Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu?
Biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu do cơ quan nào ban hành? Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất ra sao? Đối tượng nào chịu thuế xuất nhập khẩu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu do cơ quan nào ban hành? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 1 Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định như sau: Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành: - Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi; - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu ưu đãi và danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan là Chính phủ. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế, Chính phủ sẽ phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. (2) Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất ra sao? Theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, khi Chính phủ ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: - Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. - Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước. - Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế. - Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô. Những nguyên tắc này thể hiện sự nhất quán và đồng bộ trong chính sách thuế, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng. Chúng không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. (3) Đối tượng nào chịu thuế xuất nhập khẩu? Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Tuy nhiên, các đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu này sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; - Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại; - Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; - Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu. Có thể thấy, các quy định trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 không chỉ nhằm mục đích thu ngân sách mà còn hướng tới việc tạo ra một môi trường thương mại công bằng và thuận lợi. Việc miễn thuế cho hàng hóa viện trợ và hàng hóa trong khu phi thuế quan thể hiện sự linh hoạt của Nhà nước trong việc hỗ trợ các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế mà không bị ràng buộc bởi các quy định thuế quá nghiêm ngặt.
Hàng hóa xuất khẩu bị trả lại có được hoàn thuế xuất khẩu không?
Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị trả lại, doanh nghiệp có được hoàn lại số thuế xuất khẩu đã nộp hay không? Cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Hàng hóa xuất khẩu bị trả lại có được hoàn thuế xuất khẩu không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: (i) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; (ii) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu; (iii) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; (iv) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; (v) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định, hàng hàng hóa tại trường hợp (i), (ii) và (iii) được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. Ngoài ra, điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng quy định, hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu là hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam Cuối cùng, tại điểm b khoản 1 Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Như vậy, tổng kết lại, khi đã nộp thuế xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu mà hàng hóa bị trả lại, phải tái nhập lại Việt Nam thì sẽ được hoàn lại thuế xuất khẩu và không phải đóng nộp thuế nhập khẩu cho hàng hóa này nếu đáp ứng được điều kiện chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. Tuy nhiên, để được hoàn thuế xuất khẩu và miễn thu thuế nhập khẩu cho trường hợp này, người nộp thuế phải lập hồ sơ hoàn thuế và hồ sơ không thu thuế và nộp cho cơ quan hải quan để được xét hoàn thuế xuất khẩu và không thu thuế nhập khẩu. Cần lưu ý, nếu số tiền thuế được hoàn lại có giá trị dưới 50.000 đồng thì sẽ không được hoàn lại (khoản 2 Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP) (2) Hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu Theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, người có yêu cầu hoàn thuế thì lập một hồ sơ có một trong 02 loại giấy tờ sau: - Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 Phụ lục VIIa: 01 bản chính. >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VIIA%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2001.doc - Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính. >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VII%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2009.doc Theo khoản 4 Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định, thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (3) Hồ sơ không thu thuế nhập khẩu Bên cạnh việc được hoàn thuế xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập còn được miễn thu thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Theo đó, để được miễn thu thuế, người nộp thuế phải lập hồ sơ không thu thuế. Theo khoản 2 Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định, người nộp thuế lập hồ sơ không thu thuế bao gồm một trong các giấy tờ sau đây: - Công văn yêu cầu không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 02 Phụ lục VIIa: 01 bản chính >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VIIA%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2002.doc - Công văn yêu cầu không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09a Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VII%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2009a.doc Người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan.
Tổng hợp các loại thuế và mức thuế được áp dụng đối với Flycam
Bài viết dưới đây sẽ nêu tất cả loại thuế được áp dụng đối với Flycam, bao gồm thuế GTGT (VAT), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (1) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với Flycam Theo Công văn 3831/TCHQ-TXNK của Tổng Cục hải quan gửi cho các Cục hải quan tỉnh, thành phố vào ngày 15/9/2022 nêu rõ, từ ngày 01/12/2022 mặt hàng Flycam có bản chất là Phương tiện bay không người lái đã được trang bị camera kỹ thuật số tích hợp vĩnh viễn được phân loại vào Chương 88 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Theo cấu trúc Chương 88, mặt hàng Phương tiện bay không người lái thuộc nhóm 88.06 “Phương tiện bay không người lái”, Mã số chi tiết tùy thuộc theo đặc tính kỹ thuật của phương tiện bay không người lái (ví dụ có hay không được điều khiển từ xa, trọng lượng cất cánh...) Theo Công văn 3831/TCHQ-TXNK, chính sách thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với Flycam được phân ra thành hai loại, bao gồm: chính sách thuế đối với phương tiện bay không người lái phục vụ nông nghiệp và chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích khác nông nghiệp, cụ thể: Về chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ nông nghiệp: Thuế nhập khẩu: Căn cứ khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Trường hợp, mặt hàng máy bay không người lái phục vụ nông nghiệp nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư thì được miễn thuế. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Thuế GTGT khâu nhập khẩu: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014; khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định “máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tại Công văn 1677/BTC-TCT, Bộ Tài chính có hướng dẫn các loại máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, điểm 1 Công văn 12848/BTC-CST và điểm 1 Công văn 3831/TCHQ-TXNK theo nguyên tắc: Máy, thiết bị và linh kiện đồng bộ để lắp ráp thành máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Theo đó, trường hợp mặt hàng máy bay không người lái nhập khẩu nếu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Về chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích khác nông nghiệp: Đối với việc áp thuế phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích khác nông nghiệp, Flycam sẽ bị áp 02 loại thuế là thuế GTGT (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt. (2) Thuế GTGT áp dụng đối với Flycam Theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC, mức thuế GTGT áp dụng đối với mặt hàng Flycam là 10%, theo đó mức thuế suất thuế GTGT này được áp dụng thống nhất ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại Flycam. (3) Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với Flycam Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp tàu bay, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch: tàu bay không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, trường hợp mặt hàng máy bay không người lái không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch; không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 30%. Trên đây là các loại thuế và mức thuế suất áp dụng đối với Flycam, hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Theo quy định pháp luật hiện hành, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hoặc thuộc đối tượng áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan. Nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật. Thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. 2. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Những hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Chỉ trừ trường hợp được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan. Người nộp thuế có thể nộp cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng và phải đảm bảo nộp thuế trước ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Nếu quá thời hạn này mà vẫn chưa nộp đủ thuế, người nộp thuế sẽ phải nộp đủ số tiền nợ thuế cùng với tiền phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Trường hợp sau khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp, hàng hóa có thể được thông quan hoặc giải phóng. Tuy nhiên, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày nộp thuế. Trường hợp nếu đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng quá thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp đủ số thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế. 3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo mã số khai báo trước khi giải phóng hàng Trường hợp, nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác với nội dung khai của người nộp thuế, dẫn đến tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế thiếu trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan. Trong trường hợp kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai của người nộp thuế dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho người nộp thuế thực hiện khai bổ sung theo quy định của pháp luật về hải quan. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC. 4. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Điêu 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp có giá chính thức người nộp thuế phải khai bổ sung, nộp số tiền thuế chênh lệch tăng thêm trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ thời điểm có giá chính thức. Trường hợp có giá chính thức dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC. 5. Thời hạn nộp tiền thuế trong trường hợp hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp có các khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan, thời hạn nộp thuế là 05 ngày làm việc kể từ thời điểm người nhập khẩu xác định được các khoản này. Các khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC và Thông tư 60/2019/TT-BTC.
Khoản chi nộp thuế xuất khẩu hàng hoá có tính vào chi phí hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. ..." Căn cứ tiết 2.37 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: "2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân”. =>> Từ các quy định trên, nếu khoản thuế này phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (xuất khẩu hàng hoá) có chứng từ, hoá đơn (hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước đã nộp thuế) hợp pháp thì vẫn được ghi nhận vào chi phí.
Nghị định 101/2021/NĐ-CP bổ sung 02 mặt hàng hưởng thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu với mức ưu đãi 0%
Theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/202 về biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Nghị định 101/2021/NĐ-CP bổ sung 02 mặt hàng hưởng thuế xuất khẩu, nhập khẩu với mức ưu đãi 0% - Minh họa 02 mặt hàng đã được bổ sung trong những đối tượng có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi 0% bao gồm: - Quả và hạt có dầu để làm giống có Mã hàng là 9805.00.00 vào Danh mục nhóm hàng từ 98.01 đến 98.48 và nhóm hàng 98.50, 98.51, 98.52 tại điểm 1 khoản II Mục II Phụ lục II Nghị định 57/2020. Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II là 1207.30.00, 1207.40.90, 1207.50.00, 1207.60.00, 1207.70.00, 1207.91.00, 1207.99.40, 1207.99.50, 1207.99.90. - Engine ECU, loại sử dụng cho xe có động cơ có Mã hàng 9849.46.00 vào Danh mục nhóm hàng 98.49 tại điểm 2 khoản II Mục II Phụ lục II Nghị định 57/2020. Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II là 8537.10.99. Đồng thời, điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2020: - Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế; - Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế. Danluat sẽ tiếp tục cập nhật những ưu đãi mới đáng chú ý khác. Mời các bạn đón xem.
Mặt hàng bồn cầu, vòi sen, bồn rửa tay có bị đánh thuế xuất khẩu không?
Xin chào luật sư, Công ty em lần đầu xuất khẩu mặt hàng bồn cầu, vòi sen, bồn rửa tay. Luật sư cho em hỏi là mặt hàng này có bị đánh thuế xuất khẩu không ạ? Nếu có thì thuế xuất khẩu bao nhiêu % ? Và có bị tính thuế GTGT 10% không ạ? Cám ơn luật sư.
