Từ 1/8/2024, vốn điều lệ bao nhiêu mới phải thuê môi giới BĐS có chứng chỉ?
Từ ngày 01/08/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là: vốn điều lệ bao nhiêu mới phải thuê môi giới BĐS có chứng chỉ? (1) Vốn điều lệ bao nhiêu mới cần bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản? Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật kinh doanh bất động sản 2023, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phải có quy chế hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản; - Phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của Chính phủ; - Có tối thiểu 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản; - Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản gửi thông tin về doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi thành lập doanh nghiệp để được đăng tải trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Như vậy, từ ngày 01/8/2024, khi muốn kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp và bất kể là vốn điều lệ bao nhiêu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản vẫn phải đảm bảo có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản. Do đó, việc bố trí bao nhiêu cá nhân có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. (2) Người làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh môi giới bất động sản có bắt buộc phải có chứng chỉ không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật kinh doanh bất động sản 2023, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; - Phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Như vậy, trong doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chỉ có các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản mới phải đáp ứng điều kiện có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Những vị trí làm việc khác tại doanh nghiệp kinh doanh môi giới bất động sản không bắt buộc phải có có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. (3) Môi giới bất động sản làm những công việc gì? Theo quy định tại Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản 2023, nội dung công việc hành nghề môi giới bất động sản bao gồm: - Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng. - Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. - Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Như vậy, hoạt động môi giới bất động sản không chỉ đơn thuần là việc giới thiệu các bất động sản mà còn bao gồm nhiều khâu khác nhau, đòi hỏi người môi giới phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm thực tế và tinh thần trách nhiệm cao. Việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật và sở hữu chứng chỉ hành nghề là điều kiện tiên quyết để một người môi giới hoạt động hiệu quả và được khách hàng tin tưởng. (4) Thù lao của người hành nghề môi giới bất động sản có phụ thuộc vào giá trị bất động sản không? Liên quan đến vấn đề này, tại Điều 63 Luật kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: - Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. - Mức thù lao, hoa hồng môi giới bất động sản do cá nhân môi giới bất động sản và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thỏa thuận. Mức thù lao môi giới bất động sản không phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới bất động sản. Như vậy, thù lao của người hành nghề môi giới bất động sản do họ tự thỏa thuận với khách hàng và mức thù lao của người hành nghề môi giới bất động sản không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất động sản giao dịch.
Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương như thế nào?
Dịch vụ công tác xã hội là gì? Người hành nghề công tác xã hội là ai? Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Dịch vụ công tác xã hội là gì? Dịch vụ công tác xã hội là một lĩnh vực quan trọng nhằm hỗ trợ các cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, dịch vụ này được cung cấp bởi các tổ chức và cá nhân đủ điều kiện, với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, các dịch vụ công tác xã hội bao gồm: - Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp. - Cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển. - Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực. - Cung cấp các dịch vụ phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tình trạng xâm hại, lạm dụng; bạo lực học đường, bạo lực giới và gia đình; ngược đãi và bóc lột lao động. - Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp, tòa án, phúc lợi xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, giảm nghèo, phòng, chống ma túy, phát triển cộng đồng, công tác xã hội với người lao động và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. - Quản lý trường hợp đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở và ở cộng đồng. - Hỗ trợ phát triển cộng đồng. - Hỗ trợ đối tượng đủ điều kiện ra khỏi cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. - Tổ chức vận động nguồn lực thực hiện hoạt động công tác xã hội Có thể thấy, dịch vụ công tác xã hội không chỉ là một hoạt động hỗ trợ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng. Các dịch vụ này giúp phòng ngừa và can thiệp kịp thời vào các vấn đề xã hội, từ đó góp phần nâng cao nhân phẩm và quyền lợi của con người. Thông qua những dịch vụ này, công tác xã hội không chỉ giúp giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. (2) Người hành nghề công tác xã hội là ai? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, người làm công tác xã hội là người thuộc một trong các trường hợp sau: - Công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm công tác xã hội trong các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, cơ sở giam giữ. trường giáo dưỡng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. - Người làm công tác xã hội trong các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật. - Người làm công tác xã hội độc lập. Có thể thấy, người làm công tác xã hội bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, từ công chức, viên chức đến những người làm việc trong các tổ chức phi chính phủ và cá nhân độc lập. Điều này cho thấy sự đa dạng trong nguồn nhân lực tham gia vào lĩnh vực công tác xã hội, góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả trong việc hỗ trợ cộng đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác xã hội, những người làm nghề này cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, thực tập và được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều này không chỉ giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của người làm dịch vụ công tác xã hội mà còn bảo vệ quyền lợi của đối tượng thụ hưởng dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người cần hỗ trợ. Sự chuyên nghiệp trong công tác xã hội là yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững. (3) Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương như thế nào? Người làm dịch vụ công tác xã hội có quyền làm việc độc lập hoặc làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, chế độ thù lao, tiền lương cho người hành nghề công tác xã hội được quy định rõ ràng, cụ thể: - Người hành nghề công tác xã hội độc lập được hưởng thù lao theo hợp đồng thoả thuận. Tiền thù lao được thỏa thuận tại hợp đồng thỏa thuận ký kết với đối tượng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ trên cơ sở các yếu tố, gồm: + Nội dung, tính chất của dịch vụ công tác xã hội; + Thời gian và công sức mà người hành nghề công tác xã hội sử dụng để thực hiện dịch vụ công tác xã hội; kinh nghiệm và uy tín của người hành nghề; + Các chi phí tàu xe đi lại, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ công tác xã hội. - Người hành nghề công tác xã hội làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, thù lao, tiền thưởng thu nhập tăng thêm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Việc cho phép người làm dịch vụ công tác xã hội có thể hoạt động độc lập hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và quy định chi tiết chế độ thù lao, tiền lương của họ đã tạo ra sự linh hoạt và đa dạng trong cách thức thực hiện công việc này. Điều này không chỉ tạo động lực cho người làm công tác xã hội mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp họ cống hiến hiệu quả hơn cho cộng đồng. Sự minh bạch và công bằng trong chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng để khuyến khích phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam. Nghị định 110/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.
Thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS có phụ thuộc vào kết quả giao dịch không?
Môi giới BĐS đóng vai trò kết nối người mua và người bán, góp phần thúc đẩy giao dịch thành công. Vậy, nếu giao dịch không thành công, người môi giới có được nhận thù lao không? (1) Quy định về thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS Theo quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh BĐS 2023, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS có các quyền sau đây: Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS: - Thực hiện môi giới bất động sản - Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, thông tin bất động sản thực hiện giao dịch - Thu phí dịch vụ của khách hàng theo thỏa thuận của các bên - Từ chối môi giới bất động sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh - Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại do lỗi của họ gây ra - Quyền khác theo hợp đồng Đối với cá nhân hành nghề môi giới BĐS: - Các quyền giống với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, trừ các quyền khác theo hợp đồng - Hưởng thù lao, hoa hồng môi giới BĐS Như vậy, cá nhân hành nghề môi giới BĐS có quyền được hưởng thù lao, hoa hồng môi giới BĐS. Luật Kinh doanh BĐS 2023 đã tách hai chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là doanh nghiệp và cá nhân ra thành hai chủ thể khác nhau, không còn quy định chung cho cả hai chủ thể như quy định hiện hành của Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Lý giải cho điều này chính là do Luật Kinh doanh BĐS 2023 đã siết chặt các quy định về cá nhân hành nghề môi giới BĐS hơn so với luật hiện hành, do đó, chủ thể này sẽ phải đáp ứng thêm một số yêu cầu, quy định riêng dành cho cá nhân khi hành nghề môi giới BĐS từ 01/01/2025 (ngày Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực). (2) Thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS có phụ thuộc vào kết quả giao dịch không? Theo Điều 64 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS được quy định như sau: “Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao môi giới từ khách hàng không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba.” Như vậy, hiện nay cá nhân hành nghề môi giới BĐS được hưởng tiền thù lao mà không phụ thuộc vào kết quả giao dịch giữa khách hàng và người thứ ba. Nếu giao dịch được thực hiện thành công thì người môi giới sẽ được hưởng thêm một khoản hoa hồng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 63 Luật Kinh doanh BĐS 2023, quy định về thù lao, hoa hồng được hưởng của cá nhân hành nghề môi giới BĐS đã có sự thay đổi lớn, cụ thể: - Cá nhân hành nghề môi giới BĐS được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS. - Mức thù lao, hoa hồng do hai bên thỏa thuận. - Mức thù lao không phụ thuộc vào giá trị giao dịch. Như vậy, tại Luật Kinh doanh BĐS 2023 tiền thù lao, hoa hồng không còn được quy định riêng thành hai Điều như trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nữa mà được gộp vào chung một Điều luật. Bên cạnh đó, quy định tiền thù lao không phụ thuộc vào kết quả giao dịch đã bị bãi bỏ và thay vào bằng quy định mức thù lao không phụ thuộc vào giá trị giao dịch. Tuy pháp luật không quy định nhưng khi xét về tính chất của tiền thù lao và tiền hoa hồng, có thể hiểu, tiền thù lao là số tiền chắc chắn sẽ được nhận để thực hiện việc môi giới dù kết quả giao dịch có thành công hay không; còn hoa hồng có tính chất như một khoản thưởng thêm, khi giao dịch thành công thì người môi giới mới được nhận hoa hồng. Ngoài ra, cá nhân hành nghề môi giới BĐS sẽ không được nhận thù lao, hoa hồng trực tiếp từ khách hàng nữa mà chỉ được hưởng từ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản mà thôi. Quy định này là hệ quả của việc thay đổi các quy định về hình thức hành nghề của cá nhân hành nghề môi giới BĐS theo Luật Kinh doanh BĐS 2023. Theo đó, khi Luật Kinh doanh BĐS 2023 có hiệu lực, cá nhân hành nghề môi giới BĐS không được hành nghề độc lập như hiện nay nữa mà bắt buộc phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 61 Luật Kinh doanh BĐS 2023). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các thay đổi về hình thức nhận thù lao, hoa hồng của cá nhân hành nghề BĐS từ 01/01/2025. Tổng kết lại, thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS không phụ thuộc vào kết quả giao dịch, tuy nhiên từ 01/01/2025 thì cá nhân hành nghề môi giới BĐS sẽ nhận thù lao từ doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS chứ không nhận trực tiếp từ khách hàng nữa.
Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không?
Học thêm là hình thức học ngoài giờ của học sinh trên lớp nhằm giúp cho các em cập nhật, bổ sung kiến thức theo chương trình học. Vậy, việc học thêm tại trường có bắt buộc không? Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì? Theo Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau: - Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức. - Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong nhà trường tổ chức. Như vậy, dạy thêm, học thêm trong nhà trường là việc các cơ sở giáo dục công lập tổ chức các buổi dạy thêm, học thêm. Thông thường hình thức này ta thường thấy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập. Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không? Theo khoản 3 Điều 3 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Theo khoản 1 Điều 5 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết. Theo khoản 1 Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định thu và quản lý tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau: - Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; - Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường; - Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Tổng hợp lại, việc học sinh học thêm trong nhà trường là tùy theo nhu cầu, tinh thần tự nguyện và sự đồng ý của gia đình, không được ép buộc dưới mọi hình thức. Do đó, giáo viên và nhà trường không được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc và việc thu tiền học thêm phải được cha mẹ thoả thuận với nhà trường. Những trường hợp nào không được dạy thêm dù học sinh tự nguyện? Theo Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm bao gồm: - Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. - Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. - Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: + Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; + Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Như vậy, việc dạy thêm chỉ được tổ chức cho học sinh trung học trở lên, các học sinh tiêu học chỉ được dạy thêm khi bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ năng sống.
