Quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 – 2030 phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, có kế hoạch, cơ chế, hình thức và thời gian hợp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến… Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong Kế hoạch số 377-KH/TU chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 – 2030 do Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM vừa ban hành. Ảnh minh họa. (nguồn: Thanhuytphcm.vn) Bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ Theo nội dung kế hoạch, công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp phải được các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy các cấp; bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân đối với Đảng. Cùng với đó là nâng cao chất lượng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp; tập trung lãnh đạo tổ chức thảo luận thật kỹ, sâu sắc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn nêu tại dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng và đại hội đảng bộ cấp trên. Báo cáo chính trị phải đánh giá trung thực, khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới sát với tình hình thực tế của từng đảng bộ, có tính khoa học, khả thi cao. Đối với công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định. Bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; đề cao, coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, tăng cường ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực quan trọng, trọng yếu. Cấp ủy khoá mới phải tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín; thật sự là trung tâm đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn, tư duy đổi mới, gắn bó mật thiết với Nhân dân; có năng lực lãnh đạo, cầm quyền, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở vào đầu quý I năm 2025 Theo nội dung Kế hoạch, Đại hội đảng bộ cấp cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở thực hiện 4 nội dung. Cụ thể là tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025 – 2030. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp. Bầu ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030. Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Những nơi thực sự có khó khăn về công tác chuẩn bị nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý, thì đại hội với 3 nội dung, chưa tiến hành bầu cấp ủy khoá mới. Kế hoạch cũng nêu rõ chuẩn bị các văn kiện đại hội và tổ chức thảo luận. Trong đó, Dự thảo văn kiện của cấp ủy trình đại hội gồm hai báo cáo chủ yếu Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác; phải đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực tình hình, kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời, tiếp thu những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng, của cấp trên, dự báo được tình hình để đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi cho nhiệm kỳ 2025 - 2030, chú ý các nhiệm vụ, giải pháp đột phá với tầm nhìn dài hạn. Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải có tính chiến đấu, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đánh giá đúng, khách quan, toàn diện, trung thực về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định những điều đảng viên không được làm và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đồng thời, phải đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ảnh minh họa. (nguồn: Thanhuytphcm.vn) Riêng đối với việc xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM yêu cầu, quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, có kế hoạch, cơ chế, hình thức và thời gian hợp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Đại hội các cấp phải bố trí thời gian thỏa đáng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của đại biểu; thảo luận sâu sắc, có tranh luận và phản biện, cầu thị, lắng nghe, tôn trọng, chọn lọc và tiếp thu đúng nguyên tắc, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó. Kế hoạch cũng nêu rõ các nội dung về công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy. Trong đó, phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ (dưới 42 tuổi đối với cấp huyện; dưới 40 tuổi đối với cấp xã) từ 10% trở lên (tính cho cả nhiệm kỳ); tỷ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Cơ cấu, số lượng đại biểu, đối với Đảng bộ TP Thủ Đức, quận, huyện số lượng đại biểu dự đại hội không quá 300 đại biểu. Đối với đảng bộ cấp trên cơ sở, với Đảng bộ có trên 5.000 đảng viên, số lượng đại biểu không quá 300 đại biểu; Đảng bộ có trên 3.000 đến 5.000 đảng viên, số lượng đại biểu không quá 250 đại biểu; Đảng bộ có từ 1.000 đến 30.000 đảng viên, số lượng đại biểu không