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA
Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2020-2022 Để triển khai cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong Hiệp định EVFTA theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2020-2022. Theo dự thảo, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo quy định tại dự thảo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được nhập khẩu vào thành viên Liên minh châu Âu và những vùng lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: + Thành viên Liên minh châu Âu, trừ vùng lãnh thổ Xớt-ta và Mê-li-la (Ceuta and Melilla); + Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; - Có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là thành viên Liên minh châu Âu và những vùng lãnh thổ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. - Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào thành viên Liên minh châu Âu và những vùng lãnh thổ được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải là tiếng Anh). Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Những ưu đãi tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Ngày 31/8/2017, Quốc Hội đã ban hành Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đánh dấu sự khai sinh của một Luật mới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này sẽ quy định về quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến những ưu đãi mà Luật sẽ áp dụng cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Do đó, hôm này mình sẽ trình bày những ưu đãi của Dự thảo Luật để các bạn cập nhật và cùng thảo luận. Các khoản ưu đãi Hình thức ưu đãi Đối tượng được ưu đãi Thuế thu nhập cá nhân Miễn thuế 5 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của cá nhân làm việc tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Miễn thuế trong 10 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Mua hàng hóa miễn thuế ở khu phi thuế quan bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/1 người/1 ngày và không quá 04 lần trong 01 tháng (30 ngày liên tục). Khách tham quan du lịch là người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài Mua hàng hoá miễn thuế ở khu phi thuế quan bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/1 người/1 ngày và không quá 02 lần trong 01 tháng (30 ngày liên tục). Khách du lịch là người Việt Nam có thời gian lưu trú từ 01 ngày trở lên (trên 24 giờ) tại cơ sở lưu trú trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trừ người làm việc thường xuyên và người ra, vào thường xuyên đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh không quá định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Người nhập cảnh tại sân bay, bến cảng thuộc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi Miễn thuế nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Miễn thuế nhập khẩu lần đầu Hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự án để thực hiện dự án khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 07 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh hoặc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh của dự án đầu tư Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất kinh doanh của dự án hoặc để thực hiện dự án đầu tư các khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Miễn thuế xuất khẩu Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ thị trường trong nước xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan. Không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác Thuế giá trị gia tăng Không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng Các hàng hóa miễn thuế xuất, nhập khẩu kể trên Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế Các dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bao gồm dự án khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Các dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường Thuế suất 10% trong thời gian 10 năm, miễn 02 năm và giảm 50% trong thời gian 05 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế Các dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thuộc ngành, nghề sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thuế suất 17% trong 10 năm kể từ khi có thu nhập từ dự án đầu tư bất động sản Thu nhập từ dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế Các dự án đầu tư khác Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất Nhà đầu tư có dự án đầu tư đáp ứng nhiều điều kiện được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau đối với cùng một dự án đầu tư Thuế tiêu thụ đặc biệt Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: - Hàng hóa được mua miễn thuế bởi khách tham quan du lịch là người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài. - Hàng hóa được mua miễn thuế bởi khách du lịch là người Việt Nam có thời gian lưu trú từ 01 ngày trở lên (trên 24 giờ) tại cơ sở lưu trú trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Hành lý của người nhập cảnh tại sân bay, bến cảng thuộc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. - Hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 10% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có doanh thu từ dịch vụ. Hết thời hạn 10 năm, các dịch vụ này áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Dịch vụ kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự; dịch vụ kinh doanh đặt cược tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Miễn tối đa toàn bộ tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời gian thuê Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và môi trường tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Miễn tối đa 15 năm tiền thuê đất, mặt nước Ngành, nghề khác Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Dự án đầu tư trong đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Toàn văn nội dung sửa đổi, bổ sung thủ tục hải quan và thuế tại Thông tư 38/2015/TT-BTC
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu. Theo đó những thay đổi đáng chú ý về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu bao gồm như sau: 1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 2: Doanh nghiệp thừa kế không còn được hưởng ưu đãi thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cũ Ngoài ra quy định tại dự thảo đã bãi bỏ quy định về thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu 2. Quy định cụ thể đối tượng “người nước ngoài” khi khai hải quan - Bãi bỏ quy định “khi thực hiện thủ tục xét miễn thuế, người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hải quan” - Hồ sơ hải quan nộp qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan được dung làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ - Sửa đổi khái niệm “người nước ngoài” thành “cá nhân và tổ chức nước ngoài” 3. Bổ sung vào hồ sơ Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu một số giấy tờ như sau: - Hóa đơn thương mại đối với hàng hóa có thể xuất khẩu: 01 bản chụp - Chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp. - Chứng từ xác nhận hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định pháp luật chuyên ngành: 01 bản chụp - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính 4. Bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu những giấy tờ, tài liệu sau: - Đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phu thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại. - Vận đơn được gửi đến cơ quan hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải nộp cho cơ quan hải quan 5. Hồ sơ bổ sung (ngoài hồ sơ hải quan) theo quy định đối với một số trường hợp đặc biệt: - Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, khi làm thủ tục tạm nhập và tái xuất, hồ sơ hải quan phải có hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chụp; - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng, hồ sơ hải quan phải có: - Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính; - Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp. 6. Thay đổi quy định về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế: - Trường hợp khai danh sách hàng hóa miễn thuế thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của của quan hải quan thì người khai hải quan không cần nộp danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phải kê khai đầy đủ. - Hồ sơ hải quan được nộp cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Các chứng từ gửi kèm có thể dùng bản chụp hoặc scan. Nếu là hồ sơ giấy thì nộp cho cơ quan hải quan khi khai hải quan. (Còn tiếp...)
