Đã có Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước từ 20/8/2024
Mới đây, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN ngày 20/8/2024. (1) Đã có Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước từ 20/8/2024 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước là văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình làm việc của các Đoàn kiểm toán trong hệ thống Kiểm toán Nhà nước. Quy chế này nhằm đảm bảo hoạt động kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả, minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật. Theo đó, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN ngày 20/8/2024 của Tổng Kiểm toán Nhà nước bao gồm các nội dung chính như: - Quy định chung: Bao gồm nguyên tắc hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước; thời hạn, địa điểm kiểm toán; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán;...v.v. - Tổ chức của Đoàn kiểm toán Nhà nước: Bao gồm các quy định về thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó trưởng Đoàn, Tổ trường Tổ kiểm toán và thành viên trong Đoàn kiểm toán,...v.v. - Hoạt động của Đoàn kiểm toán: Bao gồm các quy định về chế độ làm việc, và các hoạt động chính trong công tác kiểm toán của Đoàn kiểm toán Nhà nước. - Quan hệ cộng tác và lề lối làm việc của Đoàn kiểm toán: Bao gồm các quy định về việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động của Đoàn kiểm toán và các mối quan hệ có liên quan đến Đoàn kiểm toán. Quy chế này giúp nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán, đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc đánh giá hoạt động tài chính của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Theo Điều 2 Quyết định 1495/QĐ-KTNN quy định, Quyết định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 20/8/2024. Như vậy, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 20/8/2024. (2) Thành phần Đoàn kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai? Theo quy định tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN, thành phần Đoàn kiểm toán Nhà nước bao gồm: Trưởng Đoàn kiểm toán; các Phó trưởng Đoàn kiểm toán; các Tổ trưởng Tổ kiểm toán nếu Đoàn kiểm toán có Tổ kiểm toán và cuối cùng là các thành viên Đoàn kiểm toán. Trong đó, thành viên Đoàn kiểm toán gồm có các thành viên là Kiểm toán viên nhà nước và thành viên không phải Kiểm toán viên nhà nước. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên Nhà nước gồm có công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán Nhà nước. Lưu ý: Mỗi Tổ kiểm toán phải có từ 02 thành viên là Kiểm toán viên nhà nước trở lên. (3) Các trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán Nhà nước Theo quy định tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN, các trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán Nhà nước bao gồm: - Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quyền, lợi ích liên quan với đơn vị được kiểm toán. - Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán. - Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán. - Có quan hệ là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật với đơn vị được kiểm toán hoặc cùng là thành viên Đoàn kiểm toán. - Đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, bị kỷ luật hoặc bị mất, bị thu hồi thẻ Kiểm toán viên nhà nước. - Không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia Đoàn kiểm toán. - Không đủ thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước. Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp trên, thành viên Đoàn kiểm toán có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán bằng văn bản trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu phát hiện các tình huống làm ảnh hưởng đến tính độc lập của mình, thành viên Đoàn kiểm toán phải báo cáo ngay Trưởng Đoàn kiểm toán để báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế theo quy định tại Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước. Bên cạnh đó, Thủ trưởng đơn vị đề xuất nhân sự tham gia Đoàn kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Nếu có trường hợp đặc biệt, Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ xem xét, quyết định. Xem chi tiết Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước tại Quyết định 1495/QĐ-KTNN ban hành ngày 20/8/2024.
Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không?
Vai trò của kiểm toán nhà nước hiện nay luôn rất quan trọng và cần thiết. Vậy thì vấn đề nhân sự sẽ được pháp luật điều chỉnh ra sao? Cụ thể, nếu em trai ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán thì có được bố trí làm thành viên trong Đoàn kiểm toán hay không? Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không? Căn cứ tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, quy định về các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán bao gồm: - Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán. - Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán. - Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán. - Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán. Như vậy, người có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán sẽ không được bố trí làm trong Đoàn kiểm toán. Nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như thế nào? Tại Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 sẽ quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như sau: - Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có nhiệm vụ sau đây: + Chấp hành sự phân công và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; + Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước; + Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật; + Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán; + Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Như vậy, thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có các nhiệm vụ nêu trên. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền được bảo đảm điều kiện và phương tiện để làm việc hay không? Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì: - Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền hạn sau đây: + Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; + Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán; + Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán; + Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Kiểm toán trưởng; trường hợp Kiểm toán trưởng không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước; + Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán; + Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khi cần thiết; + Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán. Như vậy, được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán làm một trong những quyền của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước.
Đã có Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước từ 20/8/2024
Mới đây, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN ngày 20/8/2024. (1) Đã có Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước từ 20/8/2024 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước là văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình làm việc của các Đoàn kiểm toán trong hệ thống Kiểm toán Nhà nước. Quy chế này nhằm đảm bảo hoạt động kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả, minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật. Theo đó, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN ngày 20/8/2024 của Tổng Kiểm toán Nhà nước bao gồm các nội dung chính như: - Quy định chung: Bao gồm nguyên tắc hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước; thời hạn, địa điểm kiểm toán; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán;...v.v. - Tổ chức của Đoàn kiểm toán Nhà nước: Bao gồm các quy định về thành lập và giải thể Đoàn kiểm toán; nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng Đoàn, Phó trưởng Đoàn, Tổ trường Tổ kiểm toán và thành viên trong Đoàn kiểm toán,...v.v. - Hoạt động của Đoàn kiểm toán: Bao gồm các quy định về chế độ làm việc, và các hoạt động chính trong công tác kiểm toán của Đoàn kiểm toán Nhà nước. - Quan hệ cộng tác và lề lối làm việc của Đoàn kiểm toán: Bao gồm các quy định về việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động của Đoàn kiểm toán và các mối quan hệ có liên quan đến Đoàn kiểm toán. Quy chế này giúp nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán, đảm bảo tính khách quan và chính xác trong việc đánh giá hoạt động tài chính của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Theo Điều 2 Quyết định 1495/QĐ-KTNN quy định, Quyết định này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 20/8/2024. Như vậy, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước cũng sẽ có hiệu lực từ ngày 20/8/2024. (2) Thành phần Đoàn kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai? Theo quy định tại Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN, thành phần Đoàn kiểm toán Nhà nước bao gồm: Trưởng Đoàn kiểm toán; các Phó trưởng Đoàn kiểm toán; các Tổ trưởng Tổ kiểm toán nếu Đoàn kiểm toán có Tổ kiểm toán và cuối cùng là các thành viên Đoàn kiểm toán. Trong đó, thành viên Đoàn kiểm toán gồm có các thành viên là Kiểm toán viên nhà nước và thành viên không phải Kiểm toán viên nhà nước. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên Nhà nước gồm có công chức, viên chức của Kiểm toán Nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán Nhà nước. Lưu ý: Mỗi Tổ kiểm toán phải có từ 02 thành viên là Kiểm toán viên nhà nước trở lên. (3) Các trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán Nhà nước Theo quy định tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định 1495/QĐ-KTNN, các trường hợp không được bố trí tham gia Đoàn kiểm toán Nhà nước bao gồm: - Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quyền, lợi ích liên quan với đơn vị được kiểm toán. - Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán. - Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán. - Có quan hệ là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) theo quy định của pháp luật với đơn vị được kiểm toán hoặc cùng là thành viên Đoàn kiểm toán. - Đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, bị kỷ luật hoặc bị mất, bị thu hồi thẻ Kiểm toán viên nhà nước. - Không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia Đoàn kiểm toán. - Không đủ thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước. Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp trên, thành viên Đoàn kiểm toán có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán bằng văn bản trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kiểm toán nếu phát hiện các tình huống làm ảnh hưởng đến tính độc lập của mình, thành viên Đoàn kiểm toán phải báo cáo ngay Trưởng Đoàn kiểm toán để báo cáo Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thay thế theo quy định tại Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước. Bên cạnh đó, Thủ trưởng đơn vị đề xuất nhân sự tham gia Đoàn kiểm toán có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định thành lập Đoàn kiểm toán. Nếu có trường hợp đặc biệt, Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ xem xét, quyết định. Xem chi tiết Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán Nhà nước tại Quyết định 1495/QĐ-KTNN ban hành ngày 20/8/2024.
Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không?
Vai trò của kiểm toán nhà nước hiện nay luôn rất quan trọng và cần thiết. Vậy thì vấn đề nhân sự sẽ được pháp luật điều chỉnh ra sao? Cụ thể, nếu em trai ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán thì có được bố trí làm thành viên trong Đoàn kiểm toán hay không? Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không? Căn cứ tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, quy định về các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán bao gồm: - Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán. - Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán. - Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán. - Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán. Như vậy, người có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán sẽ không được bố trí làm trong Đoàn kiểm toán. Nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như thế nào? Tại Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 sẽ quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như sau: - Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có nhiệm vụ sau đây: + Chấp hành sự phân công và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; + Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước; + Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật; + Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán; + Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước. Như vậy, thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có các nhiệm vụ nêu trên. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền được bảo đảm điều kiện và phương tiện để làm việc hay không? Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 thì: - Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền hạn sau đây: + Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; + Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán; + Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán; + Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Kiểm toán trưởng; trường hợp Kiểm toán trưởng không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước; + Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán; + Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khi cần thiết; + Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán. Như vậy, được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán làm một trong những quyền của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước.