Đội mũ bảo hiểm giả bị phạt đến 200 nghìn đồng
Khoản 1 điều 8 Thông tư liên tịch 06 quy định trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải: 1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật Nghĩa là, mũ bảo hiểm phải đảm bảo các tính năng tại khoản 1 điều 3, cụ thể như sau: - Một là, có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06; - Hai là, đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. 2. Cài quai mũ theo quy định - Một là, kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm; - Hai là, sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu. Đồng thời, khoản 2 điều 10 quy định “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Căn cứ điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt từ 100 – 200 nghìn đồng. Như vậy, hành vi đội mũ bảo hiểm không đúng theo quy định của pháp luật (mũ bảo hiểm giả) được xem là hành vi không đội mũ bảo hiểm (vì bản chất nó không phải mũ bảo hiểm) sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Những văn bản “khó đỡ” năm 2013
1/ Công văn 1042/C67-P3: Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ. Công văn 1042 ngày 26/04/2013 của Cục CSGT Đường bộ & Đường sắt gửi trưởng phòng CSGT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo cán bộ chiến sỹ đơn vị thực hiện Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối Cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. (Xem thêm tại đây). 2/ Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT: Xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm giả. Theo thông tư liên tịch 06 thì từ 15/05/2013 sẽ xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm giả. (Xem thêm tại đây). 3/ Nghị định 67/2013/NĐ-CP: Phạt đến 1 triệu đồng nếu bán thuốc lá mà không đăng ký. Từ 15/08/2013, muốn kinh doanh, bán lẻ thuốc lá, phải đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên; có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, những quán hàng lưu động như quán trà đá, xe bán hàng rong, …sẽ không được bán thuốc lá. Nếu vi phạm quy định trên thì sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Quy định là như thế, song thực tiễn áp dụng thì không hề đơn giản, khó lòng mà xử phạt người bán thuốc lá lưu động. (Xem thêm tại đây). 4/ Nghị định 145/2013/NĐ-CP: Không được tặng quà trong các buổi lễ Từ 16/12/2013, cấm tặng quà, biểu trưng, biểu tượng trong buổi lễ. Không được tổ chức chiêu đãi trừ trường hợp kỷ niệm ngày cách mạng tháng 8 và Quốc khánh theo quy định tại điều 11 của Nghị định 145. (Xem thêm tại đây).
Đội mũ bảo hiểm giả bị phạt đến 200 nghìn đồng
Khoản 1 điều 8 Thông tư liên tịch 06 quy định trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải: 1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật Nghĩa là, mũ bảo hiểm phải đảm bảo các tính năng tại khoản 1 điều 3, cụ thể như sau: - Một là, có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06; - Hai là, đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. 2. Cài quai mũ theo quy định - Một là, kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm; - Hai là, sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu. Đồng thời, khoản 2 điều 10 quy định “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”. Căn cứ điểm i khoản 3 điều 6 Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt từ 100 – 200 nghìn đồng. Như vậy, hành vi đội mũ bảo hiểm không đúng theo quy định của pháp luật (mũ bảo hiểm giả) được xem là hành vi không đội mũ bảo hiểm (vì bản chất nó không phải mũ bảo hiểm) sẽ bị xử phạt theo quy định trên.
Những văn bản “khó đỡ” năm 2013
1/ Công văn 1042/C67-P3: Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ. Công văn 1042 ngày 26/04/2013 của Cục CSGT Đường bộ & Đường sắt gửi trưởng phòng CSGT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo cán bộ chiến sỹ đơn vị thực hiện Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối Cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. (Xem thêm tại đây). 2/ Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT: Xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm giả. Theo thông tư liên tịch 06 thì từ 15/05/2013 sẽ xử phạt hành vi đội mũ bảo hiểm giả. (Xem thêm tại đây). 3/ Nghị định 67/2013/NĐ-CP: Phạt đến 1 triệu đồng nếu bán thuốc lá mà không đăng ký. Từ 15/08/2013, muốn kinh doanh, bán lẻ thuốc lá, phải đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên; có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, những quán hàng lưu động như quán trà đá, xe bán hàng rong, …sẽ không được bán thuốc lá. Nếu vi phạm quy định trên thì sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Quy định là như thế, song thực tiễn áp dụng thì không hề đơn giản, khó lòng mà xử phạt người bán thuốc lá lưu động. (Xem thêm tại đây). 4/ Nghị định 145/2013/NĐ-CP: Không được tặng quà trong các buổi lễ Từ 16/12/2013, cấm tặng quà, biểu trưng, biểu tượng trong buổi lễ. Không được tổ chức chiêu đãi trừ trường hợp kỷ niệm ngày cách mạng tháng 8 và Quốc khánh theo quy định tại điều 11 của Nghị định 145. (Xem thêm tại đây).