Từ ngày 1/11, BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM (vị trí mới) mở cửa đón khách, miễn phí tham quan
Từ ngày 01/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024 tại địa chỉ: Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Theo Thông báo của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, ngày 30/09/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dừng đón, phục vụ khách tham quan tại địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. Từ ngày 01/10/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hân hạnh được đón, phục vụ quý khách tham quan thử nghiệm tại vị trí mới, địa chỉ: Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Từ ngày 01/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024. Liên hệ đăng ký tham quan Bảo tàng: 0246.253.1367 Tuyến xe buýt điểm đỗ gần Bảo tàng tại vị trí mới: 71B (BX Mỹ Đình - Xuân Mai); 74 (BX Mỹ Đình - Xuân Khanh); 87 (BX Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai); 88 (BX Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai); 107 (Kim Mã - Làng VH DL các Dân tộc Việt Nam); 157 (BX Mỹ Đình - BX Sơn Tây); E05 (Long Biên - KĐT Smart City); E07 (Long Biên - KĐT Smart City); E09 (CV Nước Hồ Tây - KĐT Smart City). Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý. Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Bên cạnh đó, bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh và hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới. Hiện tại, bảo tàng đã hoàn thiện giai đoạn 1, đồng thời đơn vị đang tiếp thu các ý kiến góp ý của chuyên gia, nhà khoa học, chỉnh lý và hoàn thiện phần trưng bày trước khi chính thức mở cửa với công chúng vào ngày 1/11/2024. Diện mạo mới của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, cùng với đó là khối nhà bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, diện tích xây dựng 23.198m2. Tổng diện tích sàn tòa nhà chính rộng 64.640m2, tổng chiều cao 35,8m. Cánh bên phải, trái là khu trưng bày các hiện vật ngoài trời. Phía bên trái, trưng bày những vũ khí, trang bị của Quân đội và nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược và sử dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiêu biểu có: Pháo 85mm; Pháo cao xạ 57mm; Xe tăng PT67 số hiệu 555; Máy bay MiG 17 số hiệu 2047; Máy bay SU22… Phía bên phải Bảo tàng trưng bày những loại vũ khí, trang bị quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tiêu biểu có: Các loại pháo, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng. Đặc biệt có Pháo tự hành M-107 cỡ nòng 175mm được mệnh danh là "Vua Chiến trường" cùng nhiều loại máy bay của quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh như máy bay A37, F5E, CH47, C130 và hàng chục loại bom, quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Trong không gian hai bên cánh của tòa nhà là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay. Đây là phần trưng bày biểu tượng giới thiệu Việt Nam mong muốn Hòa bình và hiểu được giá trị của Hòa bình với các nước trên thế giới. Quả địa cầu và những tấm gương phản chiếu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương đến thế kỷ XX, qua đó khẳng định từ ngàn xưa, nhân dân Việt Nam đã mong muốn được hòa bình; và đã chấp nhận những khó khăn gian khổ, hy sinh xương máu để đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Bước qua sảnh chính là nơi trưng bày chiếc "Én bạc" MiG-21 mang số hiệu 4324. Điều gây ấn tượng và bất ngờ đối với khách tham quan đó chính là chiếc MiG-21 khổng lồ được treo trên các sợi cáp gắn với mái, tạo cảm giác như đang xuất kích bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Kết hợp cùng với màn hình led lớn giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam và các nội dung về lịch sử, văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từng có 9 phi công điều khiển chiếc "Én bạc" 4324, đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần, bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Trên thân của chiếc MiG-21 in hình 14 ngôi sao màu đỏ, tượng trưng cho 14 máy bay địch bị bắn hạ. Chiếc máy bay này được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia ngày 14/1/2015. Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề. Chủ đề 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Chủ đề 2: Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; Chủ đề 3: Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; Chủ đề 4: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 - 1954; Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; Chủ đề 6: Xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến ngày nay. Các chủ đề sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý, các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện, cùng với đó là sự đa dạng trong loại hình thể hiện, bao gồm văn bản, màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh. Không gian trưng bày chủ đề 4, ngoài trưng bày hiện vật còn có các mô hình hoạt cảnh sinh động với tỷ lệ 1:1, làm sống lại không gian phố phường Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô sau Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiến trình tham quan, du khách sẽ lần lượt đi qua 6 khu trưng bày của 6 chủ đề với cách sắp xếp, bố cục theo trình tự thời gian. Pháo 105mm của Đại đội 806 Pháo mặt đất 105mm, số hiệu 14683 do Mỹ sản xuất viện trợ cho Pháp. Bộ đội Việt Nam thu được trong trận đánh đồn Nghĩa Lộ, chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Đây là một trong những khẩu pháo bắn loạt đạn đầu tiên, dội bão lửa lên đầu giặc Pháp trong trận đánh cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cầu Hiền Lương- “biểu tượng” của sự chia cắt Bắc - Nam và gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xâm lược. Đây cũng là điểm khởi đầu của Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975. Tượng điêu khắc: Nắm đất miền Nam do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi sáng tác năm 1955. Các hiện vật được sắp xếp thẩm mỹ đồng thời nêu bật được nội dung chủ điểm trong từng phần. Phương pháp trưng bày độc đáo mang lại những trải nghiệm mới cho khách tham quan. Khu vực trưng bày Bảo vật Quốc gia chiếc máy bay MiG-21 số hiệu 5121 cùng các hệ thống phòng không góp phần làm lên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của quân và dân ta tháng 12-1972. Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân đã từng điều khiển chiếc MiG-21 này và bắn hạ máy bay B52 vào đêm 27-12-1972. Chiếc máy bay từng bắn hạ 5 máy bay Mỹ, các phi công Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng cũng từng điều khiển chiếc máy bay này. Không gian rộng của bảo tàng mới không chỉ trưng bày các hiện vật mà giới thiệu nhiều hình ảnh tư liệu quý về các cuộc họp quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam; quá trình tổ chức chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị, cung cấp cho du khách cái nhìn tổng thể, chi tiết về các sự kiện. Ứng dụng màn chiếu công nghệ cao cùng với phim, sơ đồ, mô hình và sa bàn minh họa các trận đánh, chiến dịch tiêu biểu như: Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954); Chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975)... Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc T-54B thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng sau đó tiếp tục tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 30/4/1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch, lúc 11 giờ, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, bị chết máy, đồng chí Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, là người đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập. Thượng tá Nguyễn Thành Lê, Phó giám đốc Bảo tàng giới thiệu với các đồng chí Cục Tuyên huấn và Bảo tàng Lịch sử Quân đội Nhân dân Lào về chiếc xe tăng huyền thoại T-54B số hiệu 843, được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang mở cửa đón các đoàn chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng, các đoàn khách tham quan đăng ký trước. Bảo tàng sẽ mở cửa đón công chúng từ ngày 1/11/2024. (Ảnh Báo Quân đội nhân dân) Theo Chính phủ Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tu-1-11-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-vi-tri-moi-mo-cua-don-khach-mien-phi-tham-quan-119241004184508454.htm
Hà Nội: Đặt tên cho 22 tuyến đường, 2 công viên và điều chỉnh độ dài 03 tuyến phố
Trong Quyết định 3967/QĐ-UBND mới nhất do UBND Thành phố Hà Nội ban hành, 22 tuyến đường và 03 tuyến phố sẽ được đặt tên, điều chỉnh lại độ dài Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, đang có những thay đổi đáng kể trên bản đồ đô thị với việc đặt tên cho 22 tuyến đường mới như Phượng Bãi, Đồng Dâu, Hoàng Trình Thanh... và điều chỉnh độ dài của các tuyến phố như Huỳnh Thúc Kháng. Việc đặt tên mới không chỉ làm phong phú thêm bản đồ Hà Nội mà còn là cách để ghi nhớ lịch sử, tôn vinh những giá trị văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Thủ đô. (1) Đặt tên cho 22 tuyến đường, phố mới Cụ thể, căn cứ theo Điều 1 tại Danh sách đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 3967/QĐ-UBND, 22 tuyến đường, phố được đặt tên mới như sau: 1- Đường Phượng Bãi (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Biên Giang tại số nhà 122 (tổ dân phố Phượng Bài) đến ngã ba giao cắt tại lối vào tổ dân phố Yên Thành, phường Biên Giang, cạnh Công ty TNHH đá Việt Á. Dài: 880m, rộng: 7-9m. 2- Đường Đồng Dâu (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Biên Giang cạnh cầu Mai Lĩnh đến ngã ba giao cắt tại điểm cuối đường Ninh Kiều, cạnh Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội. Dài: 1.260m, rộng: 5-7m. 3- Đường Hoàng Trình Thanh (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Văn Khê tại Dự án công viên cây xanh Hà Đông đến ngã ba giao cắt lối vào Khu tập thể công an, Khu đất dịch vụ Hà Trì (thuộc phường Hà Cầu và phường Kiến Hưng). Dài: 1.090m, rộng: 18,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 4m). 4- Phố Nguyễn Văn Luyện (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Thanh Bình tại Khu đô thị mới Dương Nội đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối đường Đại Mỗ - Dương Nội (cạnh siêu thị Aeon Mall Hà Đông). Dài: 2.000m, rộng: 40m (lòng đường 23m, giải phân cách cứng giữa 5m, vỉa hè mỗi bên 6m). 5- Đường Cự Khối (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Bát Khối tại số nhà 565 (tổ dân phố 10+11 phường Cự Khối) đến ngã ba giao cắt đường gom cầu Thanh Trì (tổ dân phố 12 phường Cự Khối). Dài: 1.250m, rộng: 25m (lòng đường 15m, vỉa hè mỗi bên 5m). 6- Phố Hoa Động (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên Cự Khối tại tổ dân phố 11 phường Cự Khối đến ngã ba giao cắt đường gom cầu Thanh Trì tại tổ dân phố 5, phường Cự Khối. Dài: 8.30m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 7- Đường Nguyễn Gia Bồng (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Lý Sơn tại số nhà 21 (tổ dân phố 32 Ngọc Thuỵ) đến ngã ba giao cắt đường Ngọc Thuỵ tại trụ sở UBND phường Ngọc Thuỵ. Dài: 1.780m, rộng: 40m ((Lòng đường: 22,5m; vỉa hè mỗi bên 7,25m; Dải phân cách giữa 3m). 8- Đường Đồng Thanh (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Mai Chí Thọ tại tổ dân phố 18 phường Giang Biên đến ngã ba giao cắt đường đê hữu Đuống tại Trạm biến áp 220KV Long Biên (thuộc tổ dân phố 8 phường Giang Biên). Dài: 620m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 9- Phố Quán Tình (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Phạm Khắc Quảng tại Nhà văn hoá tổ dân phố 7 phường Giang Biên đến ngã ba giao cắt đê hữu Đuống tại tổ dân phố 6 phường Giang Biên (cạnh di tích đình, chùa Quán Tình đã được xếp hạng). Dài: 500m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 10- Phố Vo Trung (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Phúc Lợi tại ngõ 279 (địa phận tổ dân phố 7, 8 phường Phúc Lợi) đến ngã ba giao cắt đê hữu Đuống tại tổ dân phố 7, 8 phường Phúc Lợi (cạnh di tích đình, chùa Vo Trung). Dài: 500m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 11- Đường Lý Đàm Nghiên (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên “Triệu Túc” (TL422) tại xóm Đồng Tâm, thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang đến ngã ba giao cắt đường vào xóm Hai Hiên, thôn Cao Trung, xã Đức Giang. Dài: 1.260m; rộng: 9,5-12,5m (lòng đường 7m, vỉa hè khồng đồng nhất). 12- Đường Triệu Túc (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Nguyễn Viết Thứ - Kim Thìa - Sơn Đồng (ngã tư Sơn Đồng) đến ngã tư giao cắt đường tiếp nối đường Vạn Xuân, cạnh trụ sở Toà án nhân dân huyện Hoài Đức. Dài: 2.000m; rộng: 16,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 13- Đường Phù Lưu Tế (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Tế Tiêu tại thôn 9 xã Phù Lưu Tế đến ngã ba giao cắt tại thôn 1 xã Phù Lưu Tế (cạnh di tích đình Thượng) Dài: 2.430m; rộng: 6-11m (lòng đường 6-7m). 14- Đường Mỹ Hà (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt Tỉnh lộ 424 tại cầu Quan Sơn, thôn Viêm Khê, xã Hợp Tiến đến ngã ba giao cắt đường liên xã Tế Tiêu - An Phú - Hợp Thanh tại cầu Bãi Giữa xã Hợp Thanh. Dài: 3.000m; rộng: 6-8m. 15- Đường Sạt Nỏ (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã năm giao cắt Đại Nghĩa - Đại Đồng cạnh trụ sở UBND thị trấn Đại Nghĩa đến ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên “Mỹ Hà” tại Chợ Vài, thôn Vài, xã Hợp Thanh. Dài: 4.690 m; rộng: 6-8m. 16- Đường Hà Xá (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối đường Đại Nghĩa tại tổ dân phố Thọ Sơn, thị trấn Đại Nghĩa (Km61+700 đường 419) đến ngã ba giao cắt điểm cuối phố Thọ Sơn, tại tổ dân phố Thọ Sơn, thị trấn Đại Nghĩa.. Dài: 430m; rộng: 7-8m (lòng đường 6-7m, vỉa hè mỗi bên 1-2m). 17- Đường Trung Nghĩa (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối phố Thọ Sơn, tại tổ dân phố Thọ Sơn, thị trấn Đại Nghĩa đến ngã tư giao cắt tại thôn Kim Bôi, xã Vạn Kim Dài: 3.000m; rộng: 7m. 18- Đường Trinh Tiết (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường 419 tại Km63+700 tại cổng làng Trinh Tiết, thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng đến ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên “Trung Nghĩa” tại ngã ba chợ Sêu. Dài: 540m; rộng: 7,5-8m (lòng đường 7m; vỉa hè mỗi bên 0,5-1m). 19- Đường Thượng Tiết (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt tỉnh lộ 419 tại Km63+300 thuộc thôn Thượng Tiết, xã Đại Hưng đến ngã ba giao cắt tại đường liên thôn Hưng Nông, xã Hùng Tiến tại đội 11, thôn Thượng Tiết. Dài: 2.170m; rộng: 7-9m. 20- Đường Trần Thị Bắc (huyện Sóc Sơn): Cho đoạn từ ngã ba giao đường Ngô Chi Lan đối diện trụ sở Công an huyện Sóc Sơn (tổ dân phố 5 thị trấn Sóc Sơn) đến ngã ba giao cắt tại ngõ 60 đường Núi Đôi (tổ dân phố 2 thị trấn Sóc Sơn). Dài: 620m; rộng: 10m (lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên 1,5m). 21- Đường Quang Liệt (huyện Thanh Trì): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Thanh Liệt (thuộc thôn Nội xã Thanh Liệt) đến ngã ba giao cắt đường Phạm Tu tại điểm đối diện Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (thuộc thôn Thượng, xã Thanh Liệt). Dài: 1.140m; rộng: 16m (lòng đường 10m, vỉa hè mỗi bên 3m). 22- Đường Phương Dung (huyện Thanh Trì): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối đường Ngọc Hồi tại cầu Ngọc Hồi và Di tích chiến thắng Ngọc Hồi đến hết địa phận huyện Thanh Trì (Cầu Quán Gánh). Dài: 2.750m; rộng: 20m. Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 3967/QĐ-UBND, việc đặt tên cho 22 tuyến đường, phố mới sẽ được tuyên truyền, xác định lại ranh giới, gắn biển tên đường mới từ ngày 31/7/2024. (2) Điều chỉnh độ dài 03 tuyến phố Theo Điều 2 Danh sách đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 3967/QĐ-UBND, 03 tuyến phố được điều chỉnh độ dài bao gồm: 1- Phố Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa): Cho đoạn từ điểm cuối phố Huỳnh Thúc Kháng tại ngã tư giao cắt Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng đến ngã ba giao cắt phố Cầu Giấy tại tòa nhà Icon4 Tower. Kéo dài: 1.290m, rộng: 30m (lòng đường 15m, vỉa hè mỗi bên 7,5m). 2- Phố Pháo Đài Láng (quận Đống Đa): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng đến số 8 Pháo Đài Láng (đối diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn của Bộ TN&MT). Điều chỉnh: 90m; rộng: 30m. 3- Phố Lệ Mật (quận Long Biên): Cho đoạn từ điểm cuối phố Lệ Mật (cạnh đình, chùa Lệ Mật) đến ngã tư giao cắt phố Đào Đình Luyện (cạnh số nhà 15, tổ dân phố 8 phường Việt Hưng). Kéo dài: 460m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). (3) Đặt tên cho 02 công trình công cộng (công viên) Ngoài việc đặt tên cho 22 tuyến đường và điều chỉnh độ dài 03 tuyến phố, UBND Thành phố Hà Nội cũng sẽ đặt tên cho 02 công trình công cộng là công viên trên địa bàn thành phố như sau: 1- Công viên Long Biên (quận Long Biên): Cho khu vực đất đã quy hoạch và xây dựng công viên thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên (mặt trước Trụ sở UBND quận Long Biên). Phía tây Bắc giáp Phố Vạn Hạnh, Phía Đông Bắc giáp ô CXCL-09 (hành lang đường ống dẫn dầu), Phía Đông và Đông Nam giáp đường Nguyễn Cao Luyện, Phía Tây và Tây Nam giáp đường Đoàn Khuê. Diện tích: 157.237m2. 2- Công viên Ngọc Thụy (quận Long Biên): Cho khu vực đất đã quy hoạch và xây dựng công viên thuộc phường Ngọc Thụy và phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Phía Tây Bắc giáp đường dự kiến đặt tên Nguyễn Gia Bồng; Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp đường 25m; Phía Đông Bắc giáp đường rộng 13.5m. Diện tích: 68.554m2. Trên đây là danh sách 22 tuyến đường, 03 tuyến phố, và 02 công trình công cộng được đặt tên mới và điều chỉnh độ dài trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ ngày 31/7/2024 theo Quyết định 3967/QĐ-UBND.
iHanoi là ứng dụng gì? Có bắt buộc cài đặt ứng dụng iHanoi không?
Vừa qua Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành Công điện 05/CĐ-UBND về tăng cường phương thức tương tác trực tuyến qua nền tảng “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi. iHanoi là ứng dụng gì? Có bắt buộc cài đặt không? Theo Công điện 05/CĐ-UBND ngày 05/7/2024 có nêu: Ứng dụng iHaNoi (Công dân thủ đô số) là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền Thành phố, thông qua kênh tương tác này người dân, doanh nghiệp có thể phản ánh toàn diện các vấn đề về đời số dân sinh bức xúc tới các cấp chính quyền để tiếp nhận, giải quyết kịp thời iHaNoi gồm 4 chức năng chính: - Tương tác với chính quyền qua phản ánh kiến nghị; - Tiện ích đô thị thông minh như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp; - Tiếp nhận thông tin qua tin tức, truyền thông quan trọng của thành phố; - Tiếp nhận sáng kiến đóng góp xây dựng Thủ đô. Có thể thấy, với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, ứng dụng iHaNoi cung cấp thông tin toàn diện, tạo kênh kết nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Có bắt buộc cài đặt ứng dụng iHanoi không? Hiện nay, chưa có quy định nào bắt buộc người dân phải cài đặt ứng dụng iHanoi. Tuy nhiên, tại Công điện 05/CĐ-UBND ngày 05/7/2024, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo như sau: Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội - Tập trung chỉ đạo và quán triệt, gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý hoàn thành trước ngày 30/7/2024. - Chỉ đạo các Tổ Chuyển đổi số cộng đồng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an cơ sở, Đoàn thanh niên triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng iHaNoi; phấn đấu đạt mục tiêu 100% người dân trên địa bàn biết, cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi; thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về lợi ích mang lại của ứng dụng iHaNoi với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố). Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị trên toàn thành phố Hà Nội sẽ là những người đi đầu trong việc cài đặt ứng dụng iHanoi và sau đó đến người dân, phấn đấu sẽ là 100% dân số Hà Nội sẽ cài đặt và có tài khoản iHanoi. Người dân Hà Nội cần làm gì? Tại Công điện 05/CĐ-UBND ngày 05/7/2024, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã đề nghị Nhân dân Thủ đô tiếp tục ủng hộ, tin tưởng và đồng lòng cùng Chính quyền thành phố Hà Nội xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số trong tiến trình chuyển đổi số, tạo phong cách làm việc mới khoa học, hiệu quả, xây dựng Thành phố xanh, thông minh, hiện đại, phát triển bao trùm và bền vững với quyết tâm xây dựng "Chính quyền số - Chính quyền phục vụ", "Doanh nghiệp số - Doanh nghiệp cống hiến", "Xã hội số - Xã hội niềm tin" với "Tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu", "Tư duy Thủ đô và hành động của Hà Nội". Như vậy, người dân cần đồng lòng, tin tưởng và ủng hộ Chính quyền trong công tác chuyển đổi số, trước mắt là cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi để xứng với mục tiêu phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC
Ngày 28/06/2024 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC là điểm đáng chú ý của Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào sáng ngày 28/06/2024 với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012 sẽ quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Bài được viết theo dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo xin ý kiến Đoàn đại biểu Quốc hội) Xem và tải dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/29/2.-Du-thao-Luat-Thu-do-xin-y-kien.doc (1) Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội như sau: - Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây: + Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. + Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân. + Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động. + Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy. + Công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp. - Người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều Điều 33 bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn. Quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước của người cung cấp dịch vụ điện, nước trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 phải được thông báo cho người sử dụng dịch vụ và thể hiện trong hợp đồng sử dụng dịch vụ điện, nước. Ngoài ra, đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Hà thành phố Hà Nội, tại kỳ họp, UBTVQH sẽ đề xuất như sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được giao kết trước ngày luật có hiệu lực thi hành, các bên tham gia hợp đồng có trách nhiệm bổ sung hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để thể hiện nội dung liên quan đến việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Bài được viết theo dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo xin ý kiến Đoàn đại biểu Quốc hội) Xem và tải dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/29/2.-Du-thao-Luat-Thu-do-xin-y-kien.doc (2) Mức phạt xử lý hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây: - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng. Mức phạt trên được áp dụng trong các lĩnh vực: văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm; giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. - Người có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó. Tóm lại. Quốc Hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) vào ngày 28/06/2024. Luật đề cập đến việc khu vực Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC. Đây được xem là một biện pháp để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 53 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Xem và tải dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/29/2.-Du-thao-Luat-Thu-do-xin-y-kien.doc
MỚI: Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội
Vừa qua ngày 11/6/2024 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND. Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 22/6/2024, thay thế Quyết định 3023/QĐ-UBND ngày 18/6/2018 của UBND thành phố Hà Nội. Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND là Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể bao gồm 5 bảng như sau: - Bảng giá xây dựng mới nhà ở (Phụ lục số 01): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-1.docx - Bảng giá xây dựng mới công trình đa năng, trụ sở, văn phòng làm việc, trung tâm thương mại (Phụ lục số 02): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-2.docx - Bảng giá xây dựng mới nhà sản xuất, nhà kho chuyên dụng (Phụ lục số 03): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-3.docx - Bảng giá xây dựng mới nhà tạm, nhà bán mái, nhà sản (Phụ lục số 04): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-4.docx - Bảng tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà (Phụ lục số 05): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-5.docx Theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND, trong quá trình triển khai thực hiện, Cục Thuế thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổng hợp các trường hợp phát sinh chưa có trong Bảng giá nêu trên (kèm hồ sơ thiết kế bản vẽ chi tiết, dự toán, quyết toán,…) làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội, gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan để xây dựng bổ sung giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, trình UBND Thành phố ban hành theo quy định. Như vậy, kể từ ngày 22/6/2024 sẽ áp dụng bảng giá mới để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công thức tính lệ phí trước bạ đối với nhà năm 2024 Theo Điều 6 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định căn cứ tính lệ phí trước bạ như sau: Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Theo đó, kết hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, công thức tính lệ phí trước bạ đối với nhà như sau: Mức lệ phí trước bạ đối với nhà = Giá tính lệ phí trước bạ x 0.5%. Trong đó, giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà được quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP như sau: - Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ. - Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất trong một số trường hợp đặc biệt: + Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của pháp luật về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm cả đất kèm theo: Là giá bán thực tế theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất mua theo phương thức đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu giá, đấu thầu: Là giá trúng đấu giá, đấu thầu thực tế ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật hoặc giá trúng đấu giá, đấu thầu thực tế theo biên bản trúng đấu giá, đấu thầu hoặc theo văn bản phê duyệt kết quả đấu giá, đấu thầu (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả giá trị đất được phân bổ. Giá trị đất được phân bổ được xác định bằng giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành nhân với hệ số phân bổ. Hệ số phân bổ được xác định theo quy định tại Nghị định 53/2011/NĐ-CP. + Trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cao hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là giá tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà. Như vậy, ngoài các trường hợp đặc biệt thì giá tính lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng theo Bảng giá do UBND tỉnh, thành phố công bố. Theo đó, tại địa bàn thành phố Hà Nội, từ ngày 22/6/2024, giá tính lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng theo Bảng giá tại Quyết định 42/2024/QĐ-UBND.
Xây dựng Đề án mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội
Ngày 14/01/2023 Bộ Nội vụ vừa có Công văn 158/BNV-CQĐP năm 2023 về việc xây dựng Đề án mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Theo đó, Bộ Nội vụ dự kiến tổ chức cuộc họp để trao đổi với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan Trung ương liên quan về Đề án mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô theo Công văn 3869/UBND- NC năm 2022, với nội dung như sau: Việc quy định mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Do vậy, để có đủ căn cứ nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô, đề nghị UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan Trung ương liên quan. Nghiên cứu lập hồ sơ, đề án thành lập thành phố và các phường thuộc thành phố trực thuộc Thủ đô, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất quy định mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủ đô 2012. Trường hợp xây dựng đề án riêng về mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết riêng thì đề nghị UBND thành phố Hà Nội. Chủ động xây dựng Đề án này sau khi có kết quả sơ kết thực hiện Nghị quyết 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và Nghị định 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14. Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương liên quan thẩm định hồ sơ, Đề án của UBND thành phố Hà Nội, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Thí điểm thành phố trực thuộc Thủ đô từ năm 2021 Cụ thể, Nghị quyết 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện như sau: - Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và UBND. - Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là UBND phường. UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã. Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 01/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm. Xem thêm Công văn 158/BNV-CQĐP ban hành ngày 158/BNV-CQĐP.
