Kiểm tra và phản ánh thông tin tín dụng bị sai sót như thế nào?
Từ vụ việc “quên” trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu sau 08 năm, dư nợ lên tới 8,8 tỷ đồng. Qua đó, làm sao để kiểm tra, kiểm soát thông tin tín dụng của bản thân? Phát hiện thông tin tín dụng bị sai sót thì cần làm gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Thông tin tín dụng là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2021/NĐ-CP quy định về thông tin tín dụng như sau: “Thông tin tín dụng là dữ liệu, số liệu, dữ kiện liên quan của khách hàng vay tại tổ chức tham gia của công ty thông tin tín dụng.” Trong định nghĩa nêu trên: Khách hàng vay là tổ chức hoặc cá nhân được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc được tổ chức tham gia khác cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Còn về công ty thông tin tín dụng, đây là loại hình doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định tại Nghị định 58/2021/NĐ-CP. Như vậy, để đơn giản, có thể hiểu thông tin tín dụng là các thông tin về cá nhân, pháp nhân (khách hàng vay) có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (2) Thông tin tín dụng được xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2021/NĐ-CP về xử lý thông tin tín dụng như sau: - Trên cơ sở nguồn thông tin tín dụng thu thập và lưu giữ, công ty thông tin tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin để tạo lập các sản phẩm thông tin tín dụng. - Quá trình kiểm tra, phân loại, cập nhật thông tin tín dụng phải đảm bảo không làm sai lệch tính chất, nội dung thông tin tín dụng. - Đối với thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hiện ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là cơ quan thực hiện việc thu thập cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng từ 100% các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng; cung cấp báo cáo thông tin tín dụng cho hệ thống các tổ chức tín dụng, báo cáo chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, báo cáo xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. (3) Kiểm tra và phản ánh thông tin tín dụng bị sai sót như thế nào? Trường hợp phát hiện thông tin tín dụng bị sai sót công dân có thể thực hiện phản ánh theo trình tự như sau: Bước 01: Công dân truy cập vào Trang Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và thực hiện đăng ký tài khoản theo hướng dẫn. Bước 02: Tự tra cứu thông tin tín dụng của bản thân tại mục “Khai thác báo cáo”. Bước 03: Trường hợp phát hiện có sai sót, công dân chọn mục “Hỗ trợ / Tư vấn” tiếp theo đó nhấn chọn “Khiếu nại”. Bước 04: Gửi khiếu nại đối với thông tin bị sai sót kèm theo giấy tờ chứng minh. Bước 05: Trường hợp có sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu, CIC có trách nhiệm điều chỉnh sai sót và thông báo kết quả cho công dân. Trường hợp thông tin sai sót tại tổ chức tín dụng báo cáo thông tin, cán bộ CIC sẽ hướng dẫn khách hàng làm việc với tổ chức tín dụng có liên quan để xác minh, giải đáp. Nếu xác định có sai sót, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị CIC cập nhật, điều chỉnh thông tin đúng. Bên cạnh đó, công dân cũng có thể liên hệ đến Tổng đài 1800585891 để nhận hỗ trợ và kịp thời sửa đổi thông tin sai sót. Ngoài ra, theo khuyến cáo của NHNN, để quản lý thông tin cá nhân, tránh trường hợp bị mạo danh lừa đảo, công dân cần lưu ý những nội dung sau đây: Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin định danh cá nhân như CMND, CCCD cho các bên cung cấp dịch vụ, chỉ chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ thực sự uy tín và đáng tin cậy. Tuyệt đối không cho người khác mượn giấy tờ cá nhân để thực hiện giao dịch tài chính. Đồng thời, công dân phải thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng khi phát hiện bị lừa đảo.
