Máu chảy ruột mềm có nghĩa là gì? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
Câu thành ngữ "Máu chảy ruột mềm" được hiểu như thế nào? Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái? Máu chảy ruột mềm có nghĩa là gì? "Máu chảy ruột mềm" là một thành ngữ có ý nghĩa thể hiện tình cảm yêu thương, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa những các thành viên gia đình. "Máu" và "ruột" là hai bộ phận trong cơ thể con người. Khi "máu chảy", tức là cơ thể đang phải chịu tổn thương, đau đớn thì "ruột" cũng sẽ ảnh hưởng và cảm nhận được sự tổn thương đó. Thành ngữ "Máu chảy ruột mềm" được sử dụng để nói rằng khi một người trong gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn thì những người còn lại cũng sẽ cảm nhận như chính bản thân đang trải qua nỗi đau ấy và luôn ở bên cạnh, động viên, an ủi và cùng nhau vượt qua mọi thử thách. Vận dụng câu nói trên vào quy định của pháp luật thì để cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Cụ thể như sau: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái? Tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như sau: - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Quyền và nghĩa vụ của con là gì? Tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của con như sau: - Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. - Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. "Máu chảy ruột mềm" là câu thành ngữ thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhờ có tình yêu thương và sự đùm bọc của gia đình, mỗi người sẽ cảm thấy ấm áp, an toàn và có thêm động lực để phấn đấu vươn lên. Theo đó, từ câu thành ngữ trên, ta có thể liên hệ thực tế với quy định của pháp luật rằng để xây dựng một gia đình văn hóa, tiên bộ và hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình phải yêu thương và chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau.
“Há miệng mắc quai” có nghĩa là gì? Nhận hối lội bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Há miệng mắc quai có nghĩa là gì? Bắt nguồn từ đâu? Nhiều người xem thành ngữ “Há miệng mắc quai” vốn được bắt nguồn từ việc quan sát vật hoặc con vật xung quanh, sau đó mới dùng vật để ví với người. Theo hướng này, từ “quai” có hai cách lý giải khác nhau: Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng như giỏ, gùi... Vì sát cạnh miệng lại dây rợ lòng thòng nữa nên khi mở nắp, mở miệng các vật này thì để bị mắc quai. Sự lòng thòng của quai có thể có tính biểu trưng về bản thân sự khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc. Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn. Nên mỗi khi có hành động liên quan đến chiếc quai sẽ khiến chú ngựa phải dè chừng để tránh làm tổn thương bản thân. Quả thật, cách hiểu như trên cũng có những cơ sở nhất định bắt nguồn từ ngàn xưa và những kinh nghiệm trong quá trình sống, quan sát sự vật hiện tượng của ông cha từ ngàn xưa. Từ ý nghĩ ban đầu này, dần dần thành ngữ “Há miệng mắc quai” được mở rộng ra để chỉ những người do mắc khuyết điểm, hay hành động thái quá dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, nói người là đụng chạm đến bản thân mình. Trong trường hợp này quai được hiểu theo nghĩa biểu trưng là “cái níu giữ, khiến không cho nói ra sự thật về ai đó”. Như vậy, dẫu có cái quai cụ thể hay cái quai vô hình thì nó đều có sức nặng và sức mạnh ghê gớm. Nó có thể trói buộc chân lý và lẽ công bằng ở đời, nó có thể làm người ta đánh mất mình. Ngày nay, ánh hào quang của hư vinh, hao phú quý đang giăng bẫy khắp nơi, khi mà nạn ô dù và hối lộ đang tồn tại và tiếp diễn trong xã hội, thì câu thành ngữ “Há miệng mắc quai” cũng là một lời răn, lời cảnh tỉnh đối với mọi người trước nạn tham ô, hối lộ trong xã hội. Từ ý nghĩa của thành ngữ “Há miệng mắc quai” còn được mở rộng để phê phán hành động ăn đút lót, hối lộ của một số bộ phận những người giữ chức vụ trong xã hội. Tức là khi đã ăn hối lộ của người khác thì không thể nói xấu hay bình phẩm người ta được. Ví dụ, một người trót nhận tiền hối lệ của người khác thì không dám phê phán hay bình phẩm, nói ra những việc làm sai trái của người đó. Bên cạnh đó, “Há miệng mắc quai” còn được dùng để phê phán những người không dám lên tiếng về khuyết điểm hay hành động sai trái của người khác. Nguyên nhân là bởi họ sợ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc đụng chạm đến