Từ ngày 1/11, BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM (vị trí mới) mở cửa đón khách, miễn phí tham quan
Từ ngày 01/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024 tại địa chỉ: Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Theo Thông báo của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, ngày 30/09/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dừng đón, phục vụ khách tham quan tại địa chỉ 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội. Từ ngày 01/10/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hân hạnh được đón, phục vụ quý khách tham quan thử nghiệm tại vị trí mới, địa chỉ: Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, Phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Từ ngày 01/11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024. Liên hệ đăng ký tham quan Bảo tàng: 0246.253.1367 Tuyến xe buýt điểm đỗ gần Bảo tàng tại vị trí mới: 71B (BX Mỹ Đình - Xuân Mai); 74 (BX Mỹ Đình - Xuân Khanh); 87 (BX Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai); 88 (BX Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai); 107 (Kim Mã - Làng VH DL các Dân tộc Việt Nam); 157 (BX Mỹ Đình - BX Sơn Tây); E05 (Long Biên - KĐT Smart City); E07 (Long Biên - KĐT Smart City); E09 (CV Nước Hồ Tây - KĐT Smart City). Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý. Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Bên cạnh đó, bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh và hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới. Hiện tại, bảo tàng đã hoàn thiện giai đoạn 1, đồng thời đơn vị đang tiếp thu các ý kiến góp ý của chuyên gia, nhà khoa học, chỉnh lý và hoàn thiện phần trưng bày trước khi chính thức mở cửa với công chúng vào ngày 1/11/2024. Diện mạo mới của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, cùng với đó là khối nhà bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, diện tích xây dựng 23.198m2. Tổng diện tích sàn tòa nhà chính rộng 64.640m2, tổng chiều cao 35,8m. Cánh bên phải, trái là khu trưng bày các hiện vật ngoài trời. Phía bên trái, trưng bày những vũ khí, trang bị của Quân đội và nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược và sử dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiêu biểu có: Pháo 85mm; Pháo cao xạ 57mm; Xe tăng PT67 số hiệu 555; Máy bay MiG 17 số hiệu 2047; Máy bay SU22… Phía bên phải Bảo tàng trưng bày những loại vũ khí, trang bị quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tiêu biểu có: Các loại pháo, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng. Đặc biệt có Pháo tự hành M-107 cỡ nòng 175mm được mệnh danh là "Vua Chiến trường" cùng nhiều loại máy bay của quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh như máy bay A37, F5E, CH47, C130 và hàng chục loại bom, quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Trong không gian hai bên cánh của tòa nhà là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay. Đây là phần trưng bày biểu tượng giới thiệu Việt Nam mong muốn Hòa bình và hiểu được giá trị của Hòa bình với các nước trên thế giới. Quả địa cầu và những tấm gương phản chiếu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ Hùng Vương - An Dương Vương đến thế kỷ XX, qua đó khẳng định từ ngàn xưa, nhân dân Việt Nam đã mong muốn được hòa bình; và đã chấp nhận những khó khăn gian khổ, hy sinh xương máu để đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Bước qua sảnh chính là nơi trưng bày chiếc "Én bạc" MiG-21 mang số hiệu 4324. Điều gây ấn tượng và bất ngờ đối với khách tham quan đó chính là chiếc MiG-21 khổng lồ được treo trên các sợi cáp gắn với mái, tạo cảm giác như đang xuất kích bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Kết hợp cùng với màn hình led lớn giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam và các nội dung về lịch sử, văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từng có 9 phi công điều khiển chiếc "Én bạc" 4324, đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần, bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Trên thân của chiếc MiG-21 in hình 14 ngôi sao màu đỏ, tượng trưng cho 14 máy bay địch bị bắn hạ. Chiếc máy bay này được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia ngày 14/1/2015. Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề. Chủ đề 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Chủ đề 2: Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; Chủ đề 3: Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; Chủ đề 4: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 - 1954; Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; Chủ đề 6: Xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến ngày nay. Các chủ đề sắp xếp theo trình tự thời gian và bố cục hợp lý, các hiện vật đều được chú thích cụ thể, đính kèm với thông tin sự kiện, cùng với đó là sự đa dạng trong loại hình thể hiện, bao gồm văn bản, màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh. Không gian trưng bày chủ đề 4, ngoài trưng bày hiện vật còn có các mô hình hoạt cảnh sinh động với tỷ lệ 1:1, làm sống lại không gian phố phường Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô sau Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiến trình tham quan, du khách sẽ lần lượt đi qua 6 khu trưng bày của 6 chủ đề với cách sắp xếp, bố cục theo trình tự thời gian. Pháo 105mm của Đại đội 806 Pháo mặt đất 105mm, số hiệu 14683 do Mỹ sản xuất viện trợ cho Pháp. Bộ đội Việt Nam thu được trong trận đánh đồn Nghĩa Lộ, chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Đây là một trong những khẩu pháo bắn loạt đạn đầu tiên, dội bão lửa lên đầu giặc Pháp trong trận đánh cứ điểm Him Lam ngày 13/3/1954, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cầu Hiền Lương- “biểu tượng” của sự chia cắt Bắc - Nam và gắn với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, xâm lược. Đây cũng là điểm khởi đầu của Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975. Tượng điêu khắc: Nắm đất miền Nam do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi sáng tác năm 1955. Các hiện vật được sắp xếp thẩm mỹ đồng thời nêu bật được nội dung chủ điểm trong từng phần. Phương pháp trưng bày độc đáo mang lại những trải nghiệm mới cho khách tham quan. Khu vực trưng bày Bảo vật Quốc gia chiếc máy bay MiG-21 số hiệu 5121 cùng các hệ thống phòng không góp phần làm lên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của quân và dân ta tháng 12-1972. Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân đã từng điều khiển chiếc MiG-21 này và bắn hạ máy bay B52 vào đêm 27-12-1972. Chiếc máy bay từng bắn hạ 5 máy bay Mỹ, các phi công Đinh Tôn và Vũ Đình Rạng cũng từng điều khiển chiếc máy bay này. Không gian rộng của bảo tàng mới không chỉ trưng bày các hiện vật mà giới thiệu nhiều hình ảnh tư liệu quý về các cuộc họp quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam; quá trình tổ chức chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị, cung cấp cho du khách cái nhìn tổng thể, chi tiết về các sự kiện. Ứng dụng màn chiếu công nghệ cao cùng với phim, sơ đồ, mô hình và sa bàn minh họa các trận đánh, chiến dịch tiêu biểu như: Chiến dịch Điện Biên Phủ (năm 1954); Chiến dịch Hồ Chí Minh (năm 1975)... Trong kháng chiến chống Mỹ, chiếc T-54B thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng sau đó tiếp tục tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 30/4/1975, xe tăng này đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch, lúc 11 giờ, xe tăng 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, bị chết máy, đồng chí Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận, chỉ huy xe tăng 843, là người đã cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập. Thượng tá Nguyễn Thành Lê, Phó giám đốc Bảo tàng giới thiệu với các đồng chí Cục Tuyên huấn và Bảo tàng Lịch sử Quân đội Nhân dân Lào về chiếc xe tăng huyền thoại T-54B số hiệu 843, được Nhà nước công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang mở cửa đón các đoàn chuyên gia trong lĩnh vực bảo tàng, các đoàn khách tham quan đăng ký trước. Bảo tàng sẽ mở cửa đón công chúng từ ngày 1/11/2024. (Ảnh Báo Quân đội nhân dân) Theo Chính phủ Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tu-1-11-bao-tang-lich-su-quan-su-viet-nam-vi-tri-moi-mo-cua-don-khach-mien-phi-tham-quan-119241004184508454.htm
