Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?
Công ty hợp danh có 02 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là bắt buộc phải có còn thành viên góp vốn không có cũng được, tuỳ công ty. Vậy theo quy định thì thành viên vốn có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Theo khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên góp vốn của công ty hợp danh như sau: - Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ; - Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty; - Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty; - Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác; - Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty; - Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty; - Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; - Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, theo quy định thì thành viên góp công ty hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hợp danh chỉ được thông qua khi nào? Theo khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành: - Định hướng, chiến lược phát triển công ty; - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Tiếp nhận thêm thành viên mới; - Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; - Quyết định dự án đầu tư; - Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; - Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty. Như vậy, việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty chỉ được thực hiện, thông qua khi ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh tán thành nếu như Điều lệ công ty không có quy định hoặc có quy định khác.
Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty hợp danh?
Giấy chứng nhận góp vốn có thể được hiểu đơn giản là giấy tờ xác nhận các thành viên của công ty đã thực hiện việc góp vốn đầy đủ, đúng cam kết, đúng thời hạn vào công ty theo quy định. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty hợp danh? Theo khoản 4 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; - Vốn điều lệ của công ty; - Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên; - Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên; - Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; - Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp; - Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty. Theo đó, tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp và giấy chứng nhận này sẽ có các nội dung chủ yếu nêu trên, trong đó có họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty. Như vậy, trên giấy chứng nhận phần vốn góp chỉ có họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh của công ty hợp danh chứ không phải tất cả thành viên của công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty không? Khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên hợp danh, nhưng không có quy định về quyền rút vốn. Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 185 có quy định thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Thì có thể thấy rút vốn khỏi công ty cũng là một trong các quyền của thành viên hợp danh, tuy nhiên quyền này bị giới hạn bởi một số quy định khác có liên quan như là phải được Hội đồng thành viên chấp thuận chẳng hạn. Theo điểm d khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc chấp thuận cho thành viên hợp danh rút khỏi công ty phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành. Thành viên hợp danh bị hạn chế thực hiện những quyền nào theo quy định? Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau: - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. - Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh mới có chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình?
Hiện nay, pháp luật quy định có 05 loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Trong đó, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có nét đặc trưng về số lượng thành viên hợp danh bởi cơ cấu tổ chức của nó. 1. Công ty hợp danh là gì? Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Công ty phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 2. Quy định về tiếp nhận thành viên hợp danh mới Thành viên hợp danh là thành viên của công ty hợp danh, phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Về số lượng thành viên hợp danh, theo điểm a khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Chủ sở hữu này gọi là thành viên hợp danh. Pháp luật không quy định số lượng thành viên hợp danh tối đa, như vậy số lượng thành viên hợp danh tối thiểu trong công ty hợp danh là 02 thành viên. Theo Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty được tiếp nhận thành viên hợp danh mới, việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Bên cạnh đó, thành viên hợp danh mới phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác. Điều lưu ý là thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác. 3. Đặc điểm của loại hình công ty hợp danh Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm riêng biệt, cụ thể: - Về thành viên công ty hợp danh: chia thành hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó, thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Ngoài ra, thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác và không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. (Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020) - Về tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Về khả năng huy động vốn: công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh gồm có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trong đó, Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. (Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020) - Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Như vậy, thành viên hợp danh mới cũng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty hợp danh. Trừ trường hợp thành viên hợp danh mới và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
Pháp luật năm 2023 quy định thành viên hợp danh là gì?