Tăng thuế suất thuế xuất khẩu với xơ sợi staple nhân tạo
Bộ Tài Chính vừa có dự thảo sửa đổi Biểu thuế suất thuế xuất khẩu với một số mặt hàng xơ sợi staple nhân tạo như sau: Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất (%) 55.01 Tô (tow) filament tổng hợp. 5501.10.00 - Từ ni lông hoặc từ polyamit khác 2 5501.20.00 - Từ các polyeste 2 5501.30.00 - Từ acrylic hoặc modacrylic 2 5501.40.00 - Từ polypropylen 2 5501.90.00 - Loại khác 2 5502.00.00 Tô (tow) filament tái tạo. 2 55.03 Xơ staple tổng hợp, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi. - Từ ni lông hoặc từ các polyamit khác: 5503.11.00 - - Từ các aramit 2 5503.19.00 - - Loại khác 2 5503.20.00 - Từ các polyeste 2 5503.30.00 - Từ acrylic hoặc modacrylic 2 5503.40.00 - Từ polypropylen 2 5503.90.00 - Loại khác 2 55.04 Xơ staple tái tạo, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi. 5504.10.00 - Từ tơ tái tạo vit-cô (viscose) 2 5504.90.00 - Loại khác 2 55.06 Xơ staple tổng hợp, đã chải thô, chải kỹ hoặc gia công cách khác để kéo sợi. 5506.10.00 - Từ ni lông hay từ các polyamit khác 2 5506.20.00 - Từ các polyeste 2 5506.30.00 - Từ acrylic hoặc modacrylic 2 5506.90.00 - Loại khác 2 5507.00.00 Xơ staple tái tạo, đã chải thô, chải kỹ hoặc gia công cách khác để kéo sợi. 2 Được biết các mặt hàng này, tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu từ 0% lên 2%. Thông tư này sửa đổi Thông tư 164/2013/TT-BTC. Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư (file đính kèm)
Dự kiến 1/1/2014 sẽ áp dụng biểu thuế ưu đãi XNK mới
Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013) Bộ tài chính vừa có công văn 13973/BTC-CST gửi Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam; Các Hiệp hội về việc xin ý kiến dự thảo Thông tư ban hành biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi năm 2014. Việc thực hiện chỉnh sửa biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi nhằm thực hiện cam kết WTO năm 2014 với nguyên tắc mức thuế suất không cao hơn mức thuế cam kết WTO năm 2014 và nằm trong khung thuế suất do Ủy ban thường vụ quốc hội quy định. Hiện tại, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có 9.556 dòng thuế, thực hiện cam kết WTO năm 2014 có 393 dòng thuế thuộc diện cắt giảm, trong đó có 223 dòng thuế đã có mức thuế suất thấp hoặc bằng cam kết WTO 2014 vì vậy chỉ còn 170 dòng thuế phải điều chỉnh giảm thuế suất bằng cam kết WTO năm 2014. Theo dự thảo, từ 1/1/2014 sẽ có 170 dòng thuế được điều chỉnh xuống mức bằng cam kết WTO hoặc thấp hơn, ví dụ mã hàng 0303.19.00 (còn 19%), 0405.10.00 (còn 13%), 8711.50.90 (còn 47 %). Thông tư này sẽ thay thế hàng loạt văn bản khác, như: Thông tư 12/2013/TT-BTC, 38/2013/TT-BTC, 39/2013/TT-BTC, 44/2013/TT-BTC, 56/2013/TT-BTC, 70/2013/TT-BTC, 71/2013/TT-BTC, 79/2013/TT-BTC, 107/2013/TT-BTC, 120/2013/TT-BTC, 124/2013/TT-BTC, 125/2013/TT-BTC …
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu?
Biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu do cơ quan nào ban hành? Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất ra sao? Đối tượng nào chịu thuế xuất nhập khẩu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu do cơ quan nào ban hành? Liên quan đến vấn đề này, tại khoản 1 Điều 11 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định như sau: Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành: - Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi; - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu ưu đãi và danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan là Chính phủ. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế, Chính phủ sẽ phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. (2) Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất ra sao? Theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, khi Chính phủ ban hành biểu thuế, thuế suất xuất nhập khẩu phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: - Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. - Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước. - Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế. - Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô. Những nguyên tắc này thể hiện sự nhất quán và đồng bộ trong chính sách thuế, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng. Chúng không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. (3) Đối tượng nào chịu thuế xuất nhập khẩu? Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Tuy nhiên, các đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu này sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; - Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại; - Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; - Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu. Có thể thấy, các quy định trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 không chỉ nhằm mục đích thu ngân sách mà còn hướng tới việc tạo ra một môi trường thương mại công bằng và thuận lợi. Việc miễn thuế cho hàng hóa viện trợ và hàng hóa trong khu phi thuế quan thể hiện sự linh hoạt của Nhà nước trong việc hỗ trợ các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế mà không bị ràng buộc bởi các quy định thuế quá nghiêm ngặt.
Hàng hóa xuất khẩu bị trả lại có được hoàn thuế xuất khẩu không?
Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị trả lại, doanh nghiệp có được hoàn lại số thuế xuất khẩu đã nộp hay không? Cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Hàng hóa xuất khẩu bị trả lại có được hoàn thuế xuất khẩu không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, các trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: (i) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; (ii) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu; (iii) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; (iv) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; (v) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định, hàng hàng hóa tại trường hợp (i), (ii) và (iii) được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. Ngoài ra, điểm a khoản 1 Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP cũng quy định, hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu là hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam Cuối cùng, tại điểm b khoản 1 Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Như vậy, tổng kết lại, khi đã nộp thuế xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu mà hàng hóa bị trả lại, phải tái nhập lại Việt Nam thì sẽ được hoàn lại thuế xuất khẩu và không phải đóng nộp thuế nhập khẩu cho hàng hóa này nếu đáp ứng được điều kiện chưa qua sử dụng, gia công, chế biến. Tuy nhiên, để được hoàn thuế xuất khẩu và miễn thu thuế nhập khẩu cho trường hợp này, người nộp thuế phải lập hồ sơ hoàn thuế và hồ sơ không thu thuế và nộp cho cơ quan hải quan để được xét hoàn thuế xuất khẩu và không thu thuế nhập khẩu. Cần lưu ý, nếu số tiền thuế được hoàn lại có giá trị dưới 50.000 đồng thì sẽ không được hoàn lại (khoản 2 Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP) (2) Hồ sơ hoàn thuế xuất khẩu Theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, người có yêu cầu hoàn thuế thì lập một hồ sơ có một trong 02 loại giấy tờ sau: - Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 01 Phụ lục VIIa: 01 bản chính. >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VIIA%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2001.doc - Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính. >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VII%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2009.doc Theo khoản 4 Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định, thủ tục nộp, tiếp nhận, xử lý hồ sơ hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (3) Hồ sơ không thu thuế nhập khẩu Bên cạnh việc được hoàn thuế xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập còn được miễn thu thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Theo đó, để được miễn thu thuế, người nộp thuế phải lập hồ sơ không thu thuế. Theo khoản 2 Điều 37a Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định, người nộp thuế lập hồ sơ không thu thuế bao gồm một trong các giấy tờ sau đây: - Công văn yêu cầu không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 02 Phụ lục VIIa: 01 bản chính >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VIIA%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2002.doc - Công văn yêu cầu không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09a Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính >>> https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/PH%E1%BB%A4%20L%E1%BB%A4C%20VII%20-%20M%E1%BA%ABu%20s%E1%BB%91%2009a.doc Người nộp thuế nộp hồ sơ không thu thuế cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan.
Tổng hợp các loại thuế và mức thuế được áp dụng đối với Flycam
Bài viết dưới đây sẽ nêu tất cả loại thuế được áp dụng đối với Flycam, bao gồm thuế GTGT (VAT), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (1) Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với Flycam Theo Công văn 3831/TCHQ-TXNK của Tổng Cục hải quan gửi cho các Cục hải quan tỉnh, thành phố vào ngày 15/9/2022 nêu rõ, từ ngày 01/12/2022 mặt hàng Flycam có bản chất là Phương tiện bay không người lái đã được trang bị camera kỹ thuật số tích hợp vĩnh viễn được phân loại vào Chương 88 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Theo cấu trúc Chương 88, mặt hàng Phương tiện bay không người lái thuộc nhóm 88.06 “Phương tiện bay không người lái”, Mã số chi tiết tùy thuộc theo đặc tính kỹ thuật của phương tiện bay không người lái (ví dụ có hay không được điều khiển từ xa, trọng lượng cất cánh...) Theo Công văn 3831/TCHQ-TXNK, chính sách thuế xuất nhập khẩu (XNK) đối với Flycam được phân ra thành hai loại, bao gồm: chính sách thuế đối với phương tiện bay không người lái phục vụ nông nghiệp và chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích khác nông nghiệp, cụ thể: Về chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ nông nghiệp: Thuế nhập khẩu: Căn cứ khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: Trường hợp, mặt hàng máy bay không người lái phục vụ nông nghiệp nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư thì được miễn thuế. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Thuế GTGT khâu nhập khẩu: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014; khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC có quy định “máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Tại Công văn 1677/BTC-TCT, Bộ Tài chính có hướng dẫn các loại máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, điểm 1 Công văn 12848/BTC-CST và điểm 1 Công văn 3831/TCHQ-TXNK theo nguyên tắc: Máy, thiết bị và linh kiện đồng bộ để lắp ráp thành máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và không thể sử dụng cho mục đích khác là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Theo đó, trường hợp mặt hàng máy bay không người lái nhập khẩu nếu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố xác nhận các máy, thiết bị chuyên dùng khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Về chính sách thuế phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích khác nông nghiệp: Đối với việc áp thuế phương tiện bay không người lái phục vụ mục đích