quá 200 đại biểu; Đảng bộ có dưới 1.000 đảng viên, số lượng đại biểu có từ 100 đến dưới 200 đại biểu. Đối với Đảng bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên tiến hành đại hội đảng viên. Trường hợp đảng bộ có khó khăn về điều kiện tổ chức đại hội đảng viên, nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì tổ chức đại hội đại biểu. Số lượng đại biểu do cấp ủy triệu tập đại hội quyết định nhưng không quá 80 đại biểu. Đảng bộ cơ sở có từ 200 đảng viên đến dưới 700 đảng viên thì tiến hành đại hội đại biểu, số lượng đại biêu có từ 80 đến 100 đại biểu; đảng bộ có từ 700 đảng viên trở lên, số lượng đại biểu không quá 150; trường hợp đặc biệt, không quá 200 đại biểu. Thời gian tiến hành đại hội đảng bộ các cấp Đại hội đảng viên hoặc đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở không quá 2 ngày, bắt đầu từ tháng 4/2025, hoàn thành trước ngày 30/6/2025. Đại hội đại biểu đảng bộ TP Thủ Đức, quận, huyện và cấp trên cơ sở không quá 3 ngày, hoàn thành trước ngày 31/8/2025. Thời gian họp trù bị được tính vào thời gian tiến hành đại hội. Đối với TP Thủ Đức, quận, huyện và đảng bộ cấp trên cơ sở không quá 1/2 ngày. Thời gian tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở vào đầu quý I năm 2025; cấp huyện và tương đương vào đầu quý II năm 2025. (Nguồn: Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) Link bài viết: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/cap-uy-khoa-moi-phai-tieu-bieu-ve-ban-linh-chinh-tri-tri-tue-pham-chat-dao-duc-loi-song-nang-lu-1491926074
Chỉ thị 31-CT/TU: Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn TP.HCM
Ngày 20/02/2024 vừa qua, Chỉ thị 31-CT/TU được Thành ủy TP.HCM ban hành nhằm lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023 - 2030. (1) Mục đích Chỉ thị 31-CT/TU được ban hành để nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 48-KL/TW, Nghị quyết 35/ 2023/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 117/NQ-CP về thực hiện sắp xếp đơn hành chính cấp huyện; xã đảm bảo quy định. Đồng thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. (2) Nội dung Chỉ thị 31-CT/TU nhấn mạnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nội dung cụ thể như sau: - Nhiệm vụ chung: tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các cán bộ, Đảng viên và nhân dân: + Trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030 theo đúng như chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. + Đồng thời, đảm bảo nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, sát thực, giúp cán bộ, Đảng viên và nhân dân nắm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp, đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội. + Tiến hành việc sắp xếp khoa học, thận trọng: Việc sắp xếp phải được xem xét toàn diện, căn cứ vào thực tiễn và các yếu tố tác động liên quan, các mặt thuận lợi, khó khăn, các yếu tố đặc thù của thành phố. Đặc biệt, tránh thực hiện sắp xếp một cách ồ ạt, gây xáo trộn lớn, ảnh hưởng đến đời sống người dân, sự ổn định và phát triển của Thành phố. Nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan như sau: Cơ quan Nhiệm vụ Đoàn công tác của Ban Thường vụ Thành ủy Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở chỉ đạo các quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện; xã theo đúng quy định, lộ trình và phù hợp với thực tiễn. Ban cán sự đảng UBND TP lãnh đạo, chỉ đạo UBND TP - Rà soát, trình cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền Quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và quy hoạch liên quan khác bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp giai đoạn 2023 - 2050 và giai đoạn từ 2060 - 2030 theo quy định. - Xây dựng Phương án tổng thể, Đề án chi tiết thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã theo lộ trình chặt chẽ, phù hợp và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Đề án. Sau đó trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương về việc sắp xếp. - Chỉ đạo, rà soát, tham mưu giải quyết chế độ, chính sách đối với trường hợp không thể sắp xếp làm việc khác. Đồng thời giải quyết về vấn đề tài sản, trụ sở sau sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021. - Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. - Đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với tái cơ cấu đội ngũ. - Chỉ đạo Sở Nội vụ tiếp nhận, tổng hợp, tham mưu xử lý các vấn đề liên quan. Đồng thời, kịp thời tháo dỡ các vướng mắc, khó khăn cho các địa phương khi thực hiện việc sắp xếp. - Chủ động báo cáo và kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời nắm bắt để có biện pháp khắc phục. - Tham mưu sơ kết, tổng kết việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2035 và giai đoạn 2026 - 2030. Đảng đoàn Hội đồng NDTP, chỉ đạo Hội đồng NDTP - Sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện việc sắp xếp. - Đồng thời xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã theo đề nghị của UBND TP và giám sát quá trình thực hiện. Ban Tổ chức Thành ủy - Chủ trì rà soát, đánh giá, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác cán bộ khối các cơ quan và các tổ chức chính trị tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021. - Chủ trì tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy thẩm định phương án tổng thể, đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; hướng dẫn công tác chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030 đối với những đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp. - Đặc biệt, hướng dẫn, thẩm định đề án của Thành ủy Thủ Đức, các quận ủy, huyện ủy về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp không thể bố trí, sắp xếp. Ban Tuyên giáo Thành ủy Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền thông tin, phổ biến chủ trương, mục đích của việc sắp xếp đến cán bộ, Đảng viên, nhân dân. Ban Dân vận Thành ủy - Chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp theo quy định điều lệ của tổ chức mình. - Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện việc sắp xếp. Thành ủy Thủ Đức và các quận ủy, huyện ủy - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã tại địa phương theo các quy định. Phải đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc và đúng lộ trình, tiến độ đề ra. - Đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, kịp thời đề xuất, tháo dỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã. - Báo cáo định kỳ kết quả gửi Ban Tổ chức thành Ủy, UBND thành phố tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy. Xem và tải về Chỉ thị 31-CT/TU tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/23/chi-thi-31.pdf
Quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 – 2030 phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, có kế hoạch, cơ chế, hình thức và thời gian hợp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến… Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong Kế hoạch số 377-KH/TU chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 – 2030 do Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM vừa ban hành. Ảnh minh họa. (nguồn: Thanhuytphcm.vn) Bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ Theo nội dung kế hoạch, công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp phải được các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy các cấp; bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân đối với Đảng. Cùng với đó là nâng cao chất lượng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp; tập trung lãnh đạo tổ chức thảo luận thật kỹ, sâu sắc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn nêu tại dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng và đại hội đảng bộ cấp trên. Báo cáo chính trị phải đánh giá trung thực, khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới sát với tình hình thực tế của từng đảng bộ, có tính khoa học, khả thi cao. Đối với công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định. Bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; đề cao, coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, tăng cường ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực quan trọng, trọng yếu. Cấp ủy khoá mới phải tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín; thật sự là trung tâm đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn, tư duy đổi mới, gắn bó mật thiết với Nhân dân; có năng lực lãnh đạo, cầm quyền, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở vào đầu quý I năm 2025 Theo nội dung Kế hoạch, Đại hội đảng bộ cấp cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở thực hiện 4 nội dung. Cụ thể là tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025 – 2030. Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp. Bầu ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030. Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Những nơi thực sự có khó khăn về công tác chuẩn bị nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý, thì đại hội với 3 nội dung, chưa tiến hành bầu cấp ủy khoá mới. Kế hoạch cũng nêu rõ chuẩn bị các văn kiện đại hội và tổ chức thảo luận. Trong đó, Dự thảo văn kiện của cấp ủy trình đại hội gồm hai báo cáo chủ yếu Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác; phải đánh giá toàn diện, khách quan, trung thực tình hình, kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời, tiếp thu những quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng lớn trong các dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng, của cấp trên, dự báo được tình hình để đề ra phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính khả thi cho nhiệm kỳ 2025 - 2030, chú ý các nhiệm vụ, giải pháp đột phá với tầm nhìn dài hạn. Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải có tính chiến đấu, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình; đánh giá đúng, khách quan, toàn diện, trung thực về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định những điều đảng viên không được làm và các quy định nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đồng thời, phải đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp hiệu quả nhằm sửa chữa, khắc phục trong nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ảnh minh họa. (nguồn: Thanhuytphcm.vn) Riêng đối với việc xây dựng, đóng góp ý kiến vào văn kiện, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM yêu cầu, quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội phải phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, có kế hoạch, cơ chế, hình thức và thời gian hợp lý để tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ nguyên lãnh đạo, giới trí thức, nhà khoa học, chuyên gia và các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến. Đại hội các cấp phải bố trí thời gian thỏa đáng, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của đại biểu; thảo luận sâu sắc, có tranh luận và phản biện, cầu thị, lắng nghe, tôn trọng, chọn lọc và tiếp thu đúng nguyên tắc, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó. Kế hoạch cũng nêu rõ các nội dung về công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy. Trong đó, phấn đấu đạt tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ; phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ (dưới 42 tuổi đối với cấp huyện; dưới 40 tuổi đối với cấp xã) từ 10% trở lên (tính cho cả nhiệm kỳ); tỷ lệ cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân tộc và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Cơ cấu, số lượng đại biểu, đối với Đảng bộ TP Thủ Đức, quận, huyện số lượng đại biểu dự đại hội không quá 300 đại biểu. Đối với đảng bộ cấp trên cơ sở, với Đảng bộ có trên 5.000 đảng viên, số lượng đại biểu không quá 300 đại biểu; Đảng bộ có trên 3.000 đến 5.000 đảng viên, số lượng đại biểu không quá 250 đại biểu; Đảng bộ có từ 1.000 đến 30.000 đảng viên, số lượng đại biểu không quá 200 đại biểu; Đảng bộ có dưới 1.000 đảng viên, số lượng đại biểu có từ 100 đến dưới 200 đại biểu. Đối với Đảng bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở có dưới 200 đảng viên tiến hành đại hội đảng viên. Trường hợp đảng bộ có khó khăn về điều kiện tổ chức đại hội đảng viên, nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì tổ chức đại hội đại biểu. Số lượng đại biểu do cấp ủy triệu tập đại hội quyết định nhưng không quá 80 đại biểu. Đảng bộ cơ sở có từ 200 đảng viên đến dưới 700 đảng viên thì tiến hành đại hội đại biểu, số lượng đại biêu có từ 80 đến 100 đại biểu; đảng bộ có từ 700 đảng viên trở lên, số lượng đại biểu không quá 150; trường hợp đặc biệt, không quá 200 đại biểu. Thời gian tiến hành đại hội đảng bộ các cấp Đại hội đảng viên hoặc đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở không quá 2 ngày, bắt đầu từ tháng 4/2025, hoàn thành trước ngày 30/6/2025. Đại hội đại biểu đảng bộ TP Thủ Đức, quận, huyện và cấp trên cơ sở không quá 3 ngày, hoàn thành trước ngày 31/8/2025. Thời gian họp trù bị được tính vào thời gian tiến hành đại hội. Đối với TP Thủ Đức, quận, huyện và đảng bộ cấp trên cơ sở không quá 1/2 ngày. Thời gian tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở vào đầu quý I năm 2025; cấp huyện và tương đương vào đầu quý II năm 2025. (Nguồn: Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh) Link bài viết: https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/cap-uy-khoa-moi-phai-tieu-bieu-ve-ban-linh-chinh-tri-tri-tue-pham-chat-dao-duc-loi-song-nang-lu-1491926074
Chỉ thị 31-CT/TU: Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn TP.HCM
