù hợp vị trí cần tuyển, có đóng BHXH bắt buộc. Đặc biệt, quy định cũ đã liệt kê cụ thể các đối tượng đáp ứng điều kiện này sẽ được tiếp nhận. Nhưng quy định mới thì không. Đối tượng 2: Cán bộ, công chức cấp xã đang làm việc ở vị trí việc làm dự kiến được tiếp nhận. Trong khi đó, ở quy định cũ, đây là một trong các đối tượng phải đáp ứng điều kiện đủ ít nhất 5 năm làm việc ở vị trí việc làm tương ứng vị trí dự kiến làm việc, có đóng BHXH bắt buộc. Đối tượng 3: Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp vị trí việc làm trong các lĩnh vực gồm: Nghệ thuật, thể dục thể thao, lĩnh vực văn hóa và các nghề truyền thống. Đối tượng 4: Người từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó chuyển công tác đến làm việc ở cơ quan khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí dự kiến được tiếp nhận (trong khi đó, quy định cũ liệt kê cụ thể các cơ quan khác mà người này được chuyển công tác đến). Theo đó, bổ sung thêm hai đối tượng: Đối tượng 5: Người đã tốt nghiệp tiến sĩ trở lên, đang làm việc ở trụ sở/chi nhánh cơ quan được thành lập ở nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài có chi nhánh, trụ sở ở Việt Nam, có chuyên ngành phù hợp, có đủ 3 năm công tác làm công việc chuyên môn trở lên phù hợp vị trí dự kiến tiếp nhận. Đối tượng 6: Người được cử đi học cử tuyển sau đó trở về công tác tại nơi cử đi học. Thủ tục tuyển dụng đặc cách viên chức như thế nào? Quy trình, thủ tục xem xét tiếp nhận vào viên chức Với các đối tượng được xem xét nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý (đối tượng 1, đối tượng 2 và đối tượng 6, sẽ thực hiện tiếp nhận theo quy trình nêu tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP dưới đây: Bước 1: Lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch Bước 2: Hội đồng thực hiện các công việc: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ. Tổ chức sát hạch về hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được tiếp nhận. Bước 3: Báo cáo về kết quả kiểm tra, sát hạch. Bước 4: Ra quyết định tuyển dụng theo thẩm quyền. Hướng dẫn quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trước đó, Chính phủ đã banh hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ ngày 07/12/2023). Theo đó, Nghị định đã bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (giữ quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp); Đồng thời, tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 07/12/2023 thì được tiếp tục thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày 07/12/2023. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Để thực hiện đúng quy định của Nghị định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương thống nhất triển khai một số nội dung như sau: (1) Đối với các Đề án đã được Bộ Nội vụ thống nhất và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quyết định việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP. (2) Đối với các Đề án chưa có ý kiến của Bộ Nội vụ thì thực hiện xét thăng hạng theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP (các khoản 16, 17, 19, 20 Điều 1 sửa đổi các Điều 32, 33, 39, 40 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP). Xem thêm chi tiết tại Hướng dẫn quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Hỏi đáp về quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Lý do cần được giải đáp: Thực hiện “thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi quy định bổ nhiểm, xếp lương giáo viên’’. Trường tiểu học Bế Văn Đàn là đơn vị nơi tôi đang công tác; hiện nay đơn vị chúng tôi đang thực hiện công tác rà soát một số đối tượng là cán bộ công chức, viên chức thuộc diện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, “về cách tính thời gian giữ hạn tương đương’’ cụ thể như sau: Trường hợp của đơn vị chúng tôi là: Cô Trần Lệ Thủy được ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn là ngày 09/01/2012; Thời gian được tham gia đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế từ tháng 01 năm 2012; Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục tiểu học; Mức lương chính: Hệ số 2.34 X mức lương tối thiểu (hiện hành), (thời hạn thử việc theo quy định là 12 tháng). Sau khi hết thời gian thử việc cô Trần Lệ Thủy được ký bổ sung phụ lục hợp đồng lao động ‘‘không xác định thời hạn từ ngày 01/09/2013 đến khi có kết quả tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên gần nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột’’; Tiền lương tạm xếp vào bậc 1/9; hệ số 2.34 thuộc chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng II, mã số: V.07.03.07, thời gian hưởng tứ ngày 01/09/2013, thời gian được tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/09/2013. Đến ngày 19/02/2021 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc tuyển dụng viên chức; Trình độ chuyên môn: Đại học Giáo dục tiểu học, vẫn công tác tại trường tiểu học Bế Văn Đàn, theo hình thức: Hợp đồng làm việc (miễn thời gian tập sự); Về tiền lương xếp vào bậc: 7/12; Hệ số: 3,06; kể từ ngày 19/02/2021; Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên tiểu học hạng IV (mới), (tương đương hạng III cũ) – Mã số: V.07.03.09; Thời gian tính nâng