khác nông nghiệp, Flycam sẽ bị áp 02 loại thuế là thuế GTGT (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt. (2) Thuế GTGT áp dụng đối với Flycam Theo Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC, mức thuế GTGT áp dụng đối với mặt hàng Flycam là 10%, theo đó mức thuế suất thuế GTGT này được áp dụng thống nhất ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại Flycam. (3) Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với Flycam Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp tàu bay, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch: tàu bay không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, trường hợp mặt hàng máy bay không người lái không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch; không sử dụng cho mục đích: phun thuốc trừ sâu, chữa cháy, quay phim, chụp ảnh, đo đạc bản đồ, an ninh, quốc phòng thì thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 30%. Trên đây là các loại thuế và mức thuế suất áp dụng đối với Flycam, hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Theo quy định pháp luật hiện hành, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hoặc thuộc đối tượng áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan. Nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật. Thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới. 2. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Những hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Chỉ trừ trường hợp được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan. Người nộp thuế có thể nộp cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng và phải đảm bảo nộp thuế trước ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Nếu quá thời hạn này mà vẫn chưa nộp đủ thuế, người nộp thuế sẽ phải nộp đủ số tiền nợ thuế cùng với tiền phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Trường hợp sau khi được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp, hàng hóa có thể được thông quan hoặc giải phóng. Tuy nhiên, người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày nộp thuế. Trường hợp nếu đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng quá thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp đủ số thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế. 3. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo mã số khai báo trước khi giải phóng hàng Trường hợp, nếu kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác với nội dung khai của người nộp thuế, dẫn đến tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế thiếu trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung của cơ quan hải quan. Trong trường hợp kết quả phân tích, giám định hàng hóa khác so với nội dung khai của người nộp thuế dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan sẽ thông báo cho người nộp thuế thực hiện khai bổ sung theo quy định của pháp luật về hải quan. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC. 4. Thời hạn nộp thuế đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Điêu 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp có giá chính thức người nộp thuế phải khai bổ sung, nộp số tiền thuế chênh lệch tăng thêm trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ thời điểm có giá chính thức. Trường hợp có giá chính thức dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 10 Thông tư 06/2021/TT-BTC. 5. Thời hạn nộp tiền thuế trong trường hợp hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan Người nộp thuế phải tạm nộp thuế theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng. Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp có các khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan, thời hạn nộp thuế là 05 ngày làm việc kể từ thời điểm người nhập khẩu xác định được các khoản này. Các khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC và Thông tư 60/2019/TT-BTC.
Khoản chi nộp thuế xuất khẩu hàng hoá có tính vào chi phí hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. ..." Căn cứ tiết 2.37 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: "2.37. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân”. =>> Từ các quy định trên, nếu khoản thuế này phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (xuất khẩu hàng hoá) có chứng từ, hoá đơn (hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước đã nộp thuế) hợp pháp thì vẫn được ghi nhận vào chi phí.
Nghị định 101/2021/NĐ-CP bổ sung 02 mặt hàng hưởng thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu với mức ưu đãi 0%
Theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/202 về biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Nghị định 101/2021/NĐ-CP bổ sung 02 mặt hàng hưởng thuế xuất khẩu, nhập khẩu với mức ưu đãi 0% - Minh họa 02 mặt hàng đã được bổ sung trong những đối tượng có thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi 0% bao gồm: - Quả và hạt có dầu để làm giống có Mã hàng là 9805.00.00 vào Danh mục nhóm hàng từ 98.01 đến 98.48 và nhóm hàng 98.50, 98.51, 98.52 tại điểm 1 khoản II Mục II Phụ lục II Nghị định 57/2020. Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II là 1207.30.00, 1207.40.90, 1207.50.00, 1207.60.00, 1207.70.00, 1207.91.00, 1207.99.40, 1207.99.50, 1207.99.90. - Engine ECU, loại sử dụng cho xe có động cơ có Mã hàng 9849.46.00 vào Danh mục nhóm hàng 98.49 tại điểm 2 khoản II Mục II Phụ lục II Nghị định 57/2020. Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II là 8537.10.99. Đồng thời, điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 57/2020: - Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế; - Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế. Danluat sẽ tiếp tục cập nhật những ưu đãi mới đáng chú ý khác. Mời các bạn đón xem.
Mặt hàng bồn cầu, vòi sen, bồn rửa tay có bị đánh thuế xuất khẩu không?
Xin chào luật sư, Công ty em lần đầu xuất khẩu mặt hàng bồn cầu, vòi sen, bồn rửa tay. Luật sư cho em hỏi là mặt hàng này có bị đánh thuế xuất khẩu không ạ? Nếu có thì thuế xuất khẩu bao nhiêu % ? Và có bị tính thuế GTGT 10% không ạ? Cám ơn luật sư.