Hà Nội: Đặt tên cho 22 tuyến đường, 2 công viên và điều chỉnh độ dài 03 tuyến phố
Trong Quyết định 3967/QĐ-UBND mới nhất do UBND Thành phố Hà Nội ban hành, 22 tuyến đường và 03 tuyến phố sẽ được đặt tên, điều chỉnh lại độ dài Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, đang có những thay đổi đáng kể trên bản đồ đô thị với việc đặt tên cho 22 tuyến đường mới như Phượng Bãi, Đồng Dâu, Hoàng Trình Thanh... và điều chỉnh độ dài của các tuyến phố như Huỳnh Thúc Kháng. Việc đặt tên mới không chỉ làm phong phú thêm bản đồ Hà Nội mà còn là cách để ghi nhớ lịch sử, tôn vinh những giá trị văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Thủ đô. (1) Đặt tên cho 22 tuyến đường, phố mới Cụ thể, căn cứ theo Điều 1 tại Danh sách đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 3967/QĐ-UBND, 22 tuyến đường, phố được đặt tên mới như sau: 1- Đường Phượng Bãi (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Biên Giang tại số nhà 122 (tổ dân phố Phượng Bài) đến ngã ba giao cắt tại lối vào tổ dân phố Yên Thành, phường Biên Giang, cạnh Công ty TNHH đá Việt Á. Dài: 880m, rộng: 7-9m. 2- Đường Đồng Dâu (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Biên Giang cạnh cầu Mai Lĩnh đến ngã ba giao cắt tại điểm cuối đường Ninh Kiều, cạnh Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội. Dài: 1.260m, rộng: 5-7m. 3- Đường Hoàng Trình Thanh (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Văn Khê tại Dự án công viên cây xanh Hà Đông đến ngã ba giao cắt lối vào Khu tập thể công an, Khu đất dịch vụ Hà Trì (thuộc phường Hà Cầu và phường Kiến Hưng). Dài: 1.090m, rộng: 18,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 4m). 4- Phố Nguyễn Văn Luyện (quận Hà Đông): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Thanh Bình tại Khu đô thị mới Dương Nội đến ngã ba giao cắt đường tiếp nối đường Đại Mỗ - Dương Nội (cạnh siêu thị Aeon Mall Hà Đông). Dài: 2.000m, rộng: 40m (lòng đường 23m, giải phân cách cứng giữa 5m, vỉa hè mỗi bên 6m). 5- Đường Cự Khối (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Bát Khối tại số nhà 565 (tổ dân phố 10+11 phường Cự Khối) đến ngã ba giao cắt đường gom cầu Thanh Trì (tổ dân phố 12 phường Cự Khối). Dài: 1.250m, rộng: 25m (lòng đường 15m, vỉa hè mỗi bên 5m). 6- Phố Hoa Động (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên Cự Khối tại tổ dân phố 11 phường Cự Khối đến ngã ba giao cắt đường gom cầu Thanh Trì tại tổ dân phố 5, phường Cự Khối. Dài: 8.30m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 7- Đường Nguyễn Gia Bồng (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Lý Sơn tại số nhà 21 (tổ dân phố 32 Ngọc Thuỵ) đến ngã ba giao cắt đường Ngọc Thuỵ tại trụ sở UBND phường Ngọc Thuỵ. Dài: 1.780m, rộng: 40m ((Lòng đường: 22,5m; vỉa hè mỗi bên 7,25m; Dải phân cách giữa 3m). 8- Đường Đồng Thanh (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Mai Chí Thọ tại tổ dân phố 18 phường Giang Biên đến ngã ba giao cắt đường đê hữu Đuống tại Trạm biến áp 220KV Long Biên (thuộc tổ dân phố 8 phường Giang Biên). Dài: 620m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 9- Phố Quán Tình (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt phố Phạm Khắc Quảng tại Nhà văn hoá tổ dân phố 7 phường Giang Biên đến ngã ba giao cắt đê hữu Đuống tại tổ dân phố 6 phường Giang Biên (cạnh di tích đình, chùa Quán Tình đã được xếp hạng). Dài: 500m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 10- Phố Vo Trung (quận Long Biên): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Phúc Lợi tại ngõ 279 (địa phận tổ dân phố 7, 8 phường Phúc Lợi) đến ngã ba giao cắt đê hữu Đuống tại tổ dân phố 7, 8 phường Phúc Lợi (cạnh di tích đình, chùa Vo Trung). Dài: 500m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 11- Đường Lý Đàm Nghiên (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên “Triệu Túc” (TL422) tại xóm Đồng Tâm, thôn Lũng Kênh, xã Đức Giang đến ngã ba giao cắt đường vào xóm Hai Hiên, thôn Cao Trung, xã Đức Giang. Dài: 1.260m; rộng: 9,5-12,5m (lòng đường 7m, vỉa hè khồng đồng nhất). 12- Đường Triệu Túc (huyện Hoài Đức): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt đường Nguyễn Viết Thứ - Kim Thìa - Sơn Đồng (ngã tư Sơn Đồng) đến ngã tư giao cắt đường tiếp nối đường Vạn Xuân, cạnh trụ sở Toà án nhân dân huyện Hoài Đức. Dài: 2.000m; rộng: 16,5m (lòng đường 10,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). 13- Đường Phù Lưu Tế (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường tiếp nối phố Tế Tiêu tại thôn 9 xã Phù Lưu Tế đến ngã ba giao cắt tại thôn 1 xã Phù Lưu Tế (cạnh di tích đình Thượng) Dài: 2.430m; rộng: 6-11m (lòng đường 6-7m). 14- Đường Mỹ Hà (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt Tỉnh lộ 424 tại cầu Quan Sơn, thôn Viêm Khê, xã Hợp Tiến đến ngã ba giao cắt đường liên xã Tế Tiêu - An Phú - Hợp Thanh tại cầu Bãi Giữa xã Hợp Thanh. Dài: 3.000m; rộng: 6-8m. 15- Đường Sạt Nỏ (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã năm giao cắt Đại Nghĩa - Đại Đồng cạnh trụ sở UBND thị trấn Đại Nghĩa đến ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên “Mỹ Hà” tại Chợ Vài, thôn Vài, xã Hợp Thanh. Dài: 4.690 m; rộng: 6-8m. 16- Đường Hà Xá (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối đường Đại Nghĩa tại tổ dân phố Thọ Sơn, thị trấn Đại Nghĩa (Km61+700 đường 419) đến ngã ba giao cắt điểm cuối phố Thọ Sơn, tại tổ dân phố Thọ Sơn, thị trấn Đại Nghĩa.. Dài: 430m; rộng: 7-8m (lòng đường 6-7m, vỉa hè mỗi bên 1-2m). 17- Đường Trung Nghĩa (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối phố Thọ Sơn, tại tổ dân phố Thọ Sơn, thị trấn Đại Nghĩa đến ngã tư giao cắt tại thôn Kim Bôi, xã Vạn Kim Dài: 3.000m; rộng: 7m. 18- Đường Trinh Tiết (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường 419 tại Km63+700 tại cổng làng Trinh Tiết, thôn Trinh Tiết, xã Đại Hưng đến ngã ba giao cắt đường dự kiến đặt tên “Trung Nghĩa” tại ngã ba chợ Sêu. Dài: 540m; rộng: 7,5-8m (lòng đường 7m; vỉa hè mỗi bên 0,5-1m). 19- Đường Thượng Tiết (huyện Mỹ Đức): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt tỉnh lộ 419 tại Km63+300 thuộc thôn Thượng Tiết, xã Đại Hưng đến ngã ba giao cắt tại đường liên thôn Hưng Nông, xã Hùng Tiến tại đội 11, thôn Thượng Tiết. Dài: 2.170m; rộng: 7-9m. 20- Đường Trần Thị Bắc (huyện Sóc Sơn): Cho đoạn từ ngã ba giao đường Ngô Chi Lan đối diện trụ sở Công an huyện Sóc Sơn (tổ dân phố 5 thị trấn Sóc Sơn) đến ngã ba giao cắt tại ngõ 60 đường Núi Đôi (tổ dân phố 2 thị trấn Sóc Sơn). Dài: 620m; rộng: 10m (lòng đường 7m, vỉa hè mỗi bên 1,5m). 21- Đường Quang Liệt (huyện Thanh Trì): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Thanh Liệt (thuộc thôn Nội xã Thanh Liệt) đến ngã ba giao cắt đường Phạm Tu tại điểm đối diện Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (thuộc thôn Thượng, xã Thanh Liệt). Dài: 1.140m; rộng: 16m (lòng đường 10m, vỉa hè mỗi bên 3m). 