lương lần sau từ ngày 01/09/2019. Đến ngày 24/5/2022 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xét lương đối với viên chức; từ chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng IV; Mã số: V.07.03.09; Bậc lương 8/12; Hệ số lương: 3.26 vào chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng III; Mã số: V.07.03.29; Bậc lương: 4/9; Hệ số lương: 3.33 kể từ ngày 01/09/2021. Quá trính tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đươc tính từ tháng 01/2012 liên tục cho đến nay là 10 năm 10 tháng. Vậy theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: Điểm d: Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Theo Công văn số: 4306/BGDĐT-NGCBQLGD ‘‘V/v bổ nhiệm CDNN giáo viên mầm non, phổ thông’’ ngày 14/8/2023; tại mục 3. ‘‘Về quy định thời gian giữ hạng tương đương’’; Khoản 3.2. ‘‘Đối với trường hợp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II’’ Điểm a) Từ thời điểm giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của cấp học, thời gian được xác định tương đương với thời gian giữ CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III mới bao gồm: Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc[4]; thời gian giữ các ngạch giáo viên tương đương với hạng IV và hạng III; thời gian giữ CDNN giáo viên hạng IV và hạng III và thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với hạng IV và hạng III khi thực hiện chuyển CDNN (không kể thời gian tập sự). Vây trường hợp của cô Trần Lệ thủy có đủ điều kiện xét dự thăng hạng giáo viên tiểu học hạng II (hai) không? Tôi xin chân thành cảm ơn! Người hỏi đáp: Nguyễn Đình Phương
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS
Xin chào luật sư Nguyễn Thanh Tùng. em hiện là GV THCS hạng 3, đã có bằng đại học, Em muốn nhờ luật sư tư vấn để được dự thi thăng hạng, ngoài việc học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp GV THCS hạng 2( hạng mong muốn), em có phải học cả lớp bồi dưỡng hạng 3 không, và có qui định bắt buộc học lớp chứng chỉ bồi dưỡng của hạng đang giữ(hạng 3) không. em xin cám ơn trước và chúc sức khỏe Luật Sư ạ
Quy trình, thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập còn được tiếp nhận vào viên chức trong một số trường hợp đặc cách. Vậy thủ tục xét tuyển đặc cách viên chức như thế nào? Căn cứ vào điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức, yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng, Điều 13 Nghị định 115/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định, sẽ xem xét tiếp nhận vào viên chức các trường hợp sau đây: Đối tượng 1: Có đủ 5 năm công tác trở lên, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc dự kiến được tiếp nhận. Tức là, thời gian này phải là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự, làm công việc chuyên môn phù hợp công việc ở vị trí dự kiến được tiếp nhận. Trong khi đó, Nghị định 115/2020/NĐ-CP đang yêu cầu có ít nhất 5 năm làm việc ở vị trí có yêu cầu trình độ từ đại học trở lên, phù hợp vị trí cần tuyển, có đóng BHXH bắt buộc. Đặc biệt, quy định cũ đã liệt kê cụ thể các đối tượng đáp ứng điều kiện này sẽ được tiếp nhận. Nhưng quy định mới thì không. Đối tượng 2: Cán bộ, công chức cấp xã đang làm việc ở vị trí việc làm dự kiến được tiếp nhận. Trong khi đó, ở quy định cũ, đây là một trong các đối tượng phải đáp ứng điều kiện đủ ít nhất 5 năm làm việc ở vị trí việc làm tương ứng vị trí dự kiến làm việc, có đóng BHXH bắt buộc. Đối tượng 3: Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp vị trí việc làm trong các lĩnh vực gồm: Nghệ thuật, thể dục thể thao, lĩnh vực văn hóa và các nghề truyền thống. Đối tượng 4: Người từng là cán bộ, công chức, viên chức sau đó chuyển công tác đến làm việc ở cơ quan khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí dự kiến được tiếp nhận (trong khi đó, quy định cũ liệt kê cụ thể các cơ quan khác mà người này được chuyển công tác đến). Theo đó, bổ sung thêm hai đối tượng: Đối tượng 5: Người đã tốt nghiệp tiến sĩ trở lên, đang làm việc ở trụ sở/chi nhánh cơ quan được thành lập ở nước ngoài hoặc cơ quan nước ngoài có chi nhánh, trụ sở ở Việt Nam, có chuyên ngành phù hợp, có đủ 3 năm công tác làm công việc chuyên môn trở lên phù hợp vị trí dự kiến tiếp nhận. Đối tượng 6: Người được cử đi học cử tuyển sau đó trở về công tác tại nơi cử đi học. Thủ tục tuyển dụng đặc cách viên chức như thế nào? Quy trình, thủ tục xem xét tiếp nhận vào viên chức Với các đối tượng được xem xét nhận vào viên chức không giữ chức vụ quản lý (đối tượng 1, đối tượng 2 và đối tượng 6, sẽ thực hiện tiếp nhận theo quy trình nêu tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP dưới đây: Bước 1: Lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch Bước 2: Hội đồng thực hiện các công việc: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ. Tổ chức sát hạch về hiểu biết chung, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được tiếp nhận. Bước 3: Báo cáo về kết quả kiểm tra, sát hạch. Bước 4: Ra quyết định tuyển dụng theo thẩm quyền. Hướng dẫn quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Trước đó, Chính phủ đã banh hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ ngày 07/12/2023). Theo đó, Nghị định đã bỏ quy định thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (giữ quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp); Đồng thời, tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định trường hợp đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trước ngày 07/12/2023 thì được tiếp tục thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày 07/12/2023. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP. Để thực hiện đúng quy định của Nghị định, Bộ Nội vụ đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương thống nhất triển khai một số nội dung như sau: (1) Đối với các Đề án đã được Bộ Nội vụ thống nhất và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quyết định việc thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 85/2023/NĐ-CP. (2) Đối với các Đề án chưa có ý kiến của Bộ Nội vụ thì thực hiện xét thăng hạng theo quy định tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP (các khoản 16, 17, 19, 20 Điều 1 sửa đổi các Điều 32, 33, 39, 40 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP). Xem thêm chi tiết tại Hướng dẫn quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Hỏi đáp về quy định xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Lý do cần được giải đáp: Thực hiện “thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi quy định bổ nhiểm, xếp lương giáo viên’’. Trường tiểu học Bế Văn Đàn là đơn vị nơi tôi đang công tác; hiện nay đơn vị chúng tôi đang thực hiện công tác rà soát một số đối tượng là cán bộ công chức, viên chức thuộc diện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, “về cách tính thời gian giữ hạn tương đương’’ cụ thể như sau: Trường hợp của đơn vị chúng tôi là: Cô Trần Lệ Thủy được ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn là ngày 09/01/2012; Thời gian được tham gia đóng bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế từ tháng 01 năm 2012; Trình độ chuyên môn: Cử nhân giáo dục tiểu học; Mức lương chính: Hệ số 2.34 X mức lương tối thiểu (hiện hành), (thời hạn thử việc theo quy định là 12 tháng). Sau khi hết thời gian thử việc cô Trần Lệ Thủy được ký bổ sung phụ lục hợp đồng lao động ‘‘không xác định thời hạn từ ngày 01/09/2013 đến khi có kết quả tuyển dụng viên chức ngạch giáo viên gần nhất tại thành phố Buôn Ma Thuột’’; Tiền lương tạm xếp vào bậc 1/9; hệ số 2.34 thuộc chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng II, mã số: V.07.03.07, thời gian hưởng tứ ngày 01/09/2013, thời gian được tính nâng bậc lương lần sau kể từ ngày 01/09/2013. Đến ngày 19/02/2021 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc tuyển dụng viên chức; Trình độ chuyên môn: Đại học Giáo dục tiểu học, vẫn công tác tại trường tiểu học Bế Văn Đàn, theo hình thức: Hợp đồng làm việc (miễn thời gian tập sự); Về tiền lương xếp vào bậc: 7/12; Hệ số: 3,06; kể từ ngày 19/02/2021; Chức danh nghề nghiệp: Giáo viên tiểu học hạng IV (mới), (tương đương hạng III cũ) – Mã số: V.07.03.09; Thời gian tính nâng lương lần sau từ ngày 01/09/2019. Đến ngày 24/5/2022 cô Trần Lệ Thủy có Quyết định về việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xét lương đối với viên chức; từ chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng IV; Mã số: V.07.03.09; Bậc lương 8/12; Hệ số lương: 3.26 vào chức danh nghề nghiệp Giáo viên tiểu học hạng III; Mã số: V.07.03.29; Bậc lương: 4/9; Hệ số lương: 3.33 kể từ ngày 01/09/2021. Quá trính tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đươc tính từ tháng 01/2012 liên tục cho đến nay là 10 năm 10 tháng. Vậy theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau: Điểm d: Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng. Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Theo Công văn số: 4306/BGDĐT-NGCBQLGD ‘‘V/v bổ nhiệm CDNN giáo viên mầm non, phổ thông’’ ngày 14/8/2023; tại mục 3. ‘‘Về quy định thời gian giữ hạng tương đương’’; Khoản 3.2. ‘‘Đối với trường hợp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II’’ Điểm a) Từ thời điểm giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của cấp học, thời gian được xác định tương đương với thời gian giữ CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng III mới bao gồm: Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc[4]; thời gian giữ các ngạch giáo viên tương đương với hạng IV và hạng III; thời gian giữ CDNN giáo viên hạng IV và hạng III và thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với hạng IV và hạng III khi thực hiện chuyển CDNN (không kể thời gian tập sự). Vây trường hợp của cô Trần Lệ thủy có đủ điều kiện xét dự thăng hạng giáo viên tiểu học hạng II (hai) không? Tôi xin chân thành cảm ơn! Người hỏi đáp: Nguyễn Đình Phương
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS
Xin chào luật sư Nguyễn Thanh Tùng. em hiện là GV THCS hạng 3, đã có bằng đại học, Em muốn nhờ luật sư tư vấn để được dự thi thăng hạng, ngoài việc học lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp GV THCS hạng 2( hạng mong muốn), em có phải học cả lớp bồi dưỡng hạng 3 không, và có qui định bắt buộc học lớp chứng chỉ bồi dưỡng của hạng đang giữ(hạng 3) không. em xin cám ơn trước và chúc sức khỏe Luật Sư ạ