Điều kiện áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định EVFTA
Dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2020-2022 Để triển khai cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong Hiệp định EVFTA theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2020-2022. Theo dự thảo, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo quy định tại dự thảo phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Được nhập khẩu vào thành viên Liên minh châu Âu và những vùng lãnh thổ theo quy định tại Hiệp định EVFTA, bao gồm: + Thành viên Liên minh châu Âu, trừ vùng lãnh thổ Xớt-ta và Mê-li-la (Ceuta and Melilla); + Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len; - Có chứng từ vận tải (bản sao) thể hiện đích đến là thành viên Liên minh châu Âu và những vùng lãnh thổ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. - Có tờ khai hải quan nhập khẩu của lô hàng xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào thành viên Liên minh châu Âu và những vùng lãnh thổ được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này (bản sao và bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Việt trong trường hợp ngôn ngữ sử dụng trên tờ khai không phải là tiếng Anh). Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm:
Những ưu đãi tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
Ngày 31/8/2017, Quốc Hội đã ban hành Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, đánh dấu sự khai sinh của một Luật mới của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này sẽ quy định về quy hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến những ưu đãi mà Luật sẽ áp dụng cho các tổ chức và cá nhân có liên quan đến đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Do đó, hôm này mình sẽ trình bày những ưu đãi của Dự thảo Luật để các bạn cập nhật và cùng thảo luận. Các khoản ưu đãi Hình thức ưu đãi Đối tượng được ưu đãi Thuế thu nhập cá nhân Miễn thuế 5 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của cá nhân làm việc tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Miễn thuế trong 10 năm nhưng không quá năm 2030 và giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong các năm tiếp theo Thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao làm việc tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Mua hàng hóa miễn thuế ở khu phi thuế quan bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/1 người/1 ngày và không quá 04 lần trong 01 tháng (30 ngày liên tục). Khách tham quan du lịch là người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài Mua hàng hoá miễn thuế ở khu phi thuế quan bằng định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu/1 người/1 ngày và không quá 02 lần trong 01 tháng (30 ngày liên tục). Khách du lịch là người Việt Nam có thời gian lưu trú từ 01 ngày trở lên (trên 24 giờ) tại cơ sở lưu trú trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; trừ người làm việc thường xuyên và người ra, vào thường xuyên đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh không quá định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hành lý của người nhập cảnh cho từng lần nhập cảnh theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Người nhập cảnh tại sân bay, bến cảng thuộc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi Miễn thuế nhập khẩu Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Miễn thuế nhập khẩu lần đầu Hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được quy cách tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc chưa phù hợp cho dự án để thực hiện dự án khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 07 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh hoặc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh của dự án đầu tư Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất kinh doanh của dự án hoặc để thực hiện dự án đầu tư các khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Miễn thuế xuất khẩu Hàng hóa là vật liệu xây dựng từ thị trường trong nước xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để xây dựng, sửa chữa và bảo dưỡng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung trong khu phi thuế quan. Không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác Thuế giá trị gia tăng Không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng Các hàng hóa miễn thuế xuất, nhập khẩu kể trên Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế suất 10% trong thời gian 30 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế Các dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bao gồm dự án khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Các dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường Thuế suất 10% trong thời gian 10 năm, miễn 02 năm và giảm 50% trong thời gian 05 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế Các dự án đầu tư tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thuộc ngành, nghề sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thuế suất 17% trong 10 năm kể từ khi có thu nhập từ dự án đầu tư bất động sản Thu nhập từ dự án đầu tư kinh doanh bất động sản trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế Các dự án đầu tư khác Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp có lợi nhất Nhà đầu tư có dự án đầu tư đáp ứng nhiều điều kiện được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau đối với cùng một dự án đầu tư Thuế tiêu thụ đặc biệt Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: - Hàng hóa được mua miễn thuế bởi khách tham quan du lịch là người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài. - Hàng hóa được mua miễn thuế bởi khách du lịch là người Việt Nam có thời gian lưu trú từ 01 ngày trở lên (trên 24 giờ) tại cơ sở lưu trú trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. - Hành lý của người nhập cảnh tại sân bay, bến cảng thuộc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt bằng hộ chiếu, giấy thông hành hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi. - Hàng hoá xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 10% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có doanh thu từ dịch vụ. Hết thời hạn 10 năm, các dịch vụ này áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Dịch vụ kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự; dịch vụ kinh doanh đặt cược tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Miễn tối đa toàn bộ tiền thuê đất, thuê mặt nước tối đa cho cả thời gian thuê Dự án đầu tư khu hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển, y tế, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và môi trường tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc và các dự án đầu tư thuộc Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, và khoản 3 Điều 3 của Luật này. Miễn tối đa 15 năm tiền thuê đất, mặt nước Ngành, nghề khác Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp Dự án đầu tư trong đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Toàn văn nội dung sửa đổi, bổ sung thủ tục hải quan và thuế tại Thông tư 38/2015/TT-BTC
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư nhằm sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu. Theo đó những thay đổi đáng chú ý về thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu bao gồm như sau: 1. Sửa đổi Khoản 2 Điều 2: Doanh nghiệp thừa kế không còn được hưởng ưu đãi thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cũ Ngoài ra quy định tại dự thảo đã bãi bỏ quy định về thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, bị chia, bị tách khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu 2. Quy định cụ thể đối tượng “người nước ngoài” khi khai hải quan - Bãi bỏ quy định “khi thực hiện thủ tục xét miễn thuế, người khai hải quan, người nộp thuế không phải nộp tờ khai hải quan” - Hồ sơ hải quan nộp qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan được dung làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ - Sửa đổi khái niệm “người nước ngoài” thành “cá nhân và tổ chức nước ngoài” 3. Bổ sung vào hồ sơ Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu một số giấy tờ như sau: - Hóa đơn thương mại đối với hàng hóa có thể xuất khẩu: 01 bản chụp - Chứng từ xác nhận tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp. - Chứng từ xác nhận hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định pháp luật chuyên ngành: 01 bản chụp - Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính 4. Bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu những giấy tờ, tài liệu sau: - Đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phu thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại. - Vận đơn được gửi đến cơ quan hải quan dưới dạng dữ liệu điện tử thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải nộp cho cơ quan hải quan 5. Hồ sơ bổ sung (ngoài hồ sơ hải quan) theo quy định đối với một số trường hợp đặc biệt: - Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, khi làm thủ tục tạm nhập và tái xuất, hồ sơ hải quan phải có hợp đồng mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: 01 bản chụp; - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng, hồ sơ hải quan phải có: - Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định phải có giấy phép: 01 bản chính; - Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp. 6. Thay đổi quy định về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa miễn thuế: - Trường hợp khai danh sách hàng hóa miễn thuế thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của của quan hải quan thì người khai hải quan không cần nộp danh mục, phiếu theo dõi trừ lùi nhưng phải kê khai đầy đủ. - Hồ sơ hải quan được nộp cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Các chứng từ gửi kèm có thể dùng bản chụp hoặc scan. Nếu là hồ sơ giấy thì nộp cho cơ quan hải quan khi khai hải quan. (Còn tiếp...)