chính mình. Trong trường hợp này, “quai” được hiểu là sự níu giữ, một rào cảng không dám nói sự thật về ai đó. Há miệng mắc quai Tác hại của “Há miệng mắc quai” là gì? Há miệng mắc quai – một câu thành ngữ đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng lớn. Chúng có thể trói buộc công bằng và chân lý ở đời; khiến con người bị sức mạnh của đồng tiền và các giá trị vật chất chi phối, đánh mất chính mình. “Há miệng mắc quai” có thể làm tha hóa nhân cách con người; khiến cho ta không còn tin vào pháp luật hay điều công lý. Khi đó, sẽ không có sự tin tưởng giữa người với người. Họ chỉ biết sống cho chính mình, làm cái gì cũng chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân, không ngần ngại khi đưa, nhận hối lộ, luồng lách pháp luật nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Từ đó, xây dựng nên một xã hội kém văn minh và ngày càng tụt lùi. Bài học rút ra từ thành ngữ Há miệng mắc quai “Há miệng mắc quai” để lại cho chúng ta những bài học giá trị trong cuộc sống. Nhất là trong xã hội mà sức mạnh đồng tiền có thể tác động và chi phối đến hành động, đạo đức của một số cá nhân. Vì vậy, con người nên sống thẳng thắn và chân thật, không làm những điều sai trái. “Há miệng mắc quai” mang hàm ý khuyên chúng ta hãy sống thẳng thắn, chân thật và đừng sống giả dối. Trong cuộc sống, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sẽ đáng trân trọng hơn nếu chúng ta dám đối diện với sai lầm của bản thân. Điều này sẽ giúp ta khắc phục điểm yếu để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Nếu thấy người khác mắc sai lầm, đừng ngần ngại mà hãy đứng lên giúp họ hiểu được cái sai của mình dù bạn cũng đang mắc khuyết điểm tương tự. Đây chính là bản lĩnh con người và cũng là cơ hội để bạn thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn. Tội nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, tội nhận hối lộ được quy định như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong những trường hợp sau đây: - Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Lợi ích phi vật chất. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Có tổ chức. - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng. - Phạm tội 02 lần trở lên. - Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. - Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. - Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên. - Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Máu chảy ruột mềm có nghĩa là gì? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái?
Câu thành ngữ "Máu chảy ruột mềm" được hiểu như thế nào? Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái? Máu chảy ruột mềm có nghĩa là gì? "Máu chảy ruột mềm" là một thành ngữ có ý nghĩa thể hiện tình cảm yêu thương, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa những các thành viên gia đình. "Máu" và "ruột" là hai bộ phận trong cơ thể con người. Khi "máu chảy", tức là cơ thể đang phải chịu tổn thương, đau đớn thì "ruột" cũng sẽ ảnh hưởng và cảm nhận được sự tổn thương đó. Thành ngữ "Máu chảy ruột mềm" được sử dụng để nói rằng khi một người trong gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn thì những người còn lại cũng sẽ cảm nhận như chính bản thân đang trải qua nỗi đau ấy và luôn ở bên cạnh, động viên, an ủi và cùng nhau vượt qua mọi thử thách. Vận dụng câu nói trên vào quy định của pháp luật thì để cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Cụ thể như sau: Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì đối với con cái? Tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như sau: - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Quyền và nghĩa vụ của con là gì? Tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của con như sau: - Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. - Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. "Máu chảy ruột mềm" là câu thành ngữ thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhờ có tình yêu thương và sự đùm bọc của gia đình, mỗi người sẽ cảm thấy ấm áp, an toàn và có thêm động lực để phấn đấu vươn lên. Theo đó, từ câu thành ngữ trên, ta có thể liên hệ thực tế với quy định của pháp luật rằng để xây dựng một gia đình văn hóa, tiên bộ và hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình phải yêu thương và chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau.
“Há miệng mắc quai” có nghĩa là gì? Nhận hối lội bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Há miệng mắc quai có nghĩa là gì? Bắt nguồn từ đâu? Nhiều người xem thành ngữ “Há miệng mắc quai” vốn được bắt nguồn từ việc quan sát vật hoặc con vật xung quanh, sau đó mới dùng vật để ví với người. Theo hướng này, từ “quai” có hai cách lý giải khác nhau: Thứ nhất, quai được xem là các loại dây buộc ở miệng một số đồ dùng như giỏ, gùi... Vì sát cạnh miệng lại dây rợ lòng thòng nữa nên khi mở nắp, mở miệng các vật này thì để bị mắc quai. Sự lòng thòng của quai có thể có tính biểu trưng về bản thân sự khuyết điểm, sự mắc mớ, ràng buộc. Thứ hai, quai được xem là từ rút gọn của từ quai thiếc hay hàm thiếc ở miệng con ngựa. Mỗi khi ngựa định mở miệng thì bị quai thiếc ghì chặt thêm, siết lại mạnh hơn. Nên mỗi khi có hành động liên quan đến chiếc quai sẽ khiến chú ngựa phải dè chừng để tránh làm tổn thương bản thân. Quả thật, cách hiểu như trên cũng có những cơ sở nhất định bắt nguồn từ ngàn xưa và những kinh nghiệm trong quá trình sống, quan sát sự vật hiện tượng của ông cha từ ngàn xưa. Từ ý nghĩ ban đầu này, dần dần thành ngữ “Há miệng mắc quai” được mở rộng ra để chỉ những người do mắc khuyết điểm, hay hành động thái quá dẫn đến hậu quả không nói được người khác nữa, nói người là đụng chạm đến bản thân mình. Trong trường hợp này quai được hiểu theo nghĩa biểu trưng là “cái níu giữ, khiến không cho nói ra sự thật về ai đó”. Như vậy, dẫu có cái quai cụ thể hay cái quai vô hình thì nó đều có sức nặng và sức mạnh ghê gớm. Nó có thể trói buộc chân lý và lẽ công bằng ở đời, nó có thể làm người ta đánh mất mình. Ngày nay, ánh hào quang của hư vinh, hao phú quý đang giăng bẫy khắp nơi, khi mà nạn ô dù và hối lộ đang tồn tại và tiếp diễn trong xã hội, thì câu thành ngữ “Há miệng mắc quai” cũng là một lời răn, lời cảnh tỉnh đối với mọi người trước nạn tham ô, hối lộ trong xã hội. Từ ý nghĩa của thành ngữ “Há miệng mắc quai” còn được mở rộng để phê phán hành động ăn đút lót, hối lộ của một số bộ phận những người giữ chức vụ trong xã hội. Tức là khi đã ăn hối lộ của người khác thì không thể nói xấu hay bình phẩm người ta được. Ví dụ, một người trót nhận tiền hối lệ của người khác thì không dám phê phán hay bình phẩm, nói ra những việc làm sai trái của người đó. Bên cạnh đó, “Há miệng mắc quai” còn được dùng để phê phán những người không dám lên tiếng về khuyết điểm hay hành động sai trái của người khác. Nguyên nhân là bởi họ sợ ảnh hưởng đến quyền lợi hoặc đụng chạm đến chính mình. Trong trường hợp này, “quai” được hiểu là sự níu giữ, một rào cảng không dám nói sự thật về ai đó. Há miệng mắc quai Tác hại của “Há miệng mắc quai” là gì? Há miệng mắc quai – một câu thành ngữ đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng lớn. Chúng có thể trói buộc công bằng và chân lý ở đời; khiến con người bị sức mạnh của đồng tiền và các giá trị vật chất chi phối, đánh mất chính mình. “Há miệng mắc quai” có thể làm tha hóa nhân cách con người; khiến cho ta không còn tin vào pháp luật hay điều công lý. Khi đó, sẽ không có sự tin tưởng giữa người với người. Họ chỉ biết sống cho chính mình, làm cái gì cũng chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân, không ngần ngại khi đưa, nhận hối lộ, luồng lách pháp luật nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Từ đó, xây dựng nên một xã hội kém văn minh và ngày càng tụt lùi. Bài học rút ra từ thành ngữ Há miệng mắc quai “Há miệng mắc quai” để lại cho chúng ta những bài học giá trị trong cuộc sống. Nhất là trong xã hội mà sức mạnh đồng tiền có thể tác động và chi phối đến hành động, đạo đức của một số cá nhân. Vì vậy, con người nên sống thẳng thắn và chân thật, không làm những điều sai trái. “Há miệng mắc quai” mang hàm ý khuyên chúng ta hãy sống thẳng thắn, chân thật và đừng sống giả dối. Trong cuộc sống, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sẽ đáng trân trọng hơn nếu chúng ta dám đối diện với sai lầm của bản thân. Điều này sẽ giúp ta khắc phục điểm yếu để hoàn thiện bản thân tốt hơn. Nếu thấy người khác mắc sai lầm, đừng ngần ngại mà hãy đứng lên giúp họ hiểu được cái sai của mình dù bạn cũng đang mắc khuyết điểm tương tự. Đây chính là bản lĩnh con người và cũng là cơ hội để bạn thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn. Tội nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Căn cứ Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, tội nhận hối lộ được quy định như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong những trường hợp sau đây: - Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Lợi ích phi vật chất. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: - Có tổ chức. - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn. - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. - Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng. - Phạm tội 02 lần trở lên. - Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước. - Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm: - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng. - Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: - Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên. - Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại 354 Bộ luật Hình sự 2015.