22- Đường Phương Dung (huyện Thanh Trì): Cho đoạn từ ngã ba giao cắt điểm cuối đường Ngọc Hồi tại cầu Ngọc Hồi và Di tích chiến thắng Ngọc Hồi đến hết địa phận huyện Thanh Trì (Cầu Quán Gánh). Dài: 2.750m; rộng: 20m. Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 3967/QĐ-UBND, việc đặt tên cho 22 tuyến đường, phố mới sẽ được tuyên truyền, xác định lại ranh giới, gắn biển tên đường mới từ ngày 31/7/2024. (2) Điều chỉnh độ dài 03 tuyến phố Theo Điều 2 Danh sách đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 được ban hành kèm theo Quyết định 3967/QĐ-UBND, 03 tuyến phố được điều chỉnh độ dài bao gồm: 1- Phố Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa): Cho đoạn từ điểm cuối phố Huỳnh Thúc Kháng tại ngã tư giao cắt Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng đến ngã ba giao cắt phố Cầu Giấy tại tòa nhà Icon4 Tower. Kéo dài: 1.290m, rộng: 30m (lòng đường 15m, vỉa hè mỗi bên 7,5m). 2- Phố Pháo Đài Láng (quận Đống Đa): Cho đoạn từ ngã tư giao cắt Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng đến số 8 Pháo Đài Láng (đối diện Trung tâm Khí tượng Thủy văn của Bộ TN&MT). Điều chỉnh: 90m; rộng: 30m. 3- Phố Lệ Mật (quận Long Biên): Cho đoạn từ điểm cuối phố Lệ Mật (cạnh đình, chùa Lệ Mật) đến ngã tư giao cắt phố Đào Đình Luyện (cạnh số nhà 15, tổ dân phố 8 phường Việt Hưng). Kéo dài: 460m, rộng: 13,5m (lòng đường 7,5m, vỉa hè mỗi bên 3m). (3) Đặt tên cho 02 công trình công cộng (công viên) Ngoài việc đặt tên cho 22 tuyến đường và điều chỉnh độ dài 03 tuyến phố, UBND Thành phố Hà Nội cũng sẽ đặt tên cho 02 công trình công cộng là công viên trên địa bàn thành phố như sau: 1- Công viên Long Biên (quận Long Biên): Cho khu vực đất đã quy hoạch và xây dựng công viên thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên (mặt trước Trụ sở UBND quận Long Biên). Phía tây Bắc giáp Phố Vạn Hạnh, Phía Đông Bắc giáp ô CXCL-09 (hành lang đường ống dẫn dầu), Phía Đông và Đông Nam giáp đường Nguyễn Cao Luyện, Phía Tây và Tây Nam giáp đường Đoàn Khuê. Diện tích: 157.237m2. 2- Công viên Ngọc Thụy (quận Long Biên): Cho khu vực đất đã quy hoạch và xây dựng công viên thuộc phường Ngọc Thụy và phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Phía Tây Bắc giáp đường dự kiến đặt tên Nguyễn Gia Bồng; Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp đường 25m; Phía Đông Bắc giáp đường rộng 13.5m. Diện tích: 68.554m2. Trên đây là danh sách 22 tuyến đường, 03 tuyến phố, và 02 công trình công cộng được đặt tên mới và điều chỉnh độ dài trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ ngày 31/7/2024 theo Quyết định 3967/QĐ-UBND.
iHanoi là ứng dụng gì? Có bắt buộc cài đặt ứng dụng iHanoi không?
Vừa qua Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký ban hành Công điện 05/CĐ-UBND về tăng cường phương thức tương tác trực tuyến qua nền tảng “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi. iHanoi là ứng dụng gì? Có bắt buộc cài đặt không? Theo Công điện 05/CĐ-UBND ngày 05/7/2024 có nêu: Ứng dụng iHaNoi (Công dân thủ đô số) là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền Thành phố, thông qua kênh tương tác này người dân, doanh nghiệp có thể phản ánh toàn diện các vấn đề về đời số dân sinh bức xúc tới các cấp chính quyền để tiếp nhận, giải quyết kịp thời iHaNoi gồm 4 chức năng chính: - Tương tác với chính quyền qua phản ánh kiến nghị; - Tiện ích đô thị thông minh như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp; - Tiếp nhận thông tin qua tin tức, truyền thông quan trọng của thành phố; - Tiếp nhận sáng kiến đóng góp xây dựng Thủ đô. Có thể thấy, với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, ứng dụng iHaNoi cung cấp thông tin toàn diện, tạo kênh kết nối nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Có bắt buộc cài đặt ứng dụng iHanoi không? Hiện nay, chưa có quy định nào bắt buộc người dân phải cài đặt ứng dụng iHanoi. Tuy nhiên, tại Công điện 05/CĐ-UBND ngày 05/7/2024, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo như sau: Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội - Tập trung chỉ đạo và quán triệt, gương mẫu đi đầu trong triển khai thực hiện cài đặt và tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi cho 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý hoàn thành trước ngày 30/7/2024. - Chỉ đạo các Tổ Chuyển đổi số cộng đồng phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an cơ sở, Đoàn thanh niên triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng iHaNoi; phấn đấu đạt mục tiêu 100% người dân trên địa bàn biết, cài đặt, tạo tài khoản cá nhân trên ứng dụng iHaNoi; thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về lợi ích mang lại của ứng dụng iHaNoi với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố). Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị trên toàn thành phố Hà Nội sẽ là những người đi đầu trong việc cài đặt ứng dụng iHanoi và sau đó đến người dân, phấn đấu sẽ là 100% dân số Hà Nội sẽ cài đặt và có tài khoản iHanoi. Người dân Hà Nội cần làm gì? Tại Công điện 05/CĐ-UBND ngày 05/7/2024, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã đề nghị Nhân dân Thủ đô tiếp tục ủng hộ, tin tưởng và đồng lòng cùng Chính quyền thành phố Hà Nội xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số trong tiến trình chuyển đổi số, tạo phong cách làm việc mới khoa học, hiệu quả, xây dựng Thành phố xanh, thông minh, hiện đại, phát triển bao trùm và bền vững với quyết tâm xây dựng "Chính quyền số - Chính quyền phục vụ", "Doanh nghiệp số - Doanh nghiệp cống hiến", "Xã hội số - Xã hội niềm tin" với "Tầm nhìn mới, tư duy mới toàn cầu", "Tư duy Thủ đô và hành động của Hà Nội". Như vậy, người dân cần đồng lòng, tin tưởng và ủng hộ Chính quyền trong công tác chuyển đổi số, trước mắt là cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi để xứng với mục tiêu phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC
Ngày 28/06/2024 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Trong đó, Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC là điểm đáng chú ý của Luật Thủ đô (sửa đổi). Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào sáng ngày 28/06/2024 với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012 sẽ quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Bài được viết theo dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo xin ý kiến Đoàn đại biểu Quốc hội) Xem và tải dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/29/2.-Du-thao-Luat-Thu-do-xin-y-kien.doc (1) Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định về các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội như sau: - Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đây: + Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. + Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân. + Công trình xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đã đưa vào hoạt động. + Cơ sở kinh doanh dịch vụ vũ trường, kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy. + Công trình phải phá dỡ đã có quyết định di dời khẩn cấp. - Người cung cấp dịch vụ điện, nước có trách nhiệm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều Điều 33 bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng, thời hạn. Quyền ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước của người cung cấp dịch vụ điện, nước trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 phải được thông báo cho người sử dụng dịch vụ và thể hiện trong hợp đồng sử dụng dịch vụ điện, nước. Ngoài ra, đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Hà thành phố Hà Nội, tại kỳ họp, UBTVQH sẽ đề xuất như sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được giao kết trước ngày luật có hiệu lực thi hành, các bên tham gia hợp đồng có trách nhiệm bổ sung hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để thể hiện nội dung liên quan đến việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Bài được viết theo dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi (Dự thảo xin ý kiến Đoàn đại biểu Quốc hội) Xem và tải dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/29/2.