Tăng thuế suất thuế xuất khẩu với xơ sợi staple nhân tạo
Bộ Tài Chính vừa có dự thảo sửa đổi Biểu thuế suất thuế xuất khẩu với một số mặt hàng xơ sợi staple nhân tạo như sau: Mã hàng Mô tả hàng hoá Thuế suất (%) 55.01 Tô (tow) filament tổng hợp. 5501.10.00 - Từ ni lông hoặc từ polyamit khác 2 5501.20.00 - Từ các polyeste 2 5501.30.00 - Từ acrylic hoặc modacrylic 2 5501.40.00 - Từ polypropylen 2 5501.90.00 - Loại khác 2 5502.00.00 Tô (tow) filament tái tạo. 2 55.03 Xơ staple tổng hợp, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi. - Từ ni lông hoặc từ các polyamit khác: 5503.11.00 - - Từ các aramit 2 5503.19.00 - - Loại khác 2 5503.20.00 - Từ các polyeste 2 5503.30.00 - Từ acrylic hoặc modacrylic 2 5503.40.00 - Từ polypropylen 2 5503.90.00 - Loại khác 2 55.04 Xơ staple tái tạo, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi. 5504.10.00 - Từ tơ tái tạo vit-cô (viscose) 2 5504.90.00 - Loại khác 2 55.06 Xơ staple tổng hợp, đã chải thô, chải kỹ hoặc gia công cách khác để kéo sợi. 5506.10.00 - Từ ni lông hay từ các polyamit khác 2 5506.20.00 - Từ các polyeste 2 5506.30.00 - Từ acrylic hoặc modacrylic 2 5506.90.00 - Loại khác 2 5507.00.00 Xơ staple tái tạo, đã chải thô, chải kỹ hoặc gia công cách khác để kéo sợi. 2 Được biết các mặt hàng này, tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu từ 0% lên 2%. Thông tư này sửa đổi Thông tư 164/2013/TT-BTC. Xem chi tiết tại dự thảo Thông tư (file đính kèm)
Dự kiến 1/1/2014 sẽ áp dụng biểu thuế ưu đãi XNK mới
Dân Luật hưởng ứng ngày “Pháp luật Việt Nam” (09/11/2013) Bộ tài chính vừa có công văn 13973/BTC-CST gửi Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam; Các Hiệp hội về việc xin ý kiến dự thảo Thông tư ban hành biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi năm 2014. Việc thực hiện chỉnh sửa biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi nhằm thực hiện cam kết WTO năm 2014 với nguyên tắc mức thuế suất không cao hơn mức thuế cam kết WTO năm 2014 và nằm trong khung thuế suất do Ủy ban thường vụ quốc hội quy định. Hiện tại, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có 9.556 dòng thuế, thực hiện cam kết WTO năm 2014 có 393 dòng thuế thuộc diện cắt giảm, trong đó có 223 dòng thuế đã có mức thuế suất thấp hoặc bằng cam kết WTO 2014 vì vậy chỉ còn 170 dòng thuế phải điều chỉnh giảm thuế suất bằng cam kết WTO năm 2014. Theo dự thảo, từ 1/1/2014 sẽ có 170 dòng thuế được điều chỉnh xuống mức bằng cam kết WTO hoặc thấp hơn, ví dụ mã hàng 0303.19.00 (còn 19%), 0405.10.00 (còn 13%), 8711.50.90 (còn 47 %). Thông tư này sẽ thay thế hàng loạt văn bản khác, như: Thông tư 12/2013/TT-BTC, 38/2013/TT-BTC, 39/2013/TT-BTC, 44/2013/TT-BTC, 56/2013/TT-BTC, 70/2013/TT-BTC, 71/2013/TT-BTC, 79/2013/TT-BTC, 107/2013/TT-BTC, 120/2013/TT-BTC, 124/2013/TT-BTC, 125/2013/TT-BTC …