Điều kiện, trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
Điều kiện cấp, thành phần hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng được quy định tại Nghị định 58/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 58/2021/NĐ-CP thì hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng là việc công ty thông tin tín dụng cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đối tượng sử dụng trên cơ sở các hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng theo quy định. Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng, và để được cấp Giấy chứng nhận thì Công ty thông tin tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2021/NĐ-CP: - Có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây: + Có tối thiểu 02 đường truyền số liệu, mỗi đường truyền của 01 nhà cung cấp dịch vụ; + Có cơ sở hạ tầng thông tin có khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống thông tin của tổ chức tham gia; + Có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật có khả năng thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5.000.000 khách hàng vay; + Có phương án bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin; + Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quá 04 giờ làm việc. - Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng. - Có người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 58/2021/NĐ-CP. - Có phương án kinh doanh đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng. - Có tối thiểu 15 tổ chức tham gia là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô). Các tổ chức tham gia không có cam kết cung cấp thông tin tín dụng với công ty thông tin tín dụng khác. - Có văn bản thỏa thuận về cung cấp thông tin, sản phẩm thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với tổ chức tham gia, trong đó có tối thiểu các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 58/2021/NĐ-CP. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 58/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ để công ty thông tin tín dụng lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; - Điều lệ của doanh nghiệp (bản sao); - Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng (bản sao); - Tài liệu về mức vốn điều lệ (bản sao) gồm: Văn bản chứng minh tương ứng với hình thức góp vốn: Xác nhận của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về số dư tài khoản đối với tiền mặt; kết quả thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác phù hợp với quy định của Luật Giá, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất so với thời điểm gửi hồ sơ; - Bản kê danh sách và lý lịch của từng cá nhân là người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; - Phiếu lý lịch tư pháp (bản sao) của từng cá nhân là người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát: + Đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; + Đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương (có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích; thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã) phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định. Trường hợp phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không có thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì công ty thông tin tín dụng phải có văn bản giải trình về việc không có cơ quan có thẩm quyền của nước cấp lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương cung cấp thông tin này và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cá nhân đó không thuộc các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ theo quy định pháp luật Việt Nam; Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm công ty thông tin tín dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận; + Phương án kinh doanh theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; + Văn bản cam kết cung cấp thông tin tín dụng của các tổ chức tham gia theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; + Văn bản thỏa thuận về cung cấp thông tin, sản phẩm thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với tổ chức tham gia (bản sao). 3. Thủ tục, nguyên tắc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng - Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 10 Nghị định 58/2021/NĐ-CP như sau: + Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt. Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định. + Đối với thành phần hồ sơ là bản sao không có chứng thực, không được cấp từ sổ gốc thì công ty thông tin tín dụng xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu; người đối chiếu ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. + Hồ sơ được nộp tại bộ phận một cửa của Ngân hàng Nhà nước hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước. - Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 Nghị định 58/2021/NĐ-CP như sau: + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của công ty thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi công ty thông tin tín dụng yêu cầu bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đề nghị không đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Mục 2 nêu trên. + Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho công ty thông tin tín dụng. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Kiểm tra và phản ánh thông tin tín dụng bị sai sót như thế nào?
Từ vụ việc “quên” trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu sau 08 năm, dư nợ lên tới 8,8 tỷ đồng. Qua đó, làm sao để kiểm tra, kiểm soát thông tin tín dụng của bản thân? Phát hiện thông tin tín dụng bị sai sót thì cần làm gì? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Thông tin tín dụng là gì? Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2021/NĐ-CP quy định về thông tin tín dụng như sau: “Thông tin tín dụng là dữ liệu, số liệu, dữ kiện liên quan của khách hàng vay tại tổ chức tham gia của công ty thông tin tín dụng.” Trong định nghĩa nêu trên: Khách hàng vay là tổ chức hoặc cá nhân được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc được tổ chức tham gia khác cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Còn về công ty thông tin tín dụng, đây là loại hình doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định tại Nghị định 58/2021/NĐ-CP. Như vậy, để đơn giản, có thể hiểu thông tin tín dụng là các thông tin về cá nhân, pháp nhân (khách hàng vay) có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (2) Thông tin tín dụng được xử lý như thế nào? Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2021/NĐ-CP về xử lý thông tin tín dụng như sau: - Trên cơ sở nguồn thông tin tín dụng thu thập và lưu giữ, công ty thông tin tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin để tạo lập các sản phẩm thông tin tín dụng. - Quá trình kiểm tra, phân loại, cập nhật thông tin tín dụng phải đảm bảo không làm sai lệch tính chất, nội dung thông tin tín dụng. - Đối với thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hiện ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) là cơ quan thực hiện việc thu thập cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng từ 100% các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng; cung cấp báo cáo thông tin tín dụng cho hệ thống các tổ chức tín dụng, báo cáo chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân, báo cáo xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp. (3) Kiểm tra và phản ánh thông tin tín dụng bị sai sót như thế nào? Trường hợp phát hiện thông tin tín dụng bị sai sót công dân có thể thực hiện phản ánh theo trình tự như sau: Bước 01: Công dân truy cập vào Trang Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) và thực hiện đăng ký tài khoản theo hướng dẫn. Bước 02: Tự tra cứu thông tin tín dụng của bản thân tại mục “Khai thác báo cáo”. Bước 03: Trường hợp phát hiện có sai sót, công dân chọn mục “Hỗ trợ / Tư vấn” tiếp theo đó nhấn chọn “Khiếu nại”. Bước 04: Gửi khiếu nại đối với thông tin bị sai sót kèm theo giấy tờ chứng minh. Bước 05: Trường hợp có sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu, CIC có trách nhiệm điều chỉnh sai sót và thông báo kết quả cho công dân. Trường hợp thông tin sai sót tại tổ chức tín dụng báo cáo thông tin, cán bộ CIC sẽ hướng dẫn khách hàng làm việc với tổ chức tín dụng có liên quan để xác minh, giải đáp. Nếu xác định có sai sót, Tổng Giám đốc tổ chức tín dụng hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị CIC cập nhật, điều chỉnh thông tin đúng. Bên cạnh đó, công dân cũng có thể liên hệ đến Tổng đài 1800585891 để nhận hỗ trợ và kịp thời sửa đổi thông tin sai sót. Ngoài ra, theo khuyến cáo của NHNN, để quản lý thông tin cá nhân, tránh trường hợp bị mạo danh lừa đảo, công dân cần lưu ý những nội dung sau đây: Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin định danh cá nhân như CMND, CCCD cho các bên cung cấp dịch vụ, chỉ chia sẻ thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ thực sự uy tín và đáng tin cậy. Tuyệt đối không cho người khác mượn giấy tờ cá nhân để thực hiện giao dịch tài chính. Đồng thời, công dân phải thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng khi phát hiện bị lừa đảo.