Phạm vi hành nghề luật sư và thù lao, tiền lương luật sư có thể hưởng
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm những dịch vụ gì và phạm vi hành nghề luật sư? Những loại thù lao, chi phí, tiền lương luật sư có thể hưởng. 1. Dịch vụ pháp lý và phạm vi hành nghề luật sư Căn cứ tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 quy định về luật sư như sau: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). Căn cứ tại Điều 4 Luật Luật sư 2006 quy định về dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. Căn cứ tại Điều 22 Luật Luật sư 2006 quy định về phạm vi hành nghề của luật sư như sau: - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. Theo đó, luật sư thực hiện một hoặc các dịch vụ pháp lý của luật sư theo quy định pháp luật. 2. Thù lao, chi phí và tiền lương của luật sư Căn cứ tại Điều 54 Luật Luật sư 2006 quy định về thù lao luật sư như sau: Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Căn cứ và phương thức tính thù lao được quy định tại Điều 55 Luật Luật sư 2006 như sau: - Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây: + Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; + Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; + Kinh nghiệm và uy tín của luật sư. - Thù lao được tính theo các phương thức sau đây: + Giờ làm việc của luật sư; + Vụ, việc với mức thù lao trọn gói; + Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; + Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định. Trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý thì thù lao, chi phí được tính theo quy định tại Điều 56 Luật Luật sư 2006 như sau: - Mức thù lao được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. - Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì thù lao, chi phí được tính theo quy định tại Điều 57 Luật Luật sư 2006 như sau: Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán chi phí theo quy định của Chính phủ. Căn cứ tại Điều 58 Luật Luật sư 2006 quy định về tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau: - Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được nhận tiền lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động. - Việc thoả thuận, chi trả tiền lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Theo đó, thù lao, chi phí và tiền lương theo hợp đồng lao động của Luật sư được thực hiện theo quy định trên.
Chồng có được lập hợp đồng ủy quyền cho vợ với nội dung ủy quyền liên quan đến thửa đất là tài sản riêng của chồng được không? Trong hợp đồng chồng có được quy định về trả thù lao là 1 triệu đồng cho vợ không? Nếu chồng không thanh toán thù lao này thì sao? Tại Điều 562, Điều 565, Điều 566, Điều 567, Điều 568 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 562. Hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” “Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền 1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. 2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. 3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền. 4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. 5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.” “Điều 566. Quyền của bên được ủy quyền 1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền. 2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.” “Điều 567. Nghĩa vụ của bên ủy quyền 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. 2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. 3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.” “Điều 568. Quyền của bên ủy quyền 1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền. 2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.” “Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền 1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. 2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.” Căn cứ quy định trên, hiện tại pháp luật không hạn chế việc vợ chồng ủy quyền cho nhau. Do đó, chồng có thể ủy quyền cho vợ để thực hiện các việc liên quan đến thửa đất và vợ sẽ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền, chồng là người ủy quyền và vợ là người được ủy quyền. Ngoài ra trong hợp đồng ủy quyền còn có điều khoản về thanh toán chi phí, có thể hiểu là thù lao cho người được ủy quyền để thực hiện công việc, việc thỏa thuận thù lao này là phù hợp theo quy định của pháp luật. Do đó chồng có thể ủy quyền cho vợ và trả thù lao 1 triệu đồng cho vợ. Nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì chồng có nghĩa vụ phải trả thù lao cho vợ và vợ có quyền được nhận thù lao từ chồng. Trường hợp chồng không trả thù lao cho vợ theo nghĩa vụ trong hợp đồng thì có thể là một trong những lí do để vợ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và chồng vẫn phải trả thù lao cho vợ tương ứng với công việc mà được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có thỏa thuận về bồi thường.
Công chứng viên thu phí công chứng, phí phát sinh không đúng quy định bị xử lý ra sao?
Hiện nay, nhận thức của người dân và tổ chức về việc đảm bảo an toàn pháp lý ngày càng được cải thiện. Do đó, nhu cầu tìm đến văn phòng công chứng càng phổ biến hơn khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch. Từ đó, phát sinh nhiều việc không như ý muốn, nhiều vụ việc tranh chấp xảy ra giữa người dân và văn phòng công chứng khi thu phí lúc này lúc khác, có khi phí thu cao đến gấp đôi cho cùng một loại dịch vụ. Sự việc này khiến người dân gặp không ít phiền toái. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin giúp người dân hiểu rõ và nắm bắt được những quy định về việc thu phí công chứng. Phí công chứng là gì? - Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. - Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Thù lao công chứng là gì? Thù lao công chứng được quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 như sau: - Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng. Những tổ chức, cá nhân nào sẽ nộp phí công chứng? Căn cứ Điều 2 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về người nộp phí, lệ phí công chứng, thì những tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Đồng thời, tổ chức, cá nhân khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản cũng phải nộp phí chứng thực. Những cơ quan, tổ chức nào sẽ thực hiện việc thu phí công chứng? Căn cứ Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về tổ chức thu phí, lệ phí như sau: Những cơ quan, tổ chức sẽ thực hiện việc thu phí công chứng bao gồm Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng sẽ là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng. Và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên. Văn phòng công chứng thu phí công chứng không đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao? Căn cứ điểm e khoản 2, điểm b khoản 8 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng, trong đó: Phạt tiền từ 07-10 triệu đồng đối với hành vi thu phí công chứng không đúng quy định. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đó. Ngoài phí công chứng, công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh khác không? Tại Khoản 2 Điều 9 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định “Hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.” thuộc một trong những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng. Đồng thời tại Điều 8 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định về việc thu phí, thù lao công chứng như sau: Công chứng viên có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và công khai phí, thù lao công chứng theo quy định đã được niêm yết; khi thu phí, thù lao công chứng phải ghi hóa đơn, chứng từ đầy đủ và thông báo cho người yêu cầu công chứng biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp. Như vậy có thể thấy công chứng viên không được thu bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận. Việc thu phí, thù lao công chứng phải thực hiện đúng, đủ và công khai phí, thù lao công chứng theo quy định đã được niêm yết và và thông báo cho người yêu cầu công chứng biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp.