Pháp luật doanh nghiệp quy định những loại hình doanh nghiệp khác nhau và mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc thù riêng, trong đó được quan tâm nhiều tới là công ty hợp danh, bởi loại hình doanh nghiệp này đặc trưng với tư nhân. Vậy quy định thành viên hợp danh là gì? Công ty hợp danh có những loại thành viên nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau: - Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, công ty hợp danh có 2 loại thành viên là Thành viên hợp danh và Thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là gì? Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thành viên hợp danh trong công ty thường gần gũi có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân và có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định. Như vậy, thành viên hợp danh là nhân tố quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh. Việc thay đổi thành viên hợp danh như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty. Thành viên hợp danh có quyền và nghĩa vụ gì? Tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh như sau: - Thành viên hợp danh có quyền sau đây: + Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty; + Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty; + Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước; + Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó; + Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết; + Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty; + Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; + Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; + Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây: + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty; + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; + Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; + Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty; + Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty; + Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ; + Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu; + Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh
1. Ưu điểm của công ty hợp danh Theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty hợp danh có những ưu điểm sau: - Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. - Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. - Thành viên hợp danh thường là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao. Tạo sự tin cậy cho đối tác. - Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. - Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Có tư cách pháp nhân (khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020) nên công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên. 2. Nhược điểm của công ty hợp danh - Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn (điểm đ khoản 2 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020) nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. - Các thành viên hợp danh cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty và cùng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty (khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020) nên nếu không thống nhất được ý kiến sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. - Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào (khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020). Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới. - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020). - Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm (khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020). - Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân nên dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không độc lập trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.
Thành viên có phải chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty hợp danh có trước ngày gia nhập?
Em muốn hỏi là nếu hay bạn A và B được huy động để trở thành thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty C. Lúc bấy giờ, công ty C đã có 1 khoản nợ là 3 tỷ. Các thành viên trong công ty yêu cầu A và B phải cùng chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính đối với khoản nợ này thì mới đồng ý kết nạp họ. Vậy A và B là 2 thành viên được kết nạp sau liệu có phải cùng chịu trách nhiệm với các khoản nợ đã phát sinh trước đó của công ty hợp danh hay không? Em cảm ơn ạ!
Chia lợi nhuận giao dịch cá nhân khi là thành viên hợp danh của 2 công ty
Nếu đồng thời là thành viên hợp danh của 2 công ty hợp danh, nhân danh cá nhân để thực hiện giao dịch với cá nhân, tổ chức khác thu lợi nhuận về thì phần lợi nhuận đó được chia ra sao?
Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không?
Công ty hợp danh có 02 loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là bắt buộc phải có còn thành viên góp vốn không có cũng được, tuỳ công ty. Vậy theo quy định thì thành viên vốn có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Thành viên góp vốn công ty hợp danh có quyền biểu quyết sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty không? Theo khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên góp vốn của công ty hợp danh như sau: - Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ; - Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty; - Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty; - Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác; - Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty; - Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty; - Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; - Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Như vậy, theo quy định thì thành viên góp công ty hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty hợp danh chỉ được thông qua khi nào? Theo khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng thành viên của công ty hợp danh có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành: - Định hướng, chiến lược phát triển công ty; - Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; - Tiếp nhận thêm thành viên mới; - Chấp thuận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; - Quyết định dự án đầu tư; - Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; - Quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty. Như vậy, việc quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty chỉ được thực hiện, thông qua khi ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh tán thành nếu như Điều lệ công ty không có quy định hoặc có quy định khác.
Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty hợp danh?
Giấy chứng nhận góp vốn có thể được hiểu đơn giản là giấy tờ xác nhận các thành viên của công ty đã thực hiện việc góp vốn đầy đủ, đúng cam kết, đúng thời hạn vào công ty theo quy định. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có chữ ký của tất cả các thành viên công ty hợp danh? Theo khoản 4 Điều 178 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty; - Vốn điều lệ của công ty; - Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên; - Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên; - Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; - Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp; - Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty. Theo đó, tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp và giấy chứng nhận này sẽ có các nội dung chủ yếu nêu trên, trong đó có họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty. Như vậy, trên giấy chứng nhận phần vốn góp chỉ có họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh của công ty hợp danh chứ không phải tất cả thành viên của công ty. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty không? Khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền của thành viên hợp danh, nhưng không có quy định về quyền rút vốn. Tuy nhiên tại khoản 2 Điều 185 có quy định thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua. Thì có thể thấy rút vốn khỏi công ty cũng là một trong các quyền của thành viên hợp danh, tuy nhiên quyền này bị giới hạn bởi một số quy định khác có liên quan như là phải được Hội đồng thành viên chấp thuận chẳng hạn. Theo điểm d khoản 3 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định việc chấp thuận cho thành viên hợp danh rút khỏi công ty phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành. Thành viên hợp danh bị hạn chế thực hiện những quyền nào theo quy định? Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh như sau: - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. - Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. - Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh mới có chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình?
Hiện nay, pháp luật quy định có 05 loại hình doanh nghiệp, mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Trong đó, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có nét đặc trưng về số lượng thành viên hợp danh bởi cơ cấu tổ chức của nó. 1. Công ty hợp danh là gì? Theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Công ty phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty; - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 2. Quy định về tiếp nhận thành viên hợp danh mới Thành viên hợp danh là thành viên của công ty hợp danh, phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Về số lượng thành viên hợp danh, theo điểm a khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Chủ sở hữu này gọi là thành viên hợp danh. Pháp luật không quy định số lượng thành viên hợp danh tối đa, như vậy số lượng thành viên hợp danh tối thiểu trong công ty hợp danh là 02 thành viên. Theo Điều 186 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty được tiếp nhận thành viên hợp danh mới, việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận. Bên cạnh đó, thành viên hợp danh mới phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác. Điều lưu ý là thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác. 3. Đặc điểm của loại hình công ty hợp danh Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm riêng biệt, cụ thể: - Về thành viên công ty hợp danh: chia thành hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó, thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Ngoài ra, thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác và không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. (Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020) - Về tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Về khả năng huy động vốn: công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh gồm có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Trong đó, Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. (Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020) - Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Như vậy, thành viên hợp danh mới cũng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty hợp danh. Trừ trường hợp thành viên hợp danh mới và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác.
Pháp luật năm 2023 quy định thành viên hợp danh là gì?
Pháp luật doanh nghiệp quy định những loại hình doanh nghiệp khác nhau và mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc thù riêng, trong đó được quan tâm nhiều tới là công ty hợp danh, bởi loại hình doanh nghiệp này đặc trưng với tư nhân. Vậy quy định thành viên hợp danh là gì? Công ty hợp danh có những loại thành viên nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau: - Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, công ty hợp danh có 2 loại thành viên là Thành viên hợp danh và Thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là gì? Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thành viên hợp danh trong công ty thường gần gũi có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân và có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định. Như vậy, thành viên hợp danh là nhân tố quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh. Việc thay đổi thành viên hợp danh như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty. Thành viên hợp danh có quyền và nghĩa vụ gì? Tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh như sau: - Thành viên hợp danh có quyền sau đây: + Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty; + Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty; + Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước; + Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó; + Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết; + Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty; + Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; + Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; + Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây: + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty; + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; + Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; + Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty; + Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty; + Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ; + Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu; + Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh
1. Ưu điểm của công ty hợp danh Theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Công ty hợp danh có những ưu điểm sau: - Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. - Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau. - Thành viên hợp danh thường là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao. Tạo sự tin cậy cho đối tác. - Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. - Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Có tư cách pháp nhân (khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020) nên công ty hợp danh được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên. 2. Nhược điểm của công ty hợp danh - Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn (điểm đ khoản 2 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020) nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao. - Các thành viên hợp danh cùng là người đại diện theo pháp luật của công ty và cùng tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty (khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020) nên nếu không thống nhất được ý kiến sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. - Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào (khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020). Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới. - Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 1 Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020). - Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 02 năm (khoản 5 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020). - Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân nên dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không độc lập trong việc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.
Thành viên có phải chịu trách nhiệm với khoản nợ của công ty hợp danh có trước ngày gia nhập?
Em muốn hỏi là nếu hay bạn A và B được huy động để trở thành thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty C. Lúc bấy giờ, công ty C đã có 1 khoản nợ là 3 tỷ. Các thành viên trong công ty yêu cầu A và B phải cùng chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chính đối với khoản nợ này thì mới đồng ý kết nạp họ. Vậy A và B là 2 thành viên được kết nạp sau liệu có phải cùng chịu trách nhiệm với các khoản nợ đã phát sinh trước đó của công ty hợp danh hay không? Em cảm ơn ạ!
Chia lợi nhuận giao dịch cá nhân khi là thành viên hợp danh của 2 công ty
Nếu đồng thời là thành viên hợp danh của 2 công ty hợp danh, nhân danh cá nhân để thực hiện giao dịch với cá nhân, tổ chức khác thu lợi nhuận về thì phần lợi nhuận đó được chia ra sao?