Ngày 20/02/2024 vừa qua, Chỉ thị 31-CT/TU được Thành ủy TP.HCM ban hành nhằm lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2023 - 2030. (1) Mục đích Chỉ thị 31-CT/TU được ban hành để nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 48-KL/TW, Nghị quyết 35/ 2023/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết 117/NQ-CP về thực hiện sắp xếp đơn hành chính cấp huyện; xã đảm bảo quy định. Đồng thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. (2) Nội dung Chỉ thị 31-CT/TU nhấn mạnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện những nội dung cụ thể như sau: - Nhiệm vụ chung: tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các cán bộ, Đảng viên và nhân dân: + Trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần phối hợp chặt chẽ để tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2030 theo đúng như chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. + Đồng thời, đảm bảo nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, sát thực, giúp cán bộ, Đảng viên và nhân dân nắm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp, đồng thời tạo sự đồng thuận trong xã hội. + Tiến hành việc sắp xếp khoa học, thận trọng: Việc sắp xếp phải được xem xét toàn diện, căn cứ vào thực tiễn và các yếu tố tác động liên quan, các mặt thuận lợi, khó khăn, các yếu tố đặc thù của thành phố. Đặc biệt, tránh thực hiện sắp xếp một cách ồ ạt, gây xáo trộn lớn, ảnh hưởng đến đời sống người dân, sự ổn định và phát triển của Thành phố. Nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan như sau: Cơ quan Nhiệm vụ Đoàn công tác của Ban Thường vụ Thành ủy Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, cơ sở chỉ đạo các quận, huyện, thành phố Thủ Đức thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện; xã theo đúng quy định, lộ trình và phù hợp với thực tiễn. Ban cán sự đảng UBND TP lãnh đạo, chỉ đạo UBND TP - Rà soát, trình cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền Quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 và quy hoạch liên quan khác bảo đảm phù hợp với việc sắp xếp giai đoạn 2023 - 2050 và giai đoạn từ 2060 - 2030 theo quy định. - Xây dựng Phương án tổng thể, Đề án chi tiết thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã theo lộ trình chặt chẽ, phù hợp và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Đề án. Sau đó trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương về việc sắp xếp. - Chỉ đạo, rà soát, tham mưu giải quyết chế độ, chính sách đối với trường hợp không thể sắp xếp làm việc khác. Đồng thời giải quyết về vấn đề tài sản, trụ sở sau sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021. - Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã. - Đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với tái cơ cấu đội ngũ. - Chỉ đạo Sở Nội vụ tiếp nhận, tổng hợp, tham mưu xử lý các vấn đề liên quan. Đồng thời, kịp thời tháo dỡ các vướng mắc, khó khăn cho các địa phương khi thực hiện việc sắp xếp. - Chủ động báo cáo và kiến nghị cấp có thẩm quyền kịp thời nắm bắt để có biện pháp khắc phục. - Tham mưu sơ kết, tổng kết việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2035 và giai đoạn 2026 - 2030. Đảng đoàn Hội đồng NDTP, chỉ đạo Hội đồng NDTP - Sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện việc sắp xếp. - Đồng thời xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã theo đề nghị của UBND TP và giám sát quá trình thực hiện. Ban Tổ chức Thành ủy - Chủ trì rà soát, đánh giá, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá toàn diện công tác cán bộ khối các cơ quan và các tổ chức chính trị tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021. - Chủ trì tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy thẩm định phương án tổng thể, đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã; hướng dẫn công tác chuẩn bị đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030 đối với những đơn vị hành chính thuộc diện sắp xếp. - Đặc biệt, hướng dẫn, thẩm định đề án của Thành ủy Thủ Đức, các quận ủy, huyện ủy về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết chế độ, chính sách đối với những trường hợp không thể bố trí, sắp xếp. Ban Tuyên giáo Thành ủy Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền thông tin, phổ biến chủ trương, mục đích của việc sắp xếp đến cán bộ, Đảng viên, nhân dân. Ban Dân vận Thành ủy - Chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp theo quy định điều lệ của tổ chức mình. - Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động khi thực hiện việc sắp xếp. Thành ủy Thủ Đức và các quận ủy, huyện ủy - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã tại địa phương theo các quy định. Phải đảm bảo chặt chẽ, nghiêm túc và đúng lộ trình, tiến độ đề ra. - Đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, kịp thời đề xuất, tháo dỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện; xã. - Báo cáo định kỳ kết quả gửi Ban Tổ chức thành Ủy, UBND thành phố tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy. Xem và tải về Chỉ thị 31-CT/TU tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/23/chi-thi-31.pdf