Quy định về thù lao người đại diện vốn của DNNN tại Công ty cổ phần có vốn góp
Doanh nghiệp nhà nước có vốn góp tại Công ty Cổ phần, theo đó cử Người đại diện quản lý phần vốn góp của DNNN và cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát tại Công ty cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước ban hành quy định về quản lý vốn góp tại doanh nghiệp khác, trong đó quy định Người đại diện quản lý phần vốn góp tại Công ty cổ phần, cán bộ tham gia Ban kiểm soát tại Công ty cổ phần sẽ được chi trả thù lao theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Theo Điều 167 Luật doanh nghiệp, Kiểm soát viên tại Công ty cổ phần được trả tiền lương hoặc thù lao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Vậy, quy định do Doanh nghiệp nhà nước ban hành về việc chi trả thù lao cho đại diện vốn, cán bộ tham gia ban kiểm soát tại Công ty cổ phần có bị coi là trái Luật doanh nghiệp hay không?
Thù lao sáng kiến có chịu thuế TNCN không?
Cho mình hỏi chút, bên mình có khoản thù lao sáng kiến được công ty công nhận thì có tính thuế TNCN không?
Thù lao của Người quản lí di sản được quy định thế nào?
Đối với quá trình thừa kế di sản, công việc quản lý di sản rất là quan trọng và không thể thiếu. Người quản lý di sản sẽ là người được chỉ định trong di chúc hoặc là do những người thừa kế tự thỏa thuận ra. Người quản lý di sản là người sẽ thực hiện các hoạt động trong việc bảo quản, bảo tồn, sử dụng tài sản, thanh toán các khoản nợ liên quan đến di sản và các hoạt động khác nhằm bảo toàn sự vẹn của khối di sản. Vì vậy, từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến Bộ luật dân sự (BLDS) 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 đều tồn tại quy định về người quản lý di sản cũng như quyền, nghĩa vụ của người này. Có 2 khái niệm liên quan là : Thù lao quản lý di sản và Chi phí quản lý di sản. Tại BLDS 2015, có những điểm mới cần lưu ý như sau: Thứ nhất, người quản lý di sản được bổ sung thêm quyền “ được thanh toán chi phí bảo quản di sản” của những người quản lý di sản được quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 618 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, người quản lý di sản được thanh toán cho phí bảo quản di sản. Ngoài ra, theo quy định thứ tự thanh toán phân chia di sản thì một trong những chi phí liên quan đến di sản thừa kế cần được thanh toán đó là “Chi phí cho việc bảo quản di sản” tại khoản 3 Điều 628, điều này cho thấy bộ luật dân sự 2015 đã chuyển chi phí bảo quản di sản lên vị trí ưu tiên thanh toán thứ 3 (thay vì thứ 9 theo quy định tại Điều 693 Bộ luật dân sự 2005) Thứ hai, đối với những người quản lý di sản theo quy định tại khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015, tức những người đang tạm thời quản lý, sử dụng tài sản là di sản thừa kế do di chúc không cử người quản lý di sản và những người thừa kế chưa thỏa thuận cử người quản lý di sản, thì những chủ thể này có quyền được tiếp tục sử dụng khối di sản này nếu có căn cứ là hợp đồng giao kết với người để lại di sản thừa kế khi người này còn sống và hợp đồng này vẫn còn hiệu lực hoặc thông qua sự đồng ý của những người thừa kế. Trong trường hợp có thỏa thuận với những người thừa kế di sản của người chết để lại thì người quản lý di sản có quyền được hưởng thù lao cho việc quản lý khối tài sản này của mình. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 còn bổ sung thêm một điểm mới, người quản lý di sản được hưởng một khoảng thù lao hợp lý, tại khoản 3 Điều 618 đó là: “Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý” --> Quy định này đã ghi nhận quyền được hưởng thù lao của người quản lý di sản khi họ có quyền được hưởng chi phí bảo quản di sản thì việc bảo quản khối di sản này sẽ được thực hiện đầy đủ, chính xác và có trách nhiệm hơn, tránh làm giảm sút, hao mòn khối di sản thừa kế mà người chết để lại. Trường hợp các bên không thỏa thuận được về chi phí bảo quản di sản này thì một trong hai bên có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình, Tòa án sẽ căn cứ từng trường hợp cụ thể để quyết định mức thù lao hợp lý.
Từ 1/8/2024, vốn điều lệ bao nhiêu mới phải thuê môi giới BĐS có chứng chỉ?
Từ ngày 01/08/2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là: vốn điều lệ bao nhiêu mới phải thuê môi giới BĐS có chứng chỉ? (1) Vốn điều lệ bao nhiêu mới cần bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản? Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật kinh doanh bất động sản 2023, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phải có quy chế hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản; - Phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của Chính phủ; - Có tối thiểu 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản; - Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản gửi thông tin về doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi thành lập doanh nghiệp để được đăng tải trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản. Như vậy, từ ngày 01/8/2024, khi muốn kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp và bất kể là vốn điều lệ bao nhiêu, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản vẫn phải đảm bảo có ít nhất 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản. Do đó, việc bố trí bao nhiêu cá nhân có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không phụ thuộc vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. (2) Người làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh môi giới bất động sản có bắt buộc phải có chứng chỉ không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật kinh doanh bất động sản 2023, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; - Phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Như vậy, trong doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, chỉ có các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản mới phải đáp ứng điều kiện có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Những vị trí làm việc khác tại doanh nghiệp kinh doanh môi giới bất động sản không bắt buộc phải có có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. (3) Môi giới bất động sản làm những công việc gì? Theo quy định tại Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản 2023, nội dung công việc hành nghề môi giới bất động sản bao gồm: - Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng. - Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. - Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Như vậy, hoạt động môi giới bất động sản không chỉ đơn thuần là việc giới thiệu các bất động sản mà còn bao gồm nhiều khâu khác nhau, đòi hỏi người môi giới phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm thực tế và tinh thần trách nhiệm cao. Việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật và sở hữu chứng chỉ hành nghề là điều kiện tiên quyết để một người môi giới hoạt động hiệu quả và được khách hàng tin tưởng. (4) Thù lao của người hành nghề môi giới bất động sản có phụ thuộc vào giá trị bất động sản không? Liên quan đến vấn đề này, tại Điều 63 Luật kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: - Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. - Mức thù lao, hoa hồng môi giới bất động sản do cá nhân môi giới bất động sản và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thỏa thuận. Mức thù lao môi giới bất động sản không phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới bất động sản. Như vậy, thù lao của người hành nghề môi giới bất động sản do họ tự thỏa thuận với khách hàng và mức thù lao của người hành nghề môi giới bất động sản không bị ảnh hưởng bởi giá trị bất động sản giao dịch.
Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương như thế nào?
Dịch vụ công tác xã hội là gì? Người hành nghề công tác xã hội là ai? Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Dịch vụ công tác xã hội là gì? Dịch vụ công tác xã hội là một lĩnh vực quan trọng nhằm hỗ trợ các cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, dịch vụ này được cung cấp bởi các tổ chức và cá nhân đủ điều kiện, với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, các dịch vụ công tác xã hội bao gồm: - Cung cấp các dịch vụ bảo vệ khẩn cấp. - Cung cấp các dịch vụ chăm sóc, can thiệp, phục hồi và hỗ trợ phát triển. - Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực. - Cung cấp các dịch vụ phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tình trạng xâm hại, lạm dụng; bạo lực học đường, bạo lực giới và gia đình; ngược đãi và bóc lột lao động. - Thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp, tòa án, phúc lợi xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chăm sóc người cao tuổi và người khuyết tật, giảm nghèo, phòng, chống ma túy, phát triển cộng đồng, công tác xã hội với người lao động và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. - Quản lý trường hợp đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở và ở cộng đồng. - Hỗ trợ phát triển cộng đồng. - Hỗ trợ đối tượng đủ điều kiện ra khỏi cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giam giữ, cơ sở cai nghiện, cơ sở y tế trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống. - Tổ chức vận động nguồn lực thực hiện hoạt động công tác xã hội Có thể thấy, dịch vụ công tác xã hội không chỉ là một hoạt động hỗ trợ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng. Các dịch vụ này giúp phòng ngừa và can thiệp kịp thời vào các vấn đề xã hội, từ đó góp phần nâng cao nhân phẩm và quyền lợi của con người. Thông qua những dịch vụ này, công tác xã hội không chỉ giúp giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. (2) Người hành nghề công tác xã hội là ai? Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, người làm công tác xã hội là người thuộc một trong các trường hợp sau: - Công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội trong các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. - Người làm công tác xã hội trong các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, cơ sở giam giữ. trường giáo dưỡng và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. - Người làm công tác xã hội trong các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật. - Người làm công tác xã hội độc lập. Có thể thấy, người làm công tác xã hội bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, từ công chức, viên chức đến những người làm việc trong các tổ chức phi chính phủ và cá nhân độc lập. Điều này cho thấy sự đa dạng trong nguồn nhân lực tham gia vào lĩnh vực công tác xã hội, góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả trong việc hỗ trợ cộng đồng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác xã hội, những người làm nghề này cần phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, thực tập và được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều này không chỉ giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của người làm dịch vụ công tác xã hội mà còn bảo vệ quyền lợi của đối tượng thụ hưởng dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người cần hỗ trợ. Sự chuyên nghiệp trong công tác xã hội là yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững. (3) Người làm dịch vụ công tác xã hội được nhận lương như thế nào? Người làm dịch vụ công tác xã hội có quyền làm việc độc lập hoặc làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, chế độ thù lao, tiền lương cho người hành nghề công tác xã hội được quy định rõ ràng, cụ thể: - Người hành nghề công tác xã hội độc lập được hưởng thù lao theo hợp đồng thoả thuận. Tiền thù lao được thỏa thuận tại hợp đồng thỏa thuận ký kết với đối tượng theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ trên cơ sở các yếu tố, gồm: + Nội dung, tính chất của dịch vụ công tác xã hội; + Thời gian và công sức mà người hành nghề công tác xã hội sử dụng để thực hiện dịch vụ công tác xã hội; kinh nghiệm và uy tín của người hành nghề; + Các chi phí tàu xe đi lại, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ công tác xã hội. - Người hành nghề công tác xã hội làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội thì được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp, thù lao, tiền thưởng thu nhập tăng thêm (nếu có) theo quy định của pháp luật. Việc cho phép người làm dịch vụ công tác xã hội có thể hoạt động độc lập hoặc làm việc tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và quy định chi tiết chế độ thù lao, tiền lương của họ đã tạo ra sự linh hoạt và đa dạng trong cách thức thực hiện công việc này. Điều này không chỉ tạo động lực cho người làm công tác xã hội mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, giúp họ cống hiến hiệu quả hơn cho cộng đồng. Sự minh bạch và công bằng trong chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng để khuyến khích phát triển nghề công tác xã hội tại Việt Nam. Nghị định 110/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.
Thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS có phụ thuộc vào kết quả giao dịch không?