-Du-thao-Luat-Thu-do-xin-y-kien.doc (2) Mức phạt xử lý hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô (sửa đổi) đề cập việc xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây: - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 02 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng. Mức phạt trên được áp dụng trong các lĩnh vực: văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm; giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. - Người có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó. Tóm lại. Quốc Hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) vào ngày 28/06/2024. Luật đề cập đến việc khu vực Hà Nội được phép cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm PCCC. Đây được xem là một biện pháp để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 53 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025. Xem và tải dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/29/2.-Du-thao-Luat-Thu-do-xin-y-kien.doc
MỚI: Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội
Vừa qua ngày 11/6/2024 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND. Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 22/6/2024, thay thế Quyết định 3023/QĐ-UBND ngày 18/6/2018 của UBND thành phố Hà Nội. Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND là Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể bao gồm 5 bảng như sau: - Bảng giá xây dựng mới nhà ở (Phụ lục số 01): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-1.docx - Bảng giá xây dựng mới công trình đa năng, trụ sở, văn phòng làm việc, trung tâm thương mại (Phụ lục số 02): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-2.docx - Bảng giá xây dựng mới nhà sản xuất, nhà kho chuyên dụng (Phụ lục số 03): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-3.docx - Bảng giá xây dựng mới nhà tạm, nhà bán mái, nhà sản (Phụ lục số 04): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-4.docx - Bảng tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà (Phụ lục số 05): https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/25/bang-gia-5.docx Theo Quyết định 42/2024/QĐ-UBND, trong quá trình triển khai thực hiện, Cục Thuế thành phố Hà Nội có trách nhiệm tổng hợp các trường hợp phát sinh chưa có trong Bảng giá nêu trên (kèm hồ sơ thiết kế bản vẽ chi tiết, dự toán, quyết toán,…) làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội, gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan để xây dựng bổ sung giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, trình UBND Thành phố ban hành theo quy định. Như vậy, kể từ ngày 22/6/2024 sẽ áp dụng bảng giá mới để làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công thức tính lệ phí trước bạ đối với nhà năm 2024 Theo Điều 6 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định căn cứ tính lệ phí trước bạ như sau: Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Theo đó, kết hợp quy định tại Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, công thức tính lệ phí trước bạ đối với nhà như sau: Mức lệ phí trước bạ đối với nhà = Giá tính lệ phí trước bạ x 0.5%. Trong đó, giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà được quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP như sau: - Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà là giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về xây dựng tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ. - Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất trong một số trường hợp đặc biệt: + Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho người đang thuê theo quy định của pháp luật về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, bao gồm cả đất kèm theo: Là giá bán thực tế theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất mua theo phương thức đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu giá, đấu thầu: Là giá trúng đấu giá, đấu thầu thực tế ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật hoặc giá trúng đấu giá, đấu thầu thực tế theo biên bản trúng đấu giá, đấu thầu hoặc theo văn bản phê duyệt kết quả đấu giá, đấu thầu (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả giá trị đất được phân bổ. Giá trị đất được phân bổ được xác định bằng giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành nhân với hệ số phân bổ. Hệ số phân bổ được xác định theo quy định tại Nghị định 53/2011/NĐ-CP. + Trường hợp giá nhà, đất tại hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cao hơn giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất là giá tại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà. Như vậy, ngoài các trường hợp đặc biệt thì giá tính lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng theo Bảng giá do UBND tỉnh, thành phố công bố. Theo đó, tại địa bàn thành phố Hà Nội, từ ngày 22/6/2024, giá tính lệ phí trước bạ sẽ được áp dụng theo Bảng giá tại Quyết định 42/2024/QĐ-UBND.
Xây dựng Đề án mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội
Ngày 14/01/2023 Bộ Nội vụ vừa có Công văn 158/BNV-CQĐP năm 2023 về việc xây dựng Đề án mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô Hà Nội. Theo đó, Bộ Nội vụ dự kiến tổ chức cuộc họp để trao đổi với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan Trung ương liên quan về Đề án mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô theo Công văn 3869/UBND- NC năm 2022, với nội dung như sau: Việc quy định mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Do vậy, để có đủ căn cứ nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô, đề nghị UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, cơ quan Trung ương liên quan. Nghiên cứu lập hồ sơ, đề án thành lập thành phố và các phường thuộc thành phố trực thuộc Thủ đô, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất quy định mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủ đô 2012. Trường hợp xây dựng đề án riêng về mô hình tổ chức chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố trực thuộc Thủ đô trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết riêng thì đề nghị UBND thành phố Hà Nội. Chủ động xây dựng Đề án này sau khi có kết quả sơ kết thực hiện Nghị quyết 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và Nghị định 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14. Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương liên quan thẩm định hồ sơ, Đề án của UBND thành phố Hà Nội, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Thí điểm thành phố trực thuộc Thủ đô từ năm 2021 Cụ thể, Nghị quyết 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện như sau: - Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và UBND. - Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là UBND phường. UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị quyết này và theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã. Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 01/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm. Xem thêm Công văn 158/BNV-CQĐP ban hành ngày 158/BNV-CQĐP.