Điều kiện, trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng
Điều kiện cấp, thành phần hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng được quy định tại Nghị định 58/2021/NĐ-CP. 1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 58/2021/NĐ-CP thì hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng là việc công ty thông tin tín dụng cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đối tượng sử dụng trên cơ sở các hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin tín dụng của công ty thông tin tín dụng theo quy định. Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng, và để được cấp Giấy chứng nhận thì Công ty thông tin tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau theo quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2021/NĐ-CP: - Có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau đây: + Có tối thiểu 02 đường truyền số liệu, mỗi đường truyền của 01 nhà cung cấp dịch vụ; + Có cơ sở hạ tầng thông tin có khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống thông tin của tổ chức tham gia; + Có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật có khả năng thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5.000.000 khách hàng vay; + Có phương án bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin; + Có phương án dự phòng thảm họa, đảm bảo không bị gián đoạn các hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quá 04 giờ làm việc. - Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng. - Có người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 58/2021/NĐ-CP. - Có phương án kinh doanh đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng. - Có tối thiểu 15 tổ chức tham gia là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô). Các tổ chức tham gia không có cam kết cung cấp thông tin tín dụng với công ty thông tin tín dụng khác. - Có văn bản thỏa thuận về cung cấp thông tin, sản phẩm thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với tổ chức tham gia, trong đó có tối thiểu các nội dung theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 58/2021/NĐ-CP. 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 58/2021/NĐ-CP, thành phần hồ sơ để công ty thông tin tín dụng lập hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; - Điều lệ của doanh nghiệp (bản sao); - Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng (bản sao); - Tài liệu về mức vốn điều lệ (bản sao) gồm: Văn bản chứng minh tương ứng với hình thức góp vốn: Xác nhận của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về số dư tài khoản đối với tiền mặt; kết quả thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác phù hợp với quy định của Luật Giá, Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán tại thời điểm gần nhất so với thời điểm gửi hồ sơ; - Bản kê danh sách và lý lịch của từng cá nhân là người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; - Phiếu lý lịch tư pháp (bản sao) của từng cá nhân là người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát: + Đối với cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích (bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa) và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; + Đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam: Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương (có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích; thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã) phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp theo quy định. Trường hợp phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp không có thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì công ty thông tin tín dụng phải có văn bản giải trình về việc không có cơ quan có thẩm quyền của nước cấp lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương cung cấp thông tin này và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cá nhân đó không thuộc các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ theo quy định pháp luật Việt Nam; Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản có giá trị tương đương phải được cơ quan có thẩm quyền cấp trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm công ty thông tin tín dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận; + Phương án kinh doanh theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; + Văn bản cam kết cung cấp thông tin tín dụng của các tổ chức tham gia theo Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; + Văn bản thỏa thuận về cung cấp thông tin, sản phẩm thông tin tín dụng giữa công ty thông tin tín dụng với tổ chức tham gia (bản sao). 3. Thủ tục, nguyên tắc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng - Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 10 Nghị định 58/2021/NĐ-CP như sau: + Hồ sơ phải được lập thành 01 bộ bằng tiếng Việt. Thành phần hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và dịch ra tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định. + Đối với thành phần hồ sơ là bản sao không có chứng thực, không được cấp từ sổ gốc thì công ty thông tin tín dụng xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu; người đối chiếu ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. + Hồ sơ được nộp tại bộ phận một cửa của Ngân hàng Nhà nước hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Ngân hàng Nhà nước. - Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 Nghị định 58/2021/NĐ-CP như sau: + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của công ty thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi công ty thông tin tín dụng yêu cầu bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đề nghị không đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Mục 2 nêu trên. + Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho công ty thông tin tín dụng. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.