Môi giới BĐS đóng vai trò kết nối người mua và người bán, góp phần thúc đẩy giao dịch thành công. Vậy, nếu giao dịch không thành công, người môi giới có được nhận thù lao không? (1) Quy định về thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS Theo quy định tại Điều 64 Luật Kinh doanh BĐS 2023, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS có các quyền sau đây: Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS: - Thực hiện môi giới bất động sản - Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, thông tin bất động sản thực hiện giao dịch - Thu phí dịch vụ của khách hàng theo thỏa thuận của các bên - Từ chối môi giới bất động sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh - Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại do lỗi của họ gây ra - Quyền khác theo hợp đồng Đối với cá nhân hành nghề môi giới BĐS: - Các quyền giống với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, trừ các quyền khác theo hợp đồng - Hưởng thù lao, hoa hồng môi giới BĐS Như vậy, cá nhân hành nghề môi giới BĐS có quyền được hưởng thù lao, hoa hồng môi giới BĐS. Luật Kinh doanh BĐS 2023 đã tách hai chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản là doanh nghiệp và cá nhân ra thành hai chủ thể khác nhau, không còn quy định chung cho cả hai chủ thể như quy định hiện hành của Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Lý giải cho điều này chính là do Luật Kinh doanh BĐS 2023 đã siết chặt các quy định về cá nhân hành nghề môi giới BĐS hơn so với luật hiện hành, do đó, chủ thể này sẽ phải đáp ứng thêm một số yêu cầu, quy định riêng dành cho cá nhân khi hành nghề môi giới BĐS từ 01/01/2025 (ngày Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực). (2) Thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS có phụ thuộc vào kết quả giao dịch không? Theo Điều 64 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS được quy định như sau: “Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao môi giới từ khách hàng không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba.” Như vậy, hiện nay cá nhân hành nghề môi giới BĐS được hưởng tiền thù lao mà không phụ thuộc vào kết quả giao dịch giữa khách hàng và người thứ ba. Nếu giao dịch được thực hiện thành công thì người môi giới sẽ được hưởng thêm một khoản hoa hồng. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 63 Luật Kinh doanh BĐS 2023, quy định về thù lao, hoa hồng được hưởng của cá nhân hành nghề môi giới BĐS đã có sự thay đổi lớn, cụ thể: - Cá nhân hành nghề môi giới BĐS được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS. - Mức thù lao, hoa hồng do hai bên thỏa thuận. - Mức thù lao không phụ thuộc vào giá trị giao dịch. Như vậy, tại Luật Kinh doanh BĐS 2023 tiền thù lao, hoa hồng không còn được quy định riêng thành hai Điều như trong Luật Kinh doanh bất động sản 2014 nữa mà được gộp vào chung một Điều luật. Bên cạnh đó, quy định tiền thù lao không phụ thuộc vào kết quả giao dịch đã bị bãi bỏ và thay vào bằng quy định mức thù lao không phụ thuộc vào giá trị giao dịch. Tuy pháp luật không quy định nhưng khi xét về tính chất của tiền thù lao và tiền hoa hồng, có thể hiểu, tiền thù lao là số tiền chắc chắn sẽ được nhận để thực hiện việc môi giới dù kết quả giao dịch có thành công hay không; còn hoa hồng có tính chất như một khoản thưởng thêm, khi giao dịch thành công thì người môi giới mới được nhận hoa hồng. Ngoài ra, cá nhân hành nghề môi giới BĐS sẽ không được nhận thù lao, hoa hồng trực tiếp từ khách hàng nữa mà chỉ được hưởng từ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản mà thôi. Quy định này là hệ quả của việc thay đổi các quy định về hình thức hành nghề của cá nhân hành nghề môi giới BĐS theo Luật Kinh doanh BĐS 2023. Theo đó, khi Luật Kinh doanh BĐS 2023 có hiệu lực, cá nhân hành nghề môi giới BĐS không được hành nghề độc lập như hiện nay nữa mà bắt buộc phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS (căn cứ điểm b khoản 2 Điều 61 Luật Kinh doanh BĐS 2023). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các thay đổi về hình thức nhận thù lao, hoa hồng của cá nhân hành nghề BĐS từ 01/01/2025. Tổng kết lại, thù lao của cá nhân hành nghề môi giới BĐS không phụ thuộc vào kết quả giao dịch, tuy nhiên từ 01/01/2025 thì cá nhân hành nghề môi giới BĐS sẽ nhận thù lao từ doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS chứ không nhận trực tiếp từ khách hàng nữa.
Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không?
Học thêm là hình thức học ngoài giờ của học sinh trên lớp nhằm giúp cho các em cập nhật, bổ sung kiến thức theo chương trình học. Vậy, việc học thêm tại trường có bắt buộc không? Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là gì? Theo Điều 2 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định như sau: - Dạy thêm, học thêm trong quy định này là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức. - Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường là dạy thêm, học thêm không do các cơ sở giáo dục trong nhà trường tổ chức. Như vậy, dạy thêm, học thêm trong nhà trường là việc các cơ sở giáo dục công lập tổ chức các buổi dạy thêm, học thêm. Thông thường hình thức này ta thường thấy tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập. Giáo viên và nhà trường có được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc không? Theo khoản 3 Điều 3 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Theo khoản 1 Điều 5 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết. Theo khoản 1 Điều 7 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định thu và quản lý tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường như sau: - Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; - Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường; - Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm. Tổng hợp lại, việc học sinh học thêm trong nhà trường là tùy theo nhu cầu, tinh thần tự nguyện và sự đồng ý của gia đình, không được ép buộc dưới mọi hình thức. Do đó, giáo viên và nhà trường không được tổ chức dạy thêm theo hình thức bắt buộc và việc thu tiền học thêm phải được cha mẹ thoả thuận với nhà trường. Những trường hợp nào không được dạy thêm dù học sinh tự nguyện? Theo Điều 4 Quy định về dạy thêm, học thêm ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về các trường hợp không được dạy thêm bao gồm: - Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. - Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. - Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông. - Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập: + Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; + Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó. Như vậy, việc dạy thêm chỉ được tổ chức cho học sinh trung học trở lên, các học sinh tiêu học chỉ được dạy thêm khi bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, kỹ năng sống.
Phạm vi hành nghề luật sư và thù lao, tiền lương luật sư có thể hưởng
Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm những dịch vụ gì và phạm vi hành nghề luật sư? Những loại thù lao, chi phí, tiền lương luật sư có thể hưởng. 1. Dịch vụ pháp lý và phạm vi hành nghề luật sư Căn cứ tại Điều 2 Luật Luật sư 2006 quy định về luật sư như sau: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng). Căn cứ tại Điều 4 Luật Luật sư 2006 quy định về dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. Căn cứ tại Điều 22 Luật Luật sư 2006 quy định về phạm vi hành nghề của luật sư như sau: - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tư vấn pháp luật. - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật. - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này. Theo đó, luật sư thực hiện một hoặc các dịch vụ pháp lý của luật sư theo quy định pháp luật. 2. Thù lao, chi phí và tiền lương của luật sư Căn cứ tại Điều 54 Luật Luật sư 2006 quy định về thù lao luật sư như sau: Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư. Việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Căn cứ và phương thức tính thù lao được quy định tại Điều 55 Luật Luật sư 2006 như sau: - Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây: + Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý; + Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý; + Kinh nghiệm và uy tín của luật sư. - Thù lao được tính theo các phương thức sau đây: + Giờ làm việc của luật sư; + Vụ, việc với mức thù lao trọn gói; + Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án; + Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định. Trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý thì thù lao, chi phí được tính theo quy định tại Điều 56 Luật Luật sư 2006 như sau: - Mức thù lao được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý; đối với vụ án hình sự mà luật sư tham gia tố tụng thì mức thù lao không được vượt quá mức trần thù lao do Chính phủ quy định. - Tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện dịch vụ pháp lý do các bên thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì thù lao, chi phí được tính theo quy định tại Điều 57 Luật Luật sư 2006 như sau: Luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được nhận thù lao và được thanh toán chi phí theo quy định của Chính phủ. Căn cứ tại Điều 58 Luật Luật sư 2006 quy định về tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau: - Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được nhận tiền lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động. - Việc thoả thuận, chi trả tiền lương được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Theo đó, thù lao, chi phí và tiền lương theo hợp đồng lao động của Luật sư được thực hiện theo quy định trên.
Chồng có được lập hợp đồng ủy quyền cho vợ với nội dung ủy quyền liên quan đến thửa đất là tài sản riêng của chồng được không? Trong hợp đồng chồng có được quy định về trả thù lao là 1 triệu đồng cho vợ không? Nếu chồng không thanh toán thù lao này thì sao? Tại Điều 562, Điều 565, Điều 566, Điều 567, Điều 568 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Điều 562. Hợp đồng ủy quyền Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” “Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền 1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó. 2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền. 3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền. 4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền. 5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.” “Điều 566. Quyền của bên được ủy quyền 1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền. 2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.” “Điều 567. Nghĩa vụ của bên ủy quyền 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc. 2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. 3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.” “Điều 568. Quyền của bên ủy quyền 1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền. 2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.” “Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền 1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý. Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt. 2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.” Căn cứ quy định trên, hiện tại pháp luật không hạn chế việc vợ chồng ủy quyền cho nhau. Do đó, chồng có thể ủy quyền cho vợ để thực hiện các việc liên quan đến thửa đất và vợ sẽ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền, chồng là người ủy quyền và vợ là người được ủy quyền. Ngoài ra trong hợp đồng ủy quyền còn có điều khoản về thanh toán chi phí, có thể hiểu là thù lao cho người được ủy quyền để thực hiện công việc, việc thỏa thuận thù lao này là phù hợp theo quy định của pháp luật. Do đó chồng có thể ủy quyền cho vợ và trả thù lao 1 triệu đồng cho vợ. Nếu hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì chồng có nghĩa vụ phải trả thù lao cho vợ và vợ có quyền được nhận thù lao từ chồng. Trường hợp chồng không trả thù lao cho vợ theo nghĩa vụ trong hợp đồng thì có thể là một trong những lí do để vợ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và chồng vẫn phải trả thù lao cho vợ tương ứng với công việc mà được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại nếu có thỏa thuận về bồi thường.
Công chứng viên thu phí công chứng, phí phát sinh không đúng quy định bị xử lý ra sao?
Hiện nay, nhận thức của người dân và tổ chức về việc đảm bảo an toàn pháp lý ngày càng được cải thiện. Do đó, nhu cầu tìm đến văn phòng công chứng càng phổ biến hơn khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch. Từ đó, phát sinh nhiều việc không như ý muốn, nhiều vụ việc tranh chấp xảy ra giữa người dân và văn phòng công chứng khi thu phí lúc này lúc khác, có khi phí thu cao đến gấp đôi cho cùng một loại dịch vụ. Sự việc này khiến người dân gặp không ít phiền toái. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin giúp người dân hiểu rõ và nắm bắt được những quy định về việc thu phí công chứng. Phí công chứng là gì? - Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. - Mức thu, chế độ thu, nộp, sử dụng và quản lý phí công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Thù lao công chứng là gì? Thù lao công chứng được quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 như sau: - Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm giải thích rõ cho người yêu cầu công chứng về thù lao công chứng. Những tổ chức, cá nhân nào sẽ nộp phí công chứng? Căn cứ Điều 2 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về người nộp phí, lệ phí công chứng, thì những tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng. Đồng thời, tổ chức, cá nhân khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản cũng phải nộp phí chứng thực. Những cơ quan, tổ chức nào sẽ thực hiện việc thu phí công chứng? Căn cứ Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về tổ chức thu phí, lệ phí như sau: Những cơ quan, tổ chức sẽ thực hiện việc thu phí công chứng bao gồm Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng sẽ là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực. Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng. Và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên. Văn phòng công chứng thu phí công chứng không đúng quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ra sao? Căn cứ điểm e khoản 2, điểm b khoản 8 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng, trong đó: Phạt tiền từ 07-10 triệu đồng đối với hành vi thu phí công chứng không đúng quy định. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đó. Ngoài phí công chứng, công chứng viên có được thu thêm phí phát sinh khác không? Tại Khoản 2 Điều 9 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định “Hành vi nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.” thuộc một trong những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng. Đồng thời tại Điều 8 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định về việc thu phí, thù lao công chứng như sau: Công chứng viên có trách nhiệm thu đúng, thu đủ và công khai phí, thù lao công chứng theo quy định đã được niêm yết; khi thu phí, thù lao công chứng phải ghi hóa đơn, chứng từ đầy đủ và thông báo cho người yêu cầu công chứng biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp. Như vậy có thể thấy công chứng viên không được thu bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận. Việc thu phí, thù lao công chứng phải thực hiện đúng, đủ và công khai phí, thù lao công chứng theo quy định đã được niêm yết và và thông báo cho người yêu cầu công chứng biết rõ về các khoản thu và số tiền mà họ phải nộp.
Quy định về thù lao người đại diện vốn của DNNN tại Công ty cổ phần có vốn góp
Doanh nghiệp nhà nước có vốn góp tại Công ty Cổ phần, theo đó cử Người đại diện quản lý phần vốn góp của DNNN và cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát tại Công ty cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước ban hành quy định về quản lý vốn góp tại doanh nghiệp khác, trong đó quy định Người đại diện quản lý phần vốn góp tại Công ty cổ phần, cán bộ tham gia Ban kiểm soát tại Công ty cổ phần sẽ được chi trả thù lao theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Theo Điều 167 Luật doanh nghiệp, Kiểm soát viên tại Công ty cổ phần được trả tiền lương hoặc thù lao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Vậy, quy định do Doanh nghiệp nhà nước ban hành về việc chi trả thù lao cho đại diện vốn, cán bộ tham gia ban kiểm soát tại Công ty cổ phần có bị coi là trái Luật doanh nghiệp hay không?
Thù lao sáng kiến có chịu thuế TNCN không?
Cho mình hỏi chút, bên mình có khoản thù lao sáng kiến được công ty công nhận thì có tính thuế TNCN không?
Thù lao của Người quản lí di sản được quy định thế nào?
Đối với quá trình thừa kế di sản, công việc quản lý di sản rất là quan trọng và không thể thiếu. Người quản lý di sản sẽ là người được chỉ định trong di chúc hoặc là do những người thừa kế tự thỏa thuận ra. Người quản lý di sản là người sẽ thực hiện các hoạt động trong việc bảo quản, bảo tồn, sử dụng tài sản, thanh toán các khoản nợ liên quan đến di sản và các hoạt động khác nhằm bảo toàn sự vẹn của khối di sản. Vì vậy, từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đến Bộ luật dân sự (BLDS) 1995, BLDS 2005, BLDS 2015 đều tồn tại quy định về người quản lý di sản cũng như quyền, nghĩa vụ của người này. Có 2 khái niệm liên quan là : Thù lao quản lý di sản và Chi phí quản lý di sản. Tại BLDS 2015, có những điểm mới cần lưu ý như sau: Thứ nhất, người quản lý di sản được bổ sung thêm quyền “ được thanh toán chi phí bảo quản di sản” của những người quản lý di sản được quy định tại điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 618 Bộ luật dân sự 2015, theo đó, người quản lý di sản được thanh toán cho phí bảo quản di sản. Ngoài ra, theo quy định thứ tự thanh toán phân chia di sản thì một trong những chi phí liên quan đến di sản thừa kế cần được thanh toán đó là “Chi phí cho việc bảo quản di sản” tại khoản 3 Điều 628, điều này cho thấy bộ luật dân sự 2015 đã chuyển chi phí bảo quản di sản lên vị trí ưu tiên thanh toán thứ 3 (thay vì thứ 9 theo quy định tại Điều 693 Bộ luật dân sự 2005) Thứ hai, đối với những người quản lý di sản theo quy định tại khoản 2 Điều 616 Bộ luật dân sự 2015, tức những người đang tạm thời quản lý, sử dụng tài sản là di sản thừa kế do di chúc không cử người quản lý di sản và những người thừa kế chưa thỏa thuận cử người quản lý di sản, thì những chủ thể này có quyền được tiếp tục sử dụng khối di sản này nếu có căn cứ là hợp đồng giao kết với người để lại di sản thừa kế khi người này còn sống và hợp đồng này vẫn còn hiệu lực hoặc thông qua sự đồng ý của những người thừa kế. Trong trường hợp có thỏa thuận với những người thừa kế di sản của người chết để lại thì người quản lý di sản có quyền được hưởng thù lao cho việc quản lý khối tài sản này của mình. Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự năm 2015 còn bổ sung thêm một điểm mới, người quản lý di sản được hưởng một khoảng thù lao hợp lý, tại khoản 3 Điều 618 đó là: “Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý” --> Quy định này đã ghi nhận quyền được hưởng thù lao của người quản lý di sản khi họ có quyền được hưởng chi phí bảo quản di sản thì việc bảo quản khối di sản này sẽ được thực hiện đầy đủ, chính xác và có trách nhiệm hơn, tránh làm giảm sút, hao mòn khối di sản thừa kế mà người chết để lại. Trường hợp các bên không thỏa thuận được về chi phí bảo quản di sản này thì một trong hai bên có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mình, Tòa án sẽ căn cứ từng trường hợp cụ thể để quyết